là 326,40ha với tổng dân số là 3.780 người với 1.142 hộ dân cư, mật độ dân số tương đối dày. Đất đai khu vực xã Văn Lộc nằm trong tiểu vùng chiêm trũng của huyện nên rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, bên cạnh đó là cơ sở hạ tầng được bê tông hoá như hệ thống thuỷ lợi được bê tông hoá 10km. Cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt người dân mang tính chất tương đối. Thu nhập của dân cư chủ yếu là phụ thuộc vào nông nghiệp, diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp là 211,6ha, thu nhập bình quân đầu người là 8,86 triệu đồng/người/năm. Ngoài ra, còn các loại hình kinh tế khác như thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển không đáng kể.
Trên địa bàn xã có địa danh Chùa Sùng Nghiêm là một trong số những di tích lịch sử của quốc gia đang ngày được tôn tạo phục vụ cho mục đích du lịch tôn giáo tín ngưỡng. Về giáo dục, xã có 1 trường mẫu giáo - mầm non. 1 trường tiểu học, 1 trường THCS và 1 trường PTTH chuẩn quốc gia của huyện. Hầu hết trẻ được phổ cập giáo dục tiểu học và THCS. Vấn đề chăm sóc sức khoẻ cộng đồng cũng được chú trọng hơn trong những năm gần đây. Trẻ em được tiêm phòng định kỳ theo chủ trương của huyện chăm sóc thế hệ tương lai. An ninh trật tự của khu vực tương đối đảm bảo, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật đã bị phát hiện và còn dư lượng tương đối nhiều nhưng chưa phát hiện ra. Hình thức vi phạm chủ yếu là đánh bài bạc, rượu chè, vi phạm giao thông, một số ít tham gia hút, chích ma tuý, và phá hoại tài sản công dân.
3.2.3. Xã Mỹ Lộc.
Mỹ Lộc nằm sát Thị Trấn Hậu Lộc; Phía Đông giáp xã Tiến Lộc; Phía Nam giáp xã Văn Lộc và huyện Hoằng Hoá; Phía Bắc giáp xã Lộc Sơn. DTTN của xã là 375,86ha, với dân số là 4.183 người,1.195 hộ gia đình trong 8 thôn. Hệ thống giao thông của xã tương đối thuận tiện, có hơn 3km quốc lộ 10 đi qua, xung quanh được bao bọc bởi 3km sông Ấn và sông Trà Giang, hệ thống thuỷ lợi và cơ sở vật chất sinh hoạt dân cư hầu hết được bê tông hoá, rất
thuận tiện cho phát triển nông nghiệp. Diện tích sử dụng cho nông nghiệp 266,94 chiếm 71,02%DTTN, ngoài ra còn có các loại hình kinh tế như thủ công nghiệp: mây tre đan, dịch vụ ngoài ra còn có một lực lượng đi làm kinh tế xa, và cán bộ viên chức nên mức thu nhập bình quân đầu người của xã cũng tương đối cao năm 2009 là 10,68triệu đồng/người/năm, mức tăng trưởng kinh tế bình quân là 18%/năm.
Xã có 1 trường mầm non - mẫu giáo, 1 trường tiểu học và 1 trường THCS, 1 TTBDCT tương đối đảm bảo cho các em học sinh, 100% các em học sinh được đi học đầy đủ. Cơ sở vật chất cho giáo dục tương đối đầy đủ cho các em có điều kiện tiếp thu kiến thức. Trên địa bàn xã có 1 trạm xá xã, và 1 cơ sở đông y nên việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng luôn được đảm bảo. An ninh trật tự khu vực cũng đảm bảo ở mức tương đối, tuy nhiên vẫn còn nhiều thanh niên vi phạm pháp luật như bài bạc, rượu chè, số đề, trộm cắp tài sản...
3.2.4. Xã Tiến Lộc.
Là một xã nằm ở phía Tây của huyện Hậu Lộc cách trung tâm huyện 4km; Phía Bắc giáp xã Thành Lộc; Phía Đông giáp xã Mỹ Lộc và xã Lộc Sơn; Phía Tây giáp xã Triệu Lộc; Phía Nam giáp huyện Hoằng Hoá. Hệ thống giao thông liên xã, vị trí nhìn chung thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, có điều kiện giao lưu tiếp thu thông tin nhanh chóng.
Tiến Lộc có DTTN là 661.69h với dân số là 8.796 người, 2.454 hộ gia đình. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 451,42ha chiếm 68,22% tổng DTTN, đất chuyên dùng là 105,25ha chiếm 15,9% tổng DTTN, đất ở là 45,24ha và đất chưa sử dụng là 9,78ha. Hệ thống sinh hoạt và sản xuất tương đối hoàn chỉnh, hệ thống giao thông được bê tông hoá và nhựa hoá rất thuận tiện cho vận chuyển và phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở đây: nghề rèn. Thu nhập thực tế năm 2009 của xã đạt tới 78,2 tỷ đồng đạt mức thu nhập bình quân là 8,89triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên mức thu nhập này không
đều trong cộng đồng dân cư. Xã có 1 trường mẫu giáo - mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS, 100% các cháu được phổ cập giáo dục đến THCS. Tuy nhiên, do tư tưởng tiếp nối sự nghiệp làng nghề truyền thống nên việc quan tâm phát triển cho con em đến các cấp bậc cao hơn vẫn không được chú trọng. Mặc dù kinh tế tương đối đảm bảo nhưng trình độ dân trí chỉ ở mức trung bình nên an ninh trật tự của khu vực chưa cao, thường xuyên xảy ra xô xát tuy không nghiêm trọng nhưng làm ảnh hưởng tới cuộc sống người dân.
3.2.5. Xã Lộc Sơn.
Lộc Sơn là một xã nông nghiệp cách trung tâm huyện 2km về phía Tây Bắc; Phía Đông Bắc giáp xã Lộc Tân; Phía Tây giáp xã Tiến Lộc; Phía Bắc giáp xã Thành Lộc; Phía Nam giáp xã Mỹ Lộc và sông Trà Giang. Địa hình bằng phẳng đặc trưng cho địa hình vùng ven biển. Đất đai chủ yếu phục vụ cho mục đích nông nghiệp và chăn nuôi. DTTN toàn xã là 465,15ha, có 4.636 nhân khẩu, 1.323 hộ gia đình. Là một xã thuần nông có tới 75,3% tổng DTTN sử dụng cho nông nghiệp, 23,48% là phi nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế gồm 78% lao động nông nghiệp độc canh cây lúa, 18,5% là TTCN, 5% DV – TM.
Là một xã có kinh tế phụ thuộc nông nghịêp nên thời tiết đóng vai trò rất quan trọng, tuy hệ thống cơ sở nông nghiệp đã được huyện chú tâm đầu tư nhưng do vị trí nằm ở địa bàn miền Trung gần biển nên bão lũ thường xuyên xảy ra, nguồn thu nhập của người dân cũng vì đó mà bị giảm sút rất nhiều. Thu nhập bình quân là 7,56triệu đồng/người/năm. Với nguồn thu nhập này thì việc đáp ứng nhu cầu sống của nhân dân xã chưa cao. Tuy nhiên, trình độ dân trí cư dân lại không hề thấp, 100% các em được đi học đầy đủ. Xã có 1 trường mẫu giáo - mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS tương đối đảm bảo cho việc học tập của các em học sinh.
3.2.6. Xã Hoa Lộc.
Xã Hoa Lộc nằm ở phía Đông Bắc huyện Hậu Lộc, cách trung tâm
huyện 5km về phía Đông; Phía Bắc giáp xã Liên Lộc; Phía Nam giáp xã Phú Lộc; Phía Đông giáp xã Minh Lộc và xã Hưng Lộc; Phía Tây giáp xã Tuy lộc và xã Thịnh Lộc. Xã Hoa Lộc có DTTN là 387,53ha, với số nhân khẩu là
4.324 người. Có đường quốc lộ 10; đường tỉnh lộ 5 và sông Kênh De chạy qua suốt địa bàn xã. Hai khu vực chợ là nơi giao lưu KT - VH – XH hết sức thuận lợi trong và ngoài huyện. 70% dân số hoạt động sản xuất nông nghiệp, do thường xuyên có thiên tai, gió bão nên việc bón phân hoá học và thuốc trừ sâu cho ruộng đồng mỗi năm khá nhiều, lại có 2 khu chợ thải rác bẩn và rác thải chăn nuôi nên vấn đề môi trường của xã là vấn đề đáng chú ý.
Tốc độ phát triển kinh tế của xã đạt 16%, bình quân thu nhập là 10,24triệu đồng/người/năm. Các ngành nghề kinh tế là nông nghiệp, nghề mộc, ngành xây dựng, dịch vụ buôn bán nhỏ. Hệ thống giao thông được nhựa hoá và bê tông hoá 100%, hệ thống thuỷ lợi ngày càng hoàn thiện đã kiên cố hoá hết 13km kênh mương. Hệ thống GD – ĐT đảm bảo, xã có 1 trường mẫu giáo - mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS đều đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia, và 1 trường PTTH. Đời sống dân trí cao, vấn đề chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và an ninh tương đối đảm bảo.
3.2.7. Xã Thịnh Lộc.
Thịnh Lộc cách trung tâm huyện 1km; Phía Bắc giáp xã Tuy Lộc; Phía Nam giáp xã Phú Lộc; Phía Đông giáp xã Hoa Lộc và Phú Lộc; Phía Tây Nam giáp Thị trấn Hậu Lộc và xã Lộc Tân. DTTN của xã là 245,23ha, với số dân là 2.409 người, 692 hộ gia đình.
Xã có 2 khu vực chợ để buôn bán, trao đổi hàng hoá và lương thực, thực phẩm. Do địa liền kề gần khu vực Thị trấn nên Thịnh Lộc có nhiều thuận lợi trong giao lưu hàng hoá, khoa học - kỹ thuật, KT - XH với bên ngoài. Địa hình khu vực có độ dốc không đáng kể, khí hậu có độ ẩm cao rất thuận lợi về thuỷ văn là sông Trà Giang chảy qua và có kênh lớn, bắc sông Mã chảy qua nên việc tưới tiêu cho đồng ruộng rất thuận lợi. Tài nguyên chủ yếu là đất và
nước có 2 mạch nước ngầm rất đảm bảo vệ sinh cho sinh hoạt của nhân dân. Cơ cấu kinh tế của xã gồm 60% là nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng - TTCN là 28% còn lại là dịch vụ, thương mại. Nông nghiệp chủ yếu là canh tác cây lương thưc, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản. Nhà máy gạch Tunel thuộc khu vực xã góp phần tăng doanh thu của xã và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, TTCN chủ yếu là làm chiếu và mây tre đan. Về GD – ĐT đảm bảo phổ cập giáo dục, 100% các em được tiếp thu kiến thức đầy đủ. Trạm xá xã đầu tư thiết bị tương đối đầy đủ bên cạnh đó là do gần bệnh viện đa khoa huyện nên việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng tương đối cao. An ninh trật tự đảm bảo, rất ít khi xảy ra mất trật tự thôn xóm.
3.2.8. Xã Lộc Tân.
Xã Lộc Tân nằm phía Bắc huyện Hậu Lộc giáp ranh với Thị trấn, Phía Bắc giáp xã Tuy Lộc và Cầu Lộc; Phía Nam giáp xã Mỹ Lộc và Thị trấn Hậu Lộc; Phía Tây giáp xã Lộc Sơn; Phía Đông giáp xã Thịnh Lộc và Tuy Lộc. Với DTTN là 472,17ha và dân số là 4.711người, mạng lưới giao thông liên xã, liên huyện thuận lợi cho xã giao lưu kinh tế với các miền vùng trong huyện.
Cơ cấu kinh tế 76,3% là nông nghiệp và 23,7% là TTCN – CN – DV, các ngành nông nghiệp chính là trồng trọt và chăn nuôi trang trại. Về CN
– XD và ngành nghề có 215hộ làm nghề mộc, nề, may và sửa chữa cơ khí, 162hộ làm mây tre đan,520 lao động làm ăn xa; Về DV – TM có 3doanh nhân tập thể và 77hộ buôn bán nhỏ lẻ, ngoài ra có các hộ làm dịch vụ vận chuyển. Thu nhập bình quân đầu người là 8,11 triệu đồng/người/năm. Về GD – ĐT xã có 1trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS, phổ cập giáo dục đến cấp THCS là 100%. Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, toàn xã có 1 trạm y tế với 4 y bác sỹ, 12 y tá viên, 6 phòng và 9 giường bệnh đủ cơ sở chăm sóc sức khoẻ nhân dân. An ninh quốc phòng thường xuyên tổ chức các đợt tập luyện và họp tổ thôn xóm nhằm bảo đảm an ninh cho dân cư xã, tuy nhiên không thể tránh được những tồn tại như mất trật tự, trộm cắp vặt...
3.3. Xây dựng chỉ số LSI đánh giá mức độ bền vững địa phương cho khu vực nghiên cứu.
3.3.1. X ây dựng chỉ số LSI
Sau quá trình thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu đề tài đưa ra kết quả tính toán các chỉ thị đơn và chỉ số LSI cho các khu vực được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.2. Tính toán chỉ số LSI cho 8 khu vực xã nghiên cứu.
Xã | I1 | I2 | I3 | I4 | I5 | LSI | |
1 | Thị Trấn Hậu Lộc | 1,000 | 1,000 | 0,909 | 0,904 | 0,828 | 0,907 |
2 | Lộc Tân | 0,993 | 1,000 | 0,718 | 0,716 | 0,582 | 0,747 |
3 | Lộc Sơn | 0,987 | 0,913 | 0,811 | 0,518 | 0,362 | 0,645 |
4 | Tiến Lộc | 0,963 | 1,000 | 1,000 | 0,622 | 0,582 | 0,778 |
5 | Văn Lộc | 0,972 | 0,897 | 0,819 | 0,722 | 0,596 | 0,762 |
6 | Mỹ Lộc | 0,979 | 0,951 | 0,829 | 0,654 | 0,576 | 0,747 |
7 | Thịnh Lộc | 1,000 | 1,000 | 0,575 | 0,798 | 0,727 | 0,781 |
8 | Hoa Lộc | 0,986 | 1,000 | 0,941 | 0,594 | 0,588 | 0,764 |
Trung bình | 0,985 | 0,970 | 0,825 | 0,691 | 0,605 | 0,766 |
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Kiện Tự Nhiên – Kinh Tế - Xã Hội Của Khu Vực Nghiên Cứu
- Thực Trạng Phát Triển Hệ Thống Cơ Sở Hạ Tầng.
- Tỷ Lệ Hộ Gia Đi ̀ Nh Được Thu Gom Rác Thải (I5)
- Giá Trị Phúc Lợi Xh – Nv Và Phúc Lợi Sinh Thái Của Chỉ Số Lsi
- Đề Xuất Giải Pháp Cho Ptbv Cộng Đồng Địa Phương.
- Nghiên cứu chỉ số đánh giá mức độ phát triển bền vững địa phương (LSI) tại một số xã thuộc huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá - 11
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, đề tài thực hiện, 2015)
Từ bảng 3.2 ta thấy chỉ số I1 có mức trung bình là 0,986, giá trị này phản ánh tình trạng an ninh trật tự xã hội của các xã rất cao. Tỷ lệ trẻ vị thành niên của không phạm pháp của 2 xã là Thị Trấn Hậu Lộc và Thịnh Lộc đều đạt mức độ kỳ vọng là 1,000. Chị thị I1 cho thấy giáo dục văn hoá của các xã được cộng đồng rất quan tâm, các hoạt động giáo dục, nâng cao điều kiện, cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục đào tạo con người của các xã tương đối toàn diện.
Chỉ thị I2 đạt mức cao, trong 8 xã thì có tới 5 xã đạt tới mức kỳ vọng 1,000, giá trị của I2 đạt 0,970. Chỉ thị này phản ánh thái độ hưởng ứng của
cộng đồng đối với việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản và dự án bà mẹ và trẻ em rất cao.
Ảnh 3.2: Trẻ bị ARI đang được điều trị |
(Nguồn: Tác giả chụp, 2015)
Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi không bị ARI nói lên mức độ trong lành của không khí ở các khu vực xã. Giá trị trung bình của I3 tương đối cao 0,825 tuy nhiên lại không đồng đều, sự chênh lệch rất lớn giữa khu vực xã Tiến Lộc là 1,000 và xã Thịnh Lộc là 0,575 cho thấy mức độ khác biệt về chất lượng không khí của 2 xã rất xa. Sự ảnh hưởng đến mức độ trong lành của không khí khu vực xã Thịnh Lộc được đánh giá là do khí thải của nhà máy gạch Tunel trên địa bàn xã. Nhìn chung các xã còn lại đều có chỉ số I3 tương đối cao hay nói cách khác là chất lượng môi trường không khí tương đối đảm bảo bền vững cho phát triển kinh tế, xã hội.
Các chỉ thị I1, I2, I3 thể hiện cho nhóm chỉ thị phúc lợi xã hội – nhân văn đạt được kết quả tương đối cao cho thấy sự toàn diện trong các vấn đề y tế - chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, cũng như trong giáo dục – đào tạo của cộng đồng. Đây chính là nền tảng cho phát triển bền vững toàn khu vực.
Nhóm chỉ thị về phúc lợi sinh thái I4, I5 được tính toán ở bảng cho thấy vấn đề vệ sinh môi trường của khu vực thật sự chưa được quan tâm nhiều. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch chỉ đạt mức trung bình 0,691, và có sự chênh lệch lớn giữa khu vực đô thị và nông thôn như Thị trấn đạt mức 0,904 và thấp nhất là xã Lộc Sơn với giá trị 0,518. Bên cạnh đó là tỷ lệ số hộ được thu gom rác thải là 0,605 với tỷ lệ chênh lệch rất cao cũng là khu vực Thị trấn là 0,828 và xã Lộc Sơn là 0,362.
Có thể nhận thấy việc cung cấp nước sạch và công tác vệ sinh môi trường của khu vực còn là những hạn chế lớn gây ảnh hưởng tới PTBV của khu vực.
Ảnh 3.4: Bể nước sinh hoạt ĐBVS. |
(Nguồn: Tác giả chụp, 2015)
Nguyên nhân chính ở đây là do tác động của đời sống kinh tế và trình độ dân trí. Ở khu vực đô thi, điều kiện kinh tế, trình độ dân trí và mức sống của người dân tương đối cao nên việc chú trọng đến nước sạch sinh hoạt hay vệ sinh môi trường cao hơn. Còn đối với các khu vực xã, nông thôn để đáp ứng và nâng cao đời sống vật chất trở nên lơ là đối với việc BVMT xung quanh.
Ảnh 3.6: Hoạt động thu gom rác thải. |
(Nguồn: Tác giả chụp, 2015)
Chỉ số LSI và mức độ bền vững địa phương được thể hiện ở bảng sau
Bảng 3.3. Chỉ số LSI và mức độ bền vững của 8 khu vực xã nghiên cứu
Xã | LSI | Mức độ bền vững | |
1 | Thị trấn Hậu Lộc | 0,907 | Bền vững |
2 | Lộc Tân | 0,747 | Khá bền vững |
3 | Lộc Sơn | 0,645 | Khá bền vững |
4 | Tiến Lộc | 0,778 | Khá bền vững |
5 | Văn Lộc | 0,762 | Khá bền vững |
6 | Mỹ Lộc | 0,747 | Khá bền vững |
7 | Thịnh Lộc | 0,781 | Khá bền vững |