Điều Kiện Tự Nhiên – Kinh Tế - Xã Hội Của Khu Vực Nghiên Cứu

Về phương hướng phát triển bền vững trong giai đoạn sắp tới, gần đây, vào tháng 4/2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Các định hướng ưu tiên nhằm phát triển bền vững trong giai đoạn 2011-2020 về kinh tế là duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; nâng cao chất lượng tăng trưởng, chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Chiến lược nhấn mạnh vai trò của chiến lược tăng trưởng xanh, đảm bảo phát triển nền kinh tế theo hướng các bon thấp. Về tài nguyên môi trường, chiến lược đề ra mục tiêu chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản; bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; bảo vệ và phát triển rừng (MORNE, 2012).

Năm 2001, lần đầu tiên nước ta chính thức công bố “Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001’’ do trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn chủ trì với sự giúp đỡ của UNDP Hà Nội. Trong báo cáo này, chỉ số HDI đã được tính cho 61 tỉnh và thành phố với các yếu tố cấu thành và phương pháp tính được sử dụng trong báo cáo phát triển con người toàn cầu từ năm 1999 đến nay. Báo cáo có ý nghĩa, tác động rất quan trọng đến chính sách phát triển nhân văn.

Vùng nông thôn thường là đối tượng hướng tới của các nghiên cứu phát triển bền vững bởi tính dễ bị tổn thương do tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Theo Nguyễn Ngọc Ngoạn, phát triển nông nghiệp bền vững là “cơ sở để bắt đầu thay đổi mô hình phát triển chung”, trong đó, ông đề cao kiến thức bản địa, tôn trọng mục tiêu và quan niệm nông dân, kết hợp khoa học xã hội và khoa học tự nhiên cùng với tri thức của người nông

dân trong khám phá công nghệ; đặc biệt ông quan tâm đến phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Hiện nay, phát triển bền vững là một xu hướng tất yếu mà các quốc gia trên toàn cầu đang nỗ lực để đạt được. Tuy nhiên việc đo lường sự phát triển bền vững đang còn là một vấn đề mới mẻ đang được đặt ra. Sử dụng phương pháp kiến tạo chỉ số LSI dựa trên các tiêu chí phản ánh được đặc điểm kinh tế

- xã hội riêng và những đặc điểm môi trường nhạy cảm của địa phương nghiên cứu để đánh giá nhanh mức độ bền vững của sự phát triển tại đó.

Sự phát triển của thế giới, của quốc gia cũng như của vùng, địa phương muốn đạt đến bền vững cần phải được xem xét với sự lồng ghép hài hòa ba mục tiêu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường, trong đó phát triển bền vững ở quy mô địa phương sẽ là nền tảng để thực hiện phát triển bền vững cấp quốc gia. Có nhiều phương pháp được tìm ra để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu hướng đến phát triển bền vững, trong đó phương pháp kiến tạo chỉ số LSI cho phép đánh giá nhanh tính bền vững của sự phát triển và đo độ an toàn môi trường của địa phương. Theo đó, Phùng Khánh Chuyên đã nghiên cứu “ Sử dụng phương pháp kiến tạo chỉ số BSI và LSI đánh giá mức độ bền vững của sự phát triển ở phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng”, và Nguyễn Thị Hằng Nga, “Đánh giá mức độ phát triển bền vững của thị trấn Mậu A – Văn Yên – Yên Bái”.

PGS.TS Nguyễn Đình Hòe và đồng nghiệp đã tiến hành cải tiến và áp dụng các chỉ số BS và LSI vào đánh giá tính bền vững cấp xã - phường. Do những hạn chế về kinh phí thực hiện, các nghiên cứu này chưa được triển khai rộng rãi.

Tóm lại, phương pháp xây dựng chỉ số là công cụ đắc lực trong việc quản lý môi trường và phát triển bền vững. Đây là một phương pháp mạnh đang tiếp tục phát triển và sử dụng rộng rãi, trong phân tích và đánh giá hệ thống môi trường.

1.5. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu

1.5.1. Điều kiện tự nhiên.

1.5.1.1. Vị trí địa lý.

Huyện Hậu Lộc là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hoá, cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 25km về phía Đông Bắc, trên vĩ tuyến từ 19056’23”đến 20004’10” độ Bắc và kinh tuyến từ 105054’45” đến 106004’03” độ Đông. Có ranh giới như sau:

- Phía Bắc giáp với huyện Hà Trung và Huyện Nga Sơn.

- Phía Nam giáp với huyện Hoằng Hoá.

- Phía Đông giáp với biển Đông.

- Phía Tây giáp sông Mã (Ranh giới với huyện Thiệu Hoá và huyện Hoằng Hoá).

Huyện Hậu Lộc được bao bọc bởi các sông: Phía Bắc là sông Lèn, Phía Nam là sông Cầu Sài và sông Lạch Trường, Phía Đông giáp Biển Đông thuận lợi cho giao thông đường thuỷ và phát triển kinh tế tổng hợp. Đường bộ có Quốc lộ 1A đi qua các xã Đồng Lộc, Đại Lộc và Triệu Lộc theo hướng Bắc Nam. Đây là tuyến giao thông quan trọng tạo thế mạnh để khu vực Phía Tây huyện Hậu Lộc trở thành khu đô thị công nghiệp. Quốc lộ 10 chạy xuyên suốt toàn huyện qua các xã Liên Lộc, Hoa Lộc, Thịnh Lộc, Thị Trấn, Mỹ Lộc…đến hết xã Thuần Lộc. Đây cũng là tuyến giao thông quan trọng tạo điều kiện để huyện phát triển kinh tế một cách toàn diện.

1.5.1.2. Địa hình, địa mạo.

Địa hình Hậu Lộc nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam tạo thành hình lòng chảo, có thể chia địa hình Hậu Lộc thành 3 vùng.

* Vùng đồi:Nằm phía Tây Bắc của huyện gồm các xã Châu Lộc, Triệu Lộc, Đại Lộc với diện tích 2.165,0ha chiếm 15,2% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Đây là vùng đồi thoải, bên dưới là đất ruộng lúa nước bằng phẳng. Thuận lợi cho việc trồng lúa, cây lâm nghiệp và cây ăn quả - chăn nuôi gia súc.

* Vùng đồng gồm các xã:Đồng Lộc, Thành Lộc, Cầu Lộc, Tiến Lộc, Phong Lộc, Tuy Lộc, Lộc Tân, Lộc Sơn, Mỹ Lộc, Văn Lộc, Thuần Lộc, Thịnh Lộc, Xuân Lộc, Thị Trấn với diện tích 6.578,09ha chiếm 46,49% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đây là vùng chuyên canh lúa của huyện. Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai chủ yếu là phù sa có glây trung bình, thích hợp với cây lúa, cây vụ đông trên đất hai lúa (cây ngô) và chăn nuôi.

* Vùng ven biển gồm các xã: Liên Lộc, Quang Lộc, Hoa Lộc, Phú Lộc, Hoà Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc, Đa Lộc, Ngư Lộc… có diện tích 5.406,59ha chiếm 38,29% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đây là vùng đất được hình thành do quá trình bồi đắp của sông và biển từ xa xưa. Vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha, dễ thoát nước, thích hợp cho việc trồng cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu,… các cửa sông, cửa biển tập trung ở đây thuận lợi cho việc tập trung phát triển thuỷ hải sản của huyện.

1.5.1.3. Khí hậu và thời tiết.

Hậu Lộc nằm trong vùng khí hậu ven biển có những đặc trưng cơ bản như:

* Nhiệt độ: Tổng nhiệt bộ năm 86000C, biên độ 12 – 130C, biên độ

ngày 5,5 – 60C. Nhiệt độ trung bình tháng 7 khoảng 29 – 29,50C, nhiệt độ cao tuyệt đối chưa qúa 420C. Có 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ trung bình <200C, 5 tháng (từ tháng 5 đến tháng 9) nhiệt độ trung bình

>250C.

* Mưa:Lượng mưa trung bình năm từ 1600 – 1900mm. Vụ mùa chiếm 87 – 90% lượng mưa cả năm. Mùa mưa kéo dài từ đầu tháng 5 đến tháng 10 nhưng tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9. Lượng mưa phân bố ở các tháng không đều gây hiện tượng mùa lụt, mùa hạn.

* Độ ẩm không khí:Trung bình năm 85 – 86% các tháng có độ ẩm không khí cao nhất là tháng 2, 3 và tháng 4 xấp xỉ 90%.

* Gió:Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính. Gió mùa Đông Bắc vào mùa Đông và gió Đông Nam vào mùa hè. Tốc độ gió mạnh trung bình từ 1,8

– 2,2m/s. Ngoài hai hướng gió chính trên về mùa hè thỉnh thoảng còn xuất hiện các đợt gió Tây Nam khô nóng. Gió bão kèm mưa lớn thường xuyên xuất hiện vào các tháng 8, 9, 10.

*Ánh sáng:tổng số giờ nắng trung bình 1736giờ/năm. Số ngày nắng khoảng 275 ngày/ năm..

* Sương muối – Sương giá:Chỉ xuất hiện ở một số xã như Triệu Lộc, Đại Lộc, Châu Lộc.

* Thiên tai:Ảnh hưởng trực tiếp của bão lũ, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.

1.5.1.4. Thuỷ văn và nguồn nước.

* Thuỷ văn:Hậu Lộc thuộc vùng thuỷ văn triều phía Bắc, chế độ Nhật Triều không thuần nhất. Hàng tháng vẫn có những ngày bán Nhật triều. Thời gian triều lên ngắn nhưng xuống lại lâu hơn. Hai cửa sông: Cửa Lạch Sung và cửa Lạch Trường mùa khô do lượng mưa ít, địa hình không cao hơn nhiều so với mặt nước biển nên có xâm nhập triều mặn vào các sông và đi sâu vào nội địa. Tuy nhiên càng vào sâu độ mặn càng giảm, rất thuận lợi cho nghề muối.

* Nguồn nước: Ngoài nguồn nước mưa tự nhiên và nguồn nước ngầm dùng trong sinh hoạt và đời sống. Nguồn nước cho sản xuất được dùng chủ yếu từ hệ thống các sông: Sông Đò Lèn là một nhánh của sông Mã dài 3,2km theo hướng Tây Đông, Sông Lạch Trường dài 10km theo hướng Tây Đông, sông Kênh De dài 5,6km theo hướng Bắc Nam thông với sông Lèn, sông Trà Giang dài 16km nối sông Lèn và sông Lạch Trường.

Nhìn chung hệ thống sông ngòi trên địa bàn huyện rất thuận lợi cho việc dự trữ và cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Tuy nhiên vẫn khó khăn đó là xâm nhập mặn vào đồng ruộng các xã ven biển.

1.5.1.5. Tài nguyên đất.

Là huyện đồng bằng ven biển nhưng có đồi núi thấp phía Tây và trong vùng đồng có nhiều đồi đơn lẻ do đó huyện Hậu Lộc có nhiều loại đất có tính chất khác nhau, theo phân loại đất tiêu chuẩn của FAO – UNESCO năm 2000 đất đai huyện Hậu Lộc gồm các loại:

- Đất cồn cát trắng điển hình (ARI-h): chiếm 290,23ha , là các bãi cát ven biển, tỷ lệ cấp hạt lớn hơn 90% chủ yếu là cát trung bình và cát thô.

- Đất cát biển điển hình (Arh): chiếm 902,69ha là loại đất cát, cấp hạt cát biến đổi từ 75- 90% chủ yếu là cát mịn và trung bình, khả năng giữ nước kém.

- Đất cát biến đổi bão hoà Bazơ (ARe-e): chiếm 1439,34ha, là loại đất khá tốt, tơi xốp nhưng kém bền vững, nghèo mùn.

- Đất phù sa Glây nông (FLd-11): chiếm 936,58ha, có độ bão hoà bazơ thấp, hàm lượng kim lòi kiềm và kiềm thô, độ chua thuỷ phân cao, có hàm lượng mùn, đạm khá, kali trung bình.

- Đất phù sa Glây chua (FLg-d): chiếm 4524,11ha có thành phần cơ giới nặng hơn FLd-11, thường giữ độ ẩm, kết cấu kém, có hàm lượng chất hữu cơ, mùn, đạm khá. Lân, kali nghèo, độ phản ứng chua PHKCL khoảng 4,5.

- Đất mặn ít – trung bình cơ giới nhẹ (FLSm-a): chiếm 1866,08ha, được hình thành trên nền phù sa biển, thành phần cơ giới từ đất cát đến đất thịt trung bình, hàm lượng mùn, đạm, kali, lân hơi nghèo.

- Đất mặn điển hình (FLsh-st): chiếm 1128,04ha, nằm ở địa hình trũng ngập nước quanh năm, có tính tích luỹ chất hữu cơ mạnh, độ chua PHKCL<4,5, hàm lượng đạm, mùn giàu, kali trung bình, lân rất nghèo, thành phần cơ giới trung bình.

- Đất tầng mỏng chua, có đá lần, nông (LPd-11): đất trên các đồi núi phía Tây và các núi đơn lẻ, đã và đang trồng cây lâm nghiệp lâu năm.

Nói chung thổ nhưỡng đa dạng nên để phù hợp người ta sử dụng các loại cây trồng khác nhau để đem lại hiệu quả kinh tế cao.

1.5.1.6. Tài nguyên rừng.

Rừng ở Hậu Lộc là rừng trồng – theo số liệu kiểm kê năm 2006. Diện tích rừng của Hậu Lộc là 1321,58ha. Trong đó rừng phòng hộ ven biển chiếm chủ yếu với mục đích chắn sóng, chắn gió, giữ đất hiệu quả. Cây trồng chủ yếu là Sú, vẹt phát triển tốt đáp ứng yêu cầu rừng chắn sóng, gió bão. Rừng đặc dụng nằm ở khu di tích lịch sử Đền Bà Triệu. Đây là nguồn tài nguyên rừng quý cần được chăm sóc, bảo vệ góp phần ý nghĩa kinh tế cho người dân và cải tạo môi trường, chống xói mòn.

1.5.1.7. Tài nguyên biển và nguồn lợi hải sản.

Hậu Lộc có chiều dài bờ biển khoảng 12km có 2 cửa lạch đó là Cửa Lạch Sung và Cửa Lạch Trường. Qua nhiều năm lượng phù sa bồi đắp tương đối lớn, tạo thành những bãi bồi rộng hàng trăm ha (đặc biệt là ở Đa Lộc) những bãi bồi này giàu thức ăn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây chắn sóng. Nguồn lợi biển Hậu Lộc chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn lợi biển của tỉnh Thanh Hoá. Đặc biệt là có bãi tôm ngoài khơi của Hòn Nẹ là một trong hai bãi tôm lớn của tỉnh. Hàng năm có thể khai thác được hàng nghìn tấn. Các nguồn hải sản khác như cá nổi, cá đáy, mực, sứa, cua...cho sản lượng hàng nghìn tấn mỗi năm.

- Vùng biển Hậu Lộc có độ muối trong nước biển khá cao, kết hợp với nắng và gió to thuận lợi cho nghề làm muối.

- Bờ biển Hậu Lộc khoảng 10ha vùng biển có khả năng quai đê lấn biển để nuôi trồng thuỷ hải sản như ngao, sò, tôm, cua..

- Bờ biển có thể xây dựng cảng cá.

1.5.1.8. Tài nguyên khoáng sản.

Theo điều tra về tài nguyên khoáng sản của Sở Công Nghiệp Thanh Hoá thì huyện Hậu Lộc có các tài nguyên khoáng sản sau:

- Mỏ than bùn ở Triệu Lộc.

- Khai thác vật liệu xây dựng ở Quang Lộc, Tiến Lộc, Triệu Lộc.

- Khai thác cát xây dựng ở sông Lèn và đất sét ở Châu Lộc.

Nhìn chung tài nguyên khoáng sản ở huyện Hậu Lộc nghèo nàn, số lượng khoáng sản ít và trữ lượng không đáng kể.

1.5.2. Điều kiện KT - XH

1.5.2.1. Dân số, lao động và phân bố dân cư.

* Dân số:Dân số trung bình huyện năm 2009 là 164.006 nhân khẩu, cư trú trên địa bàn huyện đại đa số là dân tộc kinh. Tỷ lệ về giới tương đối cân bằng, nam giới là 80.141 người chiếm 48,86%, nữ giới là 90001 chiếm 51,14%. Mật độ dân số dày đặc 1145 người/km2, dân số đô thị chiếm 2,4%.

* Lao động:từ năm 1995 đến nay toàn huyện đã giải quyết việc làm cho khoảng 48700 lao động, hàng năm tạo việc làm mới cho khoảng 4200, trong đó xuất khẩu lao động có chuyển biến tích cực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.2: Chuyển dịch cơ cấu lao động huyện Hậu Lộc năm 2010 - 2014


Stt


Ngành kinh tế

Nhân lực (người)

Tỷ lệ tham gia

lao động(%)

2010

2014

2010

2014

1

Dân số trong độ tuổi lao động

86.214

87.767



2

Lao động đang làm việc trong các

ngành kinh tế

79.620

81.260

100

100

3

Nông – Lâm nghiệp, thuỷ sản

58.159

51406

73,05

63,26

4

Công nghiệp – Xây dựng

9.250

13538

11,62

16,66

5

Dịch vụ - Thương mại

12.211

16316

15,34

20,08

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chỉ số đánh giá mức độ phát triển bền vững địa phương (LSI) tại một số xã thuộc huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá - 5

(Nguồn: Phòng nội vụ và niên giám thống kê huyện Hậu Lộc, 2010)

* Phân bố dân cư:phân bố dân cư giữa các xã, các vùng trong huyện cũng không đều. Xã có dân cư đông nhất là Ngư Lộc có 16.101 người (chiếm 9,23% tổng dân số của huyện năm 2009) xã số dân ít nhất là Thịnh Lộc có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022