Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống cam Bố Hạ trồng tại vườn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên - 2


2.1.2. Giá trị của cây cam

Cam là một trong những sản phẩm có giá trị được nhiều người ưa chuộng và được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới.

- Thành phần dinh dưỡng trong thịt quả tươi bao gồm: đường, axit hữu cơ, vitamin C. Trong 100g phần ăn được có chứa 88-94% nước; 6-12% chất khô chủ yếu là đường, axit hữu cơ chiếm 0,4-1,4% chủ yếu là axit xitric; 0,9% pectin, 40- 90mg% vitamin C; 0,07mg vitamin B1; 0,06mg vitamin B6; 0,1mg vitamin E, 2µg vitamin A [9]. Ngoài ra còn chứa các chất khoáng cần thiết như Ca, P, Mg, Fe… và dầu thơm. Trong 100g thịt quả cũng đã xác định được có 0,7-1,3g protein, trong đó có chứa nhiều axit amin không thay thế như aspatic (26,8mg), alanin (6mg), valin (2,2mg), phenylalanin (3,4mg), lysin (90,8mg), leucin (1,2mg) và ocnithin (3,4mg) [12].

Bảng 2.1. Các loài cam, quýt có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất


STT

Tên loài

Tên tiếng anh

Tên tiếng việt

1

C.sisnensis Osbeck

Sweets Orange

Cam ngọt

2

C.aurantium L

Sour Orange

Cam chua

3

C.reticulata Blanco

Mandarin

Quýt

4

C.limon Osbeck

Lemon

Chanh núm

5

C.medica L

Citron

Chanh yên

6

C.aurantifolia Swingle

Lime

Chanh vỏ mỏng

7

C.trifolia L

Trioliate

Chanh đắng

8

C.grandis L

Shadock

Bưởi

9

C.paradishi L

Pomelo

Bưởi chùm

10

C.fortunenna

Kumquat

Quất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 50 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống cam Bố Hạ trồng tại vườn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên - 2

(Trích từ Lê Mai Nhất, 2014) [8]

- Giá trị công nghiệp và dược liệu: Vỏ quả có chứa tinh dầu. Tinh dầu được cất từ vỏ, quả, lá, hoa được dùng trong công nghiệp thực phẩm và công nghiệp mỹ phẩm. Ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã dùng các loại quả thuộc chi Citrus làm thuốc chữa bệnh. Ở thế kỷ XVI, các thầy thuốc Trung Quốc, Ấn Độ đã dùng quả cam quýt để phòng ngừa bệnh dịch hạch, chữa trị


bệnh phổi và bệnh chảy máu dưới da. Ở Mỹ vào những năm 30 của thế kỷ XX, các thầy thuốc đã dùng các quả cam quýt kết hợp với insulin để chữa trị bệnh đái tháo đường. Ở Nga bắt đầu từ thế kỷ XI, các loại quả cây có múi đã được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị trong y học dân gian. Ở nước ta, nhân dân đã dùng cây ăn quả có múi để phòng và chữa trị một số bệnh từ lâu [8].

- Giá trị kinh tế: Cây cam là một trong những loại cây lâu năm, nhanh cho thu hoạch. Một số loài có thể cho thu hoạch quả ở năm thứ 2 sau khi trồng. Ở nước ta, năng xuất trung bình của cam quýt ở thời kỳ 8 tuổi có thể đại tới 16 tấn/ha. Cây cam quýt có thể sống và cho thu hoạch quả trong vòng 15-30 năm. Trong trường hợp đất tốt, được chăm sóc đầy đủ và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cao, trong các điều kiện khí hậu thích hợp và không bị sâu bệnh gây hại nặng, tuổi thọ của cam quýt có thể kéo dài trên 50 năm [8].

- Giá trị sinh thái, môi trường: Cây cam là cây ăn quả lâu năm được trồng trong các vườn cây của gia đình hộ nông dân hoặc trồng trên đồi tại các trang trại. Trong quá trình sinh sống, các loại cam, quýt, bưởi tiết ra oxy trong không khí làm không khí trở nên trong lành, dịu mát. Trong những chừng mực nhất định các chất bay hơi từ cây cam quýt có tác dụng diệt một số loài vi khuẩn làm cho không khí trở nên sạch hơn, môi trường sống của con người tốt hơn. Cam quýt trồng trên các đồi đất, bên cạnh việc cho quả còn có tác dụng phủ xanh đất, giữ nước ngăn cản dòng chảy mạnh trên mặt đất sau các trận mưa lớn, do đó có ý nghĩa lớn trong việc làm giảm quá trình xói mòn, rửa trôi đất. Ở vùng trung du và miền núi, cam quýt được trồng trong các vườn rừng, vườn đồi trong các hệ thống VAC là phương thức canh tác được áp dụng rộng rãi tại các trang trại nông nghiệp và đã thể hiện nhiều ưu điểm trong việc thực hiện nền nông nghiệp bền vững [8].

Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của 100 gram cam tươi

Thành phần dinh

dưỡng

Hàm

lượng

Thành phần dinh

dưỡng

Hàm

lượng

Nước

88,8 g

Vitamin E

0,18 mg

Năng lượng

38 KJ

Beta - caroten

71 µg


Protein

0,9 g

Alpha - caroten

11 µg

Lipid

0,1 g

Beta - cryptoxanthin

116 µg

Glucid

8,3 g

Lutein + Zeaxanthin

129 µg

Celluloza

1,4 g

Purin

19 mg

Tro

0,5 g

Lysin

43 mg

Đường tổng số

9,35 g

Methionin

12 mg

Canxi

34 mg

Tryptophan

6 mg

Sắt

0,4 mg

Phenylalanin

30 mg

Magie

10 mg

Threonin

12 mg

Mangan

0,52 mg

Valin

31 mg

Phospho

23 mg

Leucin

22 mg

Kali

108 mg

Isoleucin

23 mg

Natri

4 mg

Arginin

52 mg

Kẽm

0,22 mg

Histidin

12 mg

Đồng

140 µg

Cystin

10 mg

Vitamin C

40 mg

Tyrosin

17 mg

Vitamin B1

0,08 mg

Alanin

51 mg

Vitamin B2

0,03 mg

Acid aspartic

114 mg

Vitamin PP

0,2 mg

Acid glutamic

99 mg

Vitamin B5

0,25 mg

Glycin

83 mg

Folat

30 µg

Prolin

46 mg

Vitamin H

0,89 µg

Serin

23 mg

(Nguồn: Bộ y tế Viện dinh dưỡng, Nxb Y học, năm 2007)

2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây cam

Cây cam là cây ăn quả thân gỗ lâu năm, tán rộng, lá xanh quanh năm, cây trưởng thành có thân, tán lớn, hạt đơn phôi…

- Rễ: Nhìn chung cam có bộ rễ ăn nông, trên biểu bì của rễ non có nấm cộng sinh. Nấm có tác dụng tốt cho rễ như vai trò của lông hút với các cây trồng khác. Sự phân bố rễ của cây ăn quả có múi phụ thuộc vào đặc tính của giống, mực nước ngầm và chế độ canh tác, chăm bón nhưng nhìn chung rễ cam ăn nông từ 0-30cm [5].


Tuỳ từng giống, cây, điều kiện khí hậu và chăm sóc mà lượng cành và thời gian ra các đợt cành này có sự thay đổi, cành non có thể quang hợp được, trong các đợt cành thì cành xuân thường ra đều, tập trung vào cành ngắn, còn cành hè thường khoẻ, lá to, dài nhưng rải rác hơn, cành thu kém hơn cành hè và cành đông thì yếu. Cành cây ăn quả có múi có ba loại: cành mẹ, cành dinh dưỡng và cành quả [5].

+ Cành mẹ: Sinh ra cành quả nó có thể là cành xuân, cành hè hoặc cành năm trước. Qua theo dòi cho thấy tuỳ từng giống thường cành thu hoặc cành hè làm cành mẹ thì số cành quả nhiều và tỷ lệ đậu quả cũng cao.

+ Cành dinh dưỡng: Cành không ra hoa, quả, chỉ có lá xanh có nhiệm vụ chính là quang hợp, giữa cành mẹ và cành dinh dưỡng không có giới hạn rò, năm nay là cành dinh duỡng, sang năm sau có thể là cành mẹ.

+ Cành quả: Tuỳ giống cây ăn quả có múi mà cành quả có độ dài từ 3- 25 cm, thông thường từ 3-9 cm. Cành quả có lá thường đậu quả tốt hơn cành quả không có lá.

- Lá gồm 3 phần chính: Phiến lá, eo lá và cuống lá. Lá thường có 2 mặt (mặt lá và lưng lá), mặt lá có mô dậu, chứa nhiều nhu mô diệp lục làm nhiệm vụ quang hợp. Độ dày của mô diệp lục thay đổi tuỳ theo giống. Lưng lá có mô xốp, nhiều khí khổng tập trung, phân bố ở mặt lưng lá (mật độ khí khổng phụ thuộc vào từng giống như chanh có 650 khí khổng/mm2, cam khoảng 480- 500 khi khổng/mm2). Thường mật độ khí khổng càng cao thì nhu cầu nước và ẩm độ của giống đó càng lớn. Trong năm cây thường ra 4 đợt lá, lá mùa xuân, lá mùa hè, lá mùa thu và lá mùa đông. Trong đó lá mùa xuân chiếm tỷ lệ cao nhất, thường từ 60-70%, lá mùa xuân thường dài và hẹp, còn lá mùa hè, thu ngắn và rộng. Tuổi thọ, kích thước của lá tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, chế độ chăm sóc và khả năng dinh dưỡng của cây. Tuổi thọ của lá cam quýt từ 2- 3 năm tuỳ theo vùng sinh thái, vị trí lá và tình trạng sinh trưởng của cây, vị trí cấp cành…[11].


- Lá: Là một chỉ tiêu để phân loại giữa các giống, tuổi thọ của lá thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu và điều kiện dinh dưỡng của cây. Lá cây có múi có eo lá phụ thuộc vào từng loài, eo lá là đặc điểm để phân biệt giữa các giống. Ở Việt Nam tuổi thọ trung bình của lá là 15-24 tháng, ở vùng Á nhiệt đới có thể dài hơn, nhưng hết thời kỳ sinh trưởng sẽ rụng rải rác trong năm và thường rụng nhiều vào mùa đông. Tuỳ theo giống và tuỳ theo mùa, lá có thể khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc, mật độ khí khổng, mật độ túi tinh dầu. Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng, nhất là với trọng lượng quả [19].

- Hoa: Là loại hoa lưỡng tính có khả năng tự thụ, tràng hoa thường có màu trắng riêng hoa chanh có màu tím. Hoa thường có 5 cánh, nhị nhiều có từ 20- 40 nhị. Hoa được phân hóa từ mùa đông năm trước trong điều kiện khô và nhiệt độ thấp [19].

- Quả: Cam thuộc loại quả mọng, vỏ quả dày, mỏng khác nhau tùy từng loài. Khi còn xanh chứa nhiều acid đến khi chín thì lượng acid giảm, hàm lượng đường và chất tan tăng lên. Cấu tạo quả gồm hai phần vỏ quả và vỏ thịt [5].

+ Vỏ quả: Gồm vỏ ngoài và vỏ giữa.

+ Thịt quả: Bộ phận chính của thịt quả là tép, mầu sắc của thịt quả phụ thuộc vào sắc tố vàng da đỏ. Trong dịch nước quả còn có các hạt dầu thơm quyết định hương vị của quả.

Quả có hai đợt rụng sinh lý:

+ Đợt 1: Sau khi ra hoa được khoảng 1 tháng (tháng 3-4) quả còn nhỏ khi rụng mang theo cả cuống.

+ Đợt 2: Khi quả đạt đường kính 3-4cm (cuối tháng 4) quả rụng không mang theo cuống.

Sau hai lần rụng quả sinh lý này, quả lớn rất nhanh (tốc độ trung bình 0,5- 0,7 mm/ngày) tốc độ lớn chậm lại ít ngày vào lúc trước khi hình thành hạt sau đó lại tăng dần cho tới khi thu hoạch [20].


- Hạt: Tuỳ theo giống mà có sự khác nhau về kích thước, số lượng màu sắc và phôi hạt. Các loại quả thuộc cây có múi phần lớn là hạt gồm nhiều phôi từ 1-7 phôi, gọi là hiện tượng đa phôi, trong đó có 1 phôi hữu tính cón các phôi khác gọi là phôi vô riêng cây bưởi là hạt đơn phôi [5].

2.1.4. Yêu cầu sinh thái của cây cam

- Nhiệt độ: Phần lớn cây cam sinh trưởng thích hợp nhất ở nhiệt độ 25- 27oC, cam sinh trưởng ở nhiệt độ 23-29oC. Một số loài có thể chịu được nhiệt độ -5oC trong thời gian ngắn. Những giống thích ứng với điều kiện nhiệt độ thấp thường có phẩm vị ngon, hấp dẫn, mẫu mã đẹp. Ở nhiệt độ 40oC với thời gian kéo dài nhiều ngày, cây ngừng sinh trưởng, lá rụng, cành bị khô héo.Tuy nhiên, có những loài chỉ bị hại khi nhiệt độ lên tới 50-57oC [8].

- Ánh sáng: Cây cam thích hợp với ánh sáng có cường độ 10.000-15.000 lux (tương ứng thời gian chiếu sáng 16-17h/ngày), cây có múi ưu ánh sáng tán xạ, không ưu ánh sáng trực xạ. Các giống cam khác nhau có yêu cầu khác nhau về ánh sáng: Cam cần ánh sáng nhiều hơn quýt, quýt cần nhiều ánh sáng hơn chanh [9].

- Nước: Ẩm độ không khí là một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây cam, khi ẩm độ không khí cao làm cây ít thoát hơi nước, ít tiêu hoa năng lượng cho quá trình hút nước. Nếu độ ẩm quá cao sẽ tạo điều kiện cho bệnh hại phát triển. Ẩm độ không khí phù hợp nhất vào khoảng 70-75% [2]. Theo viện NC Cây ăn quả Miền Nam (2004), cây có múi cần nhiều nước, nhất là trong thời kì ra hoa và kết quả nhưng cũng rất sợ ngập úng. Ẩm độ thích hợp nhất là 70-80%. Lượng nước cần khoảng 1000-2000mm/năm.

- Gió: Theo GS. Trần Thượng Tuấn năm 1992 [18], gió nhẹ với vận tốc 5- 10km/h có tác dụng giảm nhiệt độ của vườn cây trong mùa hè, làm thoáng mát tránh được một số sâu bệnh hại. Khi làm vườn chú ý hướng gió, giúp vườn cây được thông khí, tránh làm cây bị gẫy đổ, thụ phấn tốt trong mùa hoa nở.

- Đất: Các yếu tố đất đai quan trọng khi lựa chọn đất trồng cây có múi đó là tầng sâu đất, đất dễ thoát nước, mực nước ngầm sâu hoặc ổn định. Mực


nước ngầm phải tối thiểu sâu 1,5m dưới mặt đất. Độ pH thích hợp với sinh trưởng của cam quýt từ 5,5-5,6. Đất quá chua sẽ có nhiều dinh dưỡng bị rửa trôi, và cũng có thể gây ngộ độc một số nguyên tố như đồng (Cu). Đất quá kiềm làm cây thiếu hụt một số nguyên tố nên có biểu hiện thiếu kẽm (Zn), sắt (Fe). Nhìn chung, đất phù hợp với trồng cây có múi là đất phù sa, phù sa cổ, đất bồi tụ, đất đỏ bazan, đất mùn đá vôi [3].

- Dinh dưỡng: Để phát triển tốt cây cam cần cung cấp đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K cũng như các nguyên tố khoáng vi lượng Cu, Mg, B.

2.1.5. Tình hình sản xuất cây cam

2.1.5.1. Tình hình sản xuất trên thế giới

Hiện nay, cây cam là một trong những loại cây ăn quả chủ lực và được trồng tại nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất cam, quýt ở các châu lục trên thế giới

giai đoạn 2014-2018


Chỉ tiêu


Châu lục

Năm

2014

2015

2016

2017

2018


Diện tích thu hoạch (ha)

Châu Phi

941.048

952.448

953.868

959.255

964.704

Châu Mỹ

99.681

101.447

100.444

104.062

104.553

Châu Á

312.850

315.326

343.326

327.299

320.623

Châu Âu

3.478

3.401

2.810

2.851

2.802

Châu đại dương

1.230

1.254

1.271

1.288

1.309

Thế giới

1.358.286

1.373.876

1.401.720

1.394.755

1.393.990


Năng suất (tấn/ha)

Châu Phi

5,0791

5,2493

5,2420

5,2638

5,2858

Châu Mỹ

9,7278

9,3649

9,7119

9,8931

9,4953

Châu Á

22,4209

22,5888

22,2395

23,1929

24,2132

Châu Âu

14,7345

11,4790

14,8658

8,1173

11,2913

Châu đại dương

93,385

9,1813

9,0378

89,063

8,7800

Thế giới

9,4431

9,5519

9,7483

9,8257

9,9702


Châu Phi

4.779.673

4.999.691

5.000.189

5.049.372

5.099.243



Sản lượng (tấn)

Châu Mỹ

969.677

950.041

975.508

1.029.496

992.761

Châu Á

7.014.386

7.122.831

7.635.402

7.591.009

7.763.290

Châu Âu

51.241

39.044

41.775

23.143

31.633

Châu đại dương

11.485

1.1511

11.486

11.470

11.491

Thế giới

12.826.462

13.123.118

13.664.359

13.704.489

13.898.418


(Nguồn: FASTAT/FAO Statistics- năm 2019 [21])

2.1.5.2. Tình hình sản xuất ở Việt Nam

Ở nước ta, cây cam là cây trồng được thâm canh từ lâu đời, cho đến nay đã chọn ra được nhiều giống có năng suất và chất lượng cao đem trồng ở hầu hết các vùng trên cả nước.

Từ những năm 1960, nước ta có khoảng 3000 ha cam quýt và phát triển khá mạnh, sản lượng hàng năm đã đạt vài nghìn tấn, năng suất bình quân vào khoảng 135-140 tạ/ha. Thời kỳ từ những năm 1975 trở lại đây ở miền Bắc diện tích và sản lượng cam có xu hướng giảm dần, tuy nhiên ở miền Nam diện tích và sản lượng cam quýt lại tăng lên, các tỉnh có diện tích trồng cam nhiều như Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp... Trong những năm trở lại đây diện tích, năng suất và sản lượng cam quýt trên cả nước được tăng lên rất mạnh mẽ và ổn định.

Bảng 2.4. Tình hình sản xuất cam, quýt của nước ta giai đoạn 2010-2018


Chỉ tiêu

Năm

2010

2015

2016

2017

2018

Diện tích (nghìn ha)

75,3

85,4

101,3

112,5

120,8

Chỉ số phát triển diện tích (%)

97,3

108,8

118,6

111,1

107,4

Diện tích cho thu hoạch (nghìn ha)

64,1

58,4

65,1

71,7

77,9

Sản lượng (nghìn tấn)

728,6

727,4

806,9

957,9

1055,5


(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018) [13] Kết quả thống kê cho thấy diện tích sản xuất, sản lượng cam quýt nhìn chung tăng từ năm 2010- 2018. Riêng diện tích cho thu hoạch và sản lượng

năm 2015 giảm nhẹ so với năm 2010 sau đó tăng đều.

Xem tất cả 50 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí