Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống cam Bố Hạ trồng tại vườn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên - 1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


KHOÀNG LÙ PHẠ


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC

CỦA GIỐNG CAM BỐ HẠ TRỒNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : ST&BTDDSH

Khoa : Lâm nghiệp

Khóa học : 2015-2019

GVHD : TS. Trần Công Quân


Thái Nguyên, năm 2020


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho em thực tập tốt nghiệp.

- Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Công Quân, giảng viên khoa Lâm Nghiệp và TS. Nguyễn Văn Duy, giảng viên khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ thực phẩm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và viết báo cáo khóa luận tốt nghiệp.

- Em xin chân thành cảm ơn NCS. Tống Hoàng Huyên, Phó giám đốc trung tâm Giống cây trồng Bắc giang đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.

- Em xin được cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa các thầy, cô giáo và cán bộ viên chức khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận này.

- Em xin được cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2020

Sinh viên


Khoàng Lù Phạ


DANH MỤC HÌNH



STT

Tên hình

Trang


1

Hình 4.1. Hình ảnh cây cam chanh CBH và cam sành CS5

được bảo tồn tại chỗ


26

2

Hình 4.2. Hình ảnh cây cam sành và cam chanh Bố Hạ

28

3

Hình 4.3. Hỉnh ảnh lá cam sành và cam chanh Bố Hạ

31

4

Hình 4.4. Hoa của cam sành và cam chanh Bố Hạ

32

5

Hình 4.5. Đặc điểm hình thái quả cam sành (A) và cam chanh (B)

Bố Hạ khi còn non

33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 50 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống cam Bố Hạ trồng tại vườn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên - 1


MỤC LỤC


Contents

MỤC LỤC 3

Phần 1: MỞ ĐẦU 5

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 5

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 6

1.2.1. Mục tiêu cụ thể của đề tài 6

1.2.2. Yêu cầu của đề tài 6

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6

1.3.1. Ý nghĩa khoa học 6

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 6

Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

2.1. Tổng quan về cam quýt 7

2.1.1. Nguồn gốc và phân loại 7

2.1.2. Giá trị của cây cam 8

2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây cam 10

2.1.4. Yêu cầu sinh thái của cây cam 13

2.1.5. Tình hình sản xuất cây cam 14

2.2. Cây cam Bố Hạ 16

2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 17

2.3.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên 17

2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Thái Nguyên 21

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 24

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 24

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 24

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24

3.3. Nội dung 24

3.4. Phương pháp nghiên cứu 24

3.4.1 Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu về đặc điểm sinh vật học 24

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 26

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27

4.1. Điều tra, bảo tồn giống cam sành và cam chanh Bố Hạ, Bắc Giang 27

4.2. Đặc điểm hình thái của cam sành và cam chanh Bố Hạ, Bắc Giang 28

4.2.1. Đặc điểm thân cành 29

4.2.2. Đặc điểm lá 31

4.2.3. Đặc điểm hoa, quả 33

4.3. Đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc của cam sành và cam chanh Bố Hạ 35

4.4. Khảo sát mức độ sâu, bệnh hại trên cây cam sành và cam chanh Bố Hạ 37

Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39

5.1. Kết luận 39

5.2. Kiến nghị 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41


Phần 1: MỞ ĐẦU


1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Cam thuộc họ Rutaceae, là nhóm cây ăn quả quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Cây cam là loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trong 100g thịt quả tươi có chứa 6-12% đường, vitamin C từ 40-90mg acid hữu cơ từ 0,4-1,2%, các chất khoáng và dầu thơm. Tất cả các bộ phận của cây cam đều có thể sử dụng: Lá, hoa, vỏ quả cung cấp tinh dầu, làm dược liệu, quả để ăn, cây để làm cảnh. Cam không chỉ là hàng hóa đáp ứng cho tiêu thụ nội địa mà còn là mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng lớn. Ngoài ra, cây cam là loại cây lâu năm, chóng cho thu hoạch (khoảng 2-3 năm) và cho thu hoạch trong thời gian dài (25-30 năm). Theo ước tính, năng suất trung bình của cam quýt đạt 15-20 tấn/ha mang lại thu nhập lớn cho người dân. Vì vậy cây cam được chú trọng đầu tư và phát triển mạnh mẽ.

Cây cam Bố Hạ gắn liền với sự có mặt của người Pháp thế kỷ 19, theo các tài liệu công bố những năm 1930-1954 của một số nhà nông học người Pháp làm việc tại Đông Dương, cây cam Bố Hạ được người Pháp du nhập và trồng phát triển tốt vùng Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Từ đó cam Bố Hạ đã nổi tiếng cả nước về vị ngọt đậm, hương thơm, và là loại cam đặc sản của Bắc Giang. Tuy nhiên, giai đoạn 1960-1980, cây cam Bố Hạ bị bệnh greening tàn phá, cây sinh trưởng kém, năng suất thấp, nguồn gen cam Bố Hạ do đó dần bị mất đi. Do đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định nguồn gen cam Bố Hạ cần phải được khôi phục và phát triển (quyết định số 80/2005/QĐ-BNN ngày 05/12/2005). Trên cơ sở đó cùng với mục tiêu khai thác và phát triển nguồn gen cây đặc sản địa phương để phát triển hàng hóa, ngày 27 tháng 8 năm 2013 Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ban hành quyết định số 1331/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện từ năm 2014 đến 2020” trong đó nguồn gen cây cam Bố Hạ là nhiệm vụ trọng tâm. Xuất phát từ yêu cầu đó, được sự phê duyệt của Bộ


Khoa học và Công nghệ, nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên đã triển khai thực hiện đề tài Nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cam Bố Hạ, Bắc Giang, trong đó đánh giá đặc điểm nông sinh học của giống cam Bố Hạ là một trong những nội dung cần thực hiện. Đề tài đã xây dựng mô hình sản xuất cam Bố Hạ trong đó có 01 ha tại trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. Do đó, chúng tối đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống cam Bố Hạ trồng tại vườn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

1.2.1. Mục tiêu cụ thể của đề tài

Điều tra và bảo tồn được giống cam sành và cam chanh Bố Hạ, Bắc Giang. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của giống cam sành và cam chanh Bố Hạ trồng tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

1.2.2. Yêu cầu của đề tài

Điều tra, bảo tồn được nguồn gen cam sành và cam chanh Bố Hạ. Thu thập được số liệu về đặc điểm hình thái, sinh trưởng của giống cam Cam Bố Hạ... được trồng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị về đặc điểm sinh học của nguồn gen giống Cam Bố Hạ trồng tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo tốt cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bảo tồn và phát triển nguồn gen giống Cam Bố Hạ tại Việt Nam.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Điều tra và bảo tồn được nguồn gen cam Bố Hạ, Bắc Giang. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tiền đề để xây dựng các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cam sành và cam chanh Bố Hạ nhằm phát triển nguồn gen có giá trị này.


Phần 2

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


2.1. Tổng quan về cam quýt

2.1.1. Nguồn gốc và phân loại

2.1.1.1. Nguồn gốc

Các tác giả Bùi Huy Đáp (1960) [3], Trần Thế Tục (1967) [17], Reuther

W. (1973) [22], Wakana (1998) [24] cho thấy trong các loại cây ăn quả, cây có múi có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất. Phần lớn kết quả nghiên cứu đều thống nhất cây có múi có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua Hymalaya, Trung Quốc xuống vùng quần đảo Philippin, Malaysia, miền Nam Indonesia hoặc kéo dài đến lục địa châu Úc.

2.1.1.2. Phân loại

Cam quýt thuộc: Giới Plantae

Bộ Rutales Họ Rutaceae Chi Citrus

Cam quýt được phân chia làm 130 giống (genera) nằm trong các họ phụ khác nhau [14]. Theo Tanaka (Nhật Bản) cam quýt gồm 160-162 loài (Species). Tanaka đã quan sát, ghi chép tỷ mỉ đặc điểm hình thái của các giống đã biến dị này và phân chúng thành một loài mới hoặc giống mới có tên khoa học được bắt đầu bằng tên giống hay tên loài đã phát sinh ra chúng và kết thúc bằng chữ “Horticulturre’’. Còn theo Swingle, cam quýt được chia thành 16 loài [8]. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn phải sử dụng hệ thống phân loại của Tanaka để gọi tên các giống cam quýt vì bảng phân loại này chi tiết tới từng giống. Theo Tanaka có 10 nhóm quan trọng nhất trong nhóm True Citrus group, đây là những loài được trồng phổ biến và có ý nghĩa với con người [8].

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022