Có thể bạn quan tâm!
- Đối Tượng, Phạm Vi Nghiên Cứu
- Điều Kiện Tự Nhiên Và Kinh Tế - Xã Hội
- Đặc Điểm Sinh Vật Học Loài Bách Xanh Núi Đá
- Đặc Điểm Cấu Trúc Rừng Nơi Có Bách Xanh Núi Đá Phân Bố
- Đặc Điểm Tính Chất Vật Lý, Hóa Học Đất Nơi Bách Xanh Núi Đá Phân Bố Tại Chạm Chu
- Bảng Thống Kê Bách Xanh Núi Đá Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Chạm Chu
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
Chú thích: “*” Nón xuất hiện; “**” Nón non mọc rộ; ; Nón già; “--“ Kết thúc.
Kết quả thu thập từ các đợt điều tra cho thấy Bách xanh núi đá ra nón 2 lần trong năm.
- Thời gian ra nón lần 1 bắt đầu vào đầu tháng 2 và kết thúc vào khoảng tháng 4, thời điểm nón non mọc rộ vào khoảng cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 đến tháng 4 nón già và rụng, tháng 5 kết thúc chu kỳ ra nón lần 1.
- Thời gian ra nón lần 2 vào đầu tháng 8 kết thúc vào khoảng cuối tháng 11. Thời gian mọc rộ vào khoảng cuối tháng 8 và đầu tháng 9 đến tháng 10 nón già và bắt đầu rụng, thàng 11 kết thúc chu kỳ ra nón lần 2.
4.1.3. Đặc điểm giải phẫu lá
Phân tích cấu tạo giải phẫu lá của Bách xanh núi đá cây trưởng thành và Bách xanh núi đá tái sinh thể thấy được sự thay đổi giữa các thế hệ cây,so sánh phân tích giải phẫu là Bách xanh (Calocedrus macrolepis) nhằm so sánh và sự khác biệt giữa 2 loài trong họ và sự khác biệt giữa cây trưởng thành và cây con tái sinh của loài.
4.1.3.1. Giải phẫu lá Bách xanh núi đá
* Mẫu 1 lá Bách xanh núi đá trưởng thành
Hình 4.10: Hình thái giải phẫu lá Bách xanh núi đá trưởng thành
Bề dầy lá dầy nhất là 595.79 µm, mỏng nhất là 228.57 µm, bề dày lá là
502.94 µm
* Mẫu 2: Lá Bách xanh núi đá cây tái sinh:
Hình 4.11: Hình thái giải phẫu lá Bách xanh núi đá tái sinh
Bề dầy lá dày nhấy là 704.97µm, mỏng nhất là 338.68µm, Bề dầy lá là 593.97µm.
Bách xanh tái sinh có độ dày lá lớn hơn so với Bách xanh trưởng thành. Bề dấy lá dày nhất và nhỏ nhất của Bách xanh núi đá tái sinh đều dầy hơn Bách xanh trưởng thành khoảng 100µm.
* Mẫu 03: Lá Bách xanh (Calocedrus macrolepis)
Hình 4.12: Hình thái giải phẫu lá Bách xanh (Calocedrus macrolepis)
Bề dày lá dày nhất là 395.28 µm, bề dày lá mỏng nhất là 381.70 µm, bề dày lá là 383µm.
Bách xanh núi đá trưởng thành có bề dầy lá khá dầy là 502.94. Bách xanh (Calocedrus macrolepis) có bề dày lá nhỏ hơn là 388.00µm. Bề dầy lá đầy chứng tỏ khả năng chống chịu với điều từ môi trường bên ngoài của mặt lá cao.
Trong 3 mẫu lá Bách xanh núi đá tái sinh có bề dày lá lớn nhất 593.97µm hơn Bách xanh (Calocedrus macrolepis) và bách xanh trưởng thành nhiều. Do Bách xanh tái sinh mọc ở dưới những tán cây lớn chưa tiếp xúc được nhiều với anh sáng mặt trời nên Bách xanh núi đá tái sinh là cây chịu bóng nhiều hơn.
Các chỉ tiêu giải phẫu lá được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.3: Đặc điểm cấu tạo giải phẫu lá Bách xanh
Giai đoạn | Cutin trên (µm) | Biểu bì trên (µm) | Mô dày dưới bb trên (µm) | Mô dậu (µm) | Mô khuyết (µm) | Mô dày dưới bb dưới (µm) | Biểu bì dưới (µm) | Cutin dưới (µm) | Mô dậu/mô khuyết (µm) | Bề dày lá (µm) |
BXNĐ trưởng thành | 6.12 | 8.32 | 14.41 | 40.39 | 407.57 | 11.54 | 8.29 | 6.19 | 0.10 | 502.94 |
BXNĐ tái sinh | 8.39 | 8.45 | 15.67 | 92.07 | 426.53 | 11.47 | 6.23 | 6.11 | 0.22 | 593.97 |
BX | 5.42 | 9.69 | 12.44 | 88.4 | 241.41 | 9.66 | 3.58 | 12.03 | 0.37 | 388.00 |
So sánh các chỉ tiêu giải phẫu lá giữa Bách xanh núi đá trưởng thành với Bách xanh núi đá tái sinh, giữa Bách xanh núi đá trưởng thành với Bách xanh (Calocedrus macrolepis).
* So sánh các chỉ tiêu giữa Bách xanh núi đá trưởng thành và Bách xanh núi đá tái sinh
Các chỉ tiêu ở bảng 04 cho thấy Cutin của Bách xanh núi đá trưởng thành và Cutin của Bách xanh núi đá tái sinh gần bằng nhau. Cutin trên từ
6.12 - 8.39, cutin dưới từ 6.11 – 6.19. Cutin trên của Bách xanh tái sinh và Bách xanh trưởng thành có sư chênh lệch điều này phản ánh sự tiếp nhận không đồng đều của Bách xanh trưởng thành và Bách xanh tái sinh. Lớp cutin dày nên hạn chế sự hấp thụ nhiệt và ánh sáng. Điều này phù hợp nơi phân bố của loài tại KBT.
Lớp Mô dậu của Bách xanh núi đá trưởng thành nhỏ hơn nhiều so với Bách xanh tái sinh chứng tỏ Bách xanh trưởng thành nhận được nhiều ánh sáng sáng hơn Bách xanh tái sinh.
Biểu bì hình chữ nhật, xếp sít nhau, xắp xếp theo chiều dài của lá, độ dày của biểu bì trên và biểu bì dưới, cutin trên và cutin dưới khá lớn.
Tại KBTTN Chạm Chu BXNĐ phân bố có độ cao lớn, tổ thành rừng có nhiều cây gỗ vượt tán nên bước đầu có thể kết luận lá BXNĐ nhận được ít ánh sáng. Điều này đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm giải phẫu lá của loài.
* So sánh các chỉ tiêu giải phẫu lá cây trưởng thành giữa Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris) và Bách xanh (Calocedrus macrolepis)
Tỷ lệ cutin trên / cutin dưới của 2 loài là tương đối khác nhau. Bách xanh núi đá trưởng thành có tỉ lệ cutin trên / cutin dưới nhỏ hơn Bách xanh. Lớp cutin trên và cutin dưới khá dày giúp hạn chế sự hấp thụ nhiệt và ánh sáng của Bách xanh núi đá và Bách xanh đều tốt.
Biểu bì trên và biểu bì dưới của Bách xanh núi đá gần bằng nhau chứng tỏ khả năng tiếp nhận ánh ánh của 2 mặt lá gần bằng nhau.
Biểu bì trên và biểu bì dưới của bách xanh có sự chênh lệch khá lớn. biểu bì trên của Bách xanh khá dày với độ dày 9.69µm, độ dày biểu bì dưới là 3.58µm chứng tỏ mặt trên nhận được nhiều ánh sáng hơn.
Mô dậu và mô khuyết của 2 loài Bách này khác nhau rõ rêt. Bách xanh núi đá có mô dậu và mô khuyết lớn hơn Bách xanh nhiều chứng tỏ khả năng tiếp nhận ánh sáng của 2 loài là khác nhau. Mô khuyết bách xanh có tỉ lệ nhỏ thể hiện khả năng thoát hơi nước tốt hơn. Chứng tỏ Bách xanh có cường độ quang hợp lớn hơn so với Bách xanh núi đá.
4.1.3.2. Phân tích hàm lượng diệp lục.
* Hàm lượng diệp lục a,b và cường độ quang hợp
Diệp lục có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm hữu cơ của cây trong quang hợp. Những loài cây ưa sáng hàm lượng diệp lục trong lá thấp, tỷ lệ diệp lục a/b cao; những loài cây chịu bóng có hàm lượng diệp lục trong lá cao, tỷ lệ diệp lục a/b thấp. Đây là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá nhu cầu ánh sáng của loài. Kết quả phân tích hàm lượng diệp lục của loài 03 mẫu Bách xanh núi đá như sau:
Bảng 4.4: Hàm lượng diệp lục a,b và cường độ quang hợp
Ca (mg/l) | Cb (mg/l) | a/b | Achla | Achlb | Cường độ quang hợp (mgCO2/dm2/h) | |
BXNĐ cây trưởng thành | 15.03 | 7.33 | 2.050 | 1.50 | 0.73 | 2.24 |
BXNĐ cây tái sinh | 9.16 | 4.17 | 2.197 | 0.92 | 0.42 | 1.33 |
BX Calocedrus macrolepis | 14.30 | 6.50 | 2.200 | 1.43 | 0.65 | 2.08 |
Kết quả cho thấy cả ba mẫu: Bách xanh núi đá cây trưởng thành, cây tái sinh và Bách xanh (Calocedrus macrolepis) có hàm lượng diệp lục cao, tỉ lệ diệp lục a/b thấp ở khoảng 2.050 – 2.200 < 2.3 nên có kết luận rằng cả ba mẫu trên cây đều là cây ưa bóng.
Bách xanh núi đá tái sinh có hàm lượng diệp Achla và Cchlb nhỏ hơn Bách xanh trưởng thành và Bách xanh (Calocedrus macrolepis). Chứng tỏ cường độ quang hợp của Bách xanh núi đá tái sinh ít hơn. Điều này cho thấy Bách xanh núi đá tái sinh tại nơi phân bố nhận được ít ánh sáng hơn so với Bách xanh trưởng thành và Bách xanh núi đất.
Có thể nhận định Bách xanh núi đá và Bách xanh đều là cây ưa bóng. Tuy nhiên Bách xanh nhận được ánh sáng nhiều hơn Bách xanh núi đá cây trưởng thành.
Tương tự cũng có thể thấy Bách xanh trưởng thành có cường độ quang hợp lớn hơn Bách xanh tái sinh. Bách xanh trưởng thành là cây gỗ lớn, tán cây ở cao nên nhận được nhiều ánh sáng hơn so với cây bách xanh tái sinh. Cường độ quang hợp thấp từ 1.33 - 2.24 mgCO2/dm2/h cho thấy khả năng quang hợp của Bách xanh núi đá là khá thấp. Điều này phù hợp với kết quả giải phẫu và hàm lượng cao các chất diệp lục có trong lá cây ở thí nghiệm trên.
Kết quả giải phẫu lá và phân tích hàm lượng diệp lục loài Bách xanh núi đá cho thấy đây là loài cây ưa bóng. Kết quả này có thể là cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm thúc đẩy tái sinh tự nhiên của loài phục vụ công tác bảo tồn và phát triển loài ngoài tự nhiên. Đây cũng là cơ sở khoa học bước đầu cho việc nhân giống, phục vụ tái sinh loài Bách xanh núi đá quý hiếm đang nguy cấp khi cần.
4.2. Đặc điểm phân bố của loài ở khu vực nghiên cứu.
4.2.1. Đặc điểm khí hậu
Khu vực phân bố Bách xanh núi đá ở KBTTN Chạm Chu có nhiệt độ trung bình năm là 22,9Co, trung bình tháng lạnh 15,5C0, trung bình tháng nóng 28,2Co. Biên độ dao động nhiệt giữa tháng lạnh và nóng là 7,3C0.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 10 -11 đến tháng 3-4; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9. Mùa khô thường có thời tiết lạnh
và gió khô. Lượng mưa trung bình 1661mm/năm, tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 (chiếm đến 65,24% tổng lượng mưa cả năm).
- Độ ẩm trung bình đạt 80-85%.
Những thông tin về phân bố loài tại đây sẽ giúp chúng ta có thể khái quát vùng khí hậu, đất đai, đặc điểm tự nhiên khu vực Bách xanh phân bố tại KBTTN Chạm Chu.
4.2.2. Phân bố theo đai cao và trạng thái rừng
KBTTN Chạm Chu là khu vực rừng nguyên sinh có tổ thành các loài cây lớn và mật độ cây tái sinh nhiều nên Bách xanh núi đá chiếm tỉ lệ không nhiều. Dưới đây là bảng tổng hợp các loài thực vật quý hiếm phân bố ở từng độ cao khác nhau:
Bảng 4.5: Bảng phân bố các loài thực vật quý hiếm theo đai cao
STT | Loài cây | STT | Loài cây | |
< 100 m | 1 | Đinh | 7 | Xưu xe tạp |
2 | Giảo cổ lam | 8 | Mương khao | |
3 | Hèo sợi to | 9 | Sến mật | |
4 | Ngải cau | 10 | Lá dương đỏ | |
5 | Lát hoa | |||
6 | Ngọc vạn tam đảo | |||
100 - 400 m | 1 | Giảo cổ lam | 19 | Chò nâu |
2 | Chò đãi | 20 | Dổi long | |
3 | Cốt toái bổ | 21 | Bình vôi hoa đầu | |
4 | Bổ béo đen | 22 | Hài hêlen | |
5 | Đinh | 23 | Hồi nước | |
6 | Củ dòm | 24 | Trầm hương | |
7 | Đinh vàng | 25 | Sồi quang |