Đặc Điểm Học Tập Và Đời Sống Của Học Sinh Bỏ Học Tại Xã Bình Tấn

phần đông các em đang có những khó khăn làm ảnh hưởng đến cuộc sống từ đó ít cảm nhận được gia đình hạnh phúc.

Trong khi đó, chính một số cha mẹ di cư cũng nhận thức được việc để con lại quê nhà cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với các em, như anh L.V.H.L.H cho biết “có cha có mẹ ở nhà thì kiềm chế lại nó cũng đỡ được một tý, còn hông có cha có mẹ, bỏ cho ông bà quá thì thành ra học về cái tập bè tập bạn chơi thành ra hư hỏng, con học cũng không được tốt” (PVS PH14). Hay ở khía cạnh khác, anh DVC, 46 tuổi, có con gái học lớp 6 tâm sự “Nói chung để tụi nó lại nhà tui cũng chưa biết làm sao, sợ nó có chuyện này chuyện nọ nữa” (PVS PH15).

Tựu trung lại, tình trạng hôn nhân đang “có vấn đề” của khoảng 1/3 cha mẹ di cư, sự thiếu hụt về tiền bạc và những quy định của công ty dẫn đến hạn chế trong việc gặp gỡ giữa các em “học sinh bị bỏ lại” với các cha mẹ đi làm ăn xa, đồng thời việc gọi điện để nói chuyện với con cũng chưa được họ quan tâm đúng mức. Những điều này đã góp phần dẫn đến hơn 1/4 các em chưa được đáp ứng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ và 2/3 chưa cảm thấy cuộc sống gia đình hạnh phúc và gần như toàn bộ các em mong muốn được gặp cha mẹ nhiều hơn. Các kết quả trên đã góp phần định hướng tác giả trong các hoạt động can thiệp tiếp theo cần phải hỗ trợ các em tìm kiếm các giải pháp để hạn chế, giải quyết nhằm giúp các em hòa nhập cuộc sống tốt hơn để an tâm học tập.

2.2.3. Đặc điểm học tập và đời sống của học sinh bỏ học tại xã Bình Tấn

Để hiểu rõ hơn những tác động của việc cha mẹ đi làm ăn xa đến học tập và đời sống của các em “học sinh bị bỏ lại”, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin từ các em HS cấp II đã bỏ học trong ba năm trở lại tại xã Bình Tấn (số lượng 22 em). Những khó khăn mà các em này đã gặp phải và các hoạt động trợ giúp khi còn học sẽ được phân tích nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm để bổ sung vào tiến trình CTXH nhóm với HS sống xa cha mẹ ở nơi đây.

2.2.3.1. Tình trạng học vấn và thời điểm bỏ học

Việc nhận diện được đặc điểm của HS bỏ học sẽ rất có ý nghĩa trong công tác phòng ngừa HS bỏ học, bởi qua đó những người làm công tác giáo dục,

NVXH có thể thiết kế, thực hiện, đề xuất các giải pháp ngăn ngừa mang tính thực tiễn. Với các em HS bỏ học ở đây, các đặc điểm trên được thể hiện qua bảng 2.2

Bảng 2.2: Tình trạng học vấn và thời điểm bỏ học (đvt: %)

(Ghi chú: N=22)

Học vấn

Thời điểm bỏ học

Bỏ học trong kì học

Nghỉ hè xong bỏ học

Khối lớp 6

27,1

9,1

Khối lớp 7

9,1

9,1

Khối lớp 8

13,7

4,5

Khối lớp 9

9,1

18,2

Tổng cộng

59,1

40,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp - 8

(Nguồn: khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9/2018)

Bảng 2.2 cho thấy, HS khối lớp 6 bỏ học cao nhất, đa phần là nghỉ trong kì học (27,1%) và nghỉ hè xong các em nghỉ là 9,1%. Kế đến là HS khối lớp 9, trong đó nghỉ sau kì học 18,2% và nghỉ khi đang học là 9,1%. HS khối lớp 7 nghỉ khi đang học và sau năm học là bằng nhau ở tỷ lệ 9,1%, HS khối lớp 8 nghỉ học bằng với lớp 7, trong đó nghỉ khi đang học là 13,7% và sau năm học là 4,5%. Điều này cho thấy có sự khác biệt với nhận định của một số cán bộ địa phương “(bỏ học) tập trung nhiều nhất là lớp 6, lớp 7” (PVS CB01), hoặc “nhiều nhất là lớp 7, lớp 8 vì một số công ty ở Bình Dương sẵn sàng nhận các em nên các em có suy nghĩ đi làm để phụ giúp gia đình” (PVS CB02), hay như “rơi vào lớp 8, lớp 9 là nhiều” (PVS CB04). Sự khác biệt trên cho thấy chính quyền địa phương, nhà trường cần nắm bắt đầy đủ hơn về HS bỏ học, bởi lẽ có nhận diện đúng đối tượng, thời điểm thì việc tiến hành can thiệp mới hiệu quả.

2.2.3.2. Tình trạng kinh tế, di cư của cha mẹ và nguyên nhân bỏ học


Một số nghiên cứu đã trình bày ở phần tổng quan đã chỉ ra tình trạng kinh tế và di cư của cha mẹ có ảnh hưởng đến kết quả học tập và vấn đề bỏ học của con em họ. Theo đó, đói nghèo dẫn thường dẫn đến việc các em phải nghỉ học để đi làm nhằm kiếm thêm thu nhập hoặc giữ em, trông nhà, phụ giúp việc nhà để người lớn đi làm kiếm tiền nhằm giải quyết bài toán kinh tế cho gia đình. Trong khi đó, di cư thường dẫn đến việc thiếu người động viên, nhắc nhỡ, giúp đỡ các

em học tập ở nhà, từ đó học hành sa sút, dễ chán học, bỏ học. Trong nghiên cứu này, hai yếu tố trên được thể hiện qua bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3: Lý do bỏ học phân theo kinh tế hộ và di cư của cha mẹ (đvt: %)

(Ghi chú: câu hỏi có nhiều phương án trả lời, N=24)

Kinh tế hộ

Lý do nghỉ học

Tình trạng di cư của cha mẹ

Tổng cộng

ở cùng cha mẹ

cha mẹ di cư


nghèo

Học yếu, chán học

8,3

4,2

12,5

Phụ giúp gia đình

4,2

12,5

16,7

Gia đình muốn nghỉ

4,2

4,2

8,4

Cận nghèo

Học yếu, chán học


4,2

4,2

Phụ giúp gia đình

4,2


4,2

Gia đình muốn nghỉ

8,3


8,3

Trung bình

Học yếu, chán học

12,5

8,3

20,8

Phụ giúp gia đình

4,2

12,5

16,7

Bạn bè đe dọa

8,3


8,3

Tổng cộng

54,2

45,8

100

(Nguồn: khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9/2018)


- Tình trạng kinh tế: bảng 2.3 cho thấy, HS thuộc nhóm hộ trung bình bỏ học cao nhất (45,8%), kế đến là hộ nghèo (37,6%) và thấp nhất là hộ cận nghèo (16,7%). Nếu tính chung thì tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm đến 54,3%, nhiều hơn HS hộ trung bình, Hay nói cách khác, hơn một nữa HS bỏ học ở đây là thuộc hộ nghèo và cận nghèo, điều này đã góp phần minh chứng cho mối liên hệ giữa đói nghèo và tình trạng bỏ học ở nơi đây. Trong khi đó, ở nhóm “HS bị bỏ lại” tỷ lệ nghèo, cận nghèo và khó khăn là 34,28%, đây là tỷ lệ không hề nhỏ mà thiết nghĩ nếu không có biện pháp can thiệp hiệu quả thì nguy cơ bỏ học có thể sẽ rất cao.

- Đặc điểm di cư của cha mẹ: dữ liệu bảng 2.3 cũng chỉ ra, có gần một nữa HS bỏ học là có cha mẹ di cư lao động (45,8%), điều này đã cho thấy có mối liên hệ giữa việc di cư của cha mẹ và bỏ học của con cái. Bên cạnh đó, một số cha mẹ di cư cũng nhận định“nói chung là tụi nó không có muốn học, coi như là tụi nó không muốn học nữa, học (mà) trong đầu chỉ muốn nghỉ giữa chừng rồi lớn lên đi làm công ty chứ đâu có muốn học” (PVS PH12). Hay như “để con lại không ai

trông coi thì cũng không được…. cha mẹ đi mần mướn thì buộc phải đem nó theo thì bắt buộc tụi nhỏ phải thất học, hông có được học hành” (PVS PH08).

- Nguyên nhân bỏ học: để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân chính dẫn đến việc bỏ học của các em ở đây, tác giả đã tiến hành phân tích dữ liệu định tính từ các cuộc phỏng vấn các em HS đã bỏ học, kết quả được thể hiện như ở biểu đồ 2.10

Biểu đồ 2.10: Nguyên nhân bỏ học (đvt: %)

(Ghi chú: câu hỏi nhiều lựa chọn, N=24)

Nguồn khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9 2018 Biểu đồ 2 10 đã phản 1

(Nguồn: khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9/2018)

Biểu đồ 2.10 đã phản ánh, các em bỏ học chủ yếu là do: học yếu, chán học chiếm 37,5%, nghỉ học để phụ giúp gia đình 41,7% và một số em bị gia đình bắt nghỉ học là 12,5%, đáng lo ngại hơn, có đến 8,3% các em bị bạn bè đe dọa, bắt nạt và phải nghỉ học. Một số em chia sẽ như “tại không muốn học nữa, tại chán học” (PVS BH20) hay như “một số bạn bè chặn đường đánh,… mười mấy lần luôn, có nhờ cô thầy giải quyết, thầy cô cũng la mấy bạn đó” (PVS BH19) và thậm chí là “ba mẹ không cho đi học nữa,…ba mẹ nói học cao làm chi, mai mốt cũng đi làm mướn thôi,.. em thấy cũng có (đúng) chút chút” (PVS BH04).

Đối với HS lớp 9, một nguyên nhân khác góp phần bỏ học nữa là do xã Bình Tấn chưa có trường cấp III nên một số gia đình lo ngại các em phải đi học xa, mất an toàn và tốn kém. Như em Đ.T.T.H nói “nhà xa, không có điều kiện (sắm) xe cộ, đi xa nguy hiểm” (PVS BH04), hay em N.T.G nói “xa quá nên ở nhà, vô (trường cấp III ở xã) Tân Mỹ học, khoảng 7-8km, không có xe máy” (PVS BH21). Tuy nhiên, khi được hỏi kỹ hơn, các em cho biết lý do chính vẫn là nghỉ học để phụ giúp gia đình. Có thể thấy, các nguyên nhân bỏ học của những em này đều đang hiện hữu ở nhóm HS sống xa cha mẹ như đã trình bày ở các phần trên.

Bên cạnh việc phân tích những đặc điểm về học tập và đời sống của các em HS cấp II đã bỏ học tại xã Bình Tấn, tác giả cũng tìm hiểu về các hoạt động hỗ trợ của chính quyền địa phương và nhà trường đối với những em này. Bằng cách hỏi lùi lại tại thời điểm bỏ học để xem các em đã nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ nào và mức độ ra sao, các kết quả chúng tôi nhận được như sau:

- Hoạt động vui chơi giải trí: có đến 45,4% HS đã bỏ học cho biết hầu như là không có, số còn lại cho rằng chỉ chơi trong sân trường, sân của Ủy ban xã, chỉ có trung thu mới tổ chức. Một số em cho biết thêm“hình như là không có gì chơi luôn đó, ở trường trung học đâu có cái gì giải trí đâu” (PVS BH17). Nhìn chung, các hoạt động vui chơi, giải trí thường do các em tự chơi với nhau, ngoại trừ tết Trung thu, các ngày lễ thì các em được nhà trường và địa phương tổ chức.

- Các hỗ trợ vật chất: các em cho biết ở địa phương cũng có hỗ trợ về vật chất như: tập vỡ, dụng cụ học tập, xe đạp, tiền, gạo, trong đó có 31,8% các em đã từng được nhận được một hoặc nhiều loại trong các hỗ trợ trên. Tuy nhiên các hỗ trợ về phi vật chất như động viên thăm hỏi, tư vấn học tập vẫn chưa tìm thấy.

- Công tác vận động HS bỏ học trở lại lớp: các tính toán cho thấy chỉ có 50% HS nghỉ học từng được vận động đi học lại nhưng các em không học, còn lại 50% chưa từng được vận động. Tuy nhiên công tác này cũng bộc lộ một số vấn đề như “cô thầy kêu lại rồi nói chuyện đồ (vậy) thôi… không có cô chú ở ấp, chỉ có thầy chủ nhiệm, …nói chuyện một lần khoảng nữa tiếng” (PVS BH06) hay như “Hội khuyến học đến vận động một lần…khoảng 2 tháng sau khi em nghỉ” (PVS BH15), hay như em H.T.C.T nói“lúc đó không có ở nhà,….tới chiều về, nghe hai đứa em nói lại người ta có lại nhà” (PVS BH01), hoặc “có đến 2 lần nhưng đều không có em ở nhà” (PVS BH19). Nhìn chung, thời điểm, số lần, thời lượng mỗi lần vận động, sự phối hợp giữa các bên vẫn còn một số hạn chế.

Trong khi đó, qua trao đổi với một số cán bộ địa phương, chúng tôi nhận thấy họ còn lúng túng trong nhận diện HS có nguy cơ bỏ học. Như chị N.T.D cho biết “sau tựu trường 5 đến 7 ngày, nhà trường sẽ báo cáo số liệu đã ra lớp bao

nhiêu em còn bao nhiêu em chưa ra lớp, bắt đầu mình mới thành lập đoàn rồi nắm lại số liệu, coi lại địa chỉ nhà em này ở đâu, con ai rồi đi vận động…chứ mới ban đầu nguy cơ đâu biết làm sao đâu” (PVS CB03) và còn mang tính hỗ trợ vật chất như “đi đến nhà luôn để vận động rồi yêu cầu nó nói lí do không đi học, thiếu cái gì, giờ có vỡ chưa, có sách chưa, nếu nó nói có thì hỏi giờ còn thiếu gì nữa hông” (PVS CB01). Đồng thời cán bộ này cho biết thêm “những em học xong lớp 9 thì 80% học tiếp lớp 10, còn lại 20% thì đi theo cha mẹ làm ăn, có đứa không đủ tuổi thì chờ nó về nhà nấu cơm, chờ đến đủ 15 tuổi là bắt đầu nó vọt (đi làm) rồi”, phải chăng các em đang “bị bỏ sót” khỏi danh sách vận động.

Như vậy có thể thấy, hơn một nữa HS bỏ học có khó khăn về kinh tế (hộ nghèo, cận nghèo) và gần một nữa các em có cha mẹ đi làm ăn xa. Bỏ học nhiều nhất là khối lớp 6 và kế đến là lớp 9 với các nguyên nhân chủ yếu là: học yếu, chán học và muốn phụ giúp gia đình. Ngoài ra, do trường cấp III ở xa nên một số em học xong lớp 9 đã nghỉ học do gia đình lo ngại mất an toàn và tốn kém. Trong khi đó, các đặc điểm này chưa được nhà trường và chính quyền địa phương nhận diện chính xác, do vậy công tác hỗ trợ và vận động HS đến lớp cũng còn lúng túng trong cách nhận diện và nặng về hỗ trợ vật chất cũng như còn hạn chế về số lần, thời điểm, thời lượng và chuyên môn của người vận động.

Tựu trung lại, gần 2/3 HS sống xa cha mẹ trong nghiên cứu này là nữ (60%) và đồng thời tỷ lệ người mẹ di cư chiếm đến 91,4% nên hầu hết các em thiếu vắng người mẹ trong cuộc sống hàng ngày. Các em đang bước vào tuổi dậy thì với nhiều khủng hoảng về tâm sinh lý, trong khi đó thời gian di cư trung bình của cha mẹ là hơn ba năm rưởi, điều này càng tạo thêm khó khăn trong đời sống của các em. Tuổi đời của cha mẹ di cư còn tương đối trẻ (trung bình dưới 40) nhưng hơn 50% cha mẹ di cư có trình độ học vấn cấp I trở lại, điều này dẫn đến 54,3% cha mẹ di cư không có khả năng hỗ trợ các em học tập, đáng nói hơn, tỷ lệ này ở những người quan trọng nhất của các em là 80%. Kết quả là có đến 39% các em gặp khó khăn trong học tập nhưng vai trò của nhà trường và chính quyền địa phương vẫn còn mờ nhạt trong việc hỗ trợ các em giải quyết khó khăn này.

Thêm vào đó, có đến hơn 1/3 cha mẹ của các em có hôn nhân không hạnh phúc, 3/4 các em phải từ vài tháng trở lên mới được găp cha mẹ, mỗi lần gặp khá ngắn, 80% phải từ một tuần trở lên mới được trò chuyện với cha mẹ nên hầu hết muốn được gặp cha mẹ nhiều hơn. Những điều này đã cho thấy, nhu cầu tình cảm, tâm lý của các em chưa thật sự được gia đình quan tâm và đáp ứng. Đáng noi hơn, có đến 2/3 các em chưa cảm thấy gia đình hạnh phúc, điều này nói lên những khó khăn trong cuộc sống mà các em đang gặp phải. Ngoài ra, các dữ liệu từ HS đã bỏ học cũng có sự tương đồng với nhóm “HS bị bỏ lại” nhưng công tác vận động HS bỏ học trở lại lớp đang còn một số hạn chế, chưa thật sự hiệu quả. Những kết quả trên đã góp phần định hướng cho tác giả trong các hoạt động can thiệp tiếp theo cần hỗ trợ các em tìm kiếm các giải pháp để hạn chế những khó khăn trong học tập và đời sống để hòa nhập cuộc sống tốt hơn, góp phần giảm thiểu tình trạng bỏ học ở nơi đây.

Tiểu kết chương 2


Việc tìm hiểu, nghiên cứu về đời sống và đặc điểm của học sinh sống xa cha mẹ trước khi tiến hành các hoạt động can thiệp là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo tính hiệu quả của tiến trình CTXH nhóm với các em. Qua quá trình nghiên cứu và phân tích tác giả đã nhận thấy một số vấn đề như sau:

Đa phần các em HS sống xa cha mẹ là nữ (60%) đồng thời tỷ lệ người mẹ di cư chiếm đến 91,4% nên hầu hết các em thiếu vắng người mẹ trong cuộc sống hàng ngày. Các em đang bước vào tuổi dậy thì với nhiều khủng hoảng về tâm sinh lý, trong khi đó thời gian di cư trung bình của cha mẹ là hơn 3,5 năm, điều này càng tạo thêm khó khăn trong đời sống của các em. Tuổi đời của cha mẹ di cư còn tương đối trẻ (trung bình dưới 40) nhưng hơn 50% cha mẹ di cư có trình độ học vấn cấp I trở lại, điều này dẫn đến 54,3% cha mẹ di cư và 80% người quan trọng nhất không có khả năng hỗ trợ các em học tập. Kết quả là, có đến 39% các em gặp khó khăn trong học tập nhưng vai trò của nhà trường, chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ các em giải quyết khó khăn vẫn còn khá mờ nhạt.

Thêm vào đó, hơn 1/3 cha mẹ các em có hôn nhân không hạnh phúc, 3/4 các em phải từ vài tháng trở lên mới được găp cha mẹ với thời lượng mỗi lần gặp khá ngắn, đồng thời 80% các em phải từ một tuần trở lên mới được trò chuyện với cha mẹ nên hầu hết muốn được gặp cha mẹ nhiều hơn. Những điều này cho thấy, nhu cầu về tâm lý, tình cảm của các em chưa được gia đình quan tâm đúng mức. Đáng kể hơn, có đến 2/3 các em chưa cảm thấy gia đình hạnh phúc, điều này cũng nói lên các em đang gặp những khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, các dữ liệu từ HS đã bỏ học đã cho thấy sự tương đồng với nhóm “HS bị bỏ lại”, công tác vận động HS trở lại lớp cũng đang còn hạn chế và chưa thật sự hiệu quả.

Những kết quả trên đã định hướng cho chúng tôi trong các hoạt động can thiệp tiếp theo cần hỗ trợ các em tìm kiếm các giải pháp để hạn chế những khó khăn trong học tập và đời sống từ đó giúp các em an tâm học tập và hòa nhập cuộc sống tốt hơn, góp phần giảm thiểu tình trạng bỏ học ở nơi đây.

Xem tất cả 189 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí