Tỷ Lệ Hộ Gia Đi ̀ Nh Được Thu Gom Rác Thải (I5)

mật giữa người thực hiện và những cán bộ chuyên trách, cùng với cộng đồng dân cư, sau đó chắt lọc thông tin cần thiết để bổ sung cho vấn đề nghiên cứu, bên cạnh đó hiểu biết thêm được những kinh nghiệm cần thiết cho công việc cũng như tìm hiểu được những nguyện vọng của dân cư. Có 2 hình thức phỏng vấn sau:

a. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:

Tiến hành đưa ra các bảng câu hỏi có liên quan tới vấn đề nghiên cứu để phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra. Bảng câu hỏi này được sử dụng chung cho tất cả các đối tượng điều tra bao gồm:

- Cá nhân lựa chọn ngẫu nhiên: các cá nhân này thuộc mọi tầng lớp, lứa tuổi, giới tính, trình độ…

- Người cấp tin chính: Đây là đối tượng có địa vị xã hội cao trong cộng đồng để thu được những thông tin chung nhất và khách quan nhất.

- Phỏng vấn nhóm ngay tại nơi làm việc: Nhóm phỏng vấn thường đưa ra những ý kiến mang tính cộng đồng sau khi được bàn bạc và tổng kết thông tin.

b.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

- Chọn ngẫu nhiên các đối tượng điều tra, tuy nhiên các đối tượng này phải mang tính đại diện trong phạm vi tuyến điều tra để phát phiếu câu hỏi.

- Tiến hành phát phiếu câu hỏi đã được soạn sẵn theo một trình tự nhất định và mang lại hiệu quả cho kết quả nghiên cứu. Có 2 loại bảng câu hỏi được xây dựng tuỳ theo đối tượng điều tra đó là:

+ Bảng câu hỏi dành cho cán bộ quản lý và lãnh đạo địa phương.

+ Bảng câu hỏi dành cho cộng đồng nhân dân địa phương.

Dựa vào kết quả thu thập được qua quá trình phỏng vấn và điều tra bằng bảng hỏi để xử lý kết quả.

2.3.4. Phương pháp phân tích hệ thống.

Phương pháp được sử dụng cho việc xây dựng các mối tương quan

và tác động qua lại của các yếu tố. Trong nội dung của khoá luận phương pháp được sử dụng chủ yếu để xác định, phân tích các thành phần của hệ thống và mối quan hệ giữa chúng nhằm mục đích xây dựng các chỉ thị đơn, chỉ thị tổng hợp và chỉ số.

2.3.5. Phương pháp kiến tạo chỉ số.

Lượng hóa

Phương pháp kiến tạo chỉ số là bước đánh giá tổng hợp của hệ thống được mô phỏng theo sơ đồ sau:

Phân tích hệ thống


Xác định các tiêu chí

Tiêu chí định tính

Tiêu chí định lượng


Xác định chỉ thị

Xây dựng chỉ số

Xây dựng bộ chỉ thị


Sơ đồ 2.1. Các bước kiến tạo chỉ số

Sau đó để tính toán chỉ số LSI cần dựa trên kết quả tính toán các chỉ thị đơn bao gồm:

1. Tỷ lệ trẻ vị thành niên không phạm pháp (I1)

Chỉ thị này phản ánh mức độ bền vững về văn hoá - xã hội, được tính toán bằng tỷ lệ trẻ vị thành niên (15-18 tuổi) không phạm pháp hoặc tham gia vào tệ nạn xã hội.

I1 =

TTT

TMax

Trong đó: - TTT: Số trẻ vị thành niên (15-18 tuổi) không phạm pháp hoặc tham gia vào tệ nạn xã hội

- TMax: Tổng số trẻ vị thành niên (15-18 tuổi)

2. Tỷ lệ trẻ sơ sinh không tử vong (I2)


I2 = 1-

TTT - TMin

TMax - TMin với


TTT =

TN TÐP


×1000

Trong đó:

- TTT: Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị tử vong

- TMax: Giá trị kỳ vọng của tỷ lệ trẻ sơ sinh không bi ̣tử vong (1000/00)

- TMin: Giá trị tối thiểu của tỷ lệ trẻ sơ sinh không bi ̣tử vong (0)

- TN: Số trẻ sơ sinh bi ̣tử vong (cháu)

- TĐP: Số ca sinh đẻ của đia

phương (ca)

3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi không bị ARI (I3)

Chỉ thị này đánh giá d ựa vào tổng số trẻ dưới 5 tuổi bi ̣nhiêm đường hô hấp cấp (ARI)


khuẩn

I3 = 1-

TTT

TMax

Trong đó: - TTT: Tỷ lệ trẻ em bị ARI

- TMax: Tổng số trẻ em ( 5tuổi)

4. Tỷ lệ hộ gia đình được dùng nước đảm bảo vệ sinh (I4)

Chỉ thị này đánh giá chất lượng môi trường nước sinh hoạt mà người dân được hưởng.

I4 =

TTT

TMax

Trong đó: - TTT: Số hộ gia đình được dùng nước đảm bảo vệ sinh

- TMax: Tổng số hộ gia đình

5. Tỷ lệ hộ gia đình được thu gom rác thải (I5)

Chỉ thị này cho thấy nhận thức, ý thức, sự quan tâm của cộng đồng, nhà quản lý với các vấn đề môi trường.

I5 =

TTT

TMax

Trong đó: - TTT: Số hộ gia đình được thu gom rác thải

- TMax: Tổng số hộ gia đình

Dựa trên việc điều tra thực tế khu vực nghiên cứu kết hợp với tham khảo ý kiến các chuyên gia, những người có kinh nghiệm, khóa luận đã xác định các trọng số sử dụng cho các chỉ thịđánh giá. Gắn trọng số có thể giúp cho việcđánh giá mứcđộảnh hưởng của các chỉ thị tới cộngđồng. Các trọng số cho các chỉ thị đánh giá được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng2.1 : Trọng số cho các chỉ thị đánh giá


TT

Chỉ thị đơn Ii

Trọng số Ci

1

I1: Tỷ lệ trẻ vị thành niên không phạm pháp

0,2

2

I2: Tỷ lệ trẻ sơ sinh không tử vong

0,1

3

I3: Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi không bị ARI

0,25

4

I4: Tỷ lệ hộ gia đình được dùng nước đảm bảo vệ sinh

0,3

5

I5: Tỷ lệ hô ̣gia đình được thu gom rác thải

0,35

Tổng cộng

1,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chỉ số đánh giá mức độ phát triển bền vững địa phương (LSI) tại một số xã thuộc huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá - 7

Để đánh giá mức độ bền vững cộng đồng của khu vực, đề tài sử dụng phương pháp đánh giá mức độ bền vững bằng chỉ số LSI (có sửa đổi). Dựa trên nguyên tắc xây dựng chỉ số bền vững của hai nhà khoa học Bỉ Nath và Talay đề xuất năm 1998.Công thức tính:


LSI


5

Ci Ii

5

1

Ci

1


5

Ci Ii

1

1,2


5

Ci 1,2

i1

Trong đó: Ci: là trọng số chỉ mức độ ảnh hưởng của các chỉ thị Ii: Chỉ thị phức hợp thứ i của chỉ số

Dựa vào cách tính toán trên, chỉ số LSI sẽ nhận các giá trị trong khoảng [0, 1], giá trị LSI càng cao thì phát triển càng bền vững; tính bền vững của khu vực được xác định theo bảng sau.

Bảng 2.2. Phân cấp mức độ bền vững địa phương theo chỉ số LSI


Giá trị LSI

Mức độ bền vững

0.0 ÷ < 0.2

Không bền vững

0.2 ÷ < 0.4

Kém bền vững

0.4 ÷ < 0.6

Trung bình

0.6 ÷ < 0.8

Khá bền vững

0.8 ÷ < 1.0

Bền vững

Có thể mô tả quá trình xây dựng chỉ số LSI theo hình sau:


I2

Tỷ lệ trẻ

sơ sinh không

tử vong

I4

Tỷ lệ hộ gia đình được dùng nước ĐBVS

CHỈ SỐ BỀN VỮNG ĐỊA PHƯƠNG

LSI 11

Ci Ii

5

Ci Ii

5

i

5

C

1.2

I1

Tỷ lệ trẻ vị thành niên không vi phạm pháp luật

I3

Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi không bị ARI

I5

Tỷ lệ hộ gia đình được

thu gom rác thải


Hình 2.1. Quá trình xây dựng chỉ số bền vững địa phương LSI

2.3.6. Phương pháp xử lý nội nghiệp.

Phân tích số liệu đã thu thập được sau đó tổng hợp đối chiếu lựa chọn ra các thông tin quan trọng, phù hợp.

Xử lý toán học, biểu diễn bằng tập hợp bảng số liệu, biểu đồ...

Sử dụng phần mềm Word và Excel để tổng hợp, thống kê, xây dựng

biểu đồ...

Tính toán các chỉ thị theo các công thức tính chỉ thị.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Tổng quan đối tượng điều tra.

Trước hết phải xác định được vị trí của các xã, sau đó thực hiện khảo sát thực tế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội qua quan sát sau đó thực hiện điều tra các nhóm đối tượng bằng bảng câu hỏi và phiếu phỏng vấn. Đối tượng điều tra chủ yếu của đề tài tập trung vào 2 nhóm đối tượng là: nhóm đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và nhóm đối tượng dân cư địa phương.

Với một phạm vi nghiên cứu tương đối rộng, và phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác của đối tượng điều tra do đó đề tài chỉ thực hiện phát một số lượng vừa phải các phiếu điều tra trong địa bàn 8 xã. Dung lượng phiếu điều tra đã được phát ra là 168 phiếu chia đều cho 8 xã, 3 phiếu cho cán bộ lãnh đạo và 18 phiếu sử dụng cho dân cư trong xã.

Trên thực tế, hoạt động phát triển là một quá trình xuyên suốt một thời gian dài, do đó những ảnh hưởng và chuyển biến của quá trình phát triển trong các giai đoạn khác nhau sẽ khác nhau. Ngoài ra, ảnh hưởng của quá trình phát triển lên các nhóm đối tượng cũng khác nhau. Để đánh giá một cách khách quan chúng ta phải tìm hiểu quan điểm nhận thức của các lứa tuổi, các nhóm lao động kinh tế, trình độ xã hội và giới tính khác nhau. Kết cấu tuổi của phân bố đối tượng điều tra được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.1: Kết cấu tuổi đối tượng điều tra



TUỔI

ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA

Dân cư địa phương

Cán bộ lãnh đạo

Số lượng

Nam

Nữ

Số lượng

Nam

Nữ

N1

N2

N3

N4

N1

N2

N3

N4

17 – 25

16

0

2

1

5

1

1

0

6

0

0

0

26 – 35

32

3

5

4

1

3

7

9

0

3

2

1

36 – 45

46

9

7

8

0

11

3

8

0

5

2

3

46 – 55

28

8

3

2

0

9

1

5

1

8

3

5

55 – 65

13

1

1

5

2

2

0

1

1

5

2

3

>65

9

0

0

2

5

0

0

1

1

3

2

1

TỔNG

144

21

18

22

13

25

12

24

3

24

10

14

Ghi chú: N1: Nhóm lao động làm nông nghiệp N2: Nhóm lao động làm CN – XD, TTCN N3: Nhóm lao động làm TM – DV

N4: Nhóm đối tượng khác gồm: học sinh, sinh viên, lao động chưa có việc làm, lao động nghỉ hưu trí,...

3.2. Một số đặc điểm cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

3.2.1. Thị Trấn Hậu Lộc.

Thị Trấn là đơn vị trung tâm huyện, có DTTN là 265,32ha. Phía Bắc giáp xã Lộc Tân, xã Thịnh Lộc; Phía Nam giáp xã Xuân Lộc; Phía Đông giáp xã Thịnh Lộc – Phú Lộc – Xuân Lộc; Phía Tây giáp xã Văn Lộc, xã Mỹ Lộc. Tổng số hộ dân cư là 1.021 hộ với 3.317 nhân khẩu. Thị Trấn Hậu Lộc có ý nghĩa hết sức quan trọng về KT - XH, chính trị. Thị Trấn có 2 khu chợ, 1 ngã tư trung tâm, các cơ quan nhà nước cấp cao tập trung ở Thị Trấn, cơ quan kinh doanh, dịch vụ, an ninh, y tế... Hệ thống cơ sở hạ tầng ở Thị Trấn tương đối hoàn thiện phục vụ cho sinh hoạt v à phát triển KT - XH của người dân rất đảm bảo. Lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi được bê tông hoá hoàn chỉnh, nguồn

điện phục vụ đầy đủ. Thị Trấn còn phát triển các loại hình TTCN – TM – DV. Diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp là 155,99ha, và đất phi nông nghiệp là 106,83ha, đất ở đô thị là 36,82ha. Mật độ dân số là 1.462 người/km2. Tổng thu nhập của Thị Trấn năm 2009 là 59,18 tỷ đồng, đạt mức thu nhập bình quân 17,84 triệu đồng/người/năm, tuy nhiên mức thu nhập này lại có mức phân biệt cao giữa các hộ cá thể.

Các cơ quan chính trị như UBND huyện, Huyện uỷ, QĐND Huyện, Viện Kiểm Soát, CAND huyện, Chi cục thuế, Ngân hàng chính sách, nhà văn hoá huyện...đều tập trung ở Thị Trấn nên việc giao dịch và thông tin luôn cập nhật nhanh chóng. Việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng cũng rất đảm bảo trên cơ sở bệnh viện đa khoa huyện và trạm y tế xã đều có đầy đủ các thiết bị hiện đại có đáp ứng yêu cầu sức khoẻ của nhân dân Thị Trấn cũng như của các xã.

Sự nghiệp GD - ĐT hoàn toàn đảm bảo 100% các em được đến trường, có 1trường mầm non - mẫu giáo, 1trường tiểu học, 2 trường THCS đều đạt chuẩn quốc gia trong đó trường Lê Hữu Lập là trường chuyên của huyện đạt được nhiều thành tích cấp huyện, tỉnh và quốc gia, 1 trường PTTH, 1 trường TTGDTX, 1TTDN, thư viện huyện đạt chuẩn quốc gia đảm bảo cho nhu cầu kiến thức của nhân dân thị trấn và các xã lân cận.

Là khu vực trung tâm, với nhiều cơ quan chức năng, mức sống và trình độ dân trí cao nên tình hình an ninh, chính trị xã hội của Thị Trấn được đảm bảo giữ vững. Tội phạm vi phạm pháp luật ít và liên tục giảm trong những năm gần đây, các tội phạm chủ yếu từ các nơi khác đến thực hiện hành vi trộm cắp, cướp đoạt tài sản và lừa đảo.

3.2.2. Xã Văn Lộc.

Xã Văn Lộc nằm ở phía Tây Nam của huyện Hậu Lộc, trên dọc quốc lộ 10 cách trung tâm huyện 5km về phía Đông Bắc. Phía Bắc giáp xã Mỹ Lộc, phía Nam giáp xã Thuần Lộc, huyện Hoằng Hoá; Phía Đông giáp xã Xuân Lộc; Phía Tây giáp huyện Hoằng Hoá. Xã Văn Lộc có tổng diện tích tự nhiên

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí