Ý Nghĩa Của Phân Tích Chuỗi Cung Sản Phẩm Tôm Nuôi

(2) Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể nuôi tôm

Chủ thể nuôi tôm là tác nhân trung tâm, duy nhất tạo ra SPTN đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế của chủ thể nuôi tôm, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động chuỗi cung, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế của tất cả các tác nhân khác trong chuỗi, bao gồm cả thượng nguồn và hạ nguồn. Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể nuôi tôm bao gồm: nguồn nhân lực, quy mô diện tích đất mặt nước nuôi tôm, khả năng về vốn đầu tư, trình độ của người sản xuất (năng lực nhận thức về công nghệ- kỹ thuật nuôi, về pháp luật và bảo vệ môi trường…)

(3) Nhóm các nhân tố về thị trường

Như bất kỳ chuỗi cung sản phẩm nào thị trường luôn là nhân tố tác động đến quá trình thực hiện chuỗi cung. Nó bao gồm các nhân tố về quan hệ cung cầu, giá cả. Nhu cầu tiêu thụ tôm trong nước và công tác xuất khẩu SPTN.

Xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng về SPTN, các tác nhân xây dựng các chiến lược kinh doanh của mình, xác định quy mô, mức độ cung ứng các yếu tố đầu vào để sản xuất, thu gom, chế biến sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó. Giá cả là nhân tố quan trọng tác động đến việc phân phối các dòng SPTN trong chuỗi cung đến với các thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế. Xét trong điều kiện lợi thế cạnh tranh ngành hàng tôm, nếu nhu cầu tiêu thụ SPTN trong nước cao giảm bớt áp lực giải quyết lượng hàng tồn kho trong điều kiện xuất khẩu khó khăn. Trong thực tế ở nước ta, một khi SPTN bị ngừng nhập khẩu ảnh hưởng lớn đến chuỗi ngành hàng tôm, hộ nuôi tôm bán với giá thấp rơi vào tình trạng thua lỗ. Các cơ sở chế biến thủy sản chuyển sang chế biến các mặt hàng khác. Thực tế cho thấy ở một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc nhu cầu tiêu thụ nội địa cao nên giảm áp lực cho hoạt động xuất khẩu khi có những biến cố bất lợi từ thị trường thế giới, do áp đặt các rào cản thương mại từ các chính sách bảo hộ mậu dịch của một số nước nhập khẩu tôm.

Trong quy hoạch phát triển ngành thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chỉ rõ mục tiêu ngành nuôi tôm ở nước ta là nuôi tôm để xuất khẩu. Trong những năm qua, sản lượng tôm phân phối cho thị trường xuất khẩu

chiếm 80% tổng sản lượng cung của cả nước [48]. Do đó, việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu có ý nghĩa sống còn đối với ngành hàng tôm nuôi. Việc chiến lĩnh và mở rộng thị trường xuất khẩu tôm phụ thuộc vào rất nhiều các nhân tố như: chất lượng sản phẩm, thương hiệu sản phẩm, nhu cầu của nước nhập khẩu, thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng, một số chính sách trong thu mua, chế biến và tiêu thụ SPTN.

(4) Nhóm các nhân tố thuộc về chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước

Các chính sách của Chính phủ tác động trực tiếp tới ngành hàng tôm nuôi bao gồm chính sách hỗ trợ lãi suất, chính sách tín dụng ưu đãi cho các hộ nuôi tôm, trang trại. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sản xuất và xuất khẩu tôm của Việt Nam chịu tác động lớn từ thị trường thế giới về cả đầu vào và đầu ra cho sản xuất thì chính sách của Chính phủ đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao năng lực sản xuất và năng lực tham gia chuỗi cung toàn cầu cho các đơn vị kinh doanh, tạo nền tảng để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, chính sách còn có tác động thúc đẩy nâng cao hiệu quả nuôi tôm, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm và điều tiết giá cả thị trường [20] [41] .

Trên thực tế cho thấy quá trình thực thi chính sách không tốt ở các địa phương, ngành ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hoạt động của CCSPTN. Điều này biểu hiện ở việc thiếu quản lý nhà nước trong lĩnh vực sản xuất và phân phối tôm giống, sản xuất thức ăn công nghiệp, TTYTS, cả về số lượng và chất lượng làm cho quá trình nuôi tôm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, hạn chế nguồn tôm nguyên liệu phục phục cho chế biến và xuất khẩu. Việc hỗ trợ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các tác nhân trong CCSPTN có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong việc nâng cao trình độ kỹ thuật trong nuôi trồng, chế biến, bảo quản trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Năng lực về trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nước của ngành là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình hoạt động của CCSPTN hướng đến mục tiêu cao cả của mình là tối đa hóa lợi nhuận toàn chuỗi [4] [20].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

(5) Nhóm các nhân tố về quản lý của CCSPTN

Các chuỗi cung được quản lý bởi một hay nhiều nhà lãnh đạo chuỗi (còn gọi là trưởng chuỗi hay chủ chuỗi/kênh) người mà xác định nhu cầu thị trường và phối hợp các nguồn lực của chuỗi nhằm bảo đảm các nhu cầu này được đáp ứng. Các chuỗi (hay các khâu của chuỗi) có thể định hướng là chuỗi hợp tác hay chuỗi cơ hội. Những định hướng này thường bị chi phối bởi các lực lượng kinh tế chủ chốt có khả năng định

Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam - 7

hướng cho ngành (hoặc một phần của ngành) trong phạm vi mà họ điều hành [56]. Do sự định hướng CCSPTN khác nhau, các mối quan hệ trong chuỗi có thể bao quát một chuỗi các quan hệ từ tích hợp dọc đến cạnh tranh. Các dạng của mối quan hệ dọc theo chuỗi phụ thuộc vào định hướng của chuỗi hay của trưởng chuỗi, mà đến lượt nó, thường phụ thuộc vào lực lượng kinh tế chủ yếu có khả năng điều khiển hành vi của chuỗi, trưởng chuỗi, và lĩnh vực mà họ đang hoạt động như nuôi, thu mua, vận chuyển, làm sạch, lưu giữ, bảo quản chế biến tôm... [90].

Trong nền kinh tế thị trường các quy luật kinh tế luôn chi phối đến lợi ích của từng tác nhân tham gia CCSPTN, nếu mỗi tác nhân vì lợi ích riêng, không hợp tác với nhau, không có định hướng chuỗi cung thì nó trở thành một chuỗi cơ hội nơi mà các đối tác không hướng về khách hàng và không cùng làm việc với nhau để tạo ra giá trị cho khách hàng cuối cùng [56]. Khi các tác nhân trong chuỗi hợp tác với nhau, họ phải có được sự cam kết vững chắc, đảm bảo các bên tuân thủ hợp đồng đã ký kết, không vì lợi ích trước mắt mà vi phạm hợp đồng. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định của chất lượng SPTN – một trong những vấn đề cốt yếu của sản phẩm Việt Nam. Trong thực tế hiện nay, một số đơn vị không giữ vững cam kết của mình khi thấy lợi nhuận trước mắt quá lớn, hay áp lực phải hoàn thành công việc quá cao. Chính vì vậy, mỗi tác nhân đưa ra các quyết định riêng không tuân thủ các cam kết làm cho CCSPTN rối loạn, mất định hướng, ảnh hưởng đến hoạt động của các khâu khác trong chuỗi, tác động tiêu cực đến việc thực hiện mục tiêu chung của CCSPTN.

(6) Nhóm các nhân tố về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ

Dịch vụ hậu cần và cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của CCSPTN. Điều này biểu hiện trong việc thiếu sự cung cấp về cơ sở hạ tầng, như đường sá, hệ thống điện, kênh cấp thoát nước, dịch vụ vận chuyển và tính sẳn sàng của nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển với giá cả hợp lý tác động tiêu cực đến quá trình kinh doanh của các tác nhân về phía dòng thượng nguồn của CCSPTN cung cấp các yếu tố đầu vào, như giống, thức ăn, máy móc thiết bị.. do chi phí vận chuyển cao, và quá trình nuôi tôm của các chủ thể nuôi tôm, cũng như quá trình thu mua và phân phối sản phẩm của tác nhân trung gian về phía dòng hạ nguồn của chuỗi cung này. Việc thiếu các phương tiện đóng gói và làm đông lạnh của hộ thu gom, chế biến, bán buôn, bán lẻ gây

khó khăn cho công việc bảo quản chất lượng sản phẩm, cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của CCSPTN [4] [32] [58, 20].

Trên đây là 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của CCSPTN. Chúng bao gồm cả nhân tố thuộc tầm quản lý kinh tế vĩ mô và những nhân tố thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế vi mô.

1.1.2.5. Ý nghĩa của phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi

Việc phân tích CCSPTN mang lại lợi ích to lớn cho các cá nhân và tổ chức trên phương diện tìm kiếm cơ hội tham gia chuỗi cung hoặc hoàn thiện CCSPTN.

- Nâng cao năng lực và cải tiến hoạt động: Một khi hiểu rõ CCSPTN của mình, giúp người nuôi tôm, cũng như các tác nhân tham gia khác hoàn thiện hay cải tiến những hoạt động liên kết bên trong cũng như bên ngoài. Trên cơ sở hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của các yếu tố có liên quan đến CCSPTN bao gồm doanh thu, chi phí, lợi nhuận, công nghệ, kiến thức, lao động... cũng như hiểu rõ về hiệu quả của quá trình cung cấp SPTN, các tác nhân, người nuôi tôm sẽ có những điều chỉnh đối với những yếu tố này, để hiệu quả hoạt động cao hơn.

- Nhận diện được lợi thế cạnh tranh: phân tích CCSPTN giúp cho các tác nhân tham gia xác định và hiểu chi tiết hơn các công đoạn trong CCSPTN, từ đó mỗi tác nhân tham gia có thể xác định được các lợi thế cạnh tranh đang nằm ở công đoạn nào để có chiến lược đối với sự phát triển sản phẩm dựa trên lợi thế cạnh tranh sẵn có [58] [91].

- Truy xuất nguồn gốc SPTN: xã hội hiện đại đòi hỏi tiêu chuẩn cao đối với các SPTN. Bên cạnh tiêu chuẩn này, tính an toàn của sản phẩm càng được nhấn mạnh khi thu nhập ngày càng cao. Vì thế, CCSPTN còn thực hiện chức năng đảm bảo tính xuất xứ của những SPTN. Tính xuất xứ bao gồm SPTN, quá trình, thành phần gen, giống tôm, thức ăn, TTYTS và những thước đo về xuất xứ (Opara, 2003). Có thể đây là nhân tố mới và quan trọng đối với những sản phẩm NTTS nói chung, SPTN nói riêng, đặc biệt là trong môi trường khi người tiêu dùng đang đối mặt với an toàn thực phẩm và có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm tiêu dùng có chất lượng cao [44] [86].

- Gắn kết sinh kế của người dân với thị trường thông qua CCSPTN: Theo Kanji và các đồng sự (2005), trong phân tích sinh kế bền vững thì các quyết định sinh kế phụ thuộc vào cấu trúc, chức năng và sự phát triển của thị trường. Còn Dorward và các

đồng sự (2003) chỉ ra rằng thị trường và sự hoạt động đầu ra sẽ hình thành nên nhu cầu của các hàng hóa và dịch vụ được cung cấp bởi sinh kế, vì thế hình thành nên giá cả và thu nhập của các hoạt động sản xuất. Dưới giác độ xóa đói, giảm nghèo và phát triển nông thôn, phân tích CCSPTN làm rõ cơ hội tham gia chuỗi cung, cơ hội tham gia thị trường của người dân ở trong chuỗi cung và cơ hội cải thiện sinh kế của hộ nuôi tôm thông qua kết nối sinh kế với thị trường qua CCSPTN [31] [64] [74].

- Thúc đẩy ngành hàng tôm nuôi phát triển bền vững: Phát triển bền vững ngành hàng tôm đòi hỏi phải đạt được hiệu quả trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Phân tích CCSPTN nhận diện được lợi thế cạnh tranh của SPTN theo các công đoạn chuyên môn hóa của từng tác nhân trong chuỗi, tối ưu hóa giá trị cho khách hàng; TXNG xuất xứ kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu cung ứng đầu vào cho nuôi tôm và phân phối sản phẩm đầu ra nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm. Mặt khác, phân tích CCSPTN làm rõ những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, những mặt hạn chế tác động đến các quan hệ xã hội trong từng tác nhân tham gia CCSPTN, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục và hoàn thiện. Các CCSPTN càng hoàn thiện là cơ sở để ngành hàng tôm nuôi phát triển bền vững [98].

1.1.3. Mối quan hệ mật thiết giữa chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí đầu tư để đạt được kết quả đó. Kết quả sản xuất kinh doanh ở đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra, còn lượng chi phí đầu tư là giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối quan hệ so sánh này được xem xét cả hai mặt (so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối). Như vậy, một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó đạt được hiệu quả kinh tế cao chính là đã đạt được mối quan hệ tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí đầu tư để đạt được kết quả đó [26] [57].

Trong mô hình phân tích CCSPTN cho thấy phân tích quá trình hoạt động tạo giá trị của chuỗi là nội dung cốt lõi. Để tối ưu hóa giá trị tạo ra hay tối đa hóa lợi ích cho người tiêu dùng cuối cùng đòi hỏi các tác nhân phải cố gắng tối thiểu hóa chi phí hoạt động tạo giá trị thông qua sự dẫn dắt của các dòng sản phẩm, thông tin và tài chính. Điều này đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của CCSPTN.

Tổng chi phí hoạt động của chuỗi từ khâu cung ứng các yếu tố đầu vào, vận chuyển, sản xuất và phân phối, tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm cần được tối thiểu hóa. Giá trị sản phẩm của chuỗi cung là sự khác biệt giữa giá trị sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Lợi nhuận của chuỗi cung là tổng lợi nhuận được chia sẻ xuyên suốt của chuỗi. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ sự thành công của chuỗi cung càng lớn. Tất cả dòng thông tin, sản phẩm và tài chính tạo ra chi phí của chuỗi cung. Vì vậy, quản lý một cách có hiệu quả các dòng này là yếu tố then chốt làm nên sự thành công của chuỗi. Quản lý chuỗi cung liên quan đến việc quản lý các dòng dịch chuyển giữa và trong suốt các giai đoạn của chuỗi nhằm tối đa hóa lợi nhuận toàn chuỗi. Hiệu quả kinh tế của CCSPTN được xác định thông qua tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí của chuỗi [28]. Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của chuỗi, đòi hỏi mỗi tác nhân trong chuỗi phải cố gắng nâng cao hiệu quả kinh tế của mình trong mối quan hệ hợp tác chặt chẻ với các tác nhân khác nhằm cắt giảm những khoản chi phí trùng lắp. Hiệu quả kinh tế của chuỗi cung càng cao thì chuỗi đã đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị tạo ra.

Từ đặc điểm của CCSPTN cho thấy, việc đi sâu phân tích hiệu quả kinh tế của chủ thể nuôi tôm có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với việc phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi của một địa phường, vì chủ thể nuôi tôm là tác nhân chuyển hóa các nguồn lực (lao động, đất đai, vốn sản xuất, các tiến bộ kỹ thuật…) và lợi thế về điều kiện tự nhiên của vùng thành sản phẩm. Hơn thế nữa, trong điều kiện kinh tế thị trường chủ thể nuôi tôm có thể kết nối với các tác nhân cả thượng nguồn và hạ nguồn ở các địa phương khác nhau để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, không nhất thiết là các tác nhân đó ở trong cùng địa phương, miễn là đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu. Chính vì vậy, chủ thể nuôi tôm đóng vai trò trung tâm của CCSPTN ở địa phương. Hiệu quả kinh tế là thước đo để chủ thể nuôi tôm đầu tư mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất. Do đó, nó tác động đến hiệu quả kinh tế của các tác nhân về phía thượng nguồn và cả hạ nguồn trong CCSPTN. Điều này cũng đồng nghĩa với sự tác động đến hiệu quả kinh tế của ngành hàng tôm nuôi.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi sản phẩm hay ngành hàng sản phẩm phải có năng lực cạnh tranh. Mỗi sản phẩm do từng nhà sản xuất đưa ra thị

trường sẽ được người tiêu dùng đón nhận với các cấp độ cao thấp khác nhau. Để thừa nhận và đánh giá cao mỗi sản phẩm cần có lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại khác. Các lợi thế này có thể ưu thế về giá hoặc ưu thế về giá trị cho khách hàng. Lợi thế cạnh tranh cho biết xem sản phẩm của một quốc gia có thể cạnh tranh thành công hay không trên thị trường thế giới [51]. CCSPTN muốn tồn tại và phát triển, đòi hỏi SPTN hay ngành hàng tôm nuôi phải có khả năng cạnh tranh. Trước hết là phải đảm bảo lợi thế cạnh tranh. Một khi ngành hàng tôm nuôi có lợi thế cạnh tranh thì có điều kiện để thu hút các thành phần kinh tế xã hội tham gia đầu tư, khai thác các nguồn lực tự nhiên một cách có hiệu quả. Lợi thế cạnh tranh là tiêu chí quan trọng để xem xét tổ chức lại ngành hàng tôm nuôi, hay nói cách khác là điều kiện để hoàn thiện CCSPTN. Thông qua phân tích các thành phần, nhân tố tác động đến quá trình hoạt động của chuỗi cung, các tác nhân nhận diện được lợi thế cạnh tranh của SPTN hay ngành hàng tôm nuôi này so với sản phẩm tôm nuôi hay ngành hàng tôm nuôi khác [25] [30].

Như vậy, phân tích chuỗi cung, hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi là 3 vấn đề cơ bản có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong nội dung nghiên cứu hoàn thiện chuỗi cung/ chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi.

1.2. Kinh nghiệm về quản lý CCSPTN của các quốc gia trên thế giới và Việt

Nam

1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý CCSPTN của các quốc gia trên thế giới

- Thái Lan

Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu lâu đời và lớn nhất trên thị trường toàn cầu, với các sản phẩm chủ lực như tôm sú, tôm thẻ chân trắng,... Gần đây nhất, Thái Lan đã có những động thái chiến lược mới nhằm “Chinh phục” thị trường tôm thế giới. Để nâng cao sản lượng, chất lượng cho các sản phẩm tôm và xuất khẩu, từ năm 2004, Chính phủ Thái Lan đã chủ trương cấp quyền sử dụng mặt nước vùng ven biển trên phạm vi cả nước cho người nuôi trồng thủy sản [14]. Người nuôi trồng được cung cấp nguồn tài chính thông qua một tổ chức tiếp thị nghề cá (Fish Marketing Organization) và tổ chức này sẽ đứng ra tổ chức các hoạt động tiếp thị sản phẩm. CCSPTN được tổ chức liên hoàn khép kín từ khâu cung cấp giống đến việc tiêu thụ sản

phẩm. Các tác nhân trong chuỗi cung thực hiện tốt các mối liên kết ngang (tham gia các câu lạc bộ, các hiệp hội giống, chế biến thức ăn, chế biến và xuất khẩu tôm) và liên kết dọc dựa trên các cam kết chặt chẽ từ khâu cung ứng đầu vào, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Người nông dân sẽ được tiếp cận những kinh nghiệm và kiến thức nuôi tôm đầy đủ cũng như được cung cấp các loại giống tốt đảm bảo cho ra đời những sản phẩm tôm chất lượng cao và an toàn. Chính phủ khuyến khích người nuôi tôm bán sản phẩm trực tiếp cho các công ty chế biến và xuất khẩu hoặc trực tiếp xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế nuôi tôm [36] [83]. Nguồn cung thức ăn, nguyên liệu đầu vào cho mặt hàng tôm hoàn toàn nội địa, ngành công nghiệp chế biến đã có thời gian chuyển đổi sang sản phẩm có giá trị gia tăng cao và tích lũy kinh nghiệm quản lý chi phí đã giúp tối ưu hiệu quả chi phí trong chuỗi giá trị của ngành công nghiệp chế biến thủy sản Thái Lan [3] [34] [83].

- Trung Quốc

Thủy sản là một trong những mặt hàng thực phẩm xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, chiếm 35% tổng sản lượng thủy sản toàn cầu. Hiện nay, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về NTTS (chiếm 70% về sản lượng và 50% về giá trị). Tôm là mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc vào các thị trường Nhật, Mỹ và EU, năm 2008 xuất khẩu tôm đạt 11,4 tỷ USD, chiếm 19,2% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản [97]. Để giữ vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm NTTS nói chung và sản phẩm tôm nuôi nói riêng, Trung Quốc đã tiến hành nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp đa dạng.

Chuỗi cung sản phẩm NTTS của Trung Quốc có hai luồng sản phẩm tiêu thụ chính, có đặc điểm khác biệt về thị trường mục tiêu; đó là thị trường quốc tế và thị trường nội địa. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu qua chế biến, vì vậy chuỗi cung sản phẩm xuất khẩu mang đặc trưng bởi các nhà máy chế biến. Trong quá khứ, có hai cách để nông dân bán sản phẩm của mình: bán sản phẩm cho người môi giới hoặc bán trực tiếp cho các nhà máy. Gần đây do yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hơn về chất lượng, VSATTP, các nhà máy chế biến xử lý một cách trực tiếp với những người nông dân, thay vì thông qua các nhà môi giới trước đây. Hiện nay, có một số nhà máy chế biến thủy sản, liên kết với nông dân, họ cung cấp giống và thức ăn cho các

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí