3.5.3. Hiệu quả kinh tế của mô hình
Để xác định hiệu quả kinh tế của mô hình quản lý bền vững K, ngoài các khoản đầu tư chi phí chung theo qui trình kỹ thuật áp dụng thống nhất cho cả công thức thử nghiệm và công thức đối chứng trong mô hình như: làm đất, giống, công lao động trồng, chăm sóc, hóa chất bảo vệ thực vật,… chúng tôi tiến hành theo dõi và xác định các khoản chi phí về phân bón, công lao động tăng thêm do áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong mô hình cũng như công thu hoạch sản phẩm và giá trị sản phẩm thu hoạch tăng thêm của công thức thử nghiệm và công thức đối chứng, từ đó xác định chi phí lợi nhuận cận biên, tạo cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế. Kết quả xác định các chỉ tiêu kinh tế của mô hình trình bày trong bảng 3.36 cho thấy:
Mô hình quản lý bền vững dinh dưỡng K, bón phân theo cân bằng dinh dưỡng đạt hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với qui trình kỹ thuật bón phân hiện đang áp dụng trong vùng.
So với công thức đối chứng, chi phí sản xuất của công thức thử nghiệm trong mô hình tăng 68,5% (bằng 6.164.200 đồng/ha), trong đó 39,3% chi phí tăng là công lao động thu gom, vùi tủ NLM khi trồng và thu hoạch sản phẩm tăng thêm (3.533.000 đồng/ha), chi phí mua phân khoáng (N, P, K) chỉ tăng 29,3% (2.631.200 đồng/ha).
Với giá thu mua mía nguyên liệu 950 đồng/1 kg mía 10 CCS, giá trị sản lượng thu hoạch tăng thêm thu được được từ việc tăng năng suất, chất lượng mía, năng suất đường trong công thức thử nghiệm là 18.240.000đ, tăng 29,9%, so với công thức đối chứng. Tỷ suất chi phí lợi nhuận cận biên đạt 2,96 lần. Với mức lợi nhận này, các biện pháp kỹ thuật trong mô hình dễ dàng được người trồng mía chấp nhận và áp dụng trong sản xuất diện rộng. Đây cũng chính là cơ sở góp phần khẳng định tính khả thi và thực tiễn về mặt kinh tế của mô hình quản lý bền vững dinh dưỡng K và phương pháp xác định lượng bón K theo cân bằng dinh dưỡng.
123
Bảng 3.36. Hiệu quả kinh tế của mô hình thực nghiệm
ĐVT | Công thức đối chứng | Công thức thử nghiệm | |||||
Số lượng | Đơn Giá | Thành tiền | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | ||
kg | (1.000 đồng) | kg | (1.000 đồng) | ||||
I. Tổng chi phí | 9.000 | 15.164 | |||||
1. Chi phí phân bón | 9.000 | 11.631 | |||||
- Phân hữu cơ – khoáng | kg | 2000 | 4,5 | 9.000 | 2.000 | 4,5 | 9.000 |
- Đạm u rê | kg | - | - | - | 152,6 | 10 | 1.526 |
- Lân supe – SSP | kg | - | - | - | 160,6 | 3,5 | 562 |
- Kali clorua | kg | - | - | - | 45,2 | 12 | 542 |
2. Công lao động tăng thêm (so với đối chứng) | công | - | 26 | 3533 | |||
- Thu gom, băm rải ngọn lá mía khi trồng | công | - | 20 | 130 | 2600 | ||
- Thu hoạch mía tăng thêm (so với đối chứng) | tấn | - | 6,22 | 150 | 933 | ||
II. Chi phí sản xuất tăng thêm (so với đối chứng) | - | - | - | 6.164 | |||
III. Sản phẩm thu hoạch | |||||||
1. Năng suất mía | tấn/ha | 63 | - | 70 | - | ||
2. Chữ đường | CCS | 10,14 | - | 11,97 | - | ||
3. Năng suất đường | tấn/ha | 6,43 | - | 8,35 | - | ||
IV. Giá trị sản phẩm | 1.000 đồng | 61.085 | 79.325 | ||||
V. Giá trị sản phẩm tăng thêm (so với đối chứng) | 1.000 đồng | - | 18.240 | ||||
VI. Tỷ suất chi phí lợi nhuận cận biên (MBCR) | lần | - | 2,96 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Quan Hệ Giữa Lượng Bón K Và Lượng K Mất Theo Sản Phẩm Thu Hoạch
- Tương Quan Giữa Riek Và Năng Suất Mía - Vụ Mía Gốc 2
- Cân Bằng K Cho Mía Trong Điều Kiện Sản Xuất Mía Hiện Tại
- Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng kali cho mía đồi vùng Lam Sơn - Thanh Hóa - 19
- Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng kali cho mía đồi vùng Lam Sơn - Thanh Hóa - 20
- Thí Nghiệm Khả Năng Cung Cấp Kali Của Đất Cho Mía
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
3.5.4. Tác động của mô hình đến tính chất đất trồng mía Bảng 3.37. Tính chất đất trước và sau khi xây dựng mô hình
Chỉ tiêu | Trước xây dựng mô hình | Sau xây dựng mô hình | ||
Công thức đối chứng | Công thức thử nghiệm | |||
1 | pH(KCl) | 4,64 | 4,75 | 4,67 |
2 | OM (%) | 1,22 | 1,23 | 1,37 |
3 | N tổng số (%) | 0,11 | 0,10 | 0,16 |
4 | P2O5 tổng số (%) | 0,05 | 0,06 | 0,06 |
5 | P2O5 dễ tiêu (mg/100 g đất) | 4,15 | 5,63 | 5,58 |
6 | K2O tổng số (%) | 0,80 | 0,79 | 0,80 |
7 | K2O trao đổi (mg/100 g đất) | 5,75 | 5,68 | 5,82 |
8 | CEC (lđl/100 g đất) | 8,31 | 8,36 | 8,35 |
9 | Thành phần cơ giới | |||
- Cát (%) | 55 | 56 | 56 | |
- Limon (%) | 23 | 23 | 23 | |
- Sét (%) | 22 | 21 | 21 |
Tác động của mô hình quản lý bền vững K đến tính chất nông hóa của đất trồng mía trình bày trong bảng 3.37, cho thấy:
Kết quả phân tích đất sau khi xây dựng mô hình cho thấy: nhìn chung, các chỉ tiêu nông hóa đất không có sự biến động lớn khi so sánh giữa trước với sau khi xây dựng mô hình và giữa công thức đối chứng với công thức thử nghiệm. Sự chênh lệch về lượng các chỉ tiêu ở mức thấp, chưa thực sự rõ ràng. Đối với K, hàm lượng K tổng số giữ được mức tương đương so với trước khi xây dựng mô hình. Riêng K trao đổi tăng từ 5,75 lên 5,82 mg/100g đất (tăng 0,07 mg/100 g đất). Đối với thành phần cơ giới đất, do tác động của xói mòn đất, tỷ lệ các cấp hạt trong đất có sự biến động theo hướng giảm tỷ lệ cấp hạt sét, tăng tỷ lệ cấp hạt cát (1%) so với trước khi xây dựng mô hình. Từ đó cho thấy, mô hình thực nghiệm quản lý bền vững dinh dưỡng K đảm bảo duy trì được hàm lượng K dự trữ trong đất sau mỗi vụ trồng mía .
Hình 3.23. Một số hình ảnh mô hình thực nghiệm quản lý bền vững K cho mía
Vùi trả lại ngọn lá mía trong mô hình quản lý bền vững K
Kết quả ở bảng 3.31 cho thấy:
Mía trong mô hình thử nghiệm quản lý bền vững K
Hình 3.24. Một số hình ảnh lấy mẫu và xử lý mẫu của các thí nghiệm
Lấy mẫu đo độ đường của thí nghiệm lượng bón K Thiết bị Brix kế đo độ đường
Xử lý mẫu gốc rễ thí nghiệm khả năng cung cấp K Xử lý mẫu thân của thí nghiệm khả năng cung cấp K
Xử lý mẫu lá mía của thí nghiệm lượng bón K Xử lý mẫu đất
1. Kết luận
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1.1. Vùng mía Lam Sơn Thanh Hóa thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc khô lạnh và gió mùa Tây Nam khô nóng, trên 80% diện tích mía đứng hàng năm được trồng trên nhóm đất xám ferralit, không có tưới, giống mía chủ lực MY 55 – 14, năng suất trung bình toàn vùng 62 tấn/ha. Phân bón chủ yếu là NPK Lam Sơn (6,4 - 3,2 - 6,6 HC 9,5), lượng bón trung bình 2.000 kg/ha. K trong ngọn lá mía sau thu hoạch không được trả lại cho đất. Các yếu tố sử dụng cho đánh giá cân bằng dinh dưỡng K trong điều kiện sản xuất hiện tại gồm ba nguồn K đầu vào: phân khoáng, nguyên liệu hữu cơ trong phân bón NPK Lam Sơn, nước mưa và bốn nguồn K đầu ra: mía cây, ngọn lá mía, xói mòn, rửa trôi.
1.2. Trong điều kiện trồng mía không có tưới, đất xám ferralit điển hình có khả năng cung cấp cho cây mía 61,6 kg K2O/ha/vụ. Lượng K do nước mưa cung cấp trung bình 8,2 kg K2O/ha/năm. Lượng K mất do xói mòn 17,7 kg K2O/ha/năm. Lượng K mất do rửa trôi 25,3 kg K2O/ha/năm.
1.3. K có ảnh hưởng tích cực đến năng suất, chất lượng mía, năng suất đường và lượng K2O tích lũy trong sản phẩm thu hoạch. Trên cơ sở nền bón 200 N + 100 P2O5, giống mía MY 55-14, trồng trên đất xám ferralit điển hình, không có tưới, hiệu suất K đạt cao nhất khi bón 100 kg K2O/ha (đạt 85 kg mía/kg K2O, 15 kg đường/kg K2O), hiệu suất nông học (RIEK) của K biến động từ 0,19 - 0,24%, chỉ số thu hoạch K (HIK) từ 0,68 - 0,74, hiệu suất sử dụng K trong phân khoáng (REK) từ 45 - 39%, tương ứng lượng bón 100 - 300 kg K2O/ha.
1.4. Với năng suất mía trung bình 62 tấn/ha, lượng K bổ sung thông qua bón phân NPK Lam Sơn (133,8 kg K2O/ha), cân bằng K trong điều kiện sản xuất mía hiện tại ở vùng Lam Sơn Thanh Hóa có giá trị âm ở mức 7,5 kg K2O/ha/vụ. Trên nền bón 200 N + 100 P2O5, không trả lại NLM sau thu hoạch, để đạt năng suất mía 70 tấn/ha trở lên, đồng thời duy trì được dự trữ K trong đất, cần bổ sung tối thiểu 200 kg K2O/ha/vụ.
1.5. Trên cơ sở mối quan hệ giữa lượng bón K với năng suất, chất lượng mía, năng suất đường và các nguồn dinh dưỡng đầu vào, đầu ra của cân bằng K, phương trình thực nghiệm xác định lượng bón K theo năng suất mục tiêu đối với giống mía MY 55 - 14 trồng trên đất xám ferralit điển hình, nền bón 200 N + 100 P2O5, có dạng:
FK = 10 GY x RIEK + 25 (GY - 57,85) x RIEK - KCR + 36,2. Trong đó:
GY: năng suất mục tiêu (tấn/ha).
RIEK: hiệu suất nông học của K. RIEK = 0,007 GY - 0,327. KCR: lượng K do trả lại NLM. KCR = GY x RIEK x 0,32 CRR (CRR là số phần trăm NLM vùi trả lại cho đất).
1.6. Mô hình quản lý bền vững dinh dưỡng K: xác định lượng bón K trên cơ sở cân bằng dinh dưỡng với mục tiêu năng suất mía 70 tấn/ha, nền bón 200 N + 100 P2O5, vùi trả lại 100% ngọn NLM (CRR =1) không chỉ có tác dụng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất mía mà còn duy trì được dự trữ K trong đất. So với kỹ thuật bón phân hiện đang áp dụng trong vùng, năng suất mía trong mô hình tăng 9,8% (6,22 tấn/ha), năng suất đường tăng 29,9% (1,92 tấn/ha), tỷ suất chi phí lợi nhuận cận biên đạt 2,96 lần, đồng thời duy trì được hàm lượng K dự trữ trong đất sau mỗi vụ trồng mía.
2. Đề nghị
Phương trình thực nghiệm xác định lượng bón K được thiết lập trên cơ sở kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất, chất lượng mía, năng suất đường ở các lượng bón K khác nhau với các nguồn đầu vào, đầu ra của cân bằng dinh dưỡng K cho mía trong điều kiện cụ thể vùng Lam Sơn. Mức độ tin cậy đã được kiểm chứng về mặt lý thuyết và thực tiễn xây dựng mô hình, đạt hiệu quả kinh tế cao, duy trì được dự trữ K trong đất. Đề nghị cho phổ biến, khuyến cáo và nhân rộng mô hình quản lý bền vững dinh dưỡng K trong sản xuất mía ở vùng Lam Sơn, các vùng trồng mía khác có điều kiện tương tự trong tỉnh Thanh Hóa và cả nước./.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phạm Thị Thanh Hương, Đặng Thế Giang (2009), “Tình hình sản xuất mía nguyên liệu vùng Lam Sơn Thanh Hóa”, Tạp chí Khoa học đất, (31), tr.175 - 184.
2. Phạm Thị Thanh Hương, Trần Công Hạnh, Nguyễn Văn Bộ (2013), “Khả năng cung cấp kali cho mía của đất xám điển hình (Haplic Ferralic Acrisols) vùng mía Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, (20), tr.67 - 71.
3. Phạm Thị Thanh Hương, Trần Công Hạnh, Nguyễn Văn Bộ (2013), “Hiệu lực bón kali cho mía trên đất xám điển hình (Haplic Ferralic Acrisols) vùng mía Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa” Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, (21), tr.22 - 26.