Đặc Điểm Tính Chất Vật Lý, Hóa Học Đất Nơi Bách Xanh Núi Đá Phân Bố Tại Chạm Chu


càng nguy hiểm hơn. Trong khu vực không phát hiện cây bách xanh nào tái sinh trồi ngoài tự nhiên.

BXNĐ sống ở vùng rừng kín thường xanh với tầng thảm mục dầy. Mùa mưa cây tái sinh mọc nhiều trên tầng thảm mục tuy nhiên vào mùa khô độ ẩm thấp rễ không phát triển được dẫn đến cây tái sinh bị chết đây gọi là bẫy tái sinh. Điều này lý giải vì sao BXND tái sinh ít, chỉ có 01 cây tái sinh ở dạng tiềm năng.

Hình 4 14 Bách xanh tái sinh tự nhiên Tại những nơi phát hiện Bách xanh núi 1

Hình 4.14: Bách xanh tái sinh tự nhiên‌

Tại những nơi phát hiện Bách xanh núi đá tái sinh có đặc điểm khá giống nhau là cây con tái sinh sinh trưởng và phát triển ở những nơi có độ tàn che thấp, được chiếu sáng nhiều. Các OTC có độ tàn che cao hầu như không phát hiện tái sinh. Có thể hạt Bách xanh non muốn tái sinh cần nhiều ánh sáng mới có thể phát triển thành cây mầm. Điều này đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm tái sinh của loài.

Ngoài những yếu tố về đặc điểm của loài phân bố trong tự nhiên thì các yếu tố sinh thái chi phối quan trọng ảnh hưởng đến tái sinh của loài có thể kể đến như: ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ không khí, lớp phủ thảm tươi, tính chất


đất đai (hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới đất, độ pH, mùn, độ ẩm đất). Đây chính là cơ sở khoa học quyết định sinh trưởng và tái sinh của loài.

Nghiên cứu quy luật tái sinh là cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hiệu quả nhằm thúc đẩy tái sinh tự nhiên của loài theo mong muốn phục vụ công tác bảo tồn và phát triển loài.Việc Bách xanh tái sinh ngoài tự nhiên kém điều này đặt ra là cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố như điều kiện lập địa, nhân tố sinh thái,… tại khu vực nghiên cứu góp phần nâng cao khả năng tái sinh của Bách xanh ngoài tự nhiên.

4.2.5. Đặc điểm đất nơi Bách xanh phân bố‌

Đất có ảnh hưởng khá rõ đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây thậm chí còn quyết định đến sự phân bố và sự sinh tồn của loài. Những loài cây khác nhau có phạm vi thích hợp và thích ứng với một số loại đất nhất định, trên đất thích hợp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, tuổi thọ, sức đề kháng với thiên tai và sâu bệnh hại.

Kết quả phân tích đất nơi có BXNĐ phân bố được thể hiện ở bảng 4.9:

54


Bảng 4.9: Đặc điểm tính chất vật lý, hóa học đất nơi Bách xanh núi đá phân bố tại Chạm Chu



STT


Kỹ hiệu mẫu


Mùn

%


Độ ẩm của đất A%


PH

KCl


NH4+


P205


K20

Độ chua trao đổi(mgđl/100gđất)

Độ chua thủy phân (mgđl/100gđất)

Thành phần cơ giới (%)



E


H+


Al3+

<0,002

mm

0,02 -

0,002

mm

2 -

0,02

mm

HTP


1

Đất Bãi Chò


6.65


26.119


5.9


3.03


1.21


12.98


0.35


0.20


0.15


3.97


11.12


22.29


66.59


2

Đất Đá Trắng


6.33


13.263


6.2


2.96


1.23


13.41


0.36


0.18


0.18


7.14


10.37


15.68


73.95


Trung bình



6.49


19.69


6.05


3.00


1.22


13.20


0.36


0.19


0.17


5.55


10.75


18.98


70.27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.


Từ 0-2cm là tầng thảm mục với thảm mục, rễ cây ,lá… tạo thành tầng thảm mục có hàm lượng mùn rất cao. Kết quả từ bảng 4.9 cũng cho ta thấy Bách xanh núi đá phân bố ở nơi có hàm lượng mùn cao. Trung bình vào khoảng 6.49%, Dung trọng đất thấp với nhiều rễ cây đan vào nhau thành lớp rõ ràng, rất xốp và ẩm.

Bách xanh núi đá phân bố ở nơi có độ ẩm đất rất lớn, độ ẩm của đất ở 2 khu có sự khác nhau rõ rệt. Đất khu vực Bãi Chò có độ ẩm 26.119% cao gấp đôi độ ẩm đất ở khu vực Đá trắng là 13.263%.

Hàm lượng đạm rất cao tỉ lệ trung bình là 3% chứng tỏ đất rất tốt.

Hàm lượng lân và kali dễ tiêu không có sự biến động giữa mẫu đất ở 2 nơi. Hàm lượng lân dễ tiêu nghèo trung bình là 1.22%. Kali dễ tiêu giầu hàm lượng trung bình là 13.20%. Độ chua trao đổi sấp xỉ bẳng nhau từ 0.18 me/100g đến là 0.20 chứng tỏ đất ở đây ít bị rửa trôi.

Hàm lượng Al3+biến động 0.17me/100g đất. Chứng tỏ các cation kiềm hấp phụ trên keo đất ít bị rửa trôi.

Mấu đất ở các phẫu diện nghiên cứu có độ phKcl là 6.05 là đất trung tính, mang tính kiềm cao mang đặc trưng của vùng núi đá vôi.

Độ chua thủy phân của đất khu Bãi Chò và khu Đá Trắng là 3.97 - 7.14 mgđl/100gđất. Độ chua thủy phân của đất chứng tỏ Bách xanh núi đá có thể phân bố ở những nơi có độ chua khác nhau, độ chua trung bình là 5.5mgđl/100g đất.

Qua kết quả phân tích 2 mẫu đất ta có thể biết được Bách xanh núi đá có thể phát triển thuận lợi ở những khu đất có dung trọng thấp, có hàm lượng mùn và độ ẩm cao. Hàm lượng đạm và kali dễ tiêu cao, hàm lượng lân thấp. Độ chua trao đổi của mẫu đất ở đây thấp. Độ chua thủy phân có sự chênh lệch khá lớn. Có thể Bách xanh núi đá sống được ở độ chua trung bình là


5.5mgđl/100gđất. Kết quả nghiên cứu mẫu đất là cơ sở khoa học ban đầu cho việc chọn đất gây trồng, nhân giống Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris).

Sau quá trình điều tra và phân tích các đặc điểm nơi có Bách xanh núi đá tại KBTTN Chạm Chu có thể rút ra được một số nhận xét sau:

1. Bách xanh núi đá tại KBTTN Chạm Chu sống vùng núi đá vôi nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 10 -11 đến tháng 3-4; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9. Mùa khô thường có thời tiết lạnh và gió khô. Lượng mưa trung bình trên 1600mm/năm.

2. Bách xanh phân bố ở nơi có có độ dốc, độ cao lớn từ 700 – 1000m. Bách xanh núi đá mọc chủ yếu ở hướng Đông - Bắc và hướng Tây, phân bố tập trung ở khuc vực có độ cao từ 900 – 950m

3. Tỉ lệ tái sinh tự nhiên của Bách xanh núi đá rất thấp. Tái sinh bằng hạt, không phát hiên tái sinh chồi tại khu vực phân bố.

4. Bách xanh núi đá có thể phát triển thuận lợi ở những khu đất có có hàm lượng mùn và độ ẩm cao, dung trọng thấp.

Kết quả nghiên cứu này có thể bổ xung cho các nghiên cứu về đặc điểm lâm học của Bách xanh núi đá trước đó. Đây cũng là cơ sở để bảo tồn và phát triển loài tại KBT cũng như nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhân giống, nuôi trồng Bách xanh núi đá .

4.3. Tình hình quản lý, bảo tồn loài Bách xanh núi đá và các giải pháp bảo tồn‌

4.3.1. Thực trạng công tác quản lý Bách xanh núi đá‌

Tại Việt Nam Bách xanh núi đá hiện phân bố hẹp ở một số tỉnh Lào Cai (Sapa), Hòa Bình, Hà Nội (Ba Vì), ở độ cao 1100 – 1200m), Đắc Lắc, Lâm Đồng (Đà Lạt), Khánh Hòa (Nha Trang: núi Tou Ha), Ninh Thuận…Tại VQG Phong Nha Kẻ Bàng có khoảng 2500 cây với mật độ 600 cây/ha.Phía Bắc nước ta tại khu vực Mai Châu – Mộc Châu số lượng Bách xanh đá trưởng thành còn lại ước khoảng 90 cây. Chúng phân bố rải rác, các cây trưởng thành


phát triển ké, các cây đường kính lớn đều đã bị khai thác. Những cây còn lại đường kính ngang ngực trung bình chỉ 15 – 17cm. Cây con được tìm thấy khá nhiều, khoảng 160 – 200 cây trên toàn diện tích. Tuy nhiên chưa quan sát thấy cây mầm.

Quá trình điều tra thực địa tại KBTTN Chạm Chu tỉnh Tuyên Quang lập 10 OTC mỗi OTC rộng 1000m2 ghi nhận được 260 cây Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris Aver. H. Nguyen & L.K.Phan) Trong đó có 27 cây bị chết, 23 cây bị khai thác, 04 cây tái sinh.

Hiên nay Bách xanh đá tại khu vực phân bố đang bị đe dọa nghiêm trọng do người dân khai thác để làm bột hương và đồ mỹ nghệ. Ước tính mức độ suy giảm của quần thể trong 10 năm trở lại đây trên 65%. Ngoài ra, số lượng cây trưởng thành ít, khả năng đậu tái sinh thấp cũng là một trong những mối đe dọa đối với loài này.

4.3.1.1. Hiện trạng các loài cây gỗ bị khai thác tại khu vực nghiên cứu

Tại KBTTN Chạm Chu có 190 loài có khả năng cho gỗ thuộc 123 chi 47 họ, chiếm 20,97% tổng số loài, 28,94% tổng số chi và 34,55% tổng số họ. Trong đó có 8 họ có từ 5 loài trở lên.

Những loài đã bị khai thác kiệt gồm có:

- Đinh - Markhamia stipulata (Wall.) Seem. ex Schum var. kerri Sprague

- Lát hoa - Chukrasia tabularis A. Juss.

- Trương vân - Toona surenii (Blume) Merr.

- Pơ mu - Fokienia hodginsii Henry & Thom.

- Bách xanh đá - Calocedrus rupestris Aver. H. Nguyen & L.K.Phan

- Chò nâu - Dipterocarpus retusus Blume

- Chò chỉ - Parashorea chiensis H. Wang

- Táu mật - Vatica odorata (Griff.) Symingt

- Táu xanh - Vatica subglabra Merr.


- Sến mật - Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam

- Nghiến - Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang & Miau

- Sến mộc - Photinia benthamiana Hance

- Những loài đang được khai thác và sử dụng nhiều gồm:

- Xoan nhừ - Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt. & Hill.

- Muồng đen - Senna siamea (Lamk.) Irwin & Barneby

- Muồng trắng - Zenia insignis Chun.

- Trai lý - Garcinia fagraeoides A. Chev.

- Giẻ cau - Lithocarpus cerebrinus (Hickel & A. Camus) A. Camus

- Dẻ đỏ - Lithocarpus ducampii (Hickel & A. Camus) A. Camus

- Dẻ gai ấn độ - Castanopsis indica (Roxb.) A. DC.

- Kháo tơ - Machilus bombyci na King ex Hook. f.

- Kháo vàng thơm - Machilus bonii Lecomte

- Kháo nhớt Machilus leptophylla Hand.-Mazz

- Kháo vàng - Machilus thunbergii Sieb. & Zucc

- Kháo xanh - Cinnadenia paniculata (Hook. f.) Kosterm

- Cà lồ - Caryodaphnopsis tonkinensis (Lecomte) Airy-Shaw

- Giổi - Manglietia chevalieri Dandy

- Giổi xanh - Manglietia rufibarbata Dandy

- Giổi lông - Michelia balansae (DC.) Dandy

- Gội đỏ - Aglaia lawii (Wight) Sald. ex Ram

- Gội nếp - Aglaia spectabilis (Miq.) Jain & Bennet

- Quếch - Chisocheton paniculatus Hiern

- Cứt ngựa - Archidendron balansae (Oliv.) I. Nielsen

- Mán đỉa - Archidendron clypearia (Jack) I. Nielsen

- Trường mật - Pometia pinnata Forst. & Forst. F.

- Trường kẹn - Pavieasia annamensis Pierre


- Vải rừng - Nephelium cuspidatum Blume var. bassacense (Pierre) Leenh

- Phay sừng - Duabanga grandiflora (Roxb. ex DC.) Walp,

4.3.1.2. Giá trị sử dụng của Bách xanh núi đá

Bách xanh núi đá là cây gỗ quý có giá trị cao trong sử dụng và thương mại. Do có tính chất trang trí, gỗ có chứa nhiều tinh dầu thơm, không bị mối mọt và mục, dễ gia công nên được ưa chuộng dùng để xây dựng nhà cửa, đóng đồ gỗ cao cấp, tiện đồ mỹ nghệ và làm đồ dùng văn phòng. Do gỗ có mùi thơm dịu nên còn được dùng làm bột hương.

Ở Việt Nam, gỗ Bách xanh núi đá rất được ưa chuộng. Bách xanh núi đá hiện nay được tận dụng tối đa để tạo ra các sản phẩm khác nhau thùy thuộc vào kích thước của gỗ và độ rộng của lõi. Do đặc tính gỗ đẹp, có mùi thơm và khan hiếm Bách xanh núi đá hiện chỉ sử dụng để làm các đồ mỹ nghệ cao cấp, quý hiếm.

Hình 4 15 Các sản phẩm từ gỗ Bách xanh Chính vì giá trị thẩm mỹ và có 2

Hình 4.15: Các sản phẩm từ gỗ Bách xanh‌

Chính vì giá trị thẩm mỹ và có giá trị cao nên Bách xanh núi đá bị khai thác cạn kiệt dẫn tới suy giảm đáng kể về số lượng cây Bách xanh ngoài tự nhiên. Đây là áp lực đối với việc bảo tồn loài tại khu bảo tồn.

4.3.1.3. Thực trạng khai thác Bách xanh núi đá tại KBTTN Chạm Chu

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 17/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí