Tình Hình Sản Xuất Cam, Quýt Ở Các Vùng Của Nước Ta Năm 2014


Bảng 2.5. Tình hình sản xuất cam, quýt ở các vùng của nước ta năm 2014



STT


Vùng trồng

Diện tích gieo trồng (nghìn ha)

Diện tích thu hoạch (nghìn ha)

Năng suất (tấn/ha)

Tổng sản lượng (nghìn

tấn)

1

Đồng bằng Sông Hồng

5,4

4,8

12,5

59,8

2

Trung du miền núi phía

Bắc

15,7

9,3

8,1

75,3

3

Bắc Trung bộ và Duyên hải

miền Trung

8,1

5,3

9,2

48,9

4

Tây Nguyên

1,0

0,6

7,5

4,5

5

Đông Nam Bộ

6,2

4,5

11,5

51,6

6

Đồng bằng Sông Cửu Long

39,2

33,8

14,7

496,0


Cả nước

75,6

58,3

12,6

736,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 50 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống cam Bố Hạ trồng tại vườn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên - 3

(Nguồn: Bộ NN & PTNN-2016 [1])

Từ bảng thống kê cho thấy diện tích gieo trồng, diện tích cho thu hoạch và sản lượng các vùng của nước ta năm 2014 không đồng đều. Vùng có diện tích gieo trồng cao nhất, tổng sản lượng lớn nhất là Đồng bằng Sông Cửu Long: với diện tích gieo trồng là 39,2 (nghìn ha), tổng sản lượng đạt 496,0 (nghìn tấn), năng suất đạt 14,7 (tấn/ha). Tiếp theo là các vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung… Vùng có diện tích gieo trồng và sản lượng thấp nhất là Tây Nguyên với diện tích gieo trồng là 1,0 (nghìn ha), sản lượng đạt 4,5 (nghìn tấn) và năng suất là 7,5 (tấn/ha). Nhìn chung tình hình gieo trồng cây có múi đang được các vùng chú trọng, nâng cao năng suất, sản lượng tăng thu nhập cho các địa phương và người dân. Năm 2014, tổng diện tích cây cam quýt đạt 75,6 (nghìn ha), với diện tích thu hoạch là 58,3 (nghìn ha), tổng sản lượng đạt 736,1 (nghìn tấn) và năng suất đạt 12,6 (tấn/ha).

2.2. Cây cam Bố Hạ

Cây cam Bố Hạ gắn liền với sự có mặt của người Pháp thế kỷ 19, theo các tài liệu công bố những năm 1930 - 1954 của một số nhà nông học người Pháp


làm việc tại Đông Dương, cây cam Bố Hạ được người Pháp du nhập và trồng phát triển tốt ở vùng Yên Thế và Lạng Giang đây là những cây cam Bố Hạ thực sự được nông dân gọi là “cây cam cổ”. Cây cam sành Bố Hạ có đặc điểm lá nhỏ hơi cong lòng máng, vỏ quả sần, vỏ và lòi quả màu vàng đỏ sẫm, khi chín rất thơm, có vị ngọt đậm và thường chín vào dịp tết Nguyên Đán. Cây cam chanh có tán rộng, bản lá to hình lưỡi mác, hơi ưỡn, chín có vị ngọt đậm và thơm. Sự hấp dẫn đặc biệt của loại cam này là mùi thơm đặc trưng, vị ngọt đậm, tép to mọng nước, ruột vàng đỏ, hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Từ xưa cam Bố Hạ đã trở thành đặc sản nổi tiếng của cả nước.

Qua thời gian vùng cam với những giống cam quý đặc sản đang dần bị thoái hoá, mai một bởi nhiều nguyên nhân. Giai đoạn 1960 - 1980, cây cam Bố Hạ bị bệnh Greening tàn phá, nông trường Cam Bố Hạ lấy các giống khác chủ yếu từ vùng cam Hàm Yên - Tuyên Quang và vùng cam Hà Giang và một số nơi khác về trồng tại nông trường, những cây cam này hiện nay vẫn làm một số chuyên gia nhầm tưởng là cam Bố Hạ thực sự (được gọi cây cam cổ). Vì vậy cần thiết có sự điều tra đánh giá để chọn lọc lại các cây cam cổ có những đặc điểm đặc trưng khác với cam Hàm Yên (Tuyên Quang) từ đó có biện pháp bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gene quý hiếm này.

2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu

2.3.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên

2.3.1.1 Vị trí địa lý

Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 80,4 km về phía Bắc, có toạ độ địa lý như sau:

- Từ 20020' đến 22003' vĩ tuyến Bắc;

- Từ 105028' đến 106014' kinh tuyến Ðông.

Về mặt địa giới hành chính, Thái Nguyên giáp các tỉnh sau:

- Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Bắc Kạn;

- Phía Tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang;

- Phía Đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang;


- Phía Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội.

Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Thái Nguyên là 3.562,82 km². Thái Nguyên được coi là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng và của vùng trung du miền núi phía Bắc nói chung, là cửa ngò giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ (theo cổng thông tin điện tử - UBND tỉnh Thái Nguyên).

2.3.1.2 Ðịa hình, địa thế của Thái Nguyên

Mặc dù là một tỉnh trung du miền núi, nhưng địa hình tỉnh Thái Nguyên lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác. Đây là một thuận lợi của tỉnh cho việc canh tác nông, lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội.

Diện tích vùng núi chiếm khoảng 90,73%; diện tích vùng trung du là chiếm 9,27%. Ðịa hình chủ yếu là đồi núi thấp. Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh, tạo thành khá nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo (với đỉnh cao nhất là 1.590 m), các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài ra, dãy núi Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Vò Nhai và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn và Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa Đông Bắc.

2.3.1.3 Khí hậu, thuỷ văn của Thái Nguyên

* Đặc điểm khí hậu

Theo số liệu hàng năm của Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, nhiệt độ trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh là 22,50C - 23,20C, biên độ nhiệt độ ngày và đêm khá cao từ 7,00C - 7,30C. Nhiệt độ trung bình tối đa là 370C (tháng 7, 8), cao tuyệt đối là 40,30C, trung bình tối thấp là 70C (tháng 1). Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất tập trung vào các tháng 6, 7, 8, nhiệt độ tháng thấp nhất từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Điều đáng lưu ý là nhiệt độ trung bình hàng năm ở phía Bắc và phía Nam của tỉnh chỉ chênh nhau khoảng


0,50C - 1,00C, song nhiệt độ thấp tuyệt đối trong mùa đông chênh lệch nhau khá nhiều (ở Định Hóa là 0,40C còn ở thành phố Thái Nguyên là 30C). Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.

Mùa đông thường chia thành 3 vùng rò rệt: Vùng lạnh nhiều (ở huyện Vò Nhai); vùng lạnh vừa (gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Vò Nhai); vùng ấm (gồm các huyện Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và thị xã Sông Công).

Lượng mưa trung bình hàng năm đạt khoảng 2.000 - 2.500 mm (cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1). Mưa thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trong thời gian này đạt 1.471 mm ở Định Hóa và 1.726 mm ở thành phố Thái Nguyên, chiếm khoảng 85 - 87% tổng lượng mưa cả năm. Theo số liệu thống kê theo dòi của Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, riêng lượng mưa tháng 8 chiếm gần 30% tổng mưa cả năm nên thường gây ra lũ lụt. Vào mùa khô, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm.

Tần suất sương muối thường xảy ra vào cuối tháng 12 và tháng 1 hàng năm. Khu vực thường hay xuất hiện thời tiết sương muối là Vò Nhai, Phú Bình. Độ ẩm không khí trung bình từ 80 - 85% [25].

* Chế độ thủy văn

Thái Nguyên có hai sông chính chảy qua là sông Công và sông Cầu. Hai sông này là nguồn cấp nước chính cho nền kinh tế, dân sinh của tỉnh.

Sông Công có lưu vực 951 km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá, chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ, tạo thành Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2. Hồ này chứa được 175 triệu m3 nước, chủ động tưới tiêu cho 12.000 ha lúa 2 vụ, hoa màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã sông Công.

Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình, có lưu vực 3.480 km2, bắt nguồn từ Chợ Đồn chảy theo hướng Bắc - Đông Nam. Lưu lượng nước mùa mưa là 3500 m3/s, mùa kiệt là 7,5 m3/s. Trên sông này có hệ thống thuỷ nông


Sông Cầu (trong đó có đập dâng thác Huống) tưới cho 24.000 ha lúa 2 vụ của huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và Hiệp Hoà, Tân Yên (Bắc Giang).

Mùa lũ trên các sông trong tỉnh bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10, đầu tháng 11, tỷ lệ xuất hiện lũ nhiều vào các tháng 6 - 9. Số trận lũ trung bình/năm từ 1,5 - 2,0 trận, năm nhiều có tới 4 trận lũ. Mùa khô bắt đầu vào tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 4. Lượng nước trên sông trong các tháng này bình quân mỗi tháng chỉ bằng 0,5 - 2,0% tổng lượng nước trên sông cả năm. Do lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm nên vào những tháng mùa cạn nước trên sông suối thường không đáp ứng được cho nhu cầu dùng nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân [25].

2.3.1.4 Địa chất, thổ nhưỡng

Theo tài liệu thổ nhưỡng và kết quả điều tra bổ sung những năm gần đây cho thấy tỉnh Thái Nguyên có nhiều loại đất khác nhau được hình thành bởi quá trình feralit.

- Đất feralit núi chiếm 48,1 % diện tích tự nhiên, phân bố ở độ cao trên

200m.


- Đất feralit đồi chiếm 31,1 % diện tích tự nhiên.

- Đất dốc tụ và đất đồng bằng trên thềm phù sa cổ, phù sa sông suối

chiếm 12,4% diện tích tự nhiên.

Điều này cho thấy tài nguyên đất của tỉnh Thái Nguyên khá đa dạng, phần lớn đất đai thích hợp cho phát triển nông, lâm nghiệp [25].

2.3.1.5 Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng của Thái Nguyên

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 3.562,82 km2, trong đó diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 23%, diện tích đất có rừng chiếm gần 48%, còn lại là diện tích đất phi nông nghiệp (đất ở, đất chuyên dùng,…).

Theo Chương trình Bảo vệ và phát triển rừng, năm 2018, tỉnh Thái Nguyên đã trồng mới 3.040 ha rừng tập trung. Trong đó trồng 2.920 ha rừng sản xuất, 100 ha rừng trồng thay thế và 20 ha rừng phòng hộ. Năm 2019, tỉnh Thái Nguyên tập trung nhiều giải pháp bảo đảm mục tiêu trồng mới 2.554 ha rừng [25].


Tập trung chỉ đạo trồng mới, trồng lại rừng 5.000 ha (Trồng theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững 2.500 ha; trồng rừng thay thế 90 ha còn lại do người dân tự bỏ vốn trồng lại rừng và nguồn vốn khác); chăm sóc rừng trồng

5.000 ha; khoán bảo vệ rừng 26.000 ha; khai thác gỗ rừng trồng 210.000 m3; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, tiêu thụ gỗ và lâm sản ngoài gỗ; thống kê đầy đủ các chỉ số đưa vào tính giá trị sản xuất ngành Lâm nghiệp trong đó cần thống kê đầy đủ, chính xác sản lượng gỗ khai thác trên địa bàn và bổ sung nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng vào giá trị sản xuất lâm nghiệp; duy trì tỷ lệ che phủ rừng ổn định trên 50%.... Phấn đấu tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2019 vượt kế hoạch, đạt 10% trở lên [25].

2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Vò Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh) trên địa bàn ước đạt 13.200 tỷ đồng, bằng 90,2% kế hoạch và tăng 13,7% so với năm 2018 (mục tiêu kế hoạch là 14.640 tỷ đồng). Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 134,2 triệu USD, bằng 122% kế hoạch, tăng 35,7% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 3.386 tỷ đồng. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá so sánh) ước đạt 2.560 tỷ đồng, tăng 4,34% so với năm 2018 (mục tiêu kế hoạch tăng 6%) [25].

2.3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động

Theo điều tra dân số 01/04/2019, năm 2018 dân số tỉnh Thái Nguyên là

1.123.116 người thuộc 325.680 hộ gia đình, trong đó nam có 555.371 người chiếm 49,45% và nữ là 567.745 người chiếm 50,55%, tỉ số giới tính nam/nữ là 97,8/100. Tổng dân số đô thị là 287.265 người (25,6%) thuộc 97.300 hộ và tổng dân cư nông thôn là 835.851 người (74,4%) thuộc 228.380 hộ. Cũng như toàn quốc, Thái Nguyên có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là

779.261 người, chiếm 69,38% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 249.001


người, chiếm 22,17% tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 94.854 người, tức chiếm 8,45% [25].

Dân cư Thái Nguyên phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Vò Nhai 72 người/km², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.260 người/km². Theo tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2019, trong 10 năm (2010-2018) dân số tỉnh tăng bình quân 0,65%/năm, thấp hơn mức bình quân của cả nước là 1,2% do có nhiều người di chuyển đi các tỉnh khác, trong đó ba huyện Định Hóa, Đại Từ và Phú Bình có tăng trưởng dân số âm [25].

2.3.2.2. Giáo dục, y tế

* Giáo dục: Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 7 trường Đại học, 11 trường Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động [25].

* Y tế: Thái Nguyên được coi là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 Bệnh viện Đa khoa TW, 9 Bệnh viện cấp tỉnh và 14 Trung tâm y tế cấp huyện, với hệ thống khá hiện đại và hoàn chỉnh. Hoạt động y tế được duy trì thường xuyên, liên tục, đan xen với các chương trình quốc gia, từ tuyến tỉnh đến các trạm y tế cơ sở đã đẩy lùi nhiều bệnh tật, tăng cường chăm sóc sức khỏe người dân, tạo được niềm tin trong đồng bào dân tộc [25].

2.3.2.3. Cơ sở hạ tầng

* Giao thông: Thái Nguyên có vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc


Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn [25].

* Mạng lưới điện: Thái Nguyên là tỉnh có lưới điện tương đối hoàn chỉnh. Toàn bộ các huyện trong tỉnh đều có lưới điện quốc gia, trong đó thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các thị trấn, huyện có lưới điện hoàn chỉnh, đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất [25].

* Hệ thống nước sạch và tưới tiêu: Thái Nguyên có 2 nhà máy nước là Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công (công suất của Nhà máy nước Thái Nguyên đạt 30.000 m3/ngày đêm; nhà máy nước thị xã Sông Công với công suất thiết kế 30.000 m3/ngày đêm). Một số thị trấn huyện lỵ của tỉnh đã có hệ thống cấp nước sạch.

Toàn tỉnh có 1.146 công trình thuỷ lợi, hơn 1.400 km kênh mương được kiên cố, bảo đảm tưới tiêu ổn định cho 23.000 ha lúa xuân, 34.000 ha lúa vụ mùa, 5.000 ha ngô đông,... [25].

Xem tất cả 50 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí