Mối Quan Hệ Giữa Lượng Bón K Và Lượng K Mất Theo Sản Phẩm Thu Hoạch


3.3.2. Mối quan hệ giữa lượng bón K và lượng K mất theo sản phẩm thu hoạch

Lượng K mất theo sản phẩm sau mỗi vụ thu hoạch phụ thuộc vào khối lượng mía cây, khối lượng NLM sau thu hoạch (bao gồm lá khô rơi rụng trong suốt quá trình sinh trưởng, ngọn, lá mía tươi khi thu hoạch) và hàm lượng K2O có trong chúng. Xác định mối quan hệ giữa năng suất mía ở các lượng bón K khác nhau với khối lượng K2O mất theo sản phẩm thu hoạch là một trong những nội dung quan trọng để xác định lượng các nguồn dinh dưỡng đầu vào, đầu ra của cân bằng dinh dưỡng K và thiết lập phương trình xác định lượng bón K theo mục tiêu năng suất phục vụ cho việc thực hiện quản lý bền vững dinh dưỡng K theo vùng chuyên biệt.

Để thiết lập mối quan hệ giữa lượng bón K với lượng K mất theo sản phẩm thu hoạch, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của lượng bón K đến khối lượng K2O mất theo sản phẩm mía cây và mất theo NLM, qua đó xác định các chỉ tiêu: hiệu suất nông học của K (RIEK), chỉ số thu hoạch của K (HIK), hiệu suất sử dụng K trong phân khoáng (REK) ở các lượng bón K khác nhau. Kết quả cụ thể như sau:

3.3.2.1. Ảnh hưởng của lượng bón K đến lượng K2O mất theo sản phẩm mía cây khi thu hoạch

Ảnh hưởng của lượng bón K đến lượng K2O mất theo sản phẩm mía cây khi thu hoạch được trình bày trong bảng 3.27. Kết quả cho thấy:

- Bón K có tác dụng tăng khối lượng mía cây, tăng hàm lượng chất khô và hàm lượng K2O trong mía cây, dẫn đến tăng khối lượng K2O tích lũy trong sản phẩm mía cây thu hoạch đối với cả mía trồng mới và mía lưu gốc. So với công thức đối chứng không bón K, khối lượng mía cây (trung bình ở các công thức bón K từ 100 đến 300 kg K2O/ha) tăng 21,7% (12,57 tấn/ha), hàm lượng chất khô cao hơn 1,6%, hàm lượng K2O cao hơn 0,23%, dẫn đến khối lượng K2O trong sản phẩm mía cây khi thu hoạch tăng 110,9% (54,82 kg K2O/ha).


Bảng 3.27. Ảnh hưởng của K đến khối K2O tích lũy trong sản phẩm mía cây thu hoạch



Công thức


Vụ mía

Khối lượng mía cây

(tấn/ha)

Hàm lượng chất khô

(%)

Hàm lượng K2O

(%)

Lượng K2O tích lũy

(kg/ha)


Mía tơ

58,25

22,98

0,31

41,46

1. Nền

Mía gốc 1

Mía gốc 2

60,36

54,95

21,96

22,78

0,38

0,45

50,38

56,63


TB

57,85

22,58

0,38

49,49


Mía tơ

67,13

24,17

0,46

74,70

2. Nền + 100 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

71,05

60,92

23,13

23,78

0,49

0,62

80,54

90,11


TB

66,37

23,69

0,52

81,78


Mía tơ

71,85

24,04

0,51

87,35

3. Nền + 150 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

74,00

64,54

24,33

23,86

0,53

0,68

95,41

105,42


TB

70,13

24,08

0,57

96,06


Mía tơ

73,56

24,32

0,56

99,60

4. Nền + 200 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

76,03

65,73

24,68

24,05

0,58

0,76

108,84

119,48


TB

71,77

24,35

0,63

109,31


Mía tơ

73,49

24,37

0,59

106,58

5. Nền + 250 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

76,73

65,71

24,77

24,12

0,62

0,78

117,85

123,80


TB

71,98

24,42

0,67

116,07


Mía tơ

73,24

24,41

0,60

107,73

6. Nền + 300 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

76,46

65,80

24,65

24,08

0,64

0,80

120,61

126,71


TB

71,83

24,38

0,68

118,35

LSD0,05

Mía tơ

7,06

2,18

0,046

4,86


Mía gốc 1

7,47

2,15

0,045

5,58


Mía gốc 2

6,97

2,50

0,046

5,35


TB

7,17

2,28

0,046

5,26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng kali cho mía đồi vùng Lam Sơn - Thanh Hóa - 15


Khối lượng K2O tích lũy trong sản phẩm mía cây tăng liên tục ở các lượng bón từ 100 - 250 kg K2O/ha và dừng lại ở lượng bón 300 kg K2O/ha. So với lượng bón 100 kg K2O/ha, khối lượng K2O tích lũy trong sản phẩm mía cây thu hoạch ở các công thức bón 150, 200 và 250 kg K2O/ha tăng tương ứng là 17,5% (14,28 kg K2O/ha), 13,8% (13,25 kg K2O/ha) và 6,2% (6,76 kg K2O/ha).

Chênh lệch về lượng K2O tích lũy giữa các lượng bón K là rất đáng tin cậy, vượt giới hạn sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95% (LSD0,05 = 5,26 kg K2O/ha).

3.3.2.2. Ảnh hưởng của K đến khối lượng K2O mất theo NLM

Ngọn lá mía khi thu hoạch bao gồm lá khô theo thân rơi rụng trong suốt quá trình sinh trưởng và phần ngọn, lá non khi thu hoạch mía nguyên liệu. Số lượng NLM sau mỗi vụ thu hoạch thay đổi tùy thuộc vào giống mía và mức năng suất. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lượng bón K đến khối lượng K2O mất theo NLM sau thu hoạch đối với giống mía MY 55 - 14 trồng trên đất xám ferralit điển hình trình bày trong bảng 3.28 cho thấy:

Đồng thời với việc tăng khối lượng mía cây, hàm lượng chất khô, hàm lượng K2O trong sản phẩm mía thu hoạch, bón K còn có ảnh hưởng rõ rệt đến việc tăng khối lượng NLM, hàm lượng chất khô, hàm lượng K2O và lượng K2O mất theo NLM sau mỗi vụ thu hoạch.

So với công thức đối chứng không bón K, khối lượng NLM sau thu hoạch (trung bình của các công thức có bón từ 100 đến 300 kg K2O/ha) tăng 22,5% (cao hơn 4,79 tấn/ha), hàm lượng chất khô cao hơn 2,5%, hàm lượng K2O cao hơn 0,32%, dẫn đến khối lượng K2O trong NLM sau thu hoạch tăng 30,5% (cao hơn 27,91 kg K2O/ha). Mức tăng của các chỉ tiêu theo dõi là rất đáng tin cậy, vượt giới hạn sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95% (LSD0.05 đối với: khối lượng NLM = 2,72 tấn/ha; hàm lượng chất khô = 2,43%; hàm lượng K2O = 0,054%; lượng K2O trong NLM = 3,54 kg/ha).


Bảng 3.28. Ảnh hưởng của K đến khối lượng K2O mất theo NLM


Công thức

Vụ mía

Khối lượng NLM

(tấn/ha)

Hàm lượng chất khô

(%)

Hàm lượng

K2O (%)

Lượng K2O trong NLM

(kg/ha)


Mía tơ

21,80

22,30

0,48

23,26

1. Nền

Mía gốc 1

Mía gốc 2

22,22

19,96

22,32

22,43

0,41

0,45

20,55

20,36


TB

21,33

22,35

0,45

21,39


Mía tơ

25,23

24,25

0,68

41,38

2. Nền + 100 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

26,25

22,21

24,34

24,53

0,69

0,77

43,88

41,93


TB

24,56

24,37

0,71

42,40


Mía tơ

27,05

24,28

0,71

46,47

3. Nền + 150 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

27,40

23,49

24,52

24,68

0,71

0,82

47,59

47,33


TB

25,98

24,49

0,74

47,13


Mía tơ

27,86

24,40

0,72

48,78

4. Nền + 200 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

28,25

23,96

24,62

24,53

0,73

0,87

50,77

51,40


TB

26,69

24,51

0,77

50,32


Mía tơ

27,72

24,48

0,79

53,65

5. Nền + 250 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

28,48

23,95

24,61

24,63

0,72

0,91

50,42

53,66


TB

26,72

24,57

0,81

52,57


Mía tơ

27,59

24,45

0,83

56,14

6. Nền + 300 K2O

Mía gốc 1

Mía gốc 2

28,40

23,99

24,59

24,61

0,73

0,93

51,00

55,09


TB

26,66

24,55

0,83

54,08


Mía tơ

2,63

2,42

0,043

3,43

LSD0,05

Mía gốc 1

Mía gốc 2

2,65

2,87

2,41

2,45

0,063

0,056

4,11

3,09


TB

2,72

2,43

0,054

3,54


So sánh giữa các lượng bón K cho thấy, khối lượng NLM và hàm lượng chất khô có xu hướng tăng liên tục ở các lượng bón từ 100 kg K2O/ha đến 250 kg K2O/ha. Hàm lượng K2O và khối lượng K2O tích lũy trong NLM tăng liên tục cho đến lượng bón 300 kg K2O/ha. Tuy nhiên mức chênh lệch về khối lượng K2O chỉ thể hiện rõ ở lượng bón 150 kg K2O/ha so với mức bón 100 kg K2O/ha (tăng 4,73 kg K2O/ha). Từ mức bón 200 kg K2O/ha trở lên, chênh lệch về khối lượng K2O giữa các mức bón K chưa vượt phạm vi sai số thí nghiệm (LSD0,05= 3,54 kg K2O/ha).

3.3.2.3. Mối quan hệ giữa năng suất mía, lượng K mất theo sản phẩm thu hoạch và hiệu suất sử dụng K trong phân khoáng

Kết quả nghiên cứu tỷ lệ giữa lượng K2O trong sản phẩm mía cây và trong ngọn lá khi thu hoạch so với năng suất mía cây (hiệu suất nông học của K - RIEK); tỷ lệ giữa lượng K2O trong sản phẩm mía cây so với tổng lượng K2O trong sản phẩm mía cây và trong NLM khi thu hoạch (chỉ số thu hoạch K - HIK); tỷ lệ giữa lượng K2O có trong sản phẩm mía cây và trong NLM khi thu hoạch so với lượng K2O trong phân khoáng bón vào đất (hiệu suất sử dụng K trong phân khoáng - REK) ở các mức bón K khác nhau trên nền 200 N + 100 P2O5, giống mía MY 55 - 14 trồng trên đất xám điển hình, không có tưới vùng Lam Sơn được trình bày trong bảng 3.29 và hình 3.24; 3.25; 3.26; 3.27, cho thấy:

Đối với RIEK:

Bón K có tác dụng làm tăng khối lượng mía cây, khối lượng NLM sau thu hoạch cũng như hàm lượng chất khô, hàm lượng K2O và khối lượng K2O tích lũy trong chúng, dẫn đến làm tăng RIEK.

RIEK trung bình của các công thức bón từ 100 kg K2O/ha đến 300 kg K2O/ha là 0,22%, cao hơn 0,83 lần so với RIEK của công thức đối chứng không bón K. Giữa các mức bón K, RIEK tăng liên tục ở mức bón từ 100 kg K2O/ha đến 250 kg K2O/ha (tăng từ 0,19% ở lượng bón 100 kg K2O/ha lên 0,24% ở lượng bón 250 kg K2O/ha) và dừng lại ở mức bón 300 kg K2O/ha.


Bảng 3.29. Ảnh hưởng của K đến hiệu suất nông học và chỉ số thu hoạch K



Công thức


Vụ mía

Khối lượng tươi khi thu

hoạch (tấn/ha)


Lượng K tích lũy (kg K2O /ha)

RIEK (%)

HIK

Mía

cây

Ngọn

Mía

cây

Ngọn


Mía tơ

58,25

21,80

41,46

23,26

0,11

0,64

1. Nền

Mía gốc 1

Mía gốc 2

60,36

54,95

22,22

19,96

50,38

56,63

20,55

20,36

0,12

0,14

0,71

0,74


TB

57,85

21,33

49,49

21,39

0,12

0,70



Mía tơ

67,13

25,23

74,70

41,38

0,17

0,64

2. Nền

+

Mía gốc 1

71,05

26,25

80,54

43,88

0,18

0,65

100 K2O


Mía gốc 2

60,92

22,21

90,11

41,93

0,22

0,68



TB

66,37

24,56

81,78

42,40

0,19

0,66



Mía tơ

71,85

27,05

87,35

46,47

0,19

0,65

3. Nền

+

Mía gốc 1

74,00

27,40

95,41

47,59

0,19

0,67

150 K2O


Mía gốc 2

64,54

23,49

105,42

47,33

0,24

0,69



TB

70,13

25,98

96,06

47,13

0,21

0,67



Mía tơ

73,56

27,86

99,60

48,78

0,20

0,67

4. Nền

+

Mía gốc 1

76,03

28,25

108,84

50,77

0,21

0,68

200 K2O


Mía gốc 2

65,73

23,96

119,48

51,40

0,26

0,70



TB

71,77

26,69

109,31

50,32

0,22

0,68



Mía tơ

73,49

27,72

106,58

53,65

0,22

0,67

5. Nền

+

Mía gốc 1

76,73

28,48

117,85

50,42

0,22

0,70

250 K2O


Mía gốc 2

65,71

23,95

123,80

53,66

0,27

0,70



TB

71,98

26,72

116,07

52,57

0,24

0,69



Mía tơ

73,24

27,59

107,73

56,14

0,22

0,66

6. Nền

+

Mía gốc 1

76,46

28,40

120,61

51,00

0,22

0,70

300 K2O


Mía gốc 2

65,80

23,99

126,71

55,09

0,28

0,70



TB

71,83

26,66

118,35

54,08

0,24

0,69


Từ kết quả xác định RIEK , mối quan hệ giữa RIEK và năng suất mía ở các mức bón K khác nhau được xác lập như sau (hình 3.14 đến 3.17)

Mía tơ:

Y = 0,006 x – 0,270

R2 = 0,933

Mía gốc 1:

Y = 0,006 x – 0,263

R2 = 0,976

Mía gốc 2:

Y = 0,011 x – 0,490

R2 = 0,966

Trung bình 3 vụ:

Y = 0,007 x – 0,327

R2 = 0,966

Trong đó : Y là RIEK (%), x là năng suất mía (tấn/ha).

Đối với HIK:

Bón K có tác dụng đồng thời làm tăng khối lượng K2O cả trong sản phẩm mía cây và trong NLM khi thu hoạch, song do mức tăng về lượng K2O trong mía cây cao hơn so với mức tăng về lượng K2O trong NLM, dẫn đến HIK ở các công thức bón K có xu hướng giảm so với công thức không bón K.

HIK trung bình của các lượng bón từ 100 đến 300 kg K2O/ha là 0,68, trong khi đó HIK ở công thức không bón K là 0,70. Tuy nhiên, khi so sánh giữa các mức bón K nhận thấy, HIK có xu hướng tăng dần khi tăng lượng bón K: tăng từ 0,66 ở mức bón 100 kg K2O/ha lên 0,70 ở mức bón 300 kg K2O/ha.

Từ kết quả trên cho thấy, nhìn chung HIK không có sự biến động lớn giữa các lượng bón K. Vì vậy có thể sử dụng số liệu trung bình (HIK = 0,68) để tính toán cân bằng và thiết lập phương trình xác định lượng bón K phù hợp cho mía trên cơ sở cân bằng dinh dưỡng.

Đối với REK:

Kết quả ở bảng 3.30 cho thấy: REK biến động trong khoảng 31 - 47% và theo hướng giảm dần khi tăng lượng bón K. REK ở mức bón 100 kg K2O/ha là 45,9%. Tăng lượng bón lên 250 kg K2O/ha và 300 kg K2O/ha, REK giảm xuống mức 35,82% (giảm 9,27%) và 31,11% (giảm 13,98%), tương ứng.

Để đơn giản và thuận lợi cho việc vận dụng kết quả nghiên cứu trong thực tiễn sản xuất, REK giới thiệu sử dụng trong tính toán cân bằng và xác định lượng bón K trên cơ sở cân bằng dinh dưỡng trong sản xuất mía ở vùng Lam Sơn là 40%.



RIEK(%)


Năng suất (tấn/ha)


Hình 3.14. Tương quan giữa RIEK và năng suất mía - vụ mía tơ



RIEK(%)

Hình 3.15. Tương quan giữa RIEK và năng suất mía - vụ mía gốc 1

Năng suất (tấn/ha)

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí