Quan Hệ Của Chỉ Số - Chỉ Thị Và Tài Liệu Gốc

ngoài, thể hiện ở một số hình thức:

- Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng chủ yếu là hệ thống giao thông, điện, thủy lợi, chuyển giao công nghệ thích hợp.

- Phát triển hệ thống thiết chế xã hội cơ bản như giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe (chăm sóc sức khỏe ban đầu, dinh dưỡng, nước sạch và vệ sinh môi trường, sức khỏe sinh sản…) là những vấn đề ưu tiên.

- Phát triển năng lực quản lý.

- Xây dựng hệ thống tín dụng nông thôn.

- Xóa đói giảm nghèo.

- Bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa - tinh thần, phát triển các loại hình nghệ thuật. Bảo vệ tài nguyên và môi trường.


PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

Tín dụng & xóa đói giảm nghèo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Bảo vệ nguồn tài nguyên

Hạ tầng cơ sở

Nghiên cứu chỉ số đánh giá mức độ phát triển bền vững địa phương (LSI) tại một số xã thuộc huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá - 3

Nước sạch và VSMT

Tạo việc làm

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

Dinh dưỡng

An sinh xã hội

Giáo dục CĐ và xóa mù

Bảo tồn di sản văn hóa

Phát triển năng lực quản lý

Chuyển giao công nghệ

Hình 1.2. Các hoạt động phát triển cộng đồng

Hoạt động phát triển được tiến hành tạo ra mối liên kết giữa các lĩnh vực trong cộng đồng nhằm mục đích thực hiện các kế hoạch sao cho hiệu quả nhất. Bên cạnh đó là nâng cao năng lực, kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động cải thiện kinh tế - xã hội của cộng đồng và môi trường sống, thúc đẩy phát triển hướng tới phát triển bền vững.

d. Phát triển bền vững cộng đồng.[6]

Mục tiêu của sự phát triển là giải quyết một cách hài hòa mối quan hệ giữa các hệ thống chủ yếu: con người - xã hội và tự nhiên. Trong đó, nhấn mạnh tới khả năng tạo ra các cơ hội cho sự phát triển của con người dựa trên sự bền vững của các yếu tố khác, đó chính là tự nhiên và xã hội.

Để đạt được điều đó phát triển cộng đồng phải dựa trên nguyên lý bền vững. Tính bền vững của phát triển cộng đồng thể hiện về các mặt kinh tế, môi trường và chính trị xã hội. Trước hết kinh tế phải bền vững phát triển liên tục, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân, đảm bảo với điều kiện tự nhiên khu vực. Bên cạnh đó là môi trường phải bền vững, môi trường sống, điều kiện tự nhiên, tài nguyên phải vừa có khả năng cung cấp cho thế hệ hiện tại lại có khả năng bền vững trong tương lai. Cuối cùng là chính trị, xã hội phải công bằng, nâng cao phúc lợi xã hội, đảm bảo việc làm, y tế, giáo dục…giảm bớt khoảng cách giàu – nghèo. Một xã hội bền vững phải có được mối liên hệ dung hoà giữa kinh tế - môi trường – chính trị, xã hội.

1.1.4. Khái niệm chỉ thị:[5]

Đánh giá bền vững là một công việc phức tạp đa diện. một hệ thống có rất nhiều chức năng. Trong quá trình đánh giá cần lựa chọn mỗi chức năng một vài đặc điểm đặc trưng để đánh giá.

Những đặc điểm này mang tính đại diện cho hệ thống nhưng không bao dồm toàn bộ tính chất của hệ thống. chúng nhạy cảm với những biến đổi của hệ thống và phản ánh bản chất của hệ thống đó.

Tiêu chí đánh giá là các thông tin phản ánh những quá trình đang xảy ra trong một hệ thống. tiêu chí đánh giá là các cửa sổ nhỏ cung cấp những cái nhìn về một bức tranh lớn, chúng cho chúng ta biết hướng phát triển ( Biến đổi) của một hệ thống: Tiến bộ hay thoái bộ, tăng, giảm hay ổn định.

Thay vì việc không thể đánh giá được toàn bộ hệ thống người ta xúc tiến đánh giá qua các tiêu chí nhạy cảm của hệ thống đó.

Tiêu chí đánh giá có một số đặc tính sau:

- Mỗi tiêu chí là đặc điểm đặc trung nhất định của hệ thống con.

- Mỗi tiêu chí có thể gồm một số tiêu chí đơn giản hơn.

- Các tiêu chí không nhất thiết là định lượng.

1.1.4.1. Chỉ thị ( indicator).

Một tiêu chí có thể trở thành chỉ thị khi thoả mãn các điều kiện sau:

- Định lượng hay có thể lượng hoá để trở thành một phép đo khách quan, có thể xác minh được.

- Được xác định nhanh, đơn giản và giá cả hợp lý.

Hai tiêu chuẩn đó cho thấy, tiêu chí đánh giá chỉ có thể trở thành chỉ thị nếu nó là một phép đo định lương, có thể kiểm chứng, cập nhật, tính toán đơn giản và rẻ tiền, có như vậy chỉ thị mới có thể trở thành công cụ hoạt động của giám sát đánh giá, kiểm chứng, điều chỉnh mộ hệ thống.

Tiêu chí không thể trở thành chỉ thị nếu không thể định lượng hay lượng hoá, nó chỉ có thể có giá trị hỗ trợ đánh giá và giá trị tham khảo.

Vậy chỉ thị được hiểu là những tiêu chí có thể định lương, lượng hoá, kiểm chứng, cập nhật nhằm hỗ trọ cho lĩnh vực đánh giá, kiểm soát và điều chỉnh một hệ thống nhằm mục đích cho phát triển bền vững.

Trên thực tế, mỗi một cộng đồng, khu vực có những tiêu chí đánh giá riêng đặc trưng cho từng khu vực.

1.1.4.2. Chỉ số ( index).

Chỉ số là chỉ thị tổng hợp duy nhất của một hệ thống, phản ánh thực trạng của hệ thống, cho phép nhà quản lý đề xuất giải pháp phát triển bền vững.

Ví dụ: Để đánh giá sự phát triển nhân văn của các quốc gia, Tổ chức phát triển Liên hiệp Quốc dùng chỉ số HDI để đánh giá, được cấu thành từ 3 chỉ thị liên quan :

- Tuổi thọ bình quân (Chỉ thị đơn).

- Trình độ học vấn (Chỉ thị phức hợp, được cấu thành từ 2 chỉ thị đơn)

- Thu nhập bình quân tính theo sức mua tương đương (USD PPP)(Chỉ thị đơn).

Quan hệ của chỉ số - chỉ thị và tài liệu gốc được minh hoạ trong sơ đồ sau :



4

3b

3a

2


1

1.Thông tin ban đầu 2.Thông tin đã xử

lý(Thông tin thứ cấp) 3a. Chỉ thị đơn 3b.chỉ thị phức hợp

4. Chỉ số

Sơ đồ 1.1. Quan hệ của chỉ số - chỉ thị và tài liệu gốc

Lợi thế của chỉ số là: Trong đánh giá các hệ thống lớn như hệ thống phát triển công chúng chỉ quan tâm đến các chỉ số mà không cần rõ chúng được xây dựng bằng cách nào. Công chúng chỉ cần căn cứ vào giá trị của chỉ số đó để đánh giá hệ thống. Nói cách khác, chỉ số như phần nổi của tảng băng trôi, có thể dựa vào phần nổi để đoán định phần chìm của tảng băng.

1.1.4.3. Bộ chỉ thị(sunset of indicators).

Trong thực tế, khi thực hành đánh giá hệ thống nhiều khi không đạt được sự đồng thuận của các nhà đánh giá và của xã hội về chỉ số. Người ta đành phải giải trình việc đánh giá qua rất nhiều chỉ thị. Các chỉ thị này tổng hợp thành một hay một số bộ chỉ thị, bộ chỉ thị gốm một số nhóm chỉ thị.

Bộ chỉ thị cho phép đánh giá chất lượng của từng yếu tố trong hệ thống thông qua các nhóm chỉ thị. Tuy nhiên. bộ chỉ thị không chỉ rõ hệ thống đó tốt đến mức nào và cũng không cho phép so sánh các hệ thống với nhau.

1.1.4.4.. Các mục tiêu và tiêu chuẩn của chỉ số.

Các chỉ số đánh giá phát triển bền cững phải bao gồm các mục tiêu

và tiêu chuẩn sau:

- Phải có được một hệ thống các chỉ thị ngắn gọn, được dùng cho quy mô lớn( quốc gia, quốc tế), có thể so sánh nhằm đánh giá sự tiến bộ trong phát triển bền vững ở các địa phương và khu vực khác nhau.

- Cơ sở tham khảo hoặc các lĩnh vực liên quan mà chỉ số đề cập tới phải được thừa nhận bởi các địa phương, khu vực.

- Các chỉ thị cần phải được áp dụng cho vùng địa lý vạch ra.

- Chỉ số phải tạo ra cơ sở cho việc đề ra các chính sách địa phương tiên tiến và/hoặc liên hệ tốt với các kế hoạch của địa phương.

- Các chỉ thị phải được định lượng, lượng hoá dễ dàng và trực tiếp, được thiết kế để sử dụng số liệu và dữ liệu hiện có mỗi khi có thể.

- Những giá trị đo được phải phản ánh khuynh hướng của khu vực và những lý do ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực.

- Chỉ số phải liên kết với hệ thống địa phương, cung cấp sự đánh giá thường xuyên để tạo khả năng thấy được sự cải thiện (hoặc xuống cấp) và cho phép kết hợp các xu hướng nào đó ứng với một giai đoạn.

- Chỉ số phải chứa đựng dữ liệu gánh vác được chức năng thông tin cho quần chúng, nghĩa là dữ liệu phải dễ hiểu và được các nhà chính trị, chuyên gia và quần chúng nói chung gồm các công dân, doanh nhân và ngành công nghiệp coi là có liên quan.

- Chỉ số phải kết hợp với tri thức hiện có của các chuyên gia về những chỉ thị bền vững của địa phương.

- Chỉ số phải tương thích phù hợp với những phương pháp đã dùng ở các khu vực quốc gia và không cần phát triển những hệ thống quan trắc hoàn toàn mới ở địa phương.

1.2. Chỉ số đánh giá phát triển bền vững [9]

1.2.1. Nhận thức chung.

Đánh giá sự phát triển nói riêng và Phát triển bền vững nói chung là

một nhiệm vụ phức tạp và đa diện, thường được đánh giá qua nhiều tham số. Các bảng điều tra phức tạp, tốn kém không cho phép so sánh chất lượng của sự phát triển của các vùng khác nhau.

Mỗi một cộng đồng có một khái niệm bền vững riêng và có những loại vấn đề về môi trường riêng của mình, đối với mỗi thành phố và thị xã có những lý do tập trung vào khía cạnh cụ thể của sự phát triển bền vững chứ không tập trung vào khía cạnh khác.

Có thể xem chỉ số bền vững là một mô hình kinh nghiệm của thực tế (Hoặc một phần của nó), mô hình tày mô tả tình trạng này với tình trạng của những năm trước đây. Các chỉ tiêu là công cụ đem lại những nỗ lực hướng tới sự phát triển bền vững. Chúng soi sáng và làm đơn giản hoá những vấn đề phức tạp của khu vực mà không đặt nó ra ngoài khung cảnh.

Điều cần lưu ý là đánh giá sự tiến bộ chỉ là một bước làm nên sự tiến bộ mà muốn có tiến bộ cần phải có sự tham gia của quá trình lập kế hoạch, chính sách địa phương, trong đó, các chỉ tiêu có thể đóng vai trò quan trọng.

1.2.2. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững

Với mục tiêu đánh giá giám sát việc thực hiện phát triển bền vững, nhiều bộ chỉ tiêu và các chỉ số đã được xây dựng với nguyên tắc chung là có cơ sở khoa học, dễ hiểu, dễ điều tra hoặc là chỉ tiêu thống kê quốc gia hàng năm. Thomas M. Parris và Robert W. Kates “đã liệt kê được hợn 500 tiêu chí đánh giá phát triển bền vững, trong đó có 67 tiêu chí quy mô toàn cầu, 103 tiêu chí quy mô quốc gia, 72 tiêu chí quy mô bang/tỉnh và 289 tiêu chí quy mô địa phương/thành phố”. Năm 1995, ủy ban Phát triển bền vững Liên Hiệp Quốc (CSD) đã khởi xướng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững với danh sách 134 chỉ số được lựa chọn và 22 quốc gia tình nguyện để kiểm tra tính ứng dụng của bộ công cụ. Sau đó, bộ chỉ tiêu được cải tiến, giản lược còn 58, bao gồm 15 chủ đề bao quát các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường và thể chế của phát triển bền vững. Bộ chỉ tiêu này được ứng dụng khá phổ biến ở nhiều

quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tieeos theo, vào năm 2001, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới công bố bộ chỉ số thịnh vượng (Well Being index – WI) trong ấn phẩm của R. Prescott-Allen – The Wellbeing of nations: A country- By-country Index of Quality of Life and Environment. Chỉ số thịnh vượng là một tập hợp gồm 88 chỉ thị, bao gồm 2 nhóm là chỉ thị thịnh vượng nhân văn (HWI) và phúc lợi sinh thái (EWI). WI là thước đo sinh học biểu diễn tính bền vững ở điểm mà HWI và EWI giao nhau, cho thấy cách thức để kết hợp tốt giữa cuộc sống của con người với hệ sinh thái, tạo nên một xã hội phát triển bền vững. Ngoài ra, trong ấn phẩm này, tác giả cũng giới thiệu thêm bộ chỉ số WSI. WSI là chỉ số áp lực mà sự thịnh vượng của con người gây ra đối với hệ sinh thái (chỉ số này ngược với chỉ số thịnh vượng sinh thái), mô tả các mức độ tổn hại khác nhau do sự phát triển của xã hội tác động vào môi trường. Hiện nay, tại Việt Nam các bộ chỉ số này đang được một số công trình nghiên cứu sử dụng để đo lường trong từng vùng cụ thể, hoặc đánh giá sự phát triển của một ngành nghề. Chẳng hạn trong nghiên cứu gần đây, Nguyễn Thị Phương Loan đã sử dụng WI trong việc đánh giá nhanh nông thôn, quản lý bền vững dựa vào hệ sinh thái và cộng đồng qua đề tài Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Ngoài ra, theo quan điểm phát triển bền vững dựa vào sinh thái, bộ công cụ đánh giá tính bền vững được thể hiện ở Dấu chân sinh thái (ecological footprint-EF) bởi Mathis Wackernagel vào năm 1992, đồng thời đã khởi xướng ra chương trình tài khoản dấu chân quốc gia (NFA) vào năm 2003 và được chỉnh sửa vào năm 2011. Theo đó, các dịch vụ sinh thái chủ yếu cho 02 đo lường: 1) Dấu chân sinh thái và 2) Năng lực sinh học. Dựa vào một số điều kiện thực tế tại Việt Nam, mục tiêu và đặc điểm của Chương trình nghị sự 21, một số bộ chỉ tiêu được áp dụng tạm thời. Nhìn chung, tại Việt Nam có 2 hướng tiếp cận đánh giá phát triển bền vững: 1) Sử dụng chỉ số tổng hợp cho phép để chuyển

đổi chi phí hoặc lợi ích thành một đơn vị chung của đo lường ( như đơn vị tiền tệ, đơn vị năng lượng, đơn vị diện tích) bao gồm GDP xanh, tích lũy thực và chỉ tiêu tiến độ đích thực (GPI) và 2) Sử dụng hệ thống chỉ tiêu như chỉ số phát triển con người (HDI), các chỉ số cho các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) vả liên hợp quốc, chỉ số CSD cảu Ủy ban phát triển bền vững Liên Hiệp Quốc hay chỉ số phát triển bền vững địa phương LSI. Riêng đối với lĩnh vực môi trường (bao gồm nhóm hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường và nhóm liên quan đến lĩnh vực sinh thái, tài nguyên sinh vật), đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện. [9]

1.2.3 Chỉ số đánh giá mức độ bền vững địa phương LSI [6]

1.2.3.1. Lý thuyết chung về chỉ số LSI

Chỉ số đánh giá tính bền vững phát triển cộng đồng gọi tắt là chỉ số bền vững địa phương LSI (Local Sustainable Index) là chỉ số được xây dựng trên nguyên tắc cân bằng giữa ba yếu tố là kinh tế, ST - MT và xã hội trong mô hình quả trứng của hệ thống môi trường và thước đo bền vững BS của IUCN, 1996 đề xuất.


Các yếu tố ST - MT


Các yếu tố KT - XH

Hình 1.3 : Mô hình quả trứng của hệ thống môi trường theo IUCN, 1996

Trong mô hình trên phần lòng đỏ biểu thị các yếu tố KT – XH, được bao quanh bởi lòng trắng biểu thị các yếu tố ST – MT. Một hệ thống môi trường bền vững chỉ với điều kiện cả hai nhóm yếu tố được duy trì và cải thiện. Bất cứ yếu tố nào suy thoái hoặc đơn phương phát triển thì hệ thống đều không PTBV. Đồng thời các yếu tố KT – XH (lòng đỏ) không chỉ là sự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022