Thực Trạng Phát Triển Hệ Thống Cơ Sở Hạ Tầng.

2528 người (chiếm 1,45% tổng dân số toàn huyện). Mật độ dân số tập trung đông ở các xã ven biển.

1.5.2.2. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế.

a. Ngành sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.

Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp có vai trò quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm, ổn định đời sống dân cư và đóng góp vào phát triển kinh tế. Đất sử dụng cho nông – lâm nghiệp – thuỷ sản toàn huyện là 9.520,59ha. Đối với nông nghiệp việc đẩy mạnh thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đồng thời đưa các loại hoa màu kinh tế cao phù hợp đã đem lại hiệu qủa đáng kể. Ngoài ra ngành chăn nuôi cũng đem lại nguồn thu nhập tương đối cao, tính đến năm 2009 toàn huyện có tổng lượng trâu bò là 16.450con, tổng đàn lợn là 75.361con, tổng đàn gia cầm là 928.000 con. Nguồn lợi nông nghiệp tăng trưởng bình quân mỗi năm là 6,26%, năm 2005 đem về 499,0tỷ đồng, năm 2007: 568,6tỷ đồng, năm 2009: 652,1tỷ đồng.

Ngành lâm nghiệp được thực hiện theo nghị định 02/CP của Chính phủ về giao đất lâm nghiệp và dự án 327(nay là 661) đến nay đã phủ xanh được 68% diện tích đất trống đồi núi trọc tương ứng với 1.354,62ha, mở rộng diện tích rừng ngập mặn các vùng ven biển. Đất rừng trồng cây lẫy gỗ còn xen các cây công nghiệp và cây ăn quả, kèm thêm một số mô hình trang trại - vườn - rừng đem lại thu nhập hiệu quả.

Ngành ngư nghiệp được phát huy nhờ tiềm năng về thuỷ sản. Về khai thác thuỷ hải sản đạt tốc độ tăng trưởng 13,27% mỗi năm. Về nuôi trồng thuỷ sản có những bước phát triển nhanh cả về diện tích cũng như sản lượng và thu nhập, tính đến năm 2009 diện tích nuôi toàn huyện là 1.126,08ha với sản lượng đạt được là 9.326tấn. Về chế biến và hậu cần dịch vụ nghề thuỷ sản, huyện đã mở rộng nâng cấp đầu tư các cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu và khuyến khích các cơ sở chế biến tư nhân phát triển.

b. Phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng.

CN – XD là ngạch sản xuất quan trọng, có tác động mạnh mẽ trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn huyện. Năm 2005 gia tăng ngành CN – XD đạt 105 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 8,26%/năm thời kỳ năm 2001 – 2005. Năm 2009, tổng giá trị gia tăng đạt 183,25 tỷ đồng, tốc độ tăng của năm 2008 – 2009 là 15,79%/năm, chiếm 21,00%GDP toàn huyện.

CN – TTCN có những chuyển biến lớn với 3.453 cơ sở và hộ cá thể sản xuất CN – TTCN. Một số cơ sở sản xuất lớn như: Nhà máy gạch Tunel 26/3 ở xã Thịnh Lộc với công suất 15.000 triệu viên/năm; Nhà máy sản xuất giấy và sau giấy tại xã Châu Lộc với công suất 16000tấn/năm, đặc biệt là sự xuất hiện của nhà máy lắp ghép ô tô Vinaxuki mới bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2007 đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Ngoài ra còn có các cơ sở sản xuất TTCN và làng nghề như: nghề rèn; nghề sản xuất vật liệu xây dựng; thảm cói xuất khẩu; nghề muối truyền thống; chế biến hải sản; mây tre đan và đóng sửa tàu thuyền, mộc dân dụng; chế biến vật dụng cơ khí, sửa chữa điện tử... phát triển tương đối ổn định.

c. Phát triển thương mại - dịch vụ.

Dịch vụ - thương mại có những bước nhảy mạnh mẽ cả về quy mô, chất lượng, địa bàn và lĩnh vực hoạt động...thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

Hoạt động thương mại phát triển trên toàn thị trấn và nông thôn, sức mua ngày càng tăng với các sản phẩm nông sản, thực phẩm,thuỷ hải sản, hàng hoá tiêu dùng... Hiện nay toàn huyện có 18 chợ nông thôn, 2 khu thương nghiệp và dịch vụ lớn (tại Thị Trấn Hậu Lộc). Tuy nhiên các chợ vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu giao thương hiện nay. Các ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ trong thời đại mức sống ngày càng nâng cao, bưu chính - viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin tư vấn việc làm...phát triển nhanh chóng; dịch vụ vận chuyển vật liệu, khách sạn, nhà nghỉ tập trung chủ yếu ở

khu đô thị và Thị Trấn; đáng kể là một số dịch vụ phục vụ nhu cầu thông tin và giải trí như: internet, trượt patin, cafe - giải khát...cũng ngày càng tăng.

Về du lịch trên địa bàn huyện có một số di tích và danh lam thắng cảnh gắn liền với truyền thuyết nổi tiếng của tỉnh và cả nước như: Đền Bà Triệu, Chùa Sùng Nghiêm, Chùa Cách, Đền Hàn, Hanh Cát, Hành Cù, Làng Lộc Tiên – Y Bích, Lạch Trường, Đảo Nẹ... Tuy nhiên do hạn chế trong nguồn vốn đầu tư nên hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện chưa được tương xứng với tiềm năng phát triển.

1.5.3. Thực trạng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.

1.5.3.1. Hệ thống giao thông vận tải.

a. Hệ thống đường bộ:Mạng lưới giao thông đường bộ trong huyện được đầu tư xây dựng khá đồng bộ gồm quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông nông thôn và đường chuyên dùng với tổng chiều dài là 44.076 km trong đó:

- Đường quốc lộ: trên địa bàn huyện có 2 tuyến quốc lộ đó là quốc lộ 1A với chiều dài 5,953 km có kết cấu mặt đường bê tông nhựa, đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng; và quốc lộ 10 với chiều dài 12,558 km có chiều rộng nền từ 6,5 – 8 m, mặt đường rộng 3,5 – 5,5 m. Kết cấu mặt đường bán thâm nhập nhựa.

- Đường tỉnh lộ: tổng chiều dài là 19km, nền đường 4 – 6m. mặt đường rộng 3 – 3,5m. Kết cấu mặt đường bán thâm nhập nhựa.

- Đường huyện: có 4 tuyến đường huyện với tổng chiều dài là

31,6238.

- Đường giao thông nông thôn: bao gồm đường liên thôn và đường

thôn xóm với tổng chiều dài là 420,28km

Ngoài ra còn có các tuyến đi trùng với đê thuộc hệ thống đê trung ương do cục đê điều quản lý.

b. Hệ thống đường thuỷ:trên địa bàn huyện có 4 tuyến sông, kênh đi qua gồm có: sông Lèn với chiều dài là 40km, sông Cầu Sài có chiều dài 4km, sông Bút có chiều dài 9km. Ngoài ra còn có các tuyến kênh như Kênh De dài

6,6km, Kênh Trà Giang gồm có 2 nhánh, tổng chiều dài là 17km.

c. Hệ thống bến xe, bến cảng:Bến xe ô tô khách được xây dựng tại xã Minh Lộc với tổng diện tích 3.007m2, có khả năng tiếp nhận 50 lượt xe/ ngày. Bến Cầu De thuộc kênh De: là bến tự nhiên dùng để bốc xếp trung chuyển vật liệu xây dựng như cát, than....

1.5.3.2. Hệ thống thuỷ lợi.

* Hiện trạng công trình tưới: Trên địa bàn huyện có 192,7km kênh tưới đã được kiên cố hoá tới 79,5%. Kênh tưới nội đồng có 357km đi qua 27 xã, thị trấn, 297 cống tưới và 44 trạm bơm tưới với công suất 95000m3/giờ thường xuyên hoạt động.

* Hiện trạng công trình tiêu: Ngoài hệ thống sông tiêu như sông Trà Giang, Nước Xanh, kênh Mười Xã, kênh Năm Xã còn có 310km kênh tiêu cấp I, cấp II và nội đồng có 349 cống tiêu lớn nhỏ, 5 trạm bơm tiêu với tổng công suất 13000m3/ giờ.

* Hệ thống đê điều: hệ thống đê biển dài 10km được lát bê tông và đắp tôn cao; hệ thống đê hữu sông Lèn dài 32km, tả sông Cầu Sài dài 10km, tả hữư Kênh De dài 12,5km được đắp tôn cao đúng tiêu chuẩn thiết kế.

1.5.3.3. Hệ thống điện và cấp thoát nước.

* Hệ thống cấp điện và mạng lưới điện: Lưới điện huyện Hậu Lộc nằm trong hệ thống điện của tỉnh Thanh Hoá được cung cấp nguồn điện từ hệ thống điện miền Bắc. Huyện được cấp điện 10kV từ trung gian Hậu Lộc có công suất là 2x4000KVA điện áp 35/10kV. Mạng lưới điện bao gồm các đường dây 35kV, 10kV và các trạm biến áp 35/0,4kV, 10/0,4kV.

* Hệ thống cấp nước sinh hoạt: 2 Nhà máy nước Hâu Lộc ở Thị Trấn và xã Hưng Lộc hoàn thành năm 2007 được đưa vào sử dụng với công suất 1.560m3/1ngày đêm. Có khoảng 31% dân cư toàn huyện sử dụng mạng lưới nước sạch này còn lại chủ yếu sử dụng nước giếng cũng tương đối đảm bảo.

1.5.3.4. Hệ thống bưu chính - viễn thông và phát thanh, truyền hình.

* Hệ thống bưu chính - viễn thông: Mạng lưới bưu chính viễn thông toàn huyện những năm qua đã từng bước được hoàn thiện. Hiện nay có 100% số xã sử dụng điện thoại cố định, 28 trạm bưu điện văn hoá, có khoảng 18máy/100 dân.

* Hệ thống phát thanh, truyền hình: Huyện có đài phát sóng đặt ở trung tâm huyện, đài phủ sóng trên phạm vi toàn huyện. Các đội thông tin lưu động trên địa bàn 27xã, thị trấn và các xã đều có hoạt động cung cấp thông tin hàng ngày để tiện cho công tác quản lý, lãnh đạo.

1.5.4. Phát triển xã hội.

1.5.4.1. Giáo dục – Đào tạo.

Hệ thống, quy mô các ngành học, cấp học tiếp tục được phát triển, chất lượng giáo dục ngày càng được cải thiện. Số học sinh giỏi các cấp học, môn học tăng ở mức khá, nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi cấp huyện, cấp tỉnh. Tỷ lệ đậu tốt nghiệp và vượt cấp hàng năm đạt từ 97% - 100%. Toàn huyện có 92 trường gồm các cấp học trong đó có 30 trường và 14 thư viện đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống cơ sở hạ tầng của giáo dục và đào tạo huyện được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.3: Cơ sở hạ tầng của hệ thống giáo dục – đào tạo huyện Hậu Lộc.

Tên

trường

số lượng

trường

số lượng

lớp

số lượng

phòng học

số lượng

giáo viên

số lượng

học sinh

Mầm non -

Mẫu giáo

27

138

138

361

4.617

Tiểu học

30

369

348

750

8.253

THCS

26

292

253

685

10.293

PTTH

5

122

83

195

5.513

TTGDTX

1

11

9

15

421

ĐTBDCT

1

5

3

3

76

TTDN

2

9

8

9

221

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chỉ số đánh giá mức độ phát triển bền vững địa phương (LSI) tại một số xã thuộc huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá - 6


Tổng

92

946

842

2.018

29.394

( Nguồn: Phòng nội vụ và niên giám thống kê huyện Hậu Lộc, 2014)

Việc nâng cao công tác giáo dục được các cấp các ngành hết sức chú trọng, đây là điều kiện thuận lợi để giáo dục, tuyên truyền và rèn luyện cho thế hệ tương lai trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và môi trường.

1.5.4.2. Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Trong những năm qua, ban chỉ đạo các cấp các xã luôn chỉ đạo chặt chẽ các hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Hiện nay, trên toàn huyện có 15 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế chiếm tỷ lệ 55,5%. Mạng lưới y tế công lập được tổ chức theo một hệ thống hoàn chỉnh từ y tế thôn, xã, Thị trấn và y tế tuyến huyện. Tuyến huyện có 1 bệnh viện đa khoa nằm ở Thị Trấn và một phòng khám đa khoa Minh Lộc có 120 giường bệnh. Tuyến xã có 27 trạm y tế, có 168 giường bệnh. Số lượng y – bác sỹ là 177 người đạt 9 y – bác sỹ/10.000dân; hầu hết trạm y tế các xã, Thị trấn có từ 3 – 6 cán bộ thực hiện các chức năng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

1.5.4.3. Văn hoá, thông tin - Thể dục thể thao.

Hoạt động văn hoá, TDTT, phát thanh truyền hình được duy trì thường xuyên đáp ứng yêu cầu và góp phần phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Sư nghiệp VH – TT càng ngày càng có nhiều khởi sắc, thực hiện phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", nếp sống văn hoá, gia đình, văn minh, lễ hội... phát triển mạnh và được hưởng ứng tích cực. Năm 2009, toàn huyện có 59 làng được công nhận văn hoá cấp tỉnh, 107 làng, đơn vị đạt làng, cơ quan văn hoá cấp huyện và 27.300 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá. Những di tích, các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể trong huyện luôn được gìn giữ. Trong hoạt động TDTT, đến nay thu hút được

41.500 người tham gia hoạt động TDTT thường xuyên, 56 câu lạc bộ duy trì hoạt động. Huyện liên tục tổ chức các hoạt động giao lưu, thi đấu thể thao. Toàn huyện có 65 sân bóng đá, 140 sân bóng chuyền, 180 sân cầu lông, 51

sân điền kinh.


1.5.5. Hiện trạng sử dụng đất.

Việc sử dụng quỹ đất đai hợp lý có ý nghĩa rất lớn với mục đích phát triển kinh tế - xã hội bền vững, do đó huyện rất chú trọng đến việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất sao cho hợp lý mang lại hiệu quả bền vững lâu dài. Trong những năm gần đây, những chuyển biến trong việc quy hoạch sử dụng đất đã đem lại những bước phát triển tốt. Về hiện trạng sử dụng tài nguyên đất huyện Hậu Lộc được thể hiện ở bảng sau:

Bảng1.4: Biến động đất đai huyện Hậu Lộc giai đoạn 2012 - 2014



Stt


Mục đích sử dụng đất

Năm 2012

Năm 2014

Tăng(+) giảm(-) (ha)

Diện tích(ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích(ha)

Cơ cấu

(%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

14.355,74

100

14.355,74

100


1

Diện tích đất nông nghiệp

9.607,60

66,93

9.520,59

66,32

- 87,01

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

7.464,30

77,69

6.875,53

72,22

- 589,09

1.2

Đất lâm nghiệp có rừng

1.354,62

14,10

1.354,62

14.23

0

1.3

Đất mặt nước NTTS

674,97

6,74

1.126,08

11,83

451,11

1.4

Đất làm muối

136,24

1,42

136,24

1.42

0

1.5

Đất nông nghiệp khác

4,47

0,05

27,12

0.3

22,65

2

Đất phi nông nghiệp

3.969,27

27,64

4.296,81

29,93

350,19

2.1

Đất ở

1.310,45

33,01

1.392,45

32.41

82

2.2

Đất chuyên dùng

1.859,19

46,84

2.092,53

48,71

133,34

2.3

Đất tôn giáo – tín ngưỡng

8,75

0,22

10,75

0.26

2

2.4

Đất nghĩa trang-nghĩa địa

190,17

4,79

198,26

4.62

8,09

2.5

Đất sông suối, mặt nước CD

600,71

15,13

600,71

13,99

0

3

Đất chưa sử dụng

778,87

5,43

538,45

3.75

- 240,42


4

Đất có mặt nước ven biển (quan sát)

2.900,00


2.900,00



(Nguồn: Phòng tài nguyên & Môi trường Hậu Lộc, 2015)

Chương 2

ĐỊA ĐIỂM – THỜI GIAN

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Địa điểm nghiên cứu

Một số xã thuộc huyện Hậu Lộc – Thanh Hóa gồm: Văn Lộc, Tiến Lộc, Mỹ Lộc, Lộc Sơn, Lộc Tân, Thị Trấn Hậu Lộc, Thịnh Lộc, Hoa Lộc

2.2. Thời gian nghiên cứu:

Thời gian thực hiện luận văn từ ngày .... .... ....đến ngày ........../2015

2.3. Phương pháp nghiên cứu.

2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu.

Thu thập, kế thừa có chọn lọc các tài liệu, công trình nghiên cứu trước đây tại khu vực.

- Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các xã.

- Số liệu dân số, hệ thống cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí, số liệu hành chính, quy hoạch đất đai...

- Các tài liệu trên sách, báo, tạp chí, trên các trang web...

2.3.2. Phương pháp điều tra thực địa.

- Tiến hành lập 8 tuyến điều tra tại 8 xã cần đánh giá gồm: Văn Lộc, Tiến Lộc, Mỹ Lộc, Lộc Sơn, Lộc Tân, Thị Trấn Hậu Lộc, Thịnh Lộc, Hoa Lộc và điều tra theo tuyến bên cạnh đó quan sát thực tế kết hợp phát phiếu điều tra để có được cái nhìn toàn diện trên tuyến điều tra.

2.3.3. Đánh giá nông thôn có sự tham gia của PRA.

Đây là phương pháp thu thập thông tin dựa vào những hiểu biết của cộng đồng dân cư kết hợp với thực tế điều tra. Chủ yếu là trò chuyện thân

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022