Điều Kiện Tự Nhiên Và Kinh Tế - Xã Hội‌


(a – hàm lượng diệp lục a; b – hàm lượng diệp lục b) Theo Lê Đức Diên (1986), tỷ lệ diệp lục a/b của:

- Cây chịu bóng <2.3;

- Cây trung tính: 2,3 – 3;

- Cây ưa sáng >3.

Theo A.M. Grodzinxki (1981) tỷ lệ diệp lục a/b ở cây ưa sáng có giá trị 3,9; cây chịu bóng gần bằn 2,3.

Phương pháp xác định hàm lượng diệp lục a, b

Cân chính xác 0,5 gam lá cần phân tích, cho lá vào cối sứ cùng với 2ml cồn tuyệt đối, thêm một ít CaCO3 và bông thủy tinh, rồi nghiền mẫu đến khi tạo thành một thể đồng nhất. Dùng giấy lọc, phễu thủy tinh lọc thu dịch chiết, dịch nghiền được rửa nhiều lần bằng dung dịch cồn tuyệt đối đến khi dịch chiết chảy ra không có màu. Chuyển dịch chiết chảy sang bình định mức 50ml, thêm cồn tuyệt đối đưa thể tích dịch chiết lên đúng vạch định mức (có thể pha loãng dịch chiết tiếp). Đo mật độ quang học của dịch chiết tại các bước sóng 665 nm và 649 nm trên máy đo màu. Nồng độ diệp lục a, b được tính theo công thức sau:

Ca =13,7 x E665- 5,76 x E649 (mg/l) Cb= 25,8 x E649 – 7,6 x E665 (mg/l) Ca+b = 6,10 x E665 + 20,04 x E649(mg/l)

Hàm lượng diệp lục a, b được tính theo công thức: A = C.V.n/1000.p (mg/g).

Trong đó: A là hàm lượng diệp lục tính theo đơn vị mg/g lá cây.

C: Nồng độ diệp lục (mg/l) V: thể tích dịch rút được (ml) n: số lần pha loãng


p: khối lượng mẫu lá dùng để rút dịch (gam)

→ Nguyên lý của phương pháp là: Các sắc tố xanh là yếu tố quan trọng trong quá trình quang hợp của cây. Trong đó quan trọng nhất là nhóm diệp lục chlorophyl gồm: chlorophyl a và chlorophyl b. Trong vùng ánh sáng nhìn thấy (λ = 400-700 nm), các phân tử hấp thụ mạnh nhất 2 vùng: Ánh sáng đỏ (λ = 662 nm) và ánh sáng tím (λ = 430 nm). Căn cứ vào sự hấp thụ các bước sóng khác nhau của diệp lục trên máy đo màu mà ta có thể tính được hàm lượng của chúng.

Từ kết quả giải phẫu lá và tính diệp lục lá đánh giá cường độ quang hợp, cường độ hô hấp, cường độ thoát hơi nước, và tính chịu nóng của loài Bách xanh núi đá .

* Phân tích phẫu diện đất:

Tiến hành thu mẫu đất ở OTC đại diện để phân tích, quan sát và mô tả.

Kết quả phân tích đất được ghi vào biểu 06.

Mẫu biểu 06: Kết quả phân tích đất



STT


Kỹ hiệu mẫu


Mùn %


Độ ẩm của đất A%


PH

KCl


NH4+


P205


K20

Độ chua trao đổi(mgđl/100gđất)


Độ chua thủy phân

(mgđl/100gđất)

Thành phần cơ giới (%)


E


H+


Al3+

<0,002

mm

0,02 -

0,002

mm

2 -

0,02

mm

HTP
















Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở khoa học bảo tồn loài Bách xanh núi đá Calocedrus rupestris Aver. H. Nguyen & L.K.Phan tại KBTTN Chạm Chu tỉnh Tuyên Quang - 4


- Xử lý và phân tích mẫu đất

Các mẫu đất được lấy về và phơi khô, nhặt bỏ các chất lẫn vào: Đá, sỏi, rễ cây… rồi tiến hành giã nhỏ bằng cối đồng và chày có đầu bọc bằng cao su, rồi sang qua rây lưới có đường kính mắt lưới 0,25 mm. Sau đó tiến hành phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm theo các phương pháp:

+ Hàm lượng mùn được phân tích trong phòng thí nghiệm, theo phương pháp Tiurin.


+ Độ pHkcl: Bằng máy đo pH metter.

+ Mùn tổng số phân tích theo phương pháp Tiurin.

+ Thành phần cơ giới phân tích theo phương pháp ống dung trọng.

+ Xác định N (NH4+), phân tích theo phương pháp Kjeldahl.

+ Xác định P (P2O5) dễ tiêu phân tích theo phương pháp Oniani.

+ Xác định K (K2O) dễ tiêu phân tích theo phương pháp Matlova.

+ Độ chua thủy phân, độ chua trao đổi lần lượt phân tích theo phương pháp Kappen, Xôcôlốp.

+ Xác định độ ẩm đất bằng phương pháp cân, sấy mẫu đất ở 1050C đến khi trọng lượng không đổi.


Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI


3.1.Giới thiệu KBT Chạm Chu‌

KBTTN Chạm Chu được phê duyệt thành lập tại quyết định số 1536/QĐ

- UBND ngày 21/09/2001 của UBND tỉnh Tuyên Quang. Ngày 21/7/2008 UBND tỉnh Tuyên Quang ra Quyết định số số 408/QĐ-UBND thành lậpHạt Kiểm lâm KBTTN Chạm Chu trực thuộc Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Nhiệm vụ của KBTTN Chạm Chu là:

- Bảo vệ triệt để, tạo điều kiện phát triển hệ động thực vật rừng Chạm Chu, bảo tồn và dự trữ nguồn gen nhằm phát triển nguồn tài nguyên rừng.

- Thực hiện các chương trình kinh tế- xã hội, nâng cao dân trí và đời sống kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nhân dân các dân tộc trong vùng.

Tuy nhiên, cho đến nay ngoài những nghiên cứu phục vụ cho dự án đề xuất xây dựng rừng đặc dụng do Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thực hiện, những nghiên cứu đánh giá về đa dạng sinh học tại rừng đặc dụng còn rất hạn chế.

3.2.Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội‌

3.2.1.Điều kiện tự nhiên‌

* Vị trí địa lý

KBTTN Chạm Chu nằm trên địa bàn 05 xã: Yên Thuân và Phù Lưu (huyện Hàm Yên); Trung Hà, Hà Lang và Hoà Phú (huyện Chiêm Hoá). Có tọa độ địa lý: từ 22004’25’’ đến 220 21’30’’ vĩ độ Bắc và từ 104053’27’’ đến 105014’16’’ độ kinh Đông. Tổng diện tích tự nhiên 40.213,50 ha.

- Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

- Phía Đông giáp xã Minh Quang, Tân Mỹ, Phúc Thịnh và Tân Thịnh huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang.


- Phía Nam giáp xã Bình Xa huyện Hàm Yên, xã Yên Nguyên huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Tây giáp xã Yên Lâm và Yên Phú huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

* Địa hình

Toàn bộ diện tích của KBT nằm trong khu vực núi Chạm Chu. Có ba đỉnh cao nằm ở trung tâm gồm Chạm Chu (1.587m), Pù Loan (1.154m) và Khau Vuông (1.218m). Có hai kiểu địa hình: Địa hình miền núi được hình thành do sự phát triển của các dãy núi theo dạng toả tia ra xung quanh núi Chạm Chu: phía Đông Bắc là dãy Khau Coóng; phía Tây là núi Tốc Lũ và Lăng Bán; phía Tây Bắc là núi Khuổi My, Núi Cánh Tiên và Quân Tinh. Địa hình đồng bằng là hai dải đất bằng hẹp nằm dọc hai bên núi Chạm Chu, phân bố ở hai xã Trung Hà và Hà Lang (phía đông), và hai xã Yên Thuận và Phù Lưu (phía tây).

* Khí hậu thủy văn

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 10 -11 đến tháng 3-4; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9. Mùa khô thường có thời tiết lạnh và gió khô. Nhiệt độ trung bình năm 22,9Co, trung bình tháng lạnh 15,5C0, trung bình tháng nóng 28,2Co. Biên độ dao động nhiệt giữa tháng lạnh và nóng là 7,3C0. Lượng mưa trung bình 1661mm/năm, tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 (chiếm đến 65,24% tổng lượng mưa cả năm). Độ ẩm trung bình 80-85%.

Chạm Chu có mật độ sông suối dày đặc với tổng chiều dài 1113,7km, tương ứng khoảng 1,9km sông suối/km2. Có 2 sông lớn chảy qua: phía Tây là sông Lô và phía Đông là sông Gâm.

* Đá mẹ

Đá mẹ chủ yếu là đá phiến, đá cát kết, đá phiến kết tinh và các đá biến chất khác. Có 2 loại đất chính: đất Feralit đỏ vàng trên sa phiến thạch và đất


đá vôi thung lũng. Loại này gồm có đất xám Feralit phát triển trên phiến sét và đất Feralit phát triển do biến đổi trồng lúa.

* Thảm thực vật

Các kiểu thảm thực vật thứ sinh nhân tác Rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác: kiểu này phân bố ở độ cao dưới 700m do các hoạt động khai thác gỗ lạm dụng trong nhiều năm qua.

Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi kiểu phân bố ở Yên Thuận, Phù Lưu. Rừng nguyên sinh chưa bị tác động đều đạt từ trạng thái rừng IIIb trở lên (M>200m3/ha).

Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên đất thấp phân bố ở đô

cao dưới 700m ở khu vưc

núi Chạm Chu thuộc các xã Phù Liêu, Hàng Lang,

Trung hà, Hòa Phú. Rừ ng có cấu trúc gồm 3 tầng cây gỗ (tầng A1, tầng A2 va

tầng A3), 1 tầng cây bui

và 1 tầng thảm tươi.

Rừng kín hỗn giao cây lá rộng lá kim kiểu này chỉ phân bố trên đỉnh và các khu vực gần đỉnh núi núi đá vôi.ở độ cao trên 700m. Cấu trúc rừng gồm có tầng nhô cao 10-15m, đường kính 30-40cm.

Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi kiểu này phân bố trên sườn núi đá ở xã Phù Lưu, Hà Lang và Quang Hà trên độ cao từ 700m trở lên.

Rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới kiểu này phân bố trên khu vực núi Chạm Chu trên độ cao từ 1000m trở lên. Đây là vùng có địa hình đồi núi dốc, rất khó khăn cho việc đi lại nên rừng còn khá tốt, hầu như chưa bị tác động bởi con người.

* Hệ thực vật

Có 60 loài quí hiếm thuộc 57 chi 37 họ,

Loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007: có 44 loài thuộc 40 chi, 33 họ. Trong đó:


- Cấp CR – Rất nguy cấp có 2 loài thuộc 1 chi 2 họ.

- Cấp EN – Nguy cấp có 15 loài thuộc 14 chi,11 họ.

- Cấp VU – Sẽ nguy cấp có 25 loài thuộc 25 chi 20 họ.

Loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007: có 44 loài thuộc 40 chi, 33 họ. Trong đó:

- Cấp CR – Rất nguy cấp có 2 loài thuộc 1 chi 2 họ.

- Cấp EN – Nguy cấp có 15 loài thuộc 14 chi,11 họ.

- Cấp VU – Sẽ nguy cấp có 25 loài thuộc 25 chi 20 họ.

Loài được ghi trong danh mục đỏ của IUCN 2009: có 28 loài thuộc 25 chi, 16 họ. Trong đó:

- Cấp CR - Critically endangered (Rất nguy cấp) có 1 loài 1 chi 1 họ.

- Cấp DD - Data dificient (thiếu dẫn liệu) có 1 loài 1chi 1 họ.

- Cấp EN – Endangered (nguy cấp) có 2 loài 2 chi 2 họ.

- Cấp LC - Least concern có 12 loài 11 chi 6 họ.

- Cấp NT - Near threatened (Sắp bị đe dọa) có 1 loài 1 chi 1 họ.

- Cấp VU – Vulnerable (Sẽ nguy cấp) có 4 loài 4 chi 4 họ.

3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội‌

Tổng dân số của 5 xã thuộc KBT là 28.411 người với 6.227 hộ gia đình. Có 8 dân tộc gồm: Kinh, Tày, Dao, Hoa, Nùng, La Chỉ, Cao Lan và H’Mông, trong đó người Tày có số dân đông nhất 17.047 người (chiếm 60%), sau đó là người Dao 6.768 người (chiếm 23,8%), người Kinh 3.316 người (chiếm 11.7%), người Hoa 407 người (chiếm 1,43%), người H’Mông ít nhất, có 365 người (chiếm 1,28%). Mật độ dân số cao nhất là xã Hòa Phú (99 người/km2), thấp nhất là xã Hà Lang (41 người/km2). Trung bình mỗi hộ gia đình có từ 4 - 5 người.

Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp. Cây trồng nông nghiệp chính là lúa nước và ngô; cây ăn quả có cam, quý, hồng; cây rau màu


có đậu, lạc, vừng… Chăn nuôi chủ yếu là gia súc (trâu, bò) và gia cầm (gà, vịt) ở qui mô hộ gia đình. Trình độ sản xuất còn lạc hậu, năng suất cây trồng, vật nuôi không cao, hệ thống phân phối sản phẩm chưa phát triển, chủ yếu phụ thuộc vào tư thương. Sản xuất lâm nghiệp có Lâm trường Chiêm Hóa và Công ty lâm nghiệp Tân Thành với hoạt động chính là trồng rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ), khoanh nuôi bảo vệ, tu bổ và làm giàu rừng.

Các xã đều có đường ô tô cấp phối đến trung tâm xã. Do không được duy tu bảo dưỡng thường xuyên nên phần lớn đường đã xuống cấp nên việc đi lại còn khó khăn, nhất là vào mùa mưa.

Các xã đều có điện lưới quốc gia, trạm y tế, trường học. Số phòng kiên cố không nhiều, vẫn còn lớp học tạm. Đội ngũ giáo viên còn thiếu; giáo viên là người địa phương chủ yếu dạy học ở bậc mầm non và tiểu học, ở các bậc trên chủ yếu sống ở các trung tâm thị trấn, thị xã hoặc từ miền xuôi lên công tác.

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 17/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí