Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Ccsptn Ở Quảng

trang trại, và tham gia vào việc quản lý hàng ngày quá trình nuôi và giám sát sử dụng các thức ăn, thuốc của các trang trại. Hơn thế nữa, một số công ty lớn đã tích hợp theo chiều dọc nhằm đảm bảo nguyên liệu đáp ứng các tiêu chuẩn của sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Các công ty này có trại sản xuất giống, trang trại nuôi, nhà máy thức ăn chăn nuôi và nhà máy chế biến thủy sản. Họ có mặt ở tất cả các khâu (mắt xích) trong chuỗi cung và có toàn quyền kiểm soát chất lượng và VSATTP để đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế. Ở mỗi tỉnh của Trung Quốc đều có cơ quan kiểm tra, kiểm dịch (CIQ) giám sát từng công đoạn trong chuỗi cung cho sản phẩm xuất khẩu. Các trang trại phải được sự chấp thuận của CIQ trước khi họ có thể cung cấp sản phẩm cho các nhà máy chế biến.

Đối với thị trường nội địa, hầu hết các sản phẩm được cung cấp cho thị trường trong nước khi chúng còn sống. Một số loài có giá trị cao như tôm, chỉ phát triển trong khu vực được quy hoạch, các sản phẩm không giới hạn ở thị trường địa phương. Bán buôn thường mua tại các trang trại và sản phẩm được vận chuyển đến các khu vực khác bằng đường hàng không còn tươi sống hay bằng các loại xe đặc biệt. Sau đó, những người bán buôn bán các sản phẩm cho các siêu thị, chợ, bán buôn hoặc bán lẻ khác với các yêu cầu về chất lượng, VSATTP; như sản phẩm hữu cơ, sản phẩm xanh và sản phẩm không bị ô nhiễm. Các công ty bán buôn, chế biến tham gia hợp tác sâu hơn với người nông dân. Họ ký hợp đồng mua sản phẩm trước với nông dân, theo dõi quá trình nuôi trồng, thu hoạch và mua tất cả các sản phẩm này [97].

- Bangladesh

Bangladesh là một trong 10 nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, tôm xuất khẩu chủ yếu là tôm sú. Các nền kinh tế địa phương của Bangladesh hội nhập chuỗi cung tôm hàng hóa toàn cầu, dòng tiền đổ vào địa phương làm thay đổi rất nhiều về cảnh quan văn hóa và xã hội ở nông thôn. Do đó, tôm được coi là “vàng trắng” đối với các cộng đồng địa phương ở Bangladesh. Năm 2009 sản lượng tôm đạt 49,7 ngàn tấn, năm 2011 đạt mức 50 ngàn tấn. Nghề nuôi tôm ở Bangladesh đem lại thu nhập cho hộ gia đình và các tác nhân tham gia chuỗi cung. Có thể nhận thấy, CCSPTN của Bangladesh rất phức tạp, các kênh tiêu thụ qua rất nhiều trung gian từ người nuôi tôm bán cho người thu mua phụ, qua thu mua chính đến các đại lý hoa

hồng, chủ kho rồi mới đến các nhà máy chế biến- xuất khẩu [33] [94]. Năm 2008, tôm nhập vào EU phát hiện tôm chứa chất nitrofuran thì sản lượng xuất khẩu tôm của nước này giảm mạnh, các nước EU yêu cầu Bangladesh phải quản lý tốt chất lượng tôm. Để khắc phục những hạn chế trên, Bangladesh đã thành lập Liên minh nuôi trồng thủy sản (gọi tắt BAA). BAA được thành lập để hội nhập ngành nuôi trồng thủy sản và kết nối mọi thành phần, bao gồm người nuôi cá và tôm, chủ trại sản xuất giống, chủ nhà máy đông lạnh, nhà sản xuất thức ăn, các cơ sở chế biến và các nhà xuất khẩu. Hiện nay, Bangladesh đang tổ chức mô hình nuôi tôm theo hợp đồng nhằm đảm bảo TXNG các sản phẩm- một trong những yêu cầu cơ bản của các nước EU nhằm cải thiện các mối liên kết từ người nuôi đến nhà xuất khẩu để nâng cao giá bán cho người nuôi tôm [33] [93].

1.2.2. Thực tế về quản lý CCSPTN ở Việt Nam

Thực trạng CCSPTN ở Việt Nam

Nghề nuôi tôm ở Việt Nam thực sự phát triển từ sau năm 1987 và nuôi tôm thương phẩm phát triển mạnh vào những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ 20. Sự bùng nổ của nuôi tôm thương phẩm được đánh dấu vào năm 2000, khi chính phủ ban hành Nghị Quyết 09, cho phép chuyển đổi một phần diện tích lúa, làm muối năng suất thấp, đất hoang hóa sang nuôi trồng thủy sản [50]. Trong vòng 10 năm từ năm 2000 đến 2009 sản lượng tôm nuôi tăng từ 93,5 ngàn tấn lên 413,3 ngàn tấn (tăng 4,4 lần). Tôm được nuôi ở khắp các tỉnh ven biển trong cả nước. Trong nuôi thủy sản nước mặn, lợ, tôm là đối tượng mang lại giá trị xuất khẩu cao nhất. Năm 2011 tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm đạt 2,4 tỷ USD tăng 17,64% so với năm 2010, trong đó tôm sú chiếm 59,7%, tôm thẻ chân trắng chiếm 29,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tôm. Sản phẩm tôm của Việt Nam đã có mặt trên 91 quốc gia và vùng lãnh thổ với 3 thị trường lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, EU chiếm hơn 65% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam [2] [3] [32]. Tuy nhiên, sự phát triển ngành hàng tôm nuôi Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn. Chất lượng tôm giống thấp, giá TACN cho tôm luôn tăng do thiếu sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước. Kỹ thuật nuôi thấp do nuôi manh mún khó tạo điều kiện áp dụng kỹ thuật cao để có kết quả cao và bền vững. Trong khâu thu mua, chế biến và xuất khẩu thì cạnh tranh không lành mạnh, do nguồn nguyên liệu thiếu làm cho giá tôm nguyên liệu tăng từ, 01 đến 1,5USD/kg so

với các nước trong khu vực, một số nơi bơm chích tạp chất để tăng trọng lượng làm cho sản phẩm chế biến kém chất lượng, làm mất uy tín bán tôm của Việt Nam trên thị trường thế giới. Giá tôm nguyên liệu tăng nhưng người nuôi tôm không được hưởng lợi [32]. Theo Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, năm 2011 khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 93 doanh nghiệp chế biến đông lạnh hoạt động mới 58,7 % so với công suất thiết kế, còn cả nước chỉ hoạt động từ 50-70% công suất thiết kế. Do đó, để đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu tôm thì Việt Nam phải tăng cường nhập khẩu tôm nguyên liệu [42] [52] [54]. Thực trạng của CCSPTN của Việt Nam thể hiện qua một số CCSPTN điển hình như:

Thu gom nhỏ


Người nuôi tôm quảng canh

4,4%



Đầu vào giống, thức ăn, thuốc

29,6%


13,3%

1,0%


4,3%

8,1%

Công ty thu mua sõ chế

6,6%

12,6% 53,5%


Cơ sở chế biến thủy sản


0,5%


Tiêu dùng


Chợ/ nhà hàng

/ siêu thị

17,0%

11,6%



Người nuôi tôm TC/ BTC

1,8%

16,4%


18,8%

3,0%

Thu

gom lớn/ đại lý

14,9%


18,0%

xuất khẩu


83,0%

Xuất khẩu


7,8%



(% tính theo tổng sản lượng tôm sú nguyên liệu, sử dụng cơ cấu diện tich theo các mô hình nuôi 2008-2009)

Sơ đồ 1.10. Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở ĐBSCL

Nguồn: Sính, 2011

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất nước ta. Qua nghiên cứu CCSPTN ở đây cho thấy: theo yếu tố đầu vào thì sự đóng góp về chi phí HĐTGT cũng như phân chia lợi nhuận chưa hợp lý giữa các nhóm tác nhân. Nếu tiêu thụ nội địa mà không qua cơ sở chế biến thủy sản thì người nuôi đóng vai trò quan trọng cả về chi phí HĐTGT (hơn 80%) và lợi nhuận thuần (81,9-88,9%). Nếu qua cơ sở chế biến thủy sản thì người nuôi đóng vai trò quan trọng về chi phí HĐTGT (58,9-73,1%) nhưng cơ sở này hưởng hầu hết lợi nhuận thuần (97,04- 97,22%). Nhìn chung chuỗi cung khá phức tạp, mối liên kết giữa các tác nhân chưa cao, luồng thông tin rời rạc, các tác nhân có sự hỗ trợ của nhà nước nhưng sự hỗ trợ chưa thỏa đáng [35].

- CCSPTN ở khu vực Tam Giang Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên - Huế gồm có kênh xuất khẩu, kênh tiêu thụ nội địa. Chuỗi cung này thiếu định hướng, các mối liên kết từ các tác nhân của chuỗi cung đầu vào với hộ nuôi là mối quan hệ mua bán thông thường, chưa có ràng buộc với nhau qua hợp đồng; mối liên kết giữa hộ nuôi với các tác nhân chuỗi cung đầu ra không mang tính hợp tác, khó khăn trong quản lý chất lượng sản phẩm, VSATTP. Qua phân tích CCSPTN này cho thấy, nghề nuôi tôm còn nhiều hạn chế trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Như vậy, muốn phát triển nuôi tôm bền vững cần phải có các giải pháp hữu hiệu để khắc phục những yếu tố làm trở ngại đến quá trình thực hiện chuỗi cung; tăng cường các mối liên kết giữa các tác nhân, quy hoạch vùng nuôi và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là bệnh dịch bệnh và ô nhiễm môi trường vùng đầm phá TG - CH [17] [20] [76].

Bảng 1.1. Năm trở ngại đến ngành tôm Việt Nam


Các trở ngại

Cấp độ trong chuỗi

1. Dịch bệnh tôm

Cấp độ sản xuất

2. Thiếu sản xuất tôm bền vững

Cấp độ sản xuất

3. Thiếu liên kết dọc trong chuỗi giá trị

Tất cả các cấp độ

4. Thiếu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Tất cả các cấp độ

5. Thiếu sự liên kết giữa các thành phần trong chuỗi và

tổ chức liên quan


Tất cả các cấp độ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam - 8

Nguồn: Biên, 2013

Theo Biên (2013) cho rằng ngành hàng tôm Việt Nam còn có 5 trở ngại chính cho xuất khẩu ngành hàng tôm (Bảng 1.1). Với 5 trở ngại này tác động chồng chéo đáng kể đến hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm Việt Nam, từ đó một số giải pháp có thể tháo gỡ cùng lúc nhiều vấn đề. Đa số các giải pháp đều liên quan đến việc tăng cường hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong ngành tôm. Trở ngại quan trọng nhất đối với xuất khẩu là truy xuất nguồn gốc (TXNG), VSATTP và tính bền vững [6].

Tóm lại, Việt Nam với mục tiêu chiến lược đến năm 2020, kinh tế thủy sản đóng góp 30 - 35% GDP trong khối nông - lâm - ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 - 10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8 - 9 tỷ USD.

Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 - 7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 65 - 70% tổng sản lượng. Phấn đấu để đạt được mục tiêu chiến lược trên đòi hỏi Việt Nam phải tái cấu trúc lại ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với tổ chức lại nuôi trồng theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả tối ưu cho sản phẩm thủy sản [47]. Từ quan điểm chỉ đạo trên, các tỉnh thành trong cả nước đã và đang thực hiện chính sách tổ chức nuôi trồng thủy sản theo chuỗi sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển bền vững ngành hàng thủy sản nói chung, ngành hàng tôm nói riêng.

Bài học kinh nghiệm

Từ các mô hình quản lý CCSPTN của các quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới và thực trạng chuỗi cung này hay chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng.

Đổi mới công nghệ nuôi tôm, người nuôi tôm Thái Lan luôn học hỏi và ứng dụng những công nghệ mới để hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và nâng cao năng suất, hiệu quả nuôi tôm. Thành lập tổ chức tiếp thị nghề cá (Thái Lan) hay liên minh nuôi trồng thủy sản (Bangladesh) hay thành lập các HTX của nông dân sản xuất quy mô nhỏ, tổ chức này tập trung tư vấn về khoa học công nghệ, làm dịch vụ hỗ trợ cung ứng các dịch vụ đầu vào và đầu ra của sản phẩm cho hộ nuôi tôm. Điều này cho phép họ trang trải chi phí đầu vào trong khi vẫn duy trì vị thế trong thương lượng, cho phép họ tham gia vào mối quan hệ trực tiếp với các nhà xuất khẩu tôm.

Tăng cường truy xuất nguồn gốc thực phẩm và giám sát VSATTP, thông qua hệ thông kiểm tra ở các địa phương, nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng ở các thị trường EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tăng cường các mối liên kết dọc theo chuỗi, khuyến khích các nhà máy chế biến và xuất khẩu liên kết với các hộ nuôi thông qua các hợp đồng ký kết. Xây dựng các công ty tích hợp theo chiều dọc, đầu tư nuôi trồng, chế biến thức ăn và cung cấp giống, có như vậy mới quản lý tốt chất lượng sản phẩm và thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Giải quyết tốt các lợi ích giữa các thành viên tham gia trong CCSPTN, loại bỏ các trung gian không cần thiết nhằm tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi ích cho người tiêu dùng.

1.3. Tóm tắt chương 1

- CCSPTN là hệ thống các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan trong việc đưa SPTN từ chủ thể nuôi tôm đến người tiêu dùng. Các hoạt động của chuỗi cung là quá trình tạo giá trị nhằm chuyển nguồn tài nguyên nước, đất đai, con giống, TACN, TTYTS… và các sản phẩm qua xử lý, chế biến hoàn chỉnh và tổ chức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Quản lý chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi được hiểu là tập hợp các phương thức sử dụng để quản lý chuỗi cung này với mục đích tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn chuỗi.

Nội dung phân tích CCSPTN là phân tích vấn đề cơ bản sau: xác định các tác nhân tham gia chuỗi cung, quá trình vận động và chuyển hóa sản phẩm tôm nuôi, quá trình tạo giá trị, quá trình chi trả, quá trình trao đổi thông tin và quan hệ hợp tác của các tác nhân trong CCSPTN. Trong đó, quá trình tạo giá trị là quá trình quan trọng nhất và cũng là mục đích của chuỗi cung. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện CCSPTN bao gồm các nhóm nhân tố: điều kiện tự nhiên, chủ thể nuôi tôm, thị trường, chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, nhóm nhân tố quản lý chuỗi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm và các dịch vụ hỗ trợ.

- Phân tích chuỗi cung, hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi là ba trụ cột cơ bản có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình nghiên cứu chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

- Việc phân tích CCSPTN có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong việc giúp các tác nhân có cơ hội để cải tiến hoạt động, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động và xác định lợi thế cạnh tranh của mình. Đây là những vấn đề cốt lõi, đòi hỏi các chủ thể kinh doanh hiện nay phải luôn quan tâm đến.

- Nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi của một số nước như: Thái Lan, Trung Quốc, Bangladesh. Thực tế quản lý chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở Việt Nam qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm về quản lý chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam.

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến CCSPTN ở Quảng

Nam

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Quảng Nam là tỉnh thuộc Trung Trung Bộ, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung, có tọa độ từ 14057'10" đến 16003'50"vĩ độ Bắc, 107012'50" đến 108044'20" kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội về phía Nam 860 km, cách thành phố Hồ Chí Minh về phía Bắc 865km. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng; Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; Phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và phía Đông giáp biển Đông. Năm 2012 tỉnh Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính trong đó: có 16 huyện và 2 thành phố; có 247 xã, phường, thị trấn [38] [39].

Quảng Nam nằm ở vị trí trung lộ của cả nước, có các tuyến giao thông chính như QL.1A, đường HCM, đường sắt chạy qua địa phận. Gần sân bay quốc tế Đà Nẵng, cảng Tiên Sa Đà Nẵng, có cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai. Cùng với những tuyến đường ngang giữa các vùng đồng bằng, trung du và miền núi, đường QL.14 D qua cửa khẩu Đắc Oóc lưu thông qua Lào. Trên quan hệ quốc tế, Quảng Nam nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, với bán kính 3.200 km bao phủ khu vực Nam Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan về phía Bắc; Singapore, Malaisia về phía Nam; Philippine, Brunei về phía Đông; Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia về phía Tây.

Với vị trí địa lý này, Quảng Nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu thương mại với các tỉnh, thành cả nước, các quốc gia trong khu vực ASEAN và thế giới trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

2.1.1.2. Thời tiết, khí hậu

Quảng Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Số ngày mưa trung bình/ năm 159 ngày, lượng mưa năm trung bình lớn (2.206mm), nhiệt độ trung bình năm

cao (25,50C)... là những nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng- phát triển cây trồng, vật nuôi. Chính do nằm trong vùng giao thoa Nam- Bắc nên mùa đông vẫn còn chịu ảnh hưởng khá rõ nét của gió mùa đông bắc; ảnh hưởng bất lợi của khí hậu biểu hiện: nhiệt độ tối thấp có thời điểm xuống đến 130C vào mùa đông; mùa khô, nhiệt độ tối cao lên đến 400C. Dù có điều kiện nhiệt độ thấp, nhưng nền nhiệt độ chung của địa bàn tỉnh Quảng Nam luôn cao (>250C). Xét về tiểu khí hậu có thể chia Quảng Nam thành vùng 2 tiểu khí hậu:

- Vùng đồng bằng gồm: huyện Núi Thành, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc, thành phố Tam Kỳ và thành phố Hội An. Lượng mưa hàng năm lớn, nhưng 70% tập trung vào các tháng mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12), thường kết hợp với bão lớn gây lụt, ngập úng phần lớn đất canh tác ở vùng đồng bằng ven sông là một tác hại cho sản xuất nông nghiệp nói chung và NTTS nói riêng.

- Vùng miền núi và trung du gồm: huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn. Vùng này có lượng mưa cao hơn và có thêm đỉnh mưa thứ hai vào các tháng mùa hạ; vùng này có nhiệt độ thấp hơn đồng bằng vào mùa đông (220C) do vừa chịu ảnh hưởng của gia diễn nhiệt theo độ cao, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc; vào mùa khô, ban ngày nhiệt độ vẫn cao, nhưng về đêm, do ảnh hưởng của gia diễn nhiệt độ theo độ cao nên nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt về mùa khô chênh lệch hơn vùng đồng bằng [38] [39].

Nhìn chung, khí hậu ở Quảng Nam rất đa dạng, chịu ảnh hưởng bởi gió mùa đông bắc và gió tây nam, vì vậy để phát triển nuôi trồng thủy sản đảm bảo năng suất, sản lượng và chất lượng cần phải xây dựng lịch thời vụ chính xác để thả giống theo đúng các quy luật diễn biến thời tiết.

2.1.1.3. Địa hình, thổ nhưỡng

Địa hình Quảng Nam khá phức tạp, phần lớn là đồi núi, vùng trung du thể hiện không rõ, vùng đồng bằng hẹp. Phía Tây bị án ngự bởi dãy Trường Sơn có những khối núi đồ sộ, nhiều đỉnh cao trên 1.000m (như Ngọc Linh cao 2.567m, LumHeo 2.045m, NgokTion cao 2.032m). Phía Nam cũng có những dãy núi cao chạy gần ra sát biển như Hòn Rỏm, Răng Cưa. Vùng cát ven biển là một dải cát chạy dọc theo bờ biển, có nơi rộng đến 7-8 km. Dải cát ven biển và ven sông Trường Giang có

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí