Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam - 2

3.4. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình hoạt động của chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam 118

3.4.1. Điều kiện tự nhiên 118

3.4.2. Các nhân tố về thị trường 118

3.4.3. Nhóm các nhân tố thuộc về hộ nuôi tôm 119

3.4.4. Các nhân tố thuộc về chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước ở Quảng Nam119

3.4.5. Nhóm nhân tố thuộc về quản lý CCSPTN ở Quảng Nam 120

3.4.6. Các nhân tố về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ 121

3.5. Tóm tắt chương 3 121

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI Ở TỈNH QUẢNG NAM 123

4.1. Những căn cứ đề ra giải pháp 123

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

4.1.1. Xu thế tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi trong nước và thế giới 123

4.1.2. Quan điểm, định hướng hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh

Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam - 2

tế và phát triển ngành hàng tôm nuôi bền vững ở tỉnh Quảng Nam 124

4.1.3. Mục tiêu phát triển ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 125

4.1.4. Dựa trên kết quả phân tích ma trận SWOT về CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam. 128

4.2. Những giải pháp hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam.. 129

4.2.1. Giải pháp cho từng tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi 129

4.2.2. Giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Nam 139

4.3. Tóm tắt chương 4 149

Phần III KẾT LUẬN 150

Kết luận 150

Kiến nghị 152

TÀI LIỆU THAM KHẢO 155

PHỤ LỤC 1 164

PHỤ LỤC 2 175

PHỤ LỤC 3 203

PHỤ LỤC 4 242

PHỤ LỤC 5 252

DANH MỤC BẢNG

Tên bảng Trang

Bảng 1.1. Năm trở ngại đến ngành tôm Việt Nam 48

Bảng 3.1. Kết quả và hiệu quả nuôi tôm của hộ nuôi 81

Bảng 3.2. Kết quả và hiệu quả của các cơ sở sản xuất giống 84

Bảng 3.3. Kết quả và hiệu quả chế biến thức ăn công nghiệp nuôi tôm 86

Bảng 3.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hệ thống đại lý 87

Bảng 3.5. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của thu gom lớn 89

Bảng 3.6. Kết quả và hiệu quả chế biến và xuất khẩu tôm 92

Bảng 3.7. Kết quả và hiệu quả của người bán buôn ngoài tỉnh 93

Bảng 3.8. Kết quả và hiệu quả của người bán lẻ ngoài tỉnh 94

Bảng 3.9. Kết quả và hiệu quả hoạt động tài chính của các tác nhân 98

trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam 98

Bảng 3.10. Tỷ trọng chi phí HĐTGT, lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào CCSPTN thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh 99

Bảng 3.11. Tỷ trọng CPHĐTGT, lợi nhuận của các tác nhân tham gia 100

vào CCSPTN thị trường xuất khẩu 100

Bảng 3.12. Kết quả ước lượng hàm sản xuất Cobb- Douglas của các hộ nuôi tôm

theo phương thức TC vụ 1 và TC vụ 2 ở tỉnh Quảng Nam 108

Bảng 3.13. Năng suất cận biên của các yếu tố đầu vào chủ yếu 111

đối với nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Quảng Nam 111

Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế trong việc đầu tư các yếu tố đầu vào chủ yếu 112

đối với nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Quảng Nam 112

Bảng 3.15. Chi phí nội nguồn DRC của sản phẩm tôm nuôi thâm canh hai vụ xuất khẩu ở tỉnh Quảng Nam 115

Bảng 16. Phân tích độ nhạy đối với chi phí nội nguồn của sản phâm tôm nuôi thâm canh hai vụ xuất khẩu ở tỉnh Quảng Nam 116

Bảng 4.1. Dự kiến chỉ tiêu phát triển ngành hàng tôm 127

ở Quảng Nam đến năm 2020 127


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Tên sơ đồ Trang

Sơ đồ 1.1. Chuỗi cung đơn giản 15

Sơ đồ 1.2. Chuỗi cung mở rộng 15

Sơ đồ 1.3. Mạng lưới chuỗi cung tổng thể 17

Sơ đồ 1.4. Mô hình chuỗi giá trị chung 21

Sơ đồ 1.5. Quá trình tạo giá trị trong chuỗi cung 30

Sơ đồ 1.6. Mô hình hoạt động tạo thêm giá trị của đơn vị sản xuất kinh doanh 31

Sơ đồ 1.7. Mô hình chuỗi cung thực phẩm trong nông nghiệp 32

Sơ đồ 1.8. Chuỗi các quan hệ 34

Sơ đồ 1.9. Mô hình chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi 35

Sơ đồ 1.10. Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở ĐBSCL 47

Sơ đồ 2.1. Khung nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam 68

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổng quát CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam 75

Sơ đồ 3.2. Dòng thượng nguồn của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam 76

Sơ đồ 3.3. Luồng sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu 77

Sơ đồ 3.4. Luồng sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ ngoài tỉnh 78

Sơ đồ 4.1. Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam được điều chỉnh 144

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Tên đồ thị Trang

Đồ thị 2.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 57

Quảng Nam thời kỳ 2005-2012 57

Đồ thị 2.2. Giá trị sản xuất ngành thủy sản, nuôi trồng thủy sản 58

Quảng Nam thời kỳ 2005-2012 (giá so sánh năm 2010) 58

Đồ thị 2.3. Cơ cấu diện tích nuôi tôm ở Quảng Nam theo đối tượng nuôi 60

thời kỳ 2007-2012 60

Đồ thị 2.4. Giá trị sản xuất tôm nuôi và tốc độ tăng hàng năm ở Quảng Nam 62

thời kỳ 2005-2012 62

Đồ thị 2.5. Cơ cấu sản lượng tôm nuôi tiêu thụ nội địa và xuất khẩu 65

ở Quảng Nam thời kỳ 2007-2012 65

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu của thế giới. Năm 2011 tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm đạt 2,4 tỷ USD tăng 17,64% so với năm 2010, trong đó tôm sú chiếm 59,7%, tôm thẻ chân trắng chiếm 29,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tôm. Sản phẩm tôm của Việt Nam đã có mặt trên 91 quốc gia và vùng lãnh thổ với 3 thị trường lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, EU chiếm hơn 65% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam [2] [3] [32].

Trong hơn hai thập kỷ qua, ngành nuôi tôm đã từng bước phát triển và đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng giá trị gia tăng của ngành thủy sản và trong GDP của nền kinh tế nước ta; nó là một trong những ngành mà loại hình sản xuất chủ yếu là nông hộ, đang tồn tại và ngày càng phát huy thế mạnh trong bối cảnh hội nhập, từng bước khai thác hiệu quả các lợi thế cạnh tranh và khẳng định thế mạnh trên thị trường quốc tế [5] [32] [50].

Chuỗi cung nói chung và chuỗi cung sản phẫm tôm nuôi nói riêng là “con đường” mà sản phẩm tôm nuôi được tạo ra và đi qua để đến người tiêu dùng cuối cùng. Nó bao gồm nhiều mắt xích, các mắt xích có thể là người nuôi tôm hoặc dịch vụ, các nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà cung cấp của nhà cung cấp, khách hàng của khách hàng. Chuỗi kết nối cung cầu trên thị trường là nơi chuyển tải thông tin về nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm tôm nuôi đến với người nuôi tôm; chuỗi cung có vai trò quan trọng đối với việc tổ chức và quản lý ngành hàng tôm nuôi trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Chính vì vậy, trong Quyết định số 1690/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26 tháng 9 năm 2010 về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2020, đã đưa ra 5 quan điểm phát triển ngành thủy sản, trong đó quan điểm thứ hai khẳng định: “Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá gắn với việc tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản ở tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, cơ khí hậu cần dịch vụ và chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả tối ưu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam”[47]. Đây là cơ sở pháp lý để Bộ NN&PTNT, các Bộ ngành, Hội, Hiệp hội

nghề nghiệp liên quan, các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm tổ chức thực hiện, cụ thể hóa chiến lược cho ngành và địa phương mình.

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong sản xuất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản, từ đó đã làm cho đời sống kinh tế của người dân khá hơn. Tuy nhiên, người nông dân nói chung, những hộ nuôi tôm nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong nuôi trồng và tiêu thụ sản phẩm, thu nhập tuy cao nhưng chưa ổn định, chịu sự tác động bởi dịch bệnh và những biến động bất lợi của thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra sản phẩm tôm nuôi. Để tháo gỡ những khó khăn trên, tỉnh Quảng Nam đã đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nuôi tôm tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và mở rộng quy mô diện tích nuôi tôm. Tuy nhiên, những chính sách trên chưa thật sự là những giải pháp cơ bản để thúc đẩy quá trình phát triển nuôi tôm bền vững ở tỉnh Quảng Nam. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình đó là do chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi được nhìn nhận với tư cách là một ngành hàng hoạt động chưa hiệu quả, mối liên kết giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi, khả năng kiểm soát các vấn đề ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trong từng mắt xích còn hạn chế; lợi ích giữa các tác nhân, nhất là người nuôi tôm chưa được phân phối hợp lý.

Từ thực trạng của chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi và bối cảnh hội nhập của nền kinh tế tỉnh Quảng Nam đòi hỏi phải có những giải pháp thiết thực và hữu hiệu để hoàn thiện các mối liên kết giữa các thành viên trong chuỗi thông qua các chức năng hoạt động của nó nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển ngành hàng tôm nuôi bền vững ở tỉnh Quảng Nam.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam” làm luận án tiến sĩ kinh tế.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải pháp hoàn hiện chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

2.2. Mục tiêu cụ thể

(1) Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi (CCSPTN);

(2) Phân tích, đánh giá thực trạng CCSPTN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

(3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển ngành hàng tôm nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Là những vấn đề liên quan đến chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi xét trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng sản phẩm tôm nuôi.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Để đạt được những mục tiêu như đã đề ra, luận án tập trung nghiên cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam, bao gồm phân tích cấu trúc, các tác nhân tham gia (mắt xích), quá trình tạo giá trị, các dòng sản phẩm, thông tin, tài chính cùng các mối quan hệ giữa các tác nhân từ phía thượng nguồn (Upstream) và hạ nguồn (Downtream) của chuỗi cung; các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động CCSPTN; đi sâu phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi tôm - tác nhân trung tâm của chuỗi; đánh giá lợi thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi trong khuôn khổ kinh tế nguồn lực có hạn. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

- Về không gian: Để có thể đánh giá sâu và đưa ra được những kết luận hợp lý, luận án giới hạn phạm vi chính là ngành hàng tôm nuôi ở Quảng Nam, bao gồm các tác nhân trong tỉnh (kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) tham gia hoạt động trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề cập đến những tác nhân tham gia cung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu và trực tiếp phục vụ nuôi tôm và các tác nhân tham gia thực hiện vai trò tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu sản phẩm tôm

nuôi có nguồn gốc sản xuất ở Quảng Nam. Việc mở rộng phạm vi nghiên cứu đến các tác nhân ngoài tỉnh (ở Việt Nam) này cho phép đảm bảo tính tổng quát của chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi.

- Về thời gian: Các số liệu thứ cấp từ năm 2005 đến năm 2012; số liệu sơ cấp, tập trung điều tra năm 2012; số liệu dự kiến đến năm 2020 về các vấn đề có liên quan.

4. Những đóng góp mới của luận án

Luận án đã góp phần làm rõ và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn của chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi. Luận án xác định CCSPTN là hệ thống các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan trong việc đưa sản phẩm tôm nuôi từ chủ thể nuôi tôm đến người tiêu dùng. Các hoạt động của chuỗi cung là quá trình tạo giá trị nhằm chuyển nguồn tài nguyên nước, đất đai, con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản… các sản phẩm qua xử lý, chế biến hoàn chỉnh và tổ chức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng.

Luận án nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi. Trước hết, thực trạng CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam được phân tích thông qua khung nghiên cứu với mô hình phân tích chuỗi cung theo quan điểm tích hợp giữa phân tích chuỗi cung truyền thống với quan điểm giá trị gia tăng của Micheal Porter trong khái niệm chuỗi giá trị. Mô hình này xác định các tác nhân tham gia trong từng mắt xích thông qua quá trình vận động của dòng sản phẩm vật chất tạo nên cấu trúc của CCSPTN, quá trình tạo giá trị, dòng tài chính, dòng thông tin và mối quan hệ hợp tác giữa các tác nhân trong CCSPTN. Trong đó, quá trình tạo giá trị là quá trình quan trọng nhất và cũng là mục tiêu chính của quản lý chuỗi cung. Phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi cũng bao gồm cả việc đánh giá các nhóm nhân tố như: điều kiện tự nhiên, thị trường, chủ thể nuôi tôm, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý chuỗi cung, cơ sở hạ tầng vùng nuôi và dịch vụ hỗ trợ tác động đến quá trình hoạt động của chuỗi. Từ đó luận án xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá và các phương pháp nghiên cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam. Với kết quả phân tích quá trình hoạt động tạo giá trị, luận án đã đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của từng tác nhân và toàn bộ chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi này. Luận án chỉ ra những hạn chế và bất cập về dòng thông tin, về quan

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022