Methyl 5-[(E)-9-Hydroxy-1(1-Hydroxyhexeyl)-2-Metoxyundeca- 3,10-Dien-5,7-Diynyloxy] Pentanoat

+ Flavonoid:

Kết quả nghiên cứu của Zainol M. K., Abd-Hamid A., Yusof S., cho thấy quercetin và kaempferol, catechin, rutin và naringin là các hợp chất phenolic chính của cây rau má [36].

+ Các hợp chất khác

Các hợp chất dạng polysaccharid, polyin, alken, acid amin, acid béo, sesquiterpen, alkaloid, sterol, carotenoid, tanin, chlorophyl, pectin, các muối vô cơ, .... cũng đã được tìm thấy ở cây rau má.

Từ cây rau má Centella asiatica (Linn.) Urban, sinh trưởng ở Srilanka, nhóm tác giả người Nhật (Hisashi Matsuda - Trường đại học Dược, Kyoto- Nhật Bản) đã phân lập được 8 tritecpen glycosid là: centellasaponin A (44), centellasaponin B (45), centellasaponin C (46), centellasaponin D (47),

madecassosid (48), asiaticosid (49), asiaticosid B (50) và sceffoleosid (51)

[37].



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

44: Centellasaponin A 45: Centellasaponin B

Nghiên cứu cấu trúc và hoạt tính sinh học một số hợp chất phân lập từ cây cọ hạ long (Livistona halongensis T.H. Nguyen & Kiew) và cây rau má [Centella asiatica(Linn.) Urban] - 4

46 : Centellasaponin C 47 : Centellasaponin D


HO


HO

O

H

H R

OH OH

C O

O

HO

OH

O OH

OH


HO

O

O

OH

CH3

O



48: Madecassosid (R = OH)

49 : Asiaticosid (R = H)

HO OH

50: Asiaticosid B (R = OH)

51: Sceffoleosid (R = H)


Wan-joo-Kim và các cộng sự - Trường đại học Seoun, Hàn Quốc đã phân lập được 4 tritecpen từ cây rau má của Indonesia là: madecassosid (52), asiaticosid (53), axit asiatic (54) và axit madecassic (55), với hàm lượng khá cao [38].


54: Axit asiatic 55: Axit madecassic


Từ cây rau má (Centella asiatica), Yu Q.L. và cộng sự đã phân lập được một hợp chất mới là axit 2α,3β-20,23-tetrahydroxyurs-12-en-28-oic (56) [39].


56 57


Năm 2007, nhóm này còn phân lập được docosyl ferulat, bayogenin, axit 3β,6β,23-trihydroxy-olean-12-en-28-oic (57), axit 3β,6β,23-trihydroxy- urs-12-en-28-oic (58), axit D-gulonic (59). Đây là những chất lần đầu tiên được tìm thấy ở cây rau má [40].



58 59


Trong một thông báo khác, Y. Quan Lin còn phân lập thêm được một triterpnen mới là axit 2α,3 β,23-trihydroxy-urs-20-en-28-oic (60) và một saponin mới là dẫn xuất ester của chất (60) - (61): 28-O- β -L- rhamnopyranosyl (1→4)-O- β -D-glucopyranosyl-(1→6)-O- β -D- glucopyranosyl ester [41].



60: R = H (axit ,3β,23-trihydroxy-urs-20-en-28-oic)

61: R = Trisaccharid


Nhóm tác giả G. Govindan đã phân lập được từ cây rau má một hợp chất polyacetylen (62) [42].


62: Methyl 5-[(E)-9-hydroxy-1(1-hydroxyhexeyl)-2-metoxyundeca- 3,10-dien-5,7-diynyloxy] pentanoat

1.2.2.2. Hoạt tính sinh học


Cho đến nay trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu công bố về các hoạt tính sinh học của các chất được phân lập từ cây rau má, gồm có: hoạt tính gây độc tế bào, kháng ung thư, hoạt tính chống xơ vữa động mạch, hoạt tính giảm đau và kháng viêm, rút ngắn thời gian chữa lành vết thương, vết bỏng....

*.) Hoạt tính gây độc tế bào và kháng ung thư của axit asiatic và asiaticosid

- Ya-ling Hsu và cộng sự ở khoa Dược, trường đại học Y, Cao Hùng, Đài Loan lần đầu tiên nghiên cứu tác dụng chống ung thư của axit asiatic tách từ cây rau má đối với hai dòng tế bào ung thư vú là MCF-7 và MDA- MB-231, thấy rằng axit asiatic ức chế mạnh sự tăng sinh tế bào thông qua việc làm ngừng chu trình và gây ra giáng hoá của tế bào ung thư [43]. Trong bằng độc quyền sáng chế số US 2004/0097463A1 năm 2004, các tác giả đã sử dụng axit asiatic hoặc asiaticosid để điều trị ung thư. Các loại ung thư đã được nghiên cứu điều trị bao gồm: ung thư biểu mô, ung thư vú, ung thư túi mật, ung thư bàng quang, ung thư não, ung thư cổ, ung thư nhau thai, ung thư dạ dầy, ung thư màng tử cung, ung thư thực quản, ung thư tủy xương. Ngoài ra các hợp chất này còn được sử dụng điều trị bệnh tăng sinh, ví dụ như bệnh vảy nến, u mỡ, u tuyến (ví dụ polyp nội kết), bệnh đa u nang thận [44].

- Mi-Sook Dong và cộng sự ở trường đại học Seoul, Hàn Quốc đã nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào và chống xơ gan của 16 dẫn xuất của axit asiatic trong đó có axit asiatic và asiaticosid đối với tế bào gan HSC-T6 của chuột cống. Hoạt tính gây độc tế bào của các dẫn xuất của axit asiatic dao động từ 5,5 µM đến trên 2000 µM [45]. Yoshinati Ohnishi và cộng sự ở trường đại học ToKushima Nhật Bản đã nghiên cứu hoạt tính hiệp đồng ức chế sinh trưởng của tế bào ung thư ruột kết HT-29 khi sử dụng cùng với thuốc chống ung thư irinotecan hydrochlorid (CPT-11). Axit asiatic có tính độc tế bào với tế bào HT-29 tuỳ theo liều lượng. Axit asiatic đẩy nhanh quá trình giáng hoá (tự chết của tế bào) HT-29 thông qua việc hoạt hoá men caspase-3. Việc sử dụng đồng thời axit asiatic và CPT-11 hoặc axit asiatic trước, sau đó đến CPT-11 sẽ có hoạt tính theo số cộng. Tác dụng hiệp đồng sẽ có nếu sử dụng CPT-11 trước, sau đó là axit asiatic. Kết quả này cho thấy, axit asiatic có thể được sử dụng như một tác nhân làm tăng độ nhạy của tế bào ung thư ruột kết khi điều trị với CPT-11 hoặc như một tác nhân làm giảm bớt tác dụng phụ không mong muốn của thuốc CPT-11 [46]. Qua việc nghiên cứu hoạt tính kháng ung thư của các dẫn xuất của axit asiatic có thể thấy, các dẫn xuất có nhóm 28-COOH có hoạt tính cao hơn các dẫn xuất 28-COOR (R= CH3 hoặc glucosyl). Ba nhóm hydroxy ở vòng A cũng rất quan trọng cho hoạt tính kháng ung thư [46].

- Jung-Ae Kim và Cộng sự ở trường đại học Yeungram, Hàn Quốc đã nghiên cứu hoạt tính của axit asiatic trong việc ức chế ung thư da chuột bởi các tác nhân là 7,12-dimethylbenz(a)anthracene (DMBA) và 12-O- tetradecanoylphorbol-13-acetat (TPA). Nếu cho chuột dùng axit asiatic trước khi thử với TPA sẽ làm giảm đáng kể những tác động của TPA. Sự có mặt axit asiatic sẽ ức chế sự tạo thành nitric oxit (NO), enzym NO-synthese (NOS) và cyclooxygenase (COX-2) là nhóm tác nhân quan trọng cho sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt trong giai đoạn mới phát sinh. Kết quả này

gợi ý rằng, axit asiatic thể hiện hoạt tính kháng ung thư thông qua việc ức chế sản sinh NO và COX-2 [47].

- Trong bằng độc quyền sáng chế số 6,071,898 đăng ký tại Mỹ, nhóm tác giả Hàn Quốc đã tổng hợp một loạt dẫn xuất của axit asiatic có biến đổi ở vòng A và nghiên cứu hoạt tính kháng ung thư và bảo vệ gan của chúng. Kết quả so sánh ED50 của 63 64 với ED50 của adriamycin cho thấy cả hai dẫn xuất này đều có hoạt tính gây độc tế bào mạnh đối với tế bào ung thư P388D1 [48].


64

63


Hai hợp chất metyl A (1)-norursa-2,12-dien-23-succinyloxy-2-formyl- 28-oat (65) và metyl A (1)-norursa-2-hydroxymetyl-2,12-dien-23-hydroxy- 28-oat (66) bảo vệ được 23-41% tế bào gan bị gây độc bởi 5µg/ml CCl4 và 40-72% tế bào gan bị gây độc bởi galactosamin.




65 66


*.) Các hoạt tính khác:

- Axit asiatic có khả năng làm tăng hoạt tính của thuốc kháng sinh

Ví dụ như: Axit asiatic làm tăng hoạt tính của ciprofloxacin và

tobramycin đối với dòng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa [48].

- Hoạt tính chống xơ vữa động mạch:


Trong bằng độc quyền sáng chế đăng ký tại Hoa Kỳ US 2007/0010459A1, Jan.11, 2007, nhóm nghiên cứu đã sử dụng axit asiatic hoặc hỗn hợp axit asiatic / asiaticosid để điều trị bệnh xơ vữa động mạch và xơ vữa phổi trên động vật thực nghiệm là chó và chuột cống. Các kết quả thu được là rất khả quan [49].

- Hoạt tính giảm đau và kháng viêm của cây rau má:

Somchit và cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính giảm đau của cây rau má. Tác dụng gảm đau của dịch chiết nước cây này (10, 30, 100 và 300 mg/kg trọng lượng chuột nhắt trắng) được nghiên cứu bằng phương pháp gây đau với axit asiatic và đĩa nóng. Kết quả cho thấy, dịch chiết nước của cây rau má thể hiện hoạt tính chống đau đáng kể ở cả hai mô hình. Hoạt tính kháng đau tương tự như ở aspirin, nhưng yếu hơn morphin.

Hoạt tính kháng viêm được nghiên cứu trên chuột cống gây viêm bàn chân bằng prostaflandin E2. Hoạt tính kháng viêm cũng rất nổi bật, hoạt tính này tương tự như các thuốc kháng viêm phi steroid và axit meferamic [50].

- Tác dụng chữa vết thương, vết bỏng:

Asiaticosid hỗ trợ điều trị vết thương qua việc làm tăng hàm lượng hydroxyprolin, thành phần của peptid, tăng độ đàn hồi của cơ da, tăng sinh tổng hợp collagen, tăng tạo mạch và tạo biểu mô.

Axit asiatic và axit madecassic cũng làm tăng lượng hydroxyprolin, tăng tổng hợp collagen ở vết thương. Asiaticosid cũng tạo ra chất chống oxy hoá (antioxidant) bằng con đường enzym hoặc không enzym như superoxid dismutas, catalas, glutathion peroxidas, vitamin E và axit ascorbic ở các mô mới hình thành [51, 52].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022