Khái Niệm Chuỗi Cung Và Quản Lý Chuỗi Cung Sản Phẩm Tôm Nuôi

vào một doanh nghiệp như là một tổng thể những hoạt động, những quá trình thì khó, thậm chí không thể tìm ra được một cách chính xác lợi thế cạnh tranh của họ là gì. Nhưng điều này có thể thực hiện được dễ dàng khi phân tích thành những hoạt động bên trong. Porter phân biệt rõ giữa các hoạt động cơ bản hay những hoạt động chính, trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hàng hóa (hoặc dịch vụ) và các hoạt động hỗ trợ ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm [19] [25].

Sơ đồ 1.4. dưới đây minh họa lý thuyết của Micheal Porter về chuỗi giá trị trong một tổ chức.

Dịch vụ Khách hàng


Hậu cần đầu vào


Sản xuất


Hậu cần đầu ra


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Marketing và bán hàng

Hậu cần đầu ra

Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam - 5

Hậu cần đầu vào

Sản xuất

Marketing và bán hàng

Sơ đồ 1.4. Mô hình chuỗi giá trị chung

Nguồn: Michael E. Porter , 2008, [dẫn theo 28]

Hậu cần đầu vào (inbound logistics) là những hoạt động liên quan đến việc nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào vào sản phẩm, chẳng hạn như quản lý nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp. Sản xuất là các họat động tương ứng với việc chuyển đổi đầu vào thành sản phẩm hoàn thành, chẳng hạn như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn và quản lý cơ sở vật chất. Hậu cần đầu ra (outbound logistics) là những hoạt động kết hợp với việc thu thập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua, chẳng hạn như quản lý kho bãi cho sản phẩm hoàn thành, quản lý nguyên vật liệu, quản lý phương tiện vận tải, xử lý đơn hàng và lên lịch trình - kế hoạch. Marketing và bán hàng là những hoạt động liên quan đến việc quảng cáo, khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh và định giá. Dịch vụ khách hàng bao gồm hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ nhằm gia tăng hoặc duy trì giá

trị của sản phẩm, chẳng hạn như cài đặt, sửa chữa và bảo trì, đào tạo, cung cấp thiết bị thay thế và điều chỉnh sản phẩm.

Các hoạt động bổ trợ được nhóm thành bốn loại: thu mua, phát triển công nghệ, quản lý nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng của công ty. Thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào được sử dụng trong chuỗi giá trị của công ty. Việc này bao gồm nguyên vật liệu, nhà cung cấp và các thiết bị khác cũng như tài sản, chẳng hạn như máy móc, thiết bị thí nghiệm, các dụng cụ văn phòng và nhà xưởng. Những ví dụ này minh họa rằng các đầu vào được mua có thể liên hệ với các họat động chính cũng như các hoạt động bổ trợ [19] [25] [41].

Lợi nhuận của một doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào việc doanh nghiệp thực hiện các hoạt động hiệu quả như thế nào. Nếu doanh nghiệp biết cách tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm và khách hàng sẵn sàng trả cho giá trị này thì doanh nghiệp đã tạo ra được thặng dư về giá trị. Porter đề xuất một doanh nghiệp có thể có lợi thế cạnh tranh của mình nhờ tập trung vào chiến lược giá thấp hoặc tạo ra sự khác biệt của sản phẩm hay dịch vụ, hay kết hợp cả hai cách thức này [25] [41]. Khái niệm chuỗi giá trị theo Porter, chỉ đề cập đến quy mô ở doanh nghiệp. Kaplinsky và Morri đã mở rộng phạm vi của chuỗi giá trị và chuỗi giá trị được hiểu là tập hợp các hoạt động bao gồm sản phẩm từ khi mới chỉ là ý tưởng, qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, phân phối đến người tiêu dùng và cuối cùng vứt bỏ sau khi sử dụng. Khái niệm chuỗi giá trị mở rộng bao gồm bốn hoạt động cơ bản trong một vòng đời sản phẩm là thiết kế và phát triển sản phẩm, sản xuất, marketing và cuối cùng là tiêu thụ và tái sử dụng. Quan niệm về chuỗi giá trị này được áp dụng để phân tích toàn cầu hóa, cụ thể nó được sử dụng để tìm hiểu cách thức mà các công ty và các quốc gia hội nhập toàn cầu và để đánh giá các yếu tố quyết định đến phân phối thu nhập toàn cầu [41].

Feller A và cộng sự (2006) đã phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa chuỗi cung và chuỗi giá trị và cho rằng: "chuỗi cung và chuỗi giá trị" là quan điểm bổ sung của một doanh nghiệp mở rộng với quy trình kinh doanh tích hợp cho phép dòng chảy của sản phẩm và dịch vụ theo một hướng, giá trị là đại diện của nhu cầu. Feller A. xác nhận rằng chuỗi cung và chuỗi giá trị không phải là các thực thể khác nhau [62] [65]. Hay nói cách khác, thuật ngữ “chuỗi giá trị” và “chuỗi nhu

cầu” được sử dụng thay thế cho nhau với “chuỗi cung” cho thấy chuỗi cung là một quá trình tích hợp để tạo ra giá trị cho người tiêu dùng cuối cùng [91] [103].

Theo Thành (2010), chuỗi cung hiện nay cũng bao gồm 5 hoạt động chủ chốt là hậu cần đầu vào; sản xuất, hậu cần đầu ra; marketing; bán hàng và dịch vụ bổ sung. Đi liền với các hoạt động chủ chốt là các hoạt động hỗ trợ như: cơ sở hạ tầng; quản lý nhân lực; quản lý công nghệ và cung ứng. Mục tiêu của quản lý chuỗi cung là đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, loại bỏ những yếu tố gây đình trệ sản xuất và phân phối để tối ưu hóa hiệu quả của phân phối [41] [44].

Vì vậy, trong nghiên cứu này luận án sử dụng cả hai thuật ngữ của “chuỗi giá trị và chuỗi cung”. Từ các khái niệm trên có thể được tóm tắt, chuỗi giá trị mà sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và từng hoạt động, sản phẩm đạt một số giá trị.

1.1.2. Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

1.1.2.1. Khái niệm chuỗi cung và quản lý chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

Theo King và Venturini (2005) cho rằng “Quan điểm chuỗi cung khuyến khích cách nhìn mang tính hệ thống rộng lớn về chuỗi- tập trung nhiều vào các mối liên kết giữa các phân đoạn có tính chất kỹ thuật như là việc quản lý quá trình trong các phân đoạn” [75]. Vì vậy, một chuỗi cung trong nông nghiệp bao gồm tất cả các khâu từ cung cấp đầu vào, sản xuất, sau thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiếp thị, phân phối, dịch vụ thực phẩm và chức năng tiêu thụ theo hướng từ “Trang trại đến nơi chuyển giao” (“Farm-to-Fork”) liên tục cho một sản phẩm cụ thể (có thể là tiêu thụ tươi, qua chế biến hoặc từ nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm), bao gồm cả môi trường thuận lợi bên ngoài. Những chức năng này kết nối các chuỗi cung, yếu tố địa lý và ranh giới chính trị và thường liên quan đến một loạt các tổ chức thuộc khu vực tư nhân và công cộng [59]. Nghiên cứu về chuỗi cung sản phẩm trong nông nghiệp - thực phẩm, Folkerts và Koehorst định nghĩa: Chuỗi cung là một tập hợp các công ty phụ thuộc lẫn nhau làm việc chặt chẽ với nhau để quản lý dòng chảy của hàng hóa và dịch vụ dọc theo chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm để nhận giá trị tốt hơn từ khách hàng ở mức chi phí thấp nhất có thể [71].

Theo FAO (2011) chuỗi cung thủy sản: bao gồm tất cả các liên kết từ các điểm sản xuất (điểm khai thác hoặc trang trại trong trường hợp nuôi trồng thủy sản) để đưa sản phẩm đến người dùng cuối hoặc tiêu dùng cuối cùng. Do đó, chuỗi cung có chứa một bộ phận thị trường hoặc các hệ thống tiếp thị. Một hệ thống tiếp thị được định nghĩa là chuỗi liên kết giữa nhà sản xuất/ nhà cung cấp và người tiêu dùng/ người sử dụng, bao gồm tất cả các cơ chế, dòng chảy, giao dịch, dịch vụ và các nhà khai thác, trong đó xác định mối quan hệ lợi nhuận giữa sản xuất, cũng như cung cấp các sản phẩm vật chất. Thông qua một hệ thống tiếp thị hoạt động bao gồm thông tin về giá cả, tình hình thị trường, xu hướng, sở thích của người tiêu dùng vv.., cũng như các dòng sản phẩm vật chất, dòng tiền, tín dụng và quyền sở hữu [69].

Từ quan niệm chung về chuỗi cung của luận án và tiếp cận các quan điểm của các nhà khoa học kinh tế về chuỗi cung sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp và NTTS, chúng ta có thể hiểu CCSPTN là: Hệ thống các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan trong việc đưa sản phẩm tôm nuôi từ chủ thể nuôi tôm đến người tiêu dùng. Các hoạt động của chuỗi cung là quá trình tạo giá trị nhằm chuyển nguồn tài nguyên nước, đất đai, con giống, thức ăn, TTYTS… và các sản phẩm qua xử lý, chế biến hoàn chỉnh và tổ chức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng.

Như vậy, quản lý chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi được hiểu là tập hợp các phương thức sử dụng để phối hợp hoạt động của hệ thống các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan trong việc đưa sản phẩm tôm nuôi từ chủ thể nuôi tôm đến người tiêu dùng. Các hoạt động của chuỗi cung chuyển nguồn tài nguyên nước, đất đai, con giống, thức ăn, TTYTS… và các sản phẩm qua xử lý, chế biến hoàn chỉnh và tổ chức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng với mục đích tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn chuỗi.

Qua nghiên cứu tác giả luận án nhận thấy, đến nay vẫn còn nhiều tài liệu chưa phân biệt rõ giữa chuỗi cung và quản lý chuỗi cung. Với định nghĩa trên sẽ tạo cơ sở cho việc nghiên cứu của luận án, tức là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng SPTN.

1.1.2.2. Các đặc điểm của chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

Sự hình thành và phát triển của CCSPTN về cơ bản cũng giống như sự hình thành và phát triển của các chuỗi cung sản phẩm của nhiều ngành khác. Nuôi tôm là một trong những ngành NTTS, có những đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp. Tùy thuộc vào quan điểm tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học kinh tế đã đưa ra nhiều đặc điểm khác nhau, theo quan điểm quản lý chuỗi cung trong nông nghiệp có thể phân thành 2 nhóm đặc điểm sau:

(a) Nhóm đặc điểm của sản phẩm tôm nuôi khi tham gia thị trường

- Đặc điểm về tổ chức sản xuất

Sự khác biệt lớn nhất của NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng so với chuỗi cung sản phẩm phi nông nghiệp là trong sản xuất bao gồm rất đông người nuôi tôm với trình độ sản xuất, ý thức kinh doanh rất khác nhau. Điều này làm cho chuỗi cung trở nên phức tạp, dài và rất khó tạo ra SPTN đồng nhất về chất lượng và khả năng tự điều chỉnh quy mô nuôi tôm theo nhu cầu thị trường. Đặc điểm số lượng nông dân đông trong nuôi tôm cũng đòi hỏi phải có các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp để thu hút nông dân sản xuất ra SPTN cùng kích cỡ, phẩm cấp và khối lượng theo nhu cầu thị trường. Để tối ưu hóa lợi ích và tính hiệu quả của toàn bộ chuỗi cung, mỗi thành viên của chuỗi phải thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài và chia sẻ lợi ích. Đây là vấn đề khó khăn, là thách thức lớn đối với quản lý CCSPTN [41] [43][107].

- Đặc điểm về tính mùa vụ và bảo quản khó khăn

Do tôm nuôi là sinh vật sống trong môi trường nước luôn mang tính thời vụ, dẫn đến CCSPTN thường mang đặc điểm không liên tục và có sự thay đổi rất nhanh khối lượng, chất lượng từ phía cung. Vào vụ thu hoạch số lượng SPTN tăng nhanh, chất lượng cao và ngược lại khi hết vụ thu hoạch thì số lượng SPTN giảm rất nhanh, chất lượng thấp. Đặc điểm này làm cho việc phân phối SPTN trở nên rất khó khăn và giá cả không ổn định. Sự mất cân bằng này đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý hàng tồn kho và dự báo nhu cầu để đáp ứng nhu cầu liên tục của khách hàng.

Bên cạnh đó tôm nuôi là động vật thủy sinh, tươi sống, dễ bị hỏng, nhanh giảm phẩm chất sau khi thu hoạch, thời gian lưu trữ ngắn, việc vận chuyển đi xa rất

khó khăn và yêu cầu phải được chế biến, bảo quản trước khi vận chuyển. Đặc điểm này làm tăng chi phí và hạn chế sự phát triển mở rộng của chuỗi cung. Vì vậy, tính toàn cầu hóa hạn chế, muốn phát triển được CCSPTN toàn cầu tới nhiều quốc gia và với không gian mở rộng, đòi hỏi các tác nhân tham gia chuỗi cung từ các tác nhân cung cấp yếu tố đầu vào, nuôi tôm, chế biến phân phối sản phẩm phải có công nghệ cao, thích hợp về nuôi trồng, chế biến bảo quản sản phẩm tôm nuôi [41] [43].

- Đặc điểm về tác động của thời tiết, bệnh dịch và an toàn thực phẩm

Nuôi tôm chịu tác động mạnh bởi các nhân tố khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng và các nguồn tài nguyên khác như đất đai, nguồn nước. Sự thay đổi những nhân tố này, nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm và làm cho tính ổn định của chuỗi cung trở nên không bền vững và biến động mạnh theo thời gian. Ngoài ra sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên đã làm cho việc nuôi tôm bị hạn chế bởi những điều kiện tự nhiên không phù hợp và việc nuôi tôm bị “khu vực hóa” mạnh mẽ, tập trung nhiều ở một số vùng có thủy vực nuôi phù hợp, nuôi tôm nước lợ tập trung ở vùng ven biển, trong khi những vùng khác lại thiếu hoặc không có. Bên cạnh đó, khả năng vận chuyển khó khăn, chi phí cao, hạn chế khả năng phát triển các luồng sản phẩm tiêu thụ của chuỗi đến các vùng xa nơi nuôi tôm và tính toàn cầu bị hạn chế hơn nhiều so với hàng hóa phi nông nghiệp [107].

Vấn đề dịch bệnh và yêu cầu về an toàn thực phẩm là cản trở lớn đến sự phát triển CCSPTN trên phạm vị quốc gia và toàn cầu bởi SPTN là thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống người tiêu dùng. Chính phủ các nước thường đặt ra những hàng rào kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với SPTN nhập khẩu và không cho phép nhập khẩu những lô hàng kém phẩm chất, có mầm bệnh hoặc có chứa chất độc hại quá mức cho phép. Những biện pháp này là chính đáng và cần thiết, nhưng ảnh hưởng không thuận lợi đến toàn bộ chuỗi cung.

- Đặc điểm về chế biến và lưu giữ sản phẩm

Trong CCSPTN, tôm hàng hóa muốn vận chuyển đến những thị trường nằm cách xa nơi vùng nuôi thì sản phẩm không thể vận chuyển bằng những phương tiện thông thường, mà phải thông qua các phương tiện vận chuyển gắn với hình thức xử lý, chế biến thành hàng hóa khô hoặc đông lạnh, đóng hộp bảo quản. Công nghiệp

chế biến đã phát triển đa dạng với nhiều thành tựu to lớn về kỹ thuật và các bí quyết công nghệ. Tuy nhiên, để có được công nghệ chế biến cao thì chi phí đầu tư sẽ rất lớn và từ đó giá thành sản phẩm đã qua chế biến sẽ rất cao, làm cho hiệu quả của chuỗi cung có thể giảm, lợi ích của các tác nhân, nhất là người nuôi tôm tham gia chuỗi bị ảnh hưởng tiêu cực và động lực tham gia có thể sẽ mất đi. Khi đó CCSPTN có thể sẽ bị phá sản [43] [107].

(b) Tính khác biệt về sản phẩm tôm nuôi cũng như quá trình nuôi và tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi tạo nên những đặc điểm riêng trong quá trình hình thành CCSPTN

- Việc tạo ra SPTN và thực hiện tiêu thụ sản phẩm này phải trải qua các quá trình có tính chất hoàn toàn khác nhau, đó là: quá trình nuôi tôm (thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp - nuôi trồng thủy sản), quá trình chế biến tôm (Sản xuất công nghiệp) và quá trình tiêu thụ hàng hóa (thương mại), trong đó khâu nuôi tôm đóng vai trò cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến tôm và xuất khẩu sản phẩm chế biến tôm. Trong khâu nuôi tôm mang tính thời vụ cao, quá trình sản xuất có chu kỳ dài (từ 2- 4 tháng), nếu không có sự kết hợp tốt thì quá trình nuôi, chế biến và tiêu thụ SPTN sẽ bị bất lợi khi xâm nhập thị trường do không chủ động được toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng. Để thực hiện CCSPTN, điều quan trọng là phải kết hợp cả 3 quá trình trên một cách hiệu quả, thông qua các hình thức liên kết, liên doanh [41] [43].

- Đặc điểm của nuôi tôm chi phối nhiều đến quá trình tạo ra và nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm. Trong NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng chịu tác động của hai yếu tố năng suất tự nhiên và năng suất xã hội. Yếu tố năng suất tự nhiên được tạo ra bởi các yếu tố đất đai, nguồn nước, thời tiết, khí hậu... Điều này đặt ra vấn đề lựa chọn con giống phù hợp với điều kiện địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước ở từng vùng; nếu biết khai thác triệt để các yếu tố lợi thế tự nhiên thì năng suất tự nhiên sẽ có cơ hội phát huy tác dụng tốt, tạo cơ hội nâng cao sản lượng tôm nuôi và kết quả là giá trị gia tăng cũng như lợi nhuận thu được ngày càng cao. Mặt khác, đối tượng tôm nuôi là cơ thể sống ở môi trường nước, chịu tác động của quy luật sinh học, để phát triển tôm phải trải qua quá trình lột xác, đòi hỏi chế độ nuôi dưỡng chuyên biệt mới

đảm bảo năng suất sản phẩm. Quy luật sinh học tạo nên “ngưỡng” sinh trưởng và phát triển tối đa cho mỗi loại tôm nuôi khác nhau trong quá trình tiếp nhận các yếu tố tạo nên sự sinh trưởng như nước, không khí, thức ăn... Như vậy, quy luật sinh học sẽ tạo nên “ngưỡng” đầu tư hợp lý (không phải là đầu tư cao nhất) đối với từng loại tôm nuôi để đạt năng suất cao nhất. SPTN không đồng nhất, được phân ra nhiều loại và gắn với kích cỡ phẩm chất khác nhau, khó khăn trong việc đóng gói, chế biến. Mỗi loại giá bán khác nhau, nên giá trị gia tăng của mỗi loại cũng khác nhau. Vì vậy, cùng 1 tấn tôm nuôi thu hoạch nhưng giá bán có thể chênh lệch giữa chúng rất cao. Điều này đòi hỏi người nuôi phải tăng cường đầu tư thâm canh, đầu tư khoa học kỹ thuật tốt để nâng cao kích cỡ, phẩm cấp của SPTN [41] [43].

- Đặc điểm cấu thành giá trị của SPTN: Trong NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng, tỷ trọng giá trị gia tăng trong giá một đơn vị sản phẩm khá cao. Tuy vậy, mức giá trị gia tăng của mỗi đơn vị thường thấp, do giá tôm thấp (so với giá của hàng hóa phi nông nghiệp) và năng suất lao động trong lĩnh vực này thấp. Điều này đặt ra vấn đề để nâng cao giá trị gia tăng cần phải tiến đến nuôi tôm có giá trị kinh tế cao hơn và nâng cao năng suất lao động, diện tích mặt nước nuôi trồng trong nuôi tôm [41] [43] [107].

1.1.2.3. Nội dung phân tích mô hình chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

(1) Bản chất của phân tích mô hình chuỗi cung

Theo Chen và Paulraj (2004), khái niệm chuỗi cung đã được sử dụng một cách rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau như: quản lý hoạt động, marketing, quản lý chiến lược, lý thuyết tổ chức và hệ thống thông tin quản lý [63]. Nhiều nhà kinh tế đã đề xuất những nội dung phân tích khác nhau của mô hình chuỗi cung, nhưng tập trung vào các vấn đề cơ bản sau: Các tác nhân tham gia chuỗi cung, quá trình chuyển hóa của dòng sản phẩm vật chất, quá trình tạo giá trị, quá trình chi trả, quá trình trao đổi thông tin và các mối quan hệ trong chuỗi. Trong đó, quá trình tạo giá trị là quá trình quan trọng nhất và cũng là mục đích của chuỗi cung. Vì thế, người ta còn gọi chuỗi cung là chuỗi giá trị [44] [85] [92].

(2) Nội dung phân tích mô hình chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

Từ bản chất của việc phân tích mô hình chuỗi cung, nội dung phân tích của mô hình CCSPTN tập trung vào những vấn đề sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022