Các Công Trình Nghiên Cứu Chuỗi Cung Sản Phẩm Nông Nghiệp, Sản Phẩm Tôm Nuôi

hệ liên kết hợp tác, quá trình tạo giá trị và sự bất hợp lý trong quá trình phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân với nhau, làm sáng tỏ những nguyên nhân dẫn đến sự thua thiệt của hộ nuôi tôm trong quá trình phân phối lợi ích đó. Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế đầu tư của hộ nuôi tôm - tác nhân trung tâm của chuỗi; đồng thời, xác định lợi thế cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi, khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của ngành hàng này trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Luận án đã đi sâu đánh giá mức độ tác động theo hướng tích cực lẫn tiêu cực của từng nhân tố đến quá trình hoạt động của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam, đó là nhóm nhân tố: i) Điều kiện tự nhiên; ii) Thị trường; iii) Hộ nuôi tôm; iv) Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Nam; v) Quản lý CCSPTN; vi) Cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm và dịch vụ hỗ trợ.

Trên cơ sở phân tích thực trạng CCSPTN ở Quảng Nam, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi. Trọng tâm là nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế đầu tư của hộ, tăng cường mối quan hệ hợp tác, trao đổi thông tin để nâng cao giá trị gia tăng cho từng tác nhân trong chuỗi. Bên cạnh đó khẳng định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành hàng tôm nuôi về công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như các chính sách quản lý và hỗ trợ phát triển ngành hàng này trong thời gian tới. Đây là cơ sở khoa học, giúp cho các cấp chính quyền địa phương định hướng phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi một cách có căn cứ.

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Các công trình nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm tôm nuôi

Trong thời gian gần đây, có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm tôm nuôi. Các đề tài nghiên cứu đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, trong đó phải kể đến:

Aramyan (2007) nghiên cứu về “Đo lường hiệu suất chuỗi cung trong lĩnh vực nông nghiệp- thực phẩm”. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đóng góp vào sự phát triển của hệ thống phương pháp đo lường hiệu xuất cho chuỗi cung nông nghiệp- thực phẩm liên quan đến toàn bộ chuỗi (tức là tất cả các giai đoạn bắt đầu từ người cung cấp nguyên liệu đến các nhà bán lẻ) và bao gồm một tập hợp tất cả các chỉ số hiệu suất. Dựa trên tài liệu về chỉ số hiệu suất hiện có và các mô hình trong các tài liệu chuỗi cung, một khung khái niệm để đo lường hiệu suất của chuỗi cung nông nghiệp - thực phẩm được phát triển bao gồm các chỉ số tài chính, phi tài chính, cũng như kết hợp với đặc điểm cụ thể của chuỗi cung nông nghiệp - thực phẩm. Khuôn khổ khái niệm này được sử dụng đánh giá trong một chuỗi cung cà chua Hà Lan - Đức và tiếp tục phát triển thành một mô hình khái quát với những chỉ số hoạt động quan trọng. Kết quả cho thấy: hiệu quả, linh hoạt, đáp ứng nhanh và chất lượng thực phẩm là bốn thành phần hoạt động quan trọng và là cơ sở cho một hệ thống phương pháp đo lường hiệu xuất của chuỗi cung nông nghiệp- thực phẩm. Nghiên cứu chưa làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa chuỗi cung với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của chuỗi [89].

Normansyah (2012), Luận án tiến sĩ với đề tài “Quản lý chuỗi cung bền vững, trường hợp nghiên cứu ngành hàng ca cao ở Inđônêsia ”. Về mặt lý luận, luận án đã đi sâu nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững và chỉ ra mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp bền vững với quản lý chuỗi cung nông nghiệp bền vững. Chuỗi cung là công cụ đáp ứng các yêu cầu bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội thông qua các hoạt động quản lý VSATTP, xử lý ô nhiễm môi trường trong từng giai đoạn của từng tác nhân tham gia chuỗi cung nông nghiệp. Luận án đã xem xét vai trò của

quản lý chuỗi cung bền vững trong ngành hàng ca cao của Inđônêsia. Ở Inđônêsia, chuỗi cung này đã phải đối mặt với nhiều trở ngại đối với việc triển khai các hoạt động bền vững, chẳng hạn như thu nhập thấp của nông dân, việc sử dụng lao động trẻ em, và việc sử dụng các phương tiện vận tải thông thường cho các mục đích thương mại. Các kết quả của nghiên cứu cho thấy, việc thực hiện hoạt động bền vững trong từng giai đoạn khác nhau của chuỗi cung, tác động đến hiệu suất của toàn bộ chuỗi cung. Mặc dù, nghiên cứu chỉ tập trung vào chuỗi cung ca cao ở Inđônêsia., nhưng quan điểm về quản lý chuỗi cung nông nghiệp bền vững của nghiên cứu này sẽ được kế thừa, vận dụng trong phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi của đề tài luận án nhằm đáp ứng mục tiêu hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam [98].

Thanh Loan, Hải Phương, Hùng (2006) nghiên cứu đề tài: “Chuỗi cung hạt điều Việt Nam - Trường hợp nghiên cứu ở tỉnh Đắk Nông và Bình Phước ở Việt Nam”. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi giá hạt điều tại vườn ở tỉnh Bình Phước và tỉnh Đắk Nông trong năm 2006. Các mô hình hồi quy cho thấy sự gia tăng chất lượng hoặc đạt được thông tin về giá sẽ giúp nâng cao giá tại vườn. Cơ sở hạ tầng tạo ra một tác động tích cực về giá tại vườn. Các phân tích giá trị gia tăng trong chuỗi cung sản phẩm hạt điều đã chứng minh rằng những người nông dân có thu nhập hàng tháng và có lợi nhuận tương đối thấp so với các đối tác khác trong chuỗi cung hạt điều. Tuy nhiên, bằng cách thực hiện sau thu hoạch hoạt động chế biến tại nhà của mình, nông dân có thể thu được lợi nhuận tăng thêm là 10% giá bán nhân hạt điều, thêm vào 5% chi phí lao động [88]. Nghiên cứu chưa làm rõ khung phân tích chuỗi, chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả và quá trình phân phối lợi ích giữa các tác nhân.

Trong nuôi tôm đã có các công trình nghiên cứu về chuỗi cung hay chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Rodrigo R. Frei và đồng sự (2009) nghiên cứu ‘‘Phân tích chuỗi sản xuất nuôi tôm biển ở miền Nam Brazil”. Đây là nghiên cứu được chuẩn bị kỹ lưỡng với mục đích là xác định và mô tả các liên kết chính của chuỗi sản xuất tôm biển ở vùng Laguna thuộc bang Santa Catarina, Brazil. Nghiên cứu này đã tiến hành 90 cuộc

phỏng vấn, lập sơ đồ hoạt động theo chức năng của chuỗi sản xuất từ các yếu tố đầu vào cần thiết cho sản xuất đến thời điểm mua tôm của người tiêu dùng cuối cùng. Kết quả chỉ ra rằng toàn bộ chuỗi sản xuất đòi hỏi phải tác động từ việc cải thiện điều kiện vệ sinh và di truyền của ấu trùng đến thương mại hóa sản phẩm. Giảm quan liêu trong các cơ quan công cộng tạo điều kiện để người nuôi tiếp cận tín dụng nhằm đầu tư tốt hơn, cải tiến trong hoạt động sản xuất, đào tạo lao động có trình độ kỹ thuật cao, giảm chi phí sản xuất thông qua tiêu chuẩn hóa các quy định trong sản xuất và thương mại trong nước bằng các chính sách của chính phủ [101].

Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam - 3

Võ Thị Thanh Lộc (2006), Luận án tiến sĩ với đề tài: “Quản lý chất lượng chuỗi cung thực phẩm hải sản: cải tiến chất lượng chuỗi cung tôm – triển vọng của các công ty thủy sản ở đông bằng Sông Cửu Long, Viêt Nam”. Nghiên cứu đã phát triển khung quản lý chất lượng chuỗi cung, thông qua phương pháp tiếp cận kỹ thuật quản lý. Khung nghiên cứu này bao gồm các biện pháp về chất lượng tôm và bảo đảm an toàn

(i) Trong sản xuất, chẳng hạn như quản lý và quan hệ đối tác về chất lượng giữa các nhà cung cấp, (ii) Ở cấp công ty như quản lý chất lượng, đặc biệt là thực hiện HACCP, và (iii) Ở khâu phân phối sản phẩm với việc tập trung về lưu trữ và vận chuyển. Ngoài ra, khung này thể hiện vai trò của các chính phủ, các cơ quan nông nghiệp địa phương, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Cục Quản lý chất lượng thủy sản và Thú y là rất quan trọng để đạt được chất lượng và mục tiêu an toàn cho thủy sản của Việt Nam trong toàn bộ chuỗi giá trị, đặc biệt là trong sản xuất. Các sản phẩm của nghiên cứu cũng cung cấp một quá trình nâng cao chất lượng cho các công ty thủy sản và các biện pháp tiềm năng để tiếp tục cải thiện an toàn sản phẩm và chất lượng trong chuỗi. Nghiên cứu cho rằng: Trong chuỗi cung, mỗi công ty tiến hành một số hoạt động cụ thể chuyển đổi nguyên liệu thô thành các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng. Khái niệm này đã được thực hiện rõ ràng hơn bởi khái niệm của Porter về “chuỗi giá trị ” và “hệ thống giá trị". Mỗi công ty là một phần của một hệ thống giá trị, và hợp tác toàn bộ hoạt động của hệ thống giá trị có thể được cải thiện. Đối với những công ty hoạt động trong kinh doanh nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, điều quan trọng là thiết lập quan hệ đối tác giá trị gia tăng [87]. Đề tài chưa đi sâu phân tích mô hình phân

tích chuỗi cung sản phẩm tôm, cũng như hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm.

Trương Chí Hiếu (2012), Luận án tiến sĩ với đề tài: “Chuỗi cung tôm, quản lý tài sản sở hữu chung và ô nhiễm môi trường tại phá Tam Giang Cầu Hai, Việt Nam”. Mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố làm kiềm hãm chuỗi cung tôm của phá Tam Giang Cầu Hai và đưa ra giải pháp nhằm cải tiến việc thực hiện chuỗi cung này. Ngành nuôi tôm của phá TG-CH được nghiên cứu cụ thể trong khuôn khổ chuỗi cung. Nó chỉ ra rằng chuỗi cung tôm của phá TG-CH là không ổn định vì thiệt hại sản xuất liên quan đến các điều kiện gây bệnh và ô nhiễm nguồn nước của phá TG-CH. Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu gồm: (i) Sản xuất nuôi trồng thủy sản và các hoạt động sinh kế khác tại phá TG-CH; (ii) Các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các vùng thượng nguồn; (iii) Nguồn nước thải ra pháTG-CH từ khu sản xuất công nghiệp và khu dân cư xung quanh. Trong phạm vi của luận án này, chỉ tập trung nghiên cứu về nguồn gây ô nhiễm nội sinh từ phá TG-CH, đây là vấn đề phức tạp và quan trọng nhất gây ra ô nhiễm. Luận án đề xuất các công cụ giải pháp để làm giảm ô nhiễm bao gồm: hạn ngạch bán sản phẩm tôm, hạn ngạch mua sản phẩm tôm, thuế bán tôm, thuế mua tôm, hạn ngạch ô nhiễm thương mại, và thuế ô nhiễm được đánh giá dựa vào các tiêu chí chuẩn mực do tài liệu kinh tế môi trường đưa ra; các công cụ này phải chịu gánh nặng về hành chính. Tuy nhiên, có thể giảm một cách đáng kể bằng một hệ thống đồng quản lý. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng các phương pháp định tính, nên chưa lượng hóa mức độ tác động của ô nhiễm môi trường đến quá trình thực hiện chuỗi cung tôm ở phá TG-CH. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của luận án có thể vận dụng cho các địa phương có điều kiện tương đồng về đánh giá ô nhiễm môi trường theo quan điểm chuỗi cung sản phẩm [76].

Công trình nghiên cứu liên quan đến nuôi tôm trên địa bàn nghiên cứu của luận án, đề tài:“Phát triển nuôi tôm bền vững ở các tỉnh Duyên hải miền Trung” của tác giả Lê Bảo (2010), Luận án tiến sĩ, nghiên cứu này đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển bền vững, xây dựng khái niệm phát triển nuôi tôm bền vững và những yêu cầu trong nội dung phát triển nuôi tôm bền vững. Nghiên cứu này xác định các nhân tố ảnh hưởng và xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá

phát triển bền vững ở các tỉnh Duyên hải miền Trung. Luận án đã xác định kênh phân phối sản phẩm tôm nuôi vùng Duyên hải miền Trung, chỉ ra những mặt còn tồn tại ở cả hai kênh phân phối nội địa và xuất khẩu. Kênh xuất khẩu các tỉnh Duyên hải miền Trung cho thấy sự lấn át của các nhà nhập khẩu quy mô lớn, các nhà chế biến và các tập đoàn bán lẻ ở thị trường nước ngoài yêu cầu các nhà cung cấp sản phẩm tôm nuôi tuân thủ các quy định của các nước nhập khẩu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thực hiện chứng nhận về nuôi tôm bền vững. Kênh nội địa chưa thiết lập các mối liên kết, sản xuất còn manh mún, chất lượng sản phẩm chưa ổn định. Luận án chỉ ra những mối liên kết thông qua các kênh phân phối, chưa chỉ ra các mối liên kết từ các kênh cung ứng các yếu tố đầu vào như thức ăn, con giống.. Nói cách khác, tác giả chưa đề cập đến phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi của các tỉnh Duyên hải miền Trung. Một hình thức tổ chức, một công cụ phân tích hữu ích có tính hệ thống trong chuỗi ngành hàng tôm nuôi đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế nói chung, Duyên hải miền Trung nói riêng [4].

2. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm tôm nuôi, đề cập ở phần trên đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận của chuỗi cung sản phẩm trong nông nghiệp, trong phân tích chuỗi cung các tác giả đã đề cập đến 2 thuật ngữ chuỗi cung và chuỗi giá trị và đều cho rằng, hai thuật ngữ này không mâu thuẫn nhau, chúng bổ sung cho nhau. Về phương diện thực tiễn, các công trình nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp gắn liền các lĩnh vực quản lý vi mô và cả vĩ mô, như: đo lượng hiệu suất, quản lý chuỗi cung bền vững, chuỗi giá trị, chuỗi giá trị toàn cầu hay phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm trong chuỗi cung, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động chuỗi cung. Các nghiên cứu cho rằng, các cơ quan của chính phủ đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hoạt động của chuỗi cung, như định hướng thị trường, quản lý chất lượng (tôm ở ĐBSCL), quản lý ô nhiễm môi trường (chuỗi cung tôm ở phá TG-CH). Chuỗi cung là công cụ, biện pháp hữu hiệu để tổ chức quản lý ngành hàng sản phẩm trong nông nghiệp, sản phẩm tôm nuôi trong các lĩnh vực hoạt động liên quan như: công tác VSATTP, truy suất nguồn gốc, phát triển bền vững trong nông nghiệp, ô nhiễm môi trường, quản lý chất lượng, phân phối

thu nhập giữa các tác nhân. Các tác giả đã chỉ ra những bất cập trong quản lý chuỗi cung ảnh hưởng đến các khía cạnh đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, phát triển bền vững ngành hàng sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm tôm nuôi hay CCSPTN. Đây là cơ sở thực tiễn mà đề tài luận án nghiên cứu vận dụng vào việc đánh giá thực trạng CCSPTN của Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam. Để nghiên cứu các tác giả sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp PRA, SWOT, phân tích chính sách, phương pháp điều tra thông kê, phương pháp tương quan hồi quy, phương nghiên cứu tài liệu… phục vụ cho mục tiêu, nội dung nghiên cứu của mỗi công trình nghiên cứu.

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên, chỉ nghiên cứu các lĩnh vực quản lý của ngành nông nghiệp trong mối quan hệ với chuỗi cung. Vì vậy, hầu hết không đi sâu phân tích mô hình chuỗi cung, mà chỉ xem chuỗi cung là một mô hình tổ chức kết nối hoạt động giữa các tác nhân với nhau trong chuỗi ngành hàng của một sản phẩm cụ thể, hoặc đi sâu nghiên cứu một mặt nào đó của chuỗi cung. Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu CCSPTN nào có tính hệ thống, về khía cạnh lý luận đi sâu phân tích mô hình CCSPTN theo quan điểm tích hợp giữa phân tích chuỗi cung truyền thống với quan điểm giá trị gia tăng của Micheal Porter trong khái niệm chuỗi giá trị. Trên cơ sở đó, nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi với mục tiêu là đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI


1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

1.1.1. Chuỗi cung và quản lý chuỗi cung

1.1.1.1. Khái niệm

Thuật ngữ chuỗi được sử dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển từ những năm 50 của thế kỷ XX. Khởi đầu của việc sử dụng khái niệm chuỗi và phương pháp phân tích chuỗi để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển. Khái niệm chuỗi chỉ đơn giản bao hàm các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật, được sử dụng lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa, xác định những tác nhân tham gia và hoạt động của họ [41]. Tùy theo giác độ nghiên cứu mà người ta sử dụng những tên gọi khác nhau cho các chuỗi hoạt động và tổ chức. Khi nhấn mạnh đến hoạt động sản xuất, người ta xem như các quy trình sản xuất; khi nhấn mạnh đến khía cạnh marketing, họ gọi chúng là kênh phân phối; khi nhìn ở góc độ tạo ra giá trị, người ta gọi chúng là chuỗi giá trị; khi nhìn nhận về cách thức thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, người ta gọi là chuỗi nhu cầu. Theo quan điểm logistics của ngành hàng, chúng ta gọi là chuỗi cung [28] [82].

Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về chuỗi cung:

“Chuỗi cung là sự liên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường” [82].

“Chuỗi cung bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung không chỉ bao gồm nhà sản xuất và người phân phối mà còn cả người vận chuyển, nhà xưởng, người bán lẻ và bản thân khách hàng...” [62].

“Chuỗi cung là mạng lưới các nhà xưởng và những lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển vật liệu này thành bán thành phẩm và thành phẩm, phân phối những thành phẩm này đến các khách hàng” [72].

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí