Đặc Điểm Thực Vật Và Ứng Dụng

Epicatechin (25) được báo cáo là có tác động giống insulin, với các hiệu ứng bảo vệ hồng cầu. (-) Epicatechin cũng chống lại sự peroxy hóa lipid và ức chế sự tạo khối của các tiểu cầu. (-) Epicatechin có tác dụng trong việc hỗ trợ kiểm soát các biến chứng thứ cấp của bệnh tiểu đường. Các polyphenol nói chung cũng được chứng minh là hữu ích trong việc bảo tồn đảo tụy chuột in vitro [25].

Catechin (26), là một hợp chất phenol chống oxy hóa tự nhiên. Trong nghiên cứu của Nakayma và cộng sự [26], catechin thể hiện hoạt tính ngăn chặn độc tính tế bào của O2- và H2O2 trên tế bào chuột đồng Trung Quốc V79.

*.) Hoạt tính đối với hệ tim mạch:

Lavollay, Neumann, Porrot, đã chứng minh: Catechin (26) có tác dụng mạnh hơn vitamin C trong việc giữ bền thành mạch, chủ yếu là do khả năng điều hòa, làm giảm sức thấm vào mao mạch, ngăn cản không cho protit của máu thẩm dịch qua các mô khác, có tác dụng dự phòng vỡ mao mạch, gây xuất huyết , gây phù thũng [27, 28].

Epicatechin (25), có thể cải thiện lưu thông máu và có lợi ích tiềm năng

cho sức khỏe tim [25].


*.) Hoạt tính gây độc tế bào, chống ung thư

Chất mới phân lập từ quả cọ xẻ: 2S,3S–3,5,7,3′,5′–pentahydroxyflavan

(19) có tác dụng ức chế đáng kể đối với dòng tế bào HL–60 với IC50 là 0,2 ± 0,01 và CNE–1 với IC50 là 1,0 ± 0,1 μM áp đảo so với các hợp chất tham khảo trong các thử nghiệm [16, 17].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Hợp chất muối mới flavon glycosid sunphat (30), từ cây cọ úc (Livistona australis) được Mona E.S. Kassem (Ai cập) cùng các cộng sự phân lập ra, có hoạt tính chống oxi hoá tốt, đã được đánh giá bằng cách xác định mức glutathion (GSH) của máu [19].

1.2. Chi rau má (Hydrocotyle; Centella)


1.2.1. Đặc điểm thực vật và ứng dụng


Rau má là cây thân thảo, mọc hoang ở khắp nơi, đặc biệt là ở những nơi đất ẩm. Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, vào can, tỳ vị có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má thường dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy.

Tham khảo các tài liệu [29, 30] thấy ở Việt Nam có 12 loài rau má:

*. Rau má, liên tiền thảo: Centella asiatica (L.) Urb.

*. Rau má chevalier: Hydrocotyle chevalieri (Chern.) Tard.

*. Rau má trung quốc: Hydrocotyle chinensis (Dunn) Craib.

*. Rau má java, rau má lá to: Hydrocotyle nepalense Hook.

*. Rau má pételot: Hydrocotyle petelotii Tard.

*. Rau má dạng sanh cầu: Hydrocotyle pseudosanicula De Boiss.

*. Rau má xiêm: Hydrocotyle siamica Craib.

*. Rau má nhỏ: Hydrocotyle sibthorpioides LamK.

*. Rau má bắc bộ: Hydrocotyle tonkinensis Tard.

*. Rau má wilford: Hydrocotyle wilfordii Maxim.

*. Rau má lá sen: Hydrocotyle vulgaris (L.)

*. Rau má lá sen: Hydrocotyle bonariensis (L.)

1.2.1.1. Rau má java, rau má lá to:

Cây Rau má lá to được giới thiệu tại hình 1.4


Rau má lá to (Hydrocotyle nepalense Hook), (H. javanica Thunb.), thuộc họ Hoa tán [Apiaceae], nó còn được gọi là rau má dại, rau má rừng. Cây thảo có thân mọc bò trên mặt đất, dài 0,5-1,2m. Rau má lá to thường thấy ở các nước như Nêpan, Ấn Ðộ, Trung Quốc, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta, cây này thường thấy mọc tập trung thành từng đám lớn

ở những nơi ẩm ướt tại các tỉnh Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Bắc Thái, Khánh Hoà, Lâm Ðồng, Kontum, Ninh Thuận.


Hình 1 4 Cây rau má lá to Theo Đông y rau má lá to có vị cay hơi đắng nó có 1


Hình 1.4. Cây rau má lá to


Theo Đông y rau má lá to có vị cay, hơi đắng, nó có tác dụng chỉ huyết, chỉ thống tán ứ thanh nhiệt, thanh phế chỉ khái. Ở một số nước như Ấn Ðộ, Sri Lanca, Malaixia, Trung Quốc cây này được dùng trị chứng thổ huyết, ho, đau bụng, gãy xương, lở ngứa, chó cắn, làm thuốc sát trùng. Ðồng bào Dao dùng toàn cây, giã ra, rắc xuống nước để duốc cá.

1.2.1.2. Rau má nhỏ, rau má mỡ


Tên khoa học: Hydrocotyle sibthorpioides Lam. (H. rotumdifolia Roxb.), thuộc họ Hoa tán [Apiaceae]. Cây thảo thân nhỏ sống nhiều năm, mọc hoang ở những chỗ ẩm thấp ven đường đi, bờ ruộng ẩm. Cây này thường được dùng để trị các chứng bệnh như: viêm gan vàng da, xơ gan cổ trướng, sỏi mật, ỉa chảy, bệnh đường tiết niệu, sỏi niệu; cảm cúm, ho, ho

gà, viêm miệng, viêm hầu, sưng amidan viêm kết, trị viêm kẽ mô quanh móng tay, eczema, bệnh zona và chảy máu cam.

1.2.1.3. Rau má lá sen:


Cây Rau má lá sen được giới thiệu tại hình 1.5


Cây rau má lá sen [Hydrocotyle vulgaris (L.)], Thuộc họ hoa tán [Apiaceae], là loài mới được phát hiện ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.



Hình 1 5 Cây rau má lá sen Loài rau má lá sen Hydrocotyle vulgaris rất dễ bị nhầm 2


Hình 1.5. Cây rau má lá sen


Loài rau má lá sen - Hydrocotyle vulgaris rất dễ bị nhầm với loài rau má lá sen - Hydrocotyle bonariensis bởi chúng mọc xen lẫn với nhau và có hình dạng rất giống nhau. Hai loài cây cùng tên rau má lá sen này chỉ khác nhau ở bộ phận hoa nên thường hay bị lẫn khi thu hái.

1.2.1.4. Rau má thường (Rau má):


Cây Rau má thường được giới thiệu tại hình 1.6

Trong số các loài rau má thì cây rau má thường [Centella asiatica (Linn.) Urban], là loài rau má đã được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm nghiên cứu.

Cây rau má thường có tên khoa học là Centella asiatica (Linn.) Urban, thuộc họ hoa tán [Apiaceae]. Ngoài ra còn có các tên gọi khác như là Tích huyết thảo, Liên tiền thảo. Ở nước ta cây này thường được gọi một cách đơn giản là rau má... Rau má là loài cây thân thảo mọc bò, rễ mọc từ các mấu của thân, cây phân nhánh nhiều trên mặt đất. Lá rau má có cuống dài mọc ra từ gốc hoặc từ các mấu. Lá hình hơi tròn, có mép khía tai bèo, trông giống như những đồng tiền nhỏ xếp nối tiếp nhau. Hoa ra ở nách lá, tạo thành cụm từ 1đến 5 bông, hình tán đơn, cuống hoa màu trắng hoặc phớt đỏ. Quả dạng dẹt, có sống khá rõ ràng.


Hình 1 6 Cây rau má thường Theo y học cổ truyền rau má có vị đắng hơi 3


Hình 1.6. Cây rau má thường


Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Nó thường dùng để làm thức ăn bổ dưỡng, thuốc sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy, trị chứng cảm mạo phong nhiệt, thuỷ đậu sởi, sốt da vàng

mặt, viêm họng, sưng amidan, viêm khí quản, ho, viêm đường tiết niệu, đái

dắt, buốt...


1.2.1.5. Cây rau má trong một số bài thuốc dân gian [31]


Trong dân gian ngoài việc sử dụng rất rộng rãi để làm rau ăn, làm nước giải khát..., cây rau má còn được sử dụng trong một số bài thuốc dân gian như:

- Toa căn bản, ra đời vào khoảng năm 1950 do cụ Võ Văn Hưng, một lương y giàu kinh nghiệm ở Miền đông nam bộ soạn. Sau đó được Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Bộ trưởng Bộ Y tế thời bấy giờ hưởng ứng và khuyến khích sử dụng. Toa này gồm 10 vị là toa thuốc rất quen thuộc ở các Bệnh viện, trạm y tế từ bộ đội đến nhân dân, đã góp phần rất lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong suốt hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Toa căn bản có đặc điểm là không có độc tính, dễ sử dụng, có tác dụng kích thích tiêu hoá, nhuận gan, nhuận trường, lợi tiểu, giải độc và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tuỳ theo tình trạng của người bệnh và điều kiện của địa phương mà linh động gia giảm vị thuốc hoặc liều thuốc.

Toa thuốc gồm: Rau má 8 g, rễ tranh 8 g, lá muồng trâu 4 g, cỏ mần chầu 8 g, cỏ mực 8 g, cam thảo nam 8 g, ké đầu ngựa 8 g, củ sả 4 g, gừng tươi 4 g, vỏ quít 4 g. Đổ 3 chén nước sắc còn non một chén, uống lúc thuốc còn ấm.

- Hoàn ích khí, dưỡng âm, trợ cơ, cứu đói. Làm thuốc bổ dưỡng cho trẻ em, người già hoặc ngưòi ốm mới khỏi hoặc dùng làm lương khô mang theo khi đi xa phòng. Toa thuốc gồm 4 vị : Lá dâu tầm, Mè đen, Bột củ mài và Rau má. Mỗi vị ngang nhau, tán bột làm hoàn, mỗi hoàn khoảng 5 g. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 hoặc 2 hoàn.

- Thoái nhiệt đơn. Có công dụng giảm nhiệt, hạ sốt, trừ khát, trấn kinh. Rau má 15%, Hoạt thạch 30%, Sắn dây 20%, Sài hồ 15%, Thạch cao 10%, Cam thảo 10%. Tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g.

- Thuốc hạ huyết áp. Rễ nhàu 16 g, Rễ kiến cò 12 g, Lá tre l2 g, Rễ tranh 12 g, Rễ cỏ xước 12 g, Rau má 16 g, Lá dâu 12 g, sắc uống, hoặc làm trà uống thay nước.

- Sốt xuất huyết: Rau má 20 g, Cỏ mực 16 g, Rau sam 16 g, Đậu đen 16

g. Sắc uống.

- Chảy máu chân răng, chảy máu cam và các chứng chảy máu: Rau má 30 g, Cỏ nhọ nồi và Trắc bá diệp mỗi vị 15 g sao, sắc nước uống.

- Khí hư bạch đới: Rau má phơi khô làm thành bột dùng 2 thìa cà phê uống mỗi sáng .

- Thống kinh, đau lưng, đau bụng, ăn kém uể oải: Rau má 30 g, ích mẫu 8 g, Hương nhu 12 g, Hậu phác 16 g. Ðổ 600 ml nước, sắc còn 200 ml chia 2 lần uống trong ngày.

- Viêm hạnh nhân: Rau má tươi giã lấy nước cốt, hoà ít giấm nuốt từ từ.

Ho, đái buốt, đái dắt: Rau má tươi giã lấy nước cốt uống hoặc sắc uống.

- Viêm tấy, mẩn ngứa: Rau má trộn dầu giấm ăn, hoặc giã nát vắt lấy

nước, thêm đường uống.

- Thuốc lợi sữa: Rau má ăn tươi hay luộc ăn cả cái và nước.


1.2.2. Tình hình nghiên cứu về chi rau má


1.2.2.1.Thành phần hóa học


Từ những năm 1940, cây rau má đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu công bố về thành phần hóa học của các loài cây rau má cũng như hoạt tính sinh học của chúng.

Cây rau má lá sen (Hydrocotyle vulgaris)


Năm 2007, từ dịch chiết ethyl acetat của cây rau má lá sen (Hydrocotyle vulgaris), nhóm tác giả Tôn Nữ Liên Hương (Trường Đại Học Cần Thơ) đã phân lập được 16 hợp chất là hexenal, (2E)-hexenal, hexen-1-ol, santalen, β- carnesen, β-cubeben ... và quercetin 3-O-galactopyranosid (43) [32].


OH

OH


HO O


OH O


OH

OH

O

O

HO OH


43. Quercetin 3-O-galactopyranosid


Cây rau má [Centella asiatica (Linn.) Urban.]


+ Tinh dầu

Nhóm tác giả Qin L.P., Ding R.X. Zhang W.D. và cộng sự đã dùng phương pháp GC - MS để nghiên cứu thành phần tinh dầu cây rau má, qua đó đã xác định 45 chất có trong tinh dầu rau má. Caryophyllen, farnesol và elemen là thành phần chính của tinh dầu rau má [33, 34]. Từ tinh dầu cây rau má sinh trưởng ở Nam Phi, nhóm tác giả này đã tìm 11 monoterpenoid, 9 monoterpenoid chứa oxy, 14 sesquiterpenoid, 5 sesquiterpenoid chứa oxy, và 1 sesquiterpenoid sulfid. α-humulen, β-caryophyllen và bicyclo-germacren là các chất chính trong tinh dầu cây này [35].

+ Triterpenoid :

Triterpenoid là thành phần quan trọng nhất của cây rau má. Chất lượng của cây rau má được đánh giá bởi hàm lượng của triterpenoid có trong cây.

Các triterpen thu được từ cây rau má thường là các axit pentacyclic triterpen và glycosid, chứa khung ursan hoặc khung oleanan như: axit asiatic, asiaticosid, axit madecassic, madecassosid, brahmosid, axit brahmic, brahminosid, thankunisid, isothankunisid, centellosid, axit madasiatic, axit centic, axit cenellic, axit betulinic, axit indocentic, ....

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022