Giải Pháp Về Bảo Tồn Tài Nguyên Thiên Nhiên Và Nghiên Cứu Khoa Học


Từ khu dịch vụ hành chính của KBT đi về hướng Tây - Bắc bằng đường bộ khoảng 5 km là khu vực núi Ba Chon. Đây là đỉnh núi có độ cao lớn nhất KBT 426m, từ trên đỉnh núi có thể quan sát toàn cảnh KBT và các vùng lân cận, theo truyền thuyết kể lại rằng tứ vị Hồng Nương hoá trên đỉnh núi Ba Chon và được người dân địa phương lập đền thờ tại đây.‌

Địa điểm 6: Đầm Cút - Quèn Cả - Đầm Bái - Động Hoa Lư

Từ khu trung tâm đi bằng đường bộ khoảng 9 km về hướng Tây dọc theo Đầm Cút đi bộ khoảng 2 km vào khu vực Quèn Cả sang khu vực Đầm Bái là các hệ sinh thái rừng trồng và rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác với khung cảnh yên tĩnh và trong lành, nơi đây có thể tổ chức đi bộ trong rừng và du lịch cắm trại. Từ thung Đầm Bái quay trở lại khu hồ Đầm Cút đi vào khu vực động Hoa Lư (Thung Lau) là nơi phát tích của triều đại nhà Đinh, nơi Đinh Tiên Hoàng thửa nhỏ cờ lau tập trận tại nơi đây. Tiếp đến là Thung Lá nơi thờ cúng mẹ của Đinh Tiên Hoàng.

Địa điểm 7: Du lịch sinh thái tại các thôn, bản trong các xã tại KBT


Các thôn nằm trong và gần kề KBTTNĐNN Vân Long có truyền thống canh tác nông nghiệp từ nhiều đời nay, hoạt động sản xuất chính của họ chủ yếu là trồng cấy, chăn nuôi và đánh bắt thủy sải sản. Nhân dân sống trong vùng chủ yếu là dân tộc Kinh với nếp sống văn hóa điển hình của làng quê đồng bằng Bắc bộ.

Trụ sở của BQL KBT nằm trên địa bàn của thôn Tập Ninh, xã Gia Vân.Đây cũng là thôn có hoạt động du lịch sôi nổi nhất trong các thôn vùng dự án. Các thôn còn lại, thôn gần nhất nằm cách trụ sở BQL khoảng 1 km, thôn xã nhất cách khoảng 10 km, phương tiện giao thông đi lại thuận tiện bằng ô tô.

4.4.3. Giải phát về phát triển cơ sở hạ tầng

Hiện tại KBT đã hoàn thiện các hạng mục đưa vào khai thác sử dụng như: nhà truyền thông - giáo dục cộng đồng, nhà chuyên gia, khu trưng bày mẫu vật, vườn thực vật,...Đây cũng là thuận lợi cho hoạt động tổ chức, quản lý và hoạt động. Tuy nhiên để đảm bảo tương xứng với tiềm năng và lợi thế của KBT, cần có sự đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch hơn nữa tại các tuyến, điểm du lịch trong KBT và phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.


- Xây dựng cơ sở hạ tầng phải tận dụng những tiềm năng và lợi thế sẵn có về tự nhiên, môi trường, nâng cấp cải tạo các cơ sở vật chất đã có.

Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình - 11

- Việc xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng ưu tiên phục vụ công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, sau đó với kết hợp cho chương trình phát triển DLST của KBT.

* Nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm:

+ Nâng cấp một số tuyến đường mòn phục vụ công tác tuần tra kết hợp với hoạt động phát triển DLST.

+ Xây dựng các chòi quan sát trong rừng, chòi quan sát Voọc, hệ thống các nhà nổi dưới lòng hồ.

+ Xây dựng tuyến cáp treo nội bộ trong KBT và tuyến cáp treo Tràng An – Bái Đính – Vân Long để kết nối các khu du lịch với nhau.

+ Xây dựng Trung tâm DLST và trạm kiểm lâm thuộc BQL KBT.

+ Trang bị các phương tiện đi lại.

+ Hỗ trợ các thôn vùng lõi trong KBT xây dựng nhà văn hóa và các cơ sở hạ tầng khác để đạt chuẩn Làng sinh thái; hỗ trợ một số hộ dân tham gia loại hình du lịch Homestay cải tạo và tu bổ nhà cổ phục vụ khách du lịch.

- Nâng cấp một số tuyến đường:

+ Nâng cấp tuyến đường ô tô từ khu vực thôn Vườn Thị đến thôn Đá Hàn xã Gia Hòa với chiều dài 5 km vừa kết hợp công tác quản lý bảo vệ rừng và các hoạt động du lịch.

+ Nâng cấp tuyến đường mòn từ chân núi lên đỉnh núi Ba Chon và một số tuyến đường mòn vào các khu vực thung Đầm Bái, Thung Quèn Cả, Thung Giếng, Thung Đá Khép để phục vụ công tác tuần tra bảo vệ rừng kết hợp với hoạt động du lịch sinh thái.

- Xây dựng các chòi quan sát trong rừng, chòi quan sát Voọc, hệ thống các nhà nổi dưới lòng hồ:+ Xây dựng chòi quan sát tại các khu vực Thung Giếng, khu vực Thung Đầm Bái và chòi quan sát Voọc tại khu vực trạm bảo vệ rừng số 6 với mục đích vừa phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng vừa kết hợp ngắm cảnh thiên nhiên và loài Voọc quần đùi trắng tại nơi đây; + Xây dựng nhà nổi tại khu vực lòng


hồ Đầm Cút – xã Gia Hưng và khu vực Đầm Vân Long xã Gia Vân để phục vụ khách du lịch có sở thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sông núi, nước non;

- Xây dựng tuyến cáp treo nội bộ trong KBT và tuyến cáp treo Vân Long - Bái Đính - Tràng An để kết nối các khu du lịch với nhau.

+ Xây dựng tuyến cáp treo nội bộ trong KBT với mục đích thưởng ngoạn cảnh đẹp của núi, sông và đưa du khách tới những điểm du lịch một cách nhanh nhất. Tuyến cáp treo nội bộ trong KBT từ núi Mèo cào đến đỉnh núi Ba Chon với tổng chiều dài ước tính khoảng 3,2 km.

+ Xây dựng tuyến cáp treo kết nối với các khu du lịch nổi tiếng của địa phương để tạo sự thu hút cho du khách đến Vân Long và du khách đến các khu du lịch nổi tiếng đó. Đi trên cáp treo theo tuyến này có thể quan sát tổng thể cảnh quan thiên nhiên của khu vực. Tuyến cáp treo Vân Long - Bái Đính - Tràng An ước tính có chiều dài khoảng 10 km. Tuy nhiên đây là tầm chiến lược của cả ngành du lịch tỉnh Ninh Bình.

- Xây dựng các biển báo thông tin diễn giải thiên nhiên

Tuyến, điểm tham quan là hiện trường hoạt động chính của du khách. Tại đây, du khách có thể tự khám phá những bí ẩn của thiên nhiên, những điều kỳ thú của tạo hoá, từ đó cảm nhận được những giá trị đích thực của thiên nhiên. Để có thêm thông tin cho du khách, việc xây dựng các biển thông tin trên các tuyến, điểm tham quan là rất cần thiết.Nội dung của các bảng thông tin được thiết kế với thông tin ngắn gọn, đơn giản, gây sự tò mò và gợi tính tư duy, tạo cho du khách những hứng khởi và sự chú ý trên tuyến tham quan. Chẳng hạn các hình ảnh đẹp và thông tin về sự phân bố và hoạt động của một số loài thú, các loài động vật và côn trùng cũng như phân bố một số loài thực vật có giá trị về mặt thẩm mĩ và khoa học. Có thể có những nội dung khuyến cáo những việc du khách được làm và không được làm.Những biển chỉ dẫn đã cung cấp thêm thông tin về thiên nhiên đồng thời gợi lên ý thức trân trọng và gìn giữ thiên nhiên cho du khách; cách làm này có ý nghĩa giáo dục rất cao và hấp dẫn du khách.

- Xây dựng trung tâm cứu hộ, vườn thực vật:


Đây là hoạt động quan trọng bảo tồn các loài động, thực vật, bởi đến KBT du khách có thể quan sát các công việc của các cán bộ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, cứu hộ... sẽ làm tăng lên nhận thức về giá trị của thiên nhiên. Ngoài ra đây cũng là một hoạt động hết sức ý nghĩa về mặt bảo tồn các loài quý hiếm, đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Đây thực sự là điểm tham quan hấp dẫn đối với nhiều du khách đến học tập và nghiên cứu vào tất cả các tháng trong năm.Đến tham quan các công trình này, du khách được trực tiếp quan sát vẻ đẹp và những tập tính đáng yêu của các loài động vật, chiêm ngưỡng các loài cây quý, qua đó du khách hiểu và trân trọng hơn giá trị của công việc bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã, từ đó tạo cho du khách có được hành vi ứng xử thân thiện và đúng mực với thiên nhiên.

- Xây dựng Trung tâm DLST và Trạm Kiểm lâm thuộc BQL KBT:

Mục tiêu từng bước nâng cao vai trò và đưa công tác quản lý du lịch theo đúng quy định của Nhà nước. Gắn liền công tác quản lý bảo vệ rừng với việc khai thác hoạt động du lịch nhằm tạo nguồn thu và tái đầu tư cho công tác bảo tồn. Trung tâm DLST và trạm Kiểm lâm nằm trong khu dịch vụ hành chính của BQL KBT với

diện tích mỗi đơn vị khoảng 200m2 với các bộ phận quản lý, khai thác, xúc tiến đầu

tư và quảng bá các sản phẩm du lịch.

- Trang bị các phương tiện đi lại:

Mục tiêu nâng cấp trang thiết bị nhằm: Tăng cường công tác tuần tra bảo vệ trong rừng, phục vụ cho việc vận chuyển đến các trạm bảo vệ rừng và thực hiện các dịch vụ cho du lịch sinh thái.Các loại phương tiện cần mua: Xe đạp địa hình đi tuần tra trong rừng kết hợp với cho khách du lịch thuê đi dã ngoại; Xe ôtô nhỏ; Thuyền cao su và phao cứu sinh; Thuyền sắt.

- Hỗ trợ xây dựng làng sinh thái và các hộ gia đình tham gia loại hình du lịch Homestay.Mục tiêu giảm áp lực tiêu cực đến nguồn tài nguyên của KBT, góp phần đảm bảo đời sống cho người dân sống trong vùng lõi và vùng giáp ranh KBT.

Các thôn vùng lõi bao gồm: Đồi Ngô, Gọng Vó – xã Gia Hòa và thôn Cọt xã Gia Hưng. Các hộ dân tham gia loại hình du lịch Homestay hiện có tại các thôn Phù Long, Tập Ninh xã Gia Vân, thôn Cầu Vàng xã Gia Hòa.


Nội dung hỗ trợ bao gồm: Nâng cấp, tu bổ đường làng, ngõ xóm xanh sạch đẹp và các công trình khác theo tiêu chuẩn làng sinh thái;Hỗ trợcác hộ dân tham gia loại hình du lịch Homestay cải tạo các phòng nghỉ và các công trình phụ trợ khác để phục vụ khách du lịch.‌

4.4.4. Giải pháp về vốn và chính sách đầu tư

* Về vốn đầu tư :

Ưu tiên nguồn thu ngân sách của địa phương đầu tư cho phát triển du lịch. Các chính sách về phát triển kinh tế khác phải đảm bảo hạn chế tới mức thấp nhất tác động xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường.

Triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn theo tinh thần Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Theo đó các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từdịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng của các khu rừng tạo ra dịch vụ đã cung ứng. Đây là chính sách mới tạo thêm nguồn thu đầu tư cho công tác bảo tồn và phát triển du lịch.

* Về chính sách thu hút đầu tư:Chiến lược của tỉnh ủy là định hướng phát triển tỉnh Ninh Bình trở thành Thành phố du lịch trong tương lai, chính vì vậy ngay từ bây giờ các cấp các ngành trong tỉnh cần ưu tiên xây dựng các chính sách thu hút đầu tư nguồn vốn từ ngân sách và các nguồn vốn của các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực phát triển du lịch tại Vân Long.Bên cạnh các chính sách thu hút đầu tư chung trên địa bàn toàn tỉnh, cần xây dựng các chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút và huy động tối đa nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong xã hội đầu tư phát triển du lịch sinh thái vào KBTTNĐNN Vân Long.

Ban quản lý KBT cần nghiên cứu xây dựng và đề xuất phương án cho thuê môi trường rừng kinh doanh du lịch theo quy định tại điểm b, khoản 3 điều 23 của Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng để thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế đầu tư vào KBTTNĐNN Vân Long. Tuy nhiên bước đầu cần có các chính sách ưu đãi cụ thể để khuyến khích và thu hút các nguồn đầu tư đó.


Hỗ trợ và ưu đãi về chính sách tín dụng, cắt giảm các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân và các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn vốn đầu tư vào các hoạt động phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.‌‌

4.4.5. Giải pháp về tiếp thị quảng bá

Liên kết các điểm, các khu du lịch trong tỉnh bằng các hình thức đặt các biển quảng cáo, cấp phát tờ rơi giới thiệu khu du lịch sinh thái Vân Long tại các điểm và các khu du lịch đó. Liên kết các nhà hàng, khách sạn, các tuor du lịch trong và ngoài nước để quảng bá và giới thiệu hình ảnh của Vân Long cho khách du lịch.

Tăng cường sự hợp tác với các hãng thông tấn báo chí, các đài phát thanh truyền hình trong nước và nước ngoài để hỗ trợ cho việc xúc tiến quảng bá hình ảnh KBTTNĐNN Vân Long.Đầu tư xây dựng Website KBTTNĐNN Vân Long vì đây là kênh thông tin chủ yếu để khách du lịch cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu các thông tin về KBTTNĐNN Vân Long.

Tham gia tích cực vào các hội chợ, liên hoan, triển lãm, hội thảo trong nước và quốc tế về du lịch và công tác bảo tồn.Đầu tư nhiều hơn nữa các công cụ tuyên truyền quảng bá như tờ rơi, sách, Panôđể giới thiệu hình ảnh KBTTNĐNN Vân Long.

4.4.6. Giải pháp về nhân lực cho hoạt động du lịch

Nhân lực là yếu tố quyết định cho sự thành công của mọi hoạt động vì vậy để phát triển du lịch KBTTNĐNN Vân Long cần có chính sách quy hoạch, đào tạo lại cán bộ quản lý, nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là các hộ dân tham gia hoạt động du lịch. Có chiến lược đào tạo cán bộ hướng dẫn là người của địa phương tạo thuận lợi cho sự phát triển du lịch lâu dài và bền vững.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý du lịch có trình độ để quản lý và hướng dẫn cộng đồng thực hiện các quy định về giao tiếp, ứng xử đối với khách du lịch.Đội ngũ này phải có đầy đủ các kỹ năng về nghiệp vụ du lịch, trình độ ngoại ngữ vì KBTTNĐNN Vân Long hàng năm đón tiếp rất nhiều du khách nước ngoài.


- Đối vớicác hộ dân khi tham gia kinh doanh lưu trú dịch vụ du lịch bắt buộc phải được đào tạo nghiệp vụ du lịch do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức.‌‌

- Tranh thủ các chương trình trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ về kiến thức,kinh nghiệm để thực hiện thành công việc kinh doanh loại hình du lịch homestay tại KBT Vân Long.

- Có chế độ đãi ngộ thích hợp thu hút đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm quản lý, có trình độ ngoại ngữ tốt, ưu tiên là người địa phương.

- Ban quản lý KBT cần có kế hoạch cử các cán bộ có năng lực tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về công tác quản lý và tham gia các hoạt động kinh doanh dịch vụ DLST.

4.4.7. Giải pháp về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nghiên cứu khoa học

Tăng cường và đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để tìm ra những loài động thực vật mới xuất hiệntại KBT Vân Long, vừa bổ xung cho tính đa dạng sinh học tại nơi đây và để có giải pháp bảo tồn các nguồn gen quý hiếm đó. Thực hiện các đề tài nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật gieo trồng một số loài cây bản địa quý hiếm, vừa thực hiện mục tiêu bảo tồn vừa có giá trị về kinh tế cho cộng đồng dân cư vùng đệm.

Tiếp tục nghiên cứu, khám phá hệ thống tài nguyên về địa hình, địa mạo và hệ thống hang động để có kế hoạch khai thác và bảo tồn nguồn tài nguyên đó. Cụ thể tại khu vực Thung Quèn Cả, Thung Lau, Hang Bóng, Kẽm Trăm, chân núi Hoàng Quyển.

4.4.8. Giải pháp tiếp tục phát triển du lịch gắn với cộng đồng

Khuyến khích hoạt động du lịch công đồng cần sự tham gia tích cực của người dân. Thông qua đó, người dân được hưởng lợi từ hoạt động du lịch, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển du lịch.

Trên cơ sở đặc điểm dân cư - lao động, kết quả điều tra về tác động của người dân đến du lịch, sự chú trọng phát triển và kế hoạch bảo tồn KBT hiện nay,


đề tài đưa ra một số giải pháp để huy động sự tham gia của người dân địa phương như sau:

- Phối hợp với người dân địa phương trong quản lý vận hành du lịch, nhằm tăng cường sự liên kết giữa phát triển du lịch với bảo tồn và phát triển cộng đồng, có thể cho người dân địa phương tham gia vào việc hoạch định quản lý cũng như tổ chức các hoạt động du lịch. Trong cơ cấu trung tâm du lịch của KBTTNĐNN Vân Long nên sử dụng lao động địa phương, đặc biệt là những người có tri thức và trình độ, có nhiều kinh nghiệm.

- Sử dụng người lao động địa phương vào các hoạt động dịch vụ du lịch như: tham gia làm hướng dẫn viên, người dẫn đường, tuyên truyền viên...

- Tham gia vào các hoạt động cung cấp dịch vụ nghỉ homestay, dịch vụ chèo thuyền, các dịch vụ cung cấp đồ ăn, hàng lưu niệm..

- Dịch vụ trông gửi xe, dịch vụ vệ sinh môi trường...

- Tiếp tục có kế hoạch xây dựng các làng sinh thái tại các thôn Đồi Ngô, Gọng Vó, Đá Hàn xã Gia Hòa; thôn Cọt, Hoa Tiên xã Gia Hưng nhằm thu hút khách du lịch có sở thích du ngoạn cảnh làng quê Việt Nam. Khuyến khích, tạo điều kiện để người dân địa phương tham gia vào các hoạt động khai thác du lịch.

- Chia sẻ lợi ích thông qua hỗ trợ cộng đồng: Đây là hoạt động ý nghĩa, trung tâm du lịch có thể cân đối nguồn thu từ hoạt động du lịch để hỗ trợ người dân tập huấn nâng cao trình độ, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch như đường đi, phí vệ sinh, trường học, cơ sở y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng và tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân địa phương ...

4.4.9. Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường sinh thái

* Chất thải rắn: Quản lý chặt chẽ việc thu gom rác ở các tuyến điểm du lịch, tạo nên môi trường xanh sạch, bao gồm các biện pháp sau:

- Nâng cao ý thức tự giác cho nhân viên trong trung tâm du lịch. Đối với các tuyến đường mòn thì phân công người dọn hằng ngày và thu gom các loại rác thải từ những thùng rác nhỏ dọc tuyến du lịch.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 30/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí