Nguyên Nhân Dẫn Tới Mối Đe Dọa Của Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Chạm Chu‌‌


Bảng 4.11: Nguyên nhân dẫn tới mối đe dọa của khu bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu‌‌

Các mối đe dọa

trực tiếp

Nguyên nhân các mối đe dọa


1. Khai thác lâm sản trái phép

Do phong tục tập quán của người dân miền núi sử dụng gỗ

tốt để làm nhà, đồ gia dụng (tại chỗ);

Do nhu cầu thị trường

Trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết về môi trường

Quản lý Nhà nước về rừng ở cấp cơ sở chưa triệt để

Do đói nghèo, dân số gia tăng, không có vốn để sản xuất


2. Lửa rừng

Dân trí thấp, sử dụng lửa bất cần

Phương thức quản lý sử dụng đất chưa phù hợp

Do tập quán canh tác, do đốt nương gây cháy lan vào rừng

Do thời tiết, cháy lan từ nơi khác đến

3. Lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, đất sản xuất

Đói nghèo, phong tục tập quán lạc hậu, thiếu đất trồng lúa nước

Tốc độ gia tăng dân số nhanh, thiếu đất canh tác

Thiếu thông tin, chưa áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất

Thiếu kinh phí để có quy hoạch cụ thể

4. Xâm hại đất rừng và tài nguyên

rừng vùng giáp

ranh

Do đói nghèo, thiếu đất sản xuất (đất mầu mỡ)

Tình trạng đốt nương không được kiểm soát gây cháy lan

Sức ép thị trường, các loại lâm đặc sản cho lợi nhuận cao


5. Chăn thả gia súc

Hầu hết các xã chưa có quy hoạch vùng chăn thả gia súc,

mà chủ yếu do thôn tự quy định không theo quy hoạch

Do tập quán của đồng bào dân tộc miền núi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở khoa học bảo tồn loài Bách xanh núi đá Calocedrus rupestris Aver. H. Nguyen & L.K.Phan tại KBTTN Chạm Chu tỉnh Tuyên Quang - 10

Do người dân sinh sống trong khu vực KBTTN Chạm Chu chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số việc sinh sống dựa chủ yếu vào các hoạt động chặt


phá rừng, khai thác lâm sản, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy… đây là những nguyên nhân chính gây nên các mối đe doạ không chỉ với riêng loài Bách xanh núi đá mà còn là đối với đa dạng sinh học của KBTTN Chạm Chu. Hậu quả các hoạt động này làm rừng suy giảm về diện tích, chất lượng, cấu trúc, số lượng cá thể động thực vật. Nghiêm trọng hơn là sự suy giảm về đa dạng sinh học, sự tuyệt chủng của các loài trong khu vực, nhất là đối với các loài động thực vật bị đe doạ mang tính toàn cầu hiện đang có mặt tại KBT .

Việc khai thác lâm sản của người dân địa phương không được kiểm soát chặt chẽ. Nguyên nhân là do trước khi thành lập KBT, Bách xanh núi đá và các loài cây có giá trị kinh tế cao bị khai thác mạnh trong khu vực rừng. Kết quả là kết cấu rừng bị phá vỡ nhiều loài cây ko thích nghi kịp dẫn tới diện tích rừng nguyên sinh trong khu vực đã bị thu hẹp.

Việc quản lý lửa rừng và các phương pháp phòng cháy chữa cháy rừng chưa đem lại hiệu quả cao.

Chính vì vậy việc đầu tiên đối với các phương án bảo tồn loài Bách xanh núi đá là làm cách nào có thể ngăn chặn dược các tác động trực tiếp đến vùng phân bố của loài trong khu bảo tồn.

4.3.5.Các phương án và giải pháp bảo tồn loài Bách xanh núi đá‌

Cần tăng cường sự hiện diện của lực lượng kiểm lâm và lực lượng chức năng tại khu vực bảo tồn.

Tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra rừng cả về thời lượng và số lần kiểm tra để ngăn chặn hành vi khai thác, vận chuyển gỗ trái phép trên các địa bàn; quản lý phát rẫy trái phép.

- Rà soát, thống kê các đối tượng tham gia khai thác gỗ trái phép, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn nhằm quản lý và ngăn chặn từ đầu các hành vi vi phạm về công tác bảo vệ rừng.


- Phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa và chính quyền xã kiểm tra, quản lý gỗ gầm sàn trên các thôn, bản liền kề KBT của các xã vùng đệm.

- Tổ chức bảo vệ nghiêm ngặt Bách xanh núi đá tại nơi phân bố. Nghiêm cấm việc khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép các loài cây này ra khỏi KBT. Các trạm kiểm lâm địa bàn phải thường xuyên tăng cường công tác tuần tra, chủ động tổ chức kiểm tra rừng tại các tiểu khu được giao phụ trách, tập trung chủ yếu vào các khu có nguy cơ xảy ra khai thác cao.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho người dân biết nâng cao ý thức bảo vệ rừng, lôi kéo họ tham gia vào công tác bảo tồn và phát triển loài.

Nội dung tuyên truyền cần phủ hết được các yêu cầu của công tác bảo tồn, từ luật pháp đến đa dạng sinh học, giá trị và sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ thú rừng. Mảng pháp luật cần được tăng cường nhưng cách tuyên truyền cần phù hợp với trình độ nhận thức của cộng đồng, phải đơn giản, dễ hiểu. Các văn bản luật pháp liên quan có Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991), Luật bảo vệ môi trường (1994), Nghị định 159/CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, nghị định 32/CP về danh mục thực vật rừng, động vật rừng quí hiếm và chế độ quản lý bảo vệ...

- Tổ chức thực hiện phương án nhằm ngăn chặn có hiệu quả nguy cơ xâm lấn đất rừng để canh tác nương rẫy và thực hiện tốt công tác PCCCR. Lửa rừng là một trong những nguyên nhân làm suy giảm rất nhanh và gây tác hại rất nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng. Ảnh hưởng của cháy rừng tại KBTTN Chạm Chu đã giảm trong vài năm lại đây do nỗ lực lớn của cán bộ và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, cháy rừng vẫn là mối đe dọa, nhất là trong thời điểm cuối mùa khô đầu mùa mưa. Cháy rừng có chủ ý do người dân đốt để dọn đất canh tác. Cháy rừng vô ý thường đi kèm với các hoạt động


xâm phạm rừng khác. Chính vì vậy các phương pháp PCCCR phải được thực hiện một cách nghiêm túc, cần tiến hành áp dụng công nghệ cao và các các ứng dụng GPS trong tuần tra, kiểm tra PCCCR ở tất cả các trạm trực thuộc.

Ứng dụng công nghệ tin học, hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào quản lý cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học, tài nguyên rừng, theo dõi các chương trình hoạt động, các đề tài nghiên cứu, công tác tuyên truyền, giáo dục. Sử dụng ảnh Sport để theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.

Từng bước tiến hành xây dựng hệ thống giám sát ngoài thực địa và phần mềm Mapinfor đối với các loài gỗ quý hiếm, nguy cấp và có kế hoạch giám sát thường xuyên tại khu KBTTN Chạm Chu.

* Giải pháp lâm sinh

Duy trì và bảo vệ rừng là giải pháp tổng hợp và có hiệu quả nhất. Ngoài việc bảo vệ diện tích rừng hiện có, cần phải có những biện pháp giúp tăng diện tích rừng thuộc vùng lõi của khu KBT, phục hồi nhanh chóng thảm thực vật và tạo thu nhập cho người dân:

Bách xanh núi đá là loài cây quý hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt tại vùng lõi nơi có Bách xanh núi đá phân bố.

Đối với rừng có thể tiến hành gây trồng loài cây này thành các khu tập trung và khuyến khích gây trồng phân tán ở trong dân góp phần bảo tồn chuyển chỗ.

Phổ biến, hướng dẫn kĩ thuật chăm sóc, gây trồng cho người dân.

* Giải pháp về kinh tế - xã hội

Thực tiễn đã khẳng định để làm tốt công tác bảo tồn thiên nhiên thì phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng lõi cũng như vùng đệm VQG, KBT tức là nguyên tắc xã hội hoá trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng nói chung, công tác bảo tồn thiên nhiên nói riêng phải được thực hiện triệt để, đây


là tiền đề khơi dậy, huy động đông đảo nhân nhân tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Do đó, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội cần tập trung:

Phối hợp với chính quyền các cấp xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình tuyên truyền, vận động và giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng cho các thành viên; phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; tổ chức các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

Triển khai các chương trình, dự án đầu tư cho công tác bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng... nhằm nâng cao thu nhập, thay thế sản phẩm từ rừng tự nhiên bằng các sản phẩm rừng trồng, giảm áp lực tới tài nguyên rừng trong khu bảo tồn.

Giúp các hộ gia đình khai thác sử dụng hiệu quả nguồn quỹ đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn như: khai hoang, thâm canh tăng vụ, xây dựng phát triển mô hình trang trại nông lâm kết hợp, trú trọng mô hình canh tác trên đất dốc có hiệu quả trên diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình theo Nghị định 02/CP.

* Giải pháp về thể chế, chính sách và pháp luật

Tăng cường kiểm tra, quản lý, phát hiện, ngăn chặn và nghiêm cấm các hoạt động khai thác, buôn bán xuất khẩu các loài theo quy định của pháp luật. Phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân để họ hiểu và chấp hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học.

Nâng cao năng lực thi hành pháp luật cho đội ngũ cán bộ kiểm lâm, đảm bảo đủ trình độ, năng lực, sức khỏe thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng.

Nâng cao năng lực các cơ quan chuyên môn để làm tốt chức năng tham mưu, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về bảo tồn và phát triển thực vật rừng. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo tồn và phát triển thực vật rừng trên các mặt phân cấp quản lý giữa các ngành và các địa


phương; xây dựng chính sách để khuyến khích, hỗ trợ và bảo đảm quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, phát triển nguồn lợi thực vật rừng quý, hiếm.

Như vậy con người chính là nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến môi trường. Bên cạnh việc đầu tư cho các chương trình bảo tồn, nhận thức và hành động của người dân và cộng đồng giữ vị trí then chốt, quyết định đến việc gìn giữ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vấn đề đặt ra là làm sao phát triển được nền kinh tế xã hội trong khi vẫn có thể giữ gìn, bảo vệ được thiên nhiên. Bảo tồn là để liên kết được việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc thù với những nhu cầu phát triển có thể chấp nhận được của một bộ phận dân cư mà cuộc sống của họ phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên đó.

Ngoài việc tuyên truyền và giáo dục bảo vệ và phát triển rừng, cần có các công cụ bảo vệ và phát triển kinh tế. Hướng tới việc phát triển kinh tế bền vững mà không làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay nước ta đã tiến hành xây dựng Quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhưng vẫn chưa thể trở thành động lực kinh tế, đáp ứng cuộc sống và thúc đẩy cộng đồng tham gia bảo tồn. Cần xây dựng mô hình lâm nghiệp có thể phát triển bền vững, lâu dài và đạt hiệu quả cao, giảm tác động người dân vào rừng, bảo vệ và phát triển rừng, như vậy việc bảo vệ rừng mới có thể lâu dài và hiệu quả một cách bền vững nói chung và đối với loài Bách xanh núi đá nói riêng.


KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ‌

1. Kết luận‌

260 cá thể Bách xanh núi đá đã được phát hiện trong khu vực điều tra tại KBTTN Chạm Chu.

Về đặc điểm hình thái: Hiện nay, Bách xanh núi đá tại KBTTN Chạm Chu các cá thể trưởng thành có chiều cao trung bình tư 12 - 15m, D1.3 trung bình từ 75 – 85 cm nhỏ hơn so với Bách xanh núi đá tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng. Có thể nhận biết nhanh loài Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris) với loài Bách xanh (Calocedrus macrolepis) thông qua lá của hai loài. Kích thước lá Bách xanh núi đá to hơn lá Bách xanh (Calocedrus macrolepis), chóp lá Bách xanh núi đá tù, rộng hơn lá Bách xanh (Calocedrus macrolepis).

Kết quả theo dõi vật hậu cho thấy rằng Bách xanh núi đá một năm ra nón vào 2 thời điểm. Thời gian ra nón lần 1 bắt đầu vào đầu tháng 2 và kết thúc vào khoảng tháng 4, thời điểm mọc rộ vào khoảng cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 đến tháng 4 là nón già, tháng năm là kết thúc thời kỳ ra nón lần 1. Thời gian ra nón lần 2 vào khoảng đầu tháng 8 kết thúc vào khoảng cuối tháng 10. Thời gian mọc rộ vào khoảng cuối tháng 8 và đầu tháng 9 đến tháng 10 là nón già, tháng 11 là kết thúc thời gian ra nón đợt 2. Nón Bách xanh đơn tính cùng gốc, nón mọc ở đỉnh lá, nón hạt hình trứng rộng có 4 vẩy chụm lại ở cuống ôm lấy các vảy nón tạo đỉnh nón hình chóp nhọn, có 8 12 vảy nhọn. Kích thước nón từ 46 x 2,5–3,5 mm với cuống nón rất ngắn, dài 0,5–1,5 mm. Khi non nón lá có màu xanh, các vẩy ôm có viền màu trắng, đỉnh vẩy có màu nâu đỏ. Điều này có ý nghĩ quan trọng trong việc thu hái hạt giống phục vụ cho công tác nghiên cứu, thí nghiệm nhân giống, bảo tồn và phát triển loài sau này.

Tại KBTTN Chạm Chu Bách xanh núi đá có phân bố ở hai khu vực là khu Bãi Chò và khu Đá Trắng ở độ cao từ 700 – 1000m trên các sườn núi


đá vôi dốc gần đỉnh, đặc điểm đất nơi Bách xanh núi đá có thể phát triển thuận lợi là những khu đất có dung trọng thấp, có hàm lượng mùn và độ ẩm cao, đất ít bị rửa trôi, độ chua trao đổi và độ chua thủy phân thấp.

Tổ thành các loài cây gỗ tham gia cùng Bách xanh núi đá bao gồm các loài điển hình như: Nghiến (Exentrodendron tonkinense), Chò chỉ (Parashorea chiensis), Giổi (Manglietia chevalieri), Chẹo (Engelhardtia Roxburghiana), Máu chó (Knema pierei)... Tổ thành cây tái sinh gồm có: Thu hải đường (Begonia balansaeana), các cây thuộc họ Sổ (Dillenniaceae), họ Dương xỉ (Polypodiaceae), Trắc leo (Dalbergia stipulacea), và một số loại hoa lan quý hiếm.

Tái sinh tự nhiên của Bách xanh núi đá rất hiếm gặp thể hiện ở khả năng tái sinh ở các thế hệ kế cận kém, không phát hiện cây bách xanh nào tái sinh chồi ngoài tự nhiên.

Hiện nay, do nhu cầu của thị trường lớn nên Bách xanh núi đá tại đây đang bị tác động mạnh dẫn đến tình trạng suy giảm về số lượng cá thể nghiêm trọng. Vì vậy cần phải có những biện pháp khẩn cấp để bảo tồn loài một cách hiệu quả nhất.

2. Tồn tại

Do thời gian và nguồn lực có hạn nên luận văn còn những tồn tại sau:

Mới điều tra được phân bố của loài ở KBTTN Chạm Chu và chưa có điều kiện điều tra toàn bộ hiện trạng loài Bách xanh núi đá.

Thời gian nghiên cứu còn ngăn nên chưa nghiên cứu được thời kỳ phát tán hạt giống của loài tại khu bảo tồn.

Chưa có các nghiên cứu về nhân giống, kỹ thuật gây trồng để phát triển

loài.

2. Các khuyến nghị cho nghiên cứu tiếp theo‌

- Tiếp tục đi sâu nghiên cứu giải quyết những vấn đề còn tồn tại nêu trên.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2023