Nghiên cứu chỉ số đánh giá mức độ phát triển bền vững địa phương (LSI) tại một số xã thuộc huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá - 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các giá trị của BS 22

Bảng 1.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động huyện Hậu Lộc năm 2010 - 2014 31

Bảng 1.3. Cơ sở hạ tầng của hệ thống giáo dục – đào tạo huyện Hậu Lộc 36

Bảng 1.4. Biến động đất đai huyện Hậu Lộc giai đoạn 2012 - 2014 38

Bảng 2.1 . Trọng số cho các chỉ thị đánh giá 43

Bảng 2.2. Phân cấp mức độ bền vững địa phương theo chỉ số LSI 44

Bảng 3.1. Kết cấu tuổi đối tượng điều tra 46

Bảng 3.2. Tính toán chỉ số LSI cho 8 khu vực xã nghiên cứu 53

Bảng 3.3. Chỉ số LSI và mức độ bền vững của 8 khu vực xã nghiên cứu ... 55 Bảng 3.4. Giá trị phúc lợi XH – NV và phúc lợi sinh thái của chỉ số LSI 57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Bảng 3.5. Xác định khoảng giá trị thang bậc BS 57

Bảng 3.6. Giá trị các tiêu chí so sánh với chỉ số LSI 60

Nghiên cứu chỉ số đánh giá mức độ phát triển bền vững địa phương (LSI) tại một số xã thuộc huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá - 2

Bảng 3.7. Phân tích SWOT cho khu vực nghiên cứu 64

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như: kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế… Mục tiêu của phát triển là nâng cao điều kiện sống của con người bằng cách phát triển các hoạt động sản xuất, cải tiến quan hệ xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của xã hội, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, các tác động môi trường ngày một gia tăng và trở thành vấn đề đặc biệt nóng bỏng. Vì vậy, việc xem xét dung hòa giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường để đạt tới sự phát triển bền vững là hết sức cần thiết.

Đánh giá phát triển bền vững là một vấn đề phức tạp, các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững phải được lựa chọn cùng lúc tại 3 lĩnh vực: sinh thái, kinh tế và xã hội. Để lựa chọn các tiêu chí, chỉ thị đánh giá còn phải cân nhắc đến một số yếu tố liên quan như: cấp độ đánh giá, đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực. Bên cạnh đó những khó khăn đặt ra của công việc đánh giá phát triển bền vững còn ở các vấn đề như thời gian, kinh phí, điều kiện... làm ảnh hưởng tới kết quá đánh giá có thể gây nên thiếu chính xác. Vậy để khắc phục những khó khăn trên cần lượng hoá phát triển bền vững là rất cần thiết, việc xây dựng chỉ số đánh giá vừa giúp cho đánh giá phát triển bền vững được trở nên trực quan, rõ ràng mà lại đơn giản và dễ áp dụng.

Huyện Hậu Lộc - Thanh Hoá đang bước vào một giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội mới với nhiều ngành nghề kinh tế đa dạng: nông nghiệp kinh tế trang trại, công nghiệp – xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh - dịch vụ - du lịch... mang lại nhiều thành quả đáng kể. Tuy nhiên, các hình thức phát triển kinh tế - xã hội này đang làm nảy sinh những vấn đề môi trường

làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống cộng đồng. Do đó đánh giá phát triển bền vững địa phương mang ý nghĩa to lớn trong việc xác định và định hướng phát triển của địa phương, từ đó đưa ra giải pháp cần thiết để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn, luận văn:“ Nghiên cứu chỉ số đánh giá phát triển bền vững địa phương (LSI) cho một số xã thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa” được thực hiện tại các xã: Văn Lộc, Tiến Lộc, Mỹ Lộc, Lộc Sơn, Lộc Tân, Thị Trấn Hậu Lộc, Thịnh Lộc, Hoa Lộc với mục đích thử nghiệm áp dụng chỉ số đánh giá phát triển bền vững địa phương (LSI), đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề môi trường một số địa phương nêu trên, từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển bền vững kinh tế - xã hội kết hợp với bảo vệ môi trường và chất lượng sống cho cộng đồng.

2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu chung

- Nghiên cứu chỉ số phát triển bền vững địa phương tại các khu vực nghiên cứu cấp xã nhằm nhìn nhận thực trạng phát triển, phát hiện những vấn đề mất cân bằng từ đó có những đề xuất phù hợp đảm bảo giữa mục tiêu phát triển, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể.

- Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường sống của người dân ở một số xã của Huyện Thạch Thành – tỉnh Thanh Hoá.

- Nghiên cứu chỉ số bền vững cộng đồng địa phương LSI nhằm định lượng các chỉ số liên quan tới môi trường nhằm mục đích đánh giá sự phát triển bền vững.

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường của khu vực hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng khảo sát: tìm hiểu hiện trạng:

+ Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, điều kiện địa hình, khí hậu, thuỷ văn, tài nguyên đất...

+ Điều kiện kinh tế: Hiện trạng về các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp..., phát triển cơ sở hạ tầng: giao thông, thuỷ lợi, điện, nước...

+ Điều kiện xã hội: dân số, giáo dục – đào tạo, y tế, văn hoá – thông tin, an ninh, hiện trạng sử dụng đất...

+ Tình hình sử dụng nước sạch của các hộ dân.

+ Thực trạng môi trường khu vực nghiên cứu

- Đối tượng điều tra: Hộ dân cư quanh khu vực nghiên cứu, cán bộ, lãnh đạo địa phương.

2.3. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung vào lựa chọn nghiên cứu một số tiêu chí mang tính đại diện cho địa phương ở các lĩnh vực như: điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội sinh thái nhân văn: điều kiện kinh tế cư dân, sức khoẻ sinh sản, an sinh xã hội, văn hoá,... Các tiêu chí này có liên hệ chặt chẽ với việc đánh giá mức độ bền vững của địa phương.

Chương 1:

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Phát triển và phát triển bền vững.[6]

Phát triển là xu thế tất yếu của xã hội loài người và mỗi quốc gia. Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều thành tố khác nhau: kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế, chính trị…Trong đó, mỗi thành tố ấy lại là một quá trình tiến hoá nhằm biến đổi một xã hội nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên sang một xã hội công nghiệp hiện đại, ít phụ thuộc vào tự nhiên.

Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện sống của con người bằng cách phát triển các hoạt động sản xuất ra của cải vật chất cải tiến quan hệ xã hội và nâng cao chất lượng văn hoá.

Trong một thời gian khá dài người ta đặt mục tiêu kinh tế quá cao, xem sự tăng trưởng về kinh tế là độ đo duy nhất của sự phát triển. Tuy nhiên sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, sự gia tăng nhanh dân số thế giới trong những thập niên vừa qua và các tác động của chúng đến môi trường trái đất đã dẫn đến việc xem xét và đánh giá các mối quan hệ: con người - trái đất, phát triển kinh tế xã hội - bảo vệ môi trường. Ngày nay, con người đã biết nguồn tài nguyên của trái đất không phải là vô tận, không thể khai thác hoặc thống trị theo ý mình, khả năng đồng hoá chất thải của môi trường trái đất có giới hạn nên con người cần thiết phải sống hài hoà với tự nhiên, cần thiết phải tính toán đến lợi ích chung của cộng đồng, cuả các thế hệ tương lai và các chi phí môi trường cho sự phát triển…Các yêu cầu trên dẫn đến sự ra đời một số quan niệm sống mới của con người “ Phát triển bền vững”.

Khái niệm Phát triển bền vững được Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới ( Uỷ ban Bruntland) nêu ra năm 1987 như sau: “ Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không phương hại đến khả năng

của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ”. Khái niệm phát triển bền vững được các nhà khoa học bổ sung và hoàn chỉnh trong hội nghị RIO – 92, RIO – 92+5, văn kiện và công bố của các tổ chức quốc tế. Phát triển bền vững được hình thành trogn sự hoá nhập, xem cài và thoả hiệp nhau của ba hệ thống tương tác lớn của Thế giới: hệ tự nhiên, hệ kinh tế, và hệ xã hội.

1.1.2 Cộng đồng, và phát triển cộng đồng. [7]

Cộng đồng được hiểu chung là một nhóm người sống trong cùng một địa vực hay có những lợi ích và mối quan tâm chung mà khồn bị quy định bởi các giới hạn địa lý. Các cá nhân trong cộng đồng xây dựng các tổ chức và thể chế nhằm đáp ứng một số nhu cầu chung.

Trong xu hướng thực hiện các nghiên cứu thì người ta xem cộng đồng như một đơn vị cấp địa phương của một tổ chức xã hội bao gồm các cá nhân, gia đình, thể chế và các cấu trúc khác đóng góp cho cuộc sống hàng ngày của một xã hội, một nhóm người trong một khu vực địa lý xác định có thể được biến đổi bởi quá trình vận động lịch sử.


Đảng, chính quyền địa phương (thị

trấn, xã, quận, phường)

- Bí thư Đảng ủy

- Chủ tịch UBND

……

GIA ĐÌNH

Dòng họ

LÀNG

Phường, hội


- Trưởng thôn

- Hội đồng già làng

- Hương ước, quy ước

- Tổ hòa giải

Các tổ chức đoàn thể (bản, quận, phường):

- Hội phụ nữ

- Hội nông dân

- Hội cựu chiến binh

- Đoàn thanh niên

Hình 1.1.Cộng đồng làng và hệ thống quản lý hiện nay

(Ngô Đức Thịnh, 2003)

Các cá nhân và tổ chức của cộng đồng có các thể chế riêng với mục đích phục vụ những lợi ích của cộng đồng, và sự đoàn kết của các cá thể trong cộng đồng là động lực tổng hợp của các yếu tố bên trong và bên ngoài để thực hiện những chức năng và mục đích ấy. Để nâng cao chất lượng sống của cộng đồng người ta thực hiện chiến lược phát triển cộng đồng.

Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc(1956): “Phát triển cộng đồng (Community Development) là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá của các cộng đồng và giúp các cộng đồng này hội nhập đồng thời đóng góp vào đời sống quốc gia”. Mục đích của phát triển cộng đồng là hướng tới giá trị hoàn mỹ trong mọi lĩnh vực của tiến bộ cộng đồng.

1.1.3. Lý thuyết về phát triển cộng đồng – phát triển bền vững cộng đồng:

a. Nguyên lý phát triển cộng đồng.[6]

Chiến lược phát triển cộng đồng phải được thực hiện trong quá trình lâu dài dựa trên nguyên lý phát triển xã hội được hiểu là hệ thống xác lập nên những hành động của cộng đồng mang tính phổ biến, toàn diện. Nguyên lý phát triển xã hội được thể hiện ở 4 nguyên lý cơ bản:

1. Sự sinh tồn: Nguyên lý này là nguyên lý cơ bản nhất mang ý nghĩa cộng đồng phải tự đảm bảo cho sự sống và tồn tại của chính mình.

2. Hình thái kinh tế - xã hội: Phát triển cộng đồng dựa trên nguyên lý kình thái kinh tế xã hội để tổ chức và thiết chế xã hội tạo ra sự chuyển biến trong cơ cấu và các mối tương quan lực lượng trong xã hội. Đó là sự thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng nhằm mục đích phát triển.

3. Tiến bộ văn hóa - văn minh: Để cộng đồng phát triển tốt đẹp, bền vững thì phải có sự hợp tác của tất cả các lực lượng xã hội, các tổ chức và thiết chế xã hội kết hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ tham gia vào quá trình Phát triển cộng đồng.

4. Phát triển bền vững: Cộng đồng phát triển bền vững thể hiện mối

dung hòa giữa con người, xã hội và môi trường. Một mặt phát triển cộng đồng đáp ứng các nhu cầu về vật chất mặt khác phải bảo vệ môi trường đảm bảo cộng đồng được sinh sống trong môi trường trong sạch.

Bốn nguyên lý này phải được thể hiện ở các khía cạnh tính tương đối, tính đa dạng và tính bền vững từ đó làm cơ sở để tồn tại và phát triển.

b. Mục tiêu của phát triển cộng đồng.[6]

Có bốn mục tiêu chính trong phát triển cộng đồng đó là:

1. Phát triển cộng đồng hướng tới cải thiện chất lượng sống của cộng đồng, với sự cân bằng về vật chất và tinh thần, qua đó tạo những chuyển biến xã hội trong cộng đồng.

2. Phát triển cộng đồng tạo sự bình đẳng trong tham gia của mọi nhóm xã hội trong cộng đồng, kể cả các nhóm thiệt thòi nhất đều có quyền nêu lên nguyện vọng của mình và được tham gia vào các hoạt động phát triển, qua đó góp phần đẩy mạnh công bằng xã hội.

3. Phát triển cộng đồng củng cố các thiết chế, tổ chức để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển biến xã hội và sự tăng trưởng.

4. Phát triển cộng đồng với các hoạt động thu hút được sự tham gia tối đa của người dân vào tiến trình phát triển.

Hai vấn đề chính của Phát triển cộng đồng hiện nay là “xây dựng năng lực” (capacity building) và “tạo sức mạnh” (empowerment). Để tạo được điều này, Phát triển cộng đồng phải luôn luôn là một quá trình tiếp diễn. Mục tiêu cuối cùng của Phát triển cộng đồng là góp phần mở rộng, phát triển nhận thức và hành động có tính chất hợp tác trong cộng đồng, phát triển năng lực tự quản của cộng đồng.

c. Hoạt động phát triển cộng đồng.[6]

Hoạt động phát triển cộng đồng được thể hiện dưới nhiều hình thức hoạt động khác nhau nhưng có chung một mục đích là xử lý nhanh nhẹn và hợp lý các khó khăn, khủng hoảng bằng nội lực bên trong và nguồn lực bên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022