Phương Pháp Nghiên Cứu Các Chỉ Tiêu Về Đặc Điểm Sinh Vật Học


Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌


3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Giống Cam Bố Hạ được trồng trong mô hình sản xuất tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cam Bố Hạ, Bắc Giang”

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu các đặc điểm hình thái của cây cam Bố Hạ.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2019 đến tháng 06 năm 2020.

Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3.3. Nội dung

- Nội dung 1: Điều tra, bảo tồn được nguồn gen cam sành và cam chanh Bố Hạ, Bắc Giang

- Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm hình thái của cam sành và cam chanh Bố Hạ

- Nội dung 3: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cam sành và cam chanh Bố Hạ

- Nội dung 4: Nghiên cứu đặc điểm sâu bệnh hại trên cam quýt.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu về đặc điểm sinh vật học

Thí nghiệm: Dựa theo phương pháp nghiên cứu cây ăn quả của Dương Nhật Tuyết (1999) [11]. Chọn 10 cây ngẫu nhiên tương đối đồng đều trên cùng một vườn sản xuất, trong cùng một điều kiện trồng trọt chăm sóc như nhau, có độ tuổi là 3 năm tuổi.

Phương pháp theo dòi:

* Mô tả đặc điểm giống theo khoá phân loại của Swingle, W.T. and


Reece [23]. Theo dòi các chỉ tiêu đặc điểm thực vật học: Tài liệu tổng hợp của các tác giả: Phạm Ngọc Liễu, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Hữu Danh và cộng tác viên thuộc Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam biên soạn [7].

* Các chỉ tiêu và phương pháp theo dòi cụ thể:

- Đường kính gốc (cm): dùng thước đo cách mặt đất 20 cm.

- Chiều cao cây (m): dùng thước đo từ mặt đất đến đỉnh ngọn.

- Độ cao phân cành (m): dùng thước đo từ mặt đất đến chỗ bắt đầu phân

cành.

- Hình dạng tán: Quan sát và xếp loại: hình tháp, hình ovan, hình chóp,

hình trứng, hình bán nguyệt.

- Đường kính tán (m): Dùng thước đo theo hình chiếu tán ngoài cây xuống mặt đất theo hai hướng Đông - Tây và Nam - Bắc, nếu tán cây không đồng đều thì đo 3 - 4 lần và lấy trị số trung bình.

- Các chỉ tiêu theo dòi về cành: Trên mỗi cây chọn 8 cành có đường kính

0,8 cm. Số cành theo dòi đảm bảo n > 30, các cành đều ra hoa.

+ Đánh dấu cành ở sát thân, theo dòi tình hình ra lộc, sinh trưởng các đợt lộc, khi lộc ra tiến hành đánh dấu lộc và ghi rò ngày, tháng ra lộc, tính số đợt lộc trên cành.

+ Đo đường kính lộc bằng thức kẹp Panme, chiều dài lộc bằng thước, đơn vị tính (cm).

+ Theo dòi khả năng ra hoa, đậu quả: quan sát và đếm trực tiếp.

+ Theo dòi mối liên hệ giữa các loại cành mang hoa và năng suất trên cơ sở tổng hợp, phân tích các số liệu theo dòi.

+ Tỷ lệ đậu quả: Tiến hành đếm số lượng nụ, hoa có trên cành và số nụ, hoa rụng, 3 ngày theo dòi một lần. Thời kỳ rụng quả theo dòi 1 tuần một lần và đếm số quả còn lại trên cây khi ổn định. Tỷ lệ đậu quả được xác định theo công thức:

X(%) =

A.100

a A

Trong đó: X: là tỷ lệ đậu quả (%); A: là số quả ổn định trên cây a: là tổng số nụ hoa và quả rụng.


- Năng suất quả: Quan sát độ chín của quả đến 2/3 diện tích cây là thu hoạch. Chín đến đâu thu hoạch đến đó để tránh ảnh hưởng đến phẩm chất quả khi thu hoạch sớm và ảnh hưởng đến sản lượng khi thu hoạch muộn. Đếm số quả trên cây, đếm số quả và cân trọng lượng quả thu hoạch cho từng đợt. Tính năng suất cho từng cây (kg/cây) và quy đổi năng suất tạ/ha.

Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng cách tiếp cận như sau:

- Tiếp cận lịch sử và logic: Kế thừa các tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, học hỏi kinh nghiệm gây trồng của người dân địa phương, điều tra đặc điểm nông sinh học để lựa chọn địa điểm và kỹ thuật nhân giống giống Cam Bố Hạ;

- Tiếp cận định tính và định lượng: Thông qua điều tra lựa chọn các giống chất lượng tốt ở ngoài hiện trường, để trồng giống Cam Bố Hạ 01 ha tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

- Tiếp cận hệ thống và tiếp cận phân tích và tổng hợp: Thông qua tham khảo các công trình nghiên cứu, kinh nghiệm của người dân địa phương và kết quả nghiên cứu kỹ thuật trồng và chăm sóc để xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc giống Cam Bố Hạ tại trường Đại học Nông lâm.

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Phạm Chí Thành [10]; Phân tích thống kê của Tô Cẩm Tú (1992) [15] và chương trình phần mềm IRRISTAT và EXCEL.


Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1. Điều tra, bảo tồn giống cam sành và cam chanh Bố Hạ, Bắc Giang

Nhằm khai thác và phát triển nguồn gen Bố Hạ, Bắc Giang, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra, khảo sát tại huyện Lạng Giang và huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang là khu vực giống cam Bố Hạ đã được trồng và sản xuất trước đây. Kết quả điều tra, khảo sát như sau:

Về giống cam chanh Bố Hạ: Đã điều tra được 01 cây cam chanh Bố Hạ, Bắc Giang tại Thôn Trường Sơn, xã Đông Sơn, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Cây thuộc dạng cây ghép khoảng 25-30 năm tuổi, thân yếu, lá thưa, sức sống kém (hình 4.1.). Về đặc điểm thân cành: thân gỗ nhỏ, cao 1,5m, mọc thẳng, tán không đều, màu xanh đậm, thân tròn ngắn, không gai, vỏ thân màu nâu mốc, phân cành ít, góc độ phân cành hẹp (từ 25-30o), cành sinh trưởng có gai nhỏ, cành quả không có gai. Về đặc điểm của lá: lá đơn, có eo lá, cuống lá ngắn, phiến lá hình ovan, mép lá không có răng cưa và hơi gợn sóng, mút lá hơi nhọn, lá có màu xanh đậm, mặt lá phẳng. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành bảo tồn tại chỗ cây cam chanh Bố Hạ điều tra được, đồng thời lấy mẫu để tiến hành vi ghép đỉnh sinh trưởng tạo cây So sạch bệnh phục vụ cho khai thác và phát triển nguồn gen quý hiếm này.

Về giống cam sành Bố Hạ: Đã điều tra 03 cây cam sành Bố Hạ Bắc Giang hiện được bảo tồn tại Thôn Trường Sơn, xã Đông Sơn, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang và 01 cây tại thôn Dầm Trúc, xã Tân Sỏi, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Bốn cây cam sành Bố Hạ điều tra được được ký hiệu lần lượt là CS1, CS2, CS4 và CS5. Cả 4 cây đều là cây chiết. Về đặc điểm thân cành của cam sành Bố Hạ: cây thuộc dạng cây thân gỗ nhỡ, mọc thẳng, tán cây hình nơm ngược, màu xanh đậm. Thân tròn ngắn, không có gai, vỏ thân màu nâu mốc, phân cành nhiều, góc độ phân cành hẹp (từ 25-300), cành sinh trưởng có gai nhỏ, cành quả không có gai. Đặc điểm thân cành giống cam sành trồng ở Bố


Hạ có những đặc điểm riêng so với cam Hàm Yên, Tuyên Quang là tán có dạng hình nơm ngược trong khi cam sành Hàm Yên có tán hình tháp. Về đặc điểm của lá: Lá cam sành thuộc loại lá đơn, có eo lá, cuống lá ngắn, phiến lá hình ovan, mép lá có răng cưa và hơi gợn sóng, mút lá hơi nhọn, lá có màu xanh đậm. Cả 4 cây cam sành đều được bảo tồn tại chỗ và được lấy mẫu để nhân giống bằng phương pháp vi ghép để tạo cây So sạch bệnh phục vụ cho khai thác và phát triển nguồn gen này.

A B Hình 4 1 Hình ảnh cây cam chanh CBH A và cam sành CS5 B được bảo tồn tại 1A B Hình 4 1 Hình ảnh cây cam chanh CBH A và cam sành CS5 B được bảo tồn tại 2


A

B

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 50 trang tài liệu này.

Hình 4.1. Hình ảnh cây cam chanh CBH (A) và cam sành CS5 (B)

được bảo tồn tại chỗ

4.2. Đặc điểm hình thái của cam sành và cam chanh Bố Hạ, Bắc Giang

Đề tài tiến hành trên mô hình nhân giống cam sành và cam chanh Bố Hạ được xây dựng tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc đề tài khoa học công nghệ cấp Quốc Gia “Nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cam Bố Hạ, Bắc Giang”. Các cây cam sành và cam chanh Bố Hạ được nhân giống bằng phương pháp ghép mắt trên gốc là cây chấp. Các cây đạt 3 năm tuổi tính từ khi ghép. Trong đó, giống cam sành có 04 dòng và giống cam chanh có 01 dòng được theo dòi. Đặc điểm hình thái của cam sành và cam chanh Bố Hạ được mô tả như sau:


4.2.1. Đặc điểm thân cành

Kết quả nghiên cứu đặc điểm thân cành của cam sành và cam chanh Bố Hạ cho thấy, cam sành và cam chanh Bố Hạ thuộc dạng thân gỗ nhỏ, mọc thẳng, màu xanh đậm. Thân tròn ngắn, không gai, vỏ thân màu nâu mốc, phân cành ít, góc độ phân cành hẹp (từ 25-30o), cành sinh trưởng có gai nhỏ. Đặc điểm về chiều cao cây và đường kính tán của các dòng/giống cam Bố Hạ được thể hiện trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Đặc điểm thân cành của cam sành và cam chanh Bố Hạ


STT

Dòng/giống

Chiều cao cây

(cm)

Đường kính tán (cm)

Đông - Tây

Nam - Bắc

I

Cam sành

127,03

52,43

70,03

1

Dòng CS1

146,0

71,0

71,4

2

Dòng CS2

100,1

42,4

41,0

3

Dòng CS4

122,0

37,0

60,0

4

Dòng CS5

140,1

59,3

107,7

II

Cam chanh

141,8

103,8

94,3

5

CBH6

141,8

103,8

94,3

Kết quả nghiên cứu thể hiện trong bảng 4.1 cho thấy:


Trong các dòng cam sành 3 năm tuổi, chiều cao trung bình của cây tính từ mặt đất đến đỉnh ngọn cành cao nhất dao động từ 100,1 đến 146,0 cm, đường kính tán dao động từ 37,0 đến 71,0 cm (hướng Đông – Tây) và từ 41,0 đến 107,7 cm (hướng Nam – Bắc). Trong đó, dòng cam sành CS1 có chiều cao cây trung bình cao nhất (146,0 cm), dòng CS2 có chiều cao trung bình là thấp nhất (100,1 cm). Dòng CS1 và CS2 có tán tương đối đồng đều thể hiện ở đường kính tán theo hướng Đông – Tây và hướng Nam – Bắc tương đối đều nhau. Tuy nhiên, 2 dòng CS4 và CS5 có đường kính tán theo hướng Đông – Tây nhỏ hơn so với hướng Nam – Bắc.


Hình 4 2 Hình ảnh cây cam sành và cam chanh Bố Hạ A Cây cam sành CS1 07 B Cây cam 3


Hình 4.2. Hình ảnh cây cam sành và cam chanh Bố Hạ

A. Cây cam sành CS1-07, B. Cây cam chanh CBH17


Giống cam chanh Bố Hạ CBH6 có chiều cao cây trung bình đạt 141,8 cm, tán tương đối đồng đều với đường kính tán theo hướng Đông – Tây là 103,8 cm và theo hướng Nam Bắc là 94,3 cm.

Theo các kết quả nghiên cứu về các giống cam quýt trồng ở miền Bắc, quýt Bắc Sơn (Lạng Sơn), quýt Quang Thuận (Bắc Kạn), cây 8 năm tuổi thường có chiều cao từ 5 – 6 m, đường kính tán từ 4 – 5 m, tán hình ovan và thưa cành. Giống cam Sông Con có chiều cao cây từ 3 – 4 m, đường kính tán từ 2 – 3 m hình nơm ngược, độ phân cành thấp, cành không có gai. Cam vân Du cây cao 4-5m, đường kính tán từ 4-5m, tán rậm rạp hình tháp hoặc hình mâm xôi, cây có nhiều gai. Cam Naven có chiều cao cây 3-5m, đường kính tán từ 2-3m hình nơm ngược, độ phân cành thấp, cành không có gai. Cam sành Hàm Yên 3 năm tuổi có chiều cao trung bình khoảng 290 cm, đường kính tán trung bình là 265 cm, tán hình tháp, phân cành nhiều, góc độ phân cành hẹp [6]. Như vậy, cam sành và cam chanh Bố Hạ mang những đặc điểm chung của họ Cam quýt nhưng cũng có những đặc điểm riêng biệt.


Về số lượng cành cấp 1, cành cấp 2 và cành cấp 3 của cam sành và cam chanh Bố Hạ được thể hiện trong bảng 4.2 dưới đây:

Bảng 4.2. Số lượng cành cấp 1, cấp 2 và cấp 3 của cam sành và cam chanh

Bố Hạ



Dòng/giống

Lần 1 (cành)

Lần 2 (cành)

Lần 3 (cành)

Cành

cấp 1

Cành

cấp 2

Cành

cấp 3

Cành

cấp 1

Cành

cấp 2

Cành

cấp 3

Cành

cấp 1

Cành

cấp 2

Cành

cấp 3

Cam sành

Dòng CS1

4,0

13,2

10,1

4,1

13,1

19,1

4,1

16,8

19,1

Dòng CS2

4,2

6,8

9,7

4,4

9,0

9,3

4,4

9,0

9,3

Dòng CS4

4,0

11,0

15,0

4,0

16,0

15,0

4,0

16,0

15,0

Dòng CS5

2,8

11,2

13,0

2,8

11,2

13,0

2,8

11,5

13,0

Trung bình

3,8

10,6

12,0

3,8

12,3

14,1

3,8

13,3

14,1

Cam chanh

CBH6

6,8

12,9

19,2

6.,8

14,9

19,2

6,8

14,9

19,2

Kết quả nghiên cứu thể hiện trong bảng 4.2 cho thấy, đối với giống cam sành Bố Hạ, số lượng cành cấp 1 trung bình là 3,8 cành/cây; số lượng cành cấp 2 trung bình là 10,6 - 13,3 cành/cây, số lượng cành cấp 3 là 12,0 – 14,1 cành/cây. Tỷ lệ cành cấp 2/cành cấp 1 là 2,79 – 3,50, tỷ lệ cành cấp 3/cành cấp 2 là 1,13 – 1,15. Đối với giống cam chanh Bố Hạ, tỷ lệ cành cấp 2/cành cấp 1 là 1,90 – 2,19, tỷ lệ cành cấp 3/cành cấp 2 là 1,29 - 1,49.

4.2.2. Đặc điểm lá


Kết quả theo dòi kích thước của lá cam sành và cam chanh Bố Hạ được thể hiện trong bảng 4.3 dưới đây

Bảng 4.3. Kích thước lá cam sành và cam chanh Bố Hạ


STT

Dòng/giống

Kích thước lá

Dài (cm)

Rộng (cm)

Tỷ lệ dài/ rộng (lần)

I

Cam sành

8,33

4,42

1,88

1

Dòng CS1

8.83

4.82

1,83

Xem tất cả 50 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí