Chính Sách Chuyển Đổi Mục Đích Sdđ Tác Động Đến Giá Trị Đất Đô Thị


đất đai và BĐS gia tăng. Theo đó, cường độ và mục đích sử dụng đất sẽ được tăng cường do nhu cầu đất đai tại khu vực tăng lên bởi sự thu hút dân cư và các hoạt động KT-XH.

2.3.2.3. Chính sách chuyển đổi mục đích SDĐ tác động đến giá trị đất đô thị

Các chính sách (land policy) và quy định sử dụng đất (land use regulations) nói chung được định nghĩa là các quyết định và hành động thực thi của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đạt mục tiêu phát triển không gian và sử dụng đất, thông qua việc chuyển đổi mục đích sử dụng, phân bổ và định giá đối với đất đai (Gerber, Hengstermann, & Viallon, 2018). Bên cạnh đó, các quy định và chính sách sử dụng đất đai được hiểu như là một bước triển khai của cơ quan quản lý về quá trình phân định, chuyển giao các quyền liên quan đến đất đai, để hiện thực hóa các nội dung về quy hoạch phát triển và sử dụng đất trong thực tiễn (Kim, 2011).

Theo đó, các chính sách sử dụng đất và quy định về mục đích sử dụng đất được xem là cách thức cơ quan quản lý nhà nước về đất đai can thiệp vào mô hình SDĐ đô thị, thông qua việc cho phép một lô đất hay phần diện tích đất được sử dụng vào một hoặc các loại hình hoạt động cụ thể như là: nhà ở, thương mại, nông nghiệp, công nghiệp

v.v (Brueckner, 2009). Trong quá trình quản lý đất đai tại đô thị, cơ quan quản lý nhà nước có thể thực hiện những quyết định chính sách nhằm chuyển đổi các mục đích SDĐ theo định hướng để đạt mục tiêu quản lý và điều tiết quá trình sử dụng đất (Han, Zhang, & Zheng, 2020). Chính vì vậy, các quyết định chính sách về thay đổi mục đích SDĐ có thể tạo ra giá trị đất gia tăng tại khu vực đô thị (Alterman, 2012).

Tại khu vực đô thị, quá trình đô thị hóa luôn đòi hỏi sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu phát triển (Han et al., 2020). Theo lý thuyết kinh tế đô thị, giá trị đất đai gắn liền với sự tăng trưởng đô thị và phản ánh giá trị kinh tế, sức hấp dẫn và tiện ích có sẵn tại một địa điểm đô thị cụ thể (Kok et al., 2014). Theo đó, sự tác động của các quyết định chính sách chuyển đổi mục đích SDĐ đến giá trị đất đô thị được xem xét trên hai khía cạnh chính như sau:

i) Thứ nhất: Các quyết định về chính sách chuyển mục đích sử dụng đất là điều kiện ban đầu và trực tiếp làm thay đổi giá trị của đất đai tại đô thị. Do bởi, giá trị của thửa đất đai phụ thuộc vào mục đích sử dụng của thửa đất. Chính các quyết định chính sách trong chuyển mục đích SDĐ là cơ sở pháp lý quan trọng và điều kiện tiền đề cho quá trình sử dụng đất đai (Kok et al., 2014). Theo đó, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ nhằm mục tiêu tăng cường sử dụng đất và đưa đất đai tham gia nhiều hơn cho hoạt động phát triển KT-XH trong tương lai. Khi đất được tham gia nhiều hơn và các hoạt động KT-XH và đất đai được sử dụng với mục đích cao nhất, tốt nhất thì giá


trị đất đai càng tăng lên, do lợi ích hay nguồn thu nhập từ đất đất đai tại đô thị mang lại càng lớn.

Cụ thể, việc tăng cường sử dụng đất thông qua quá trình gia tăng hệ số sử dụng đất bằng cách chuyển từ các mục đích sử dụng đất có hệ số sử dụng đất thấp sang các mục đích sử dụng đất có hệ sử dụng cao hơn; hoặc là tích hợp nhiều mục đích sử dụng đất khác nhau trên phần diện tích đất ở khu vực cụ thể thông qua định hướng phát triển và sử dụng đất cho các mục đích hỗn hợp (mixed land use). Chính quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên đây sẽ làm cho giá trị đất đai gia tăng (Koster & Rouwendal, 2012; Song & Knaap, 2004).

ii) Thứ hai: Chính sách chuyển mục đích SDĐ đô thị mang lại các hiệu ứng tích cực làm gia tăng giá trị đất đai, đó là: (1) Hiệu ứng tiện ích (2) Hiệu ứng khan hiếm (Jaeger, 2006, 2013), trong đó:

- Hiệu ứng tiện ích: Các chính sách chuyển đổi mục đích SDĐ tại một khu vực đô thị sẽ mang lại nhiều sự thay đổi của những điều kiện tiện ích tại khu vực đó (ví dụ như là có nhiều địa điểm trung tâm, tiện ích mới được hình thành như: Địa điểm không gian mở, các công viên, các công trình BĐS thương mại v.v.). Theo đó, các tiện ích mang lại trong khu vực sẽ góp phần: Thúc đẩy mức độ tập trung dân cư và phát triển các hoạt động kinh tế và các tiềm năng khu vực (agglomeration economies); Cải thiện điều kiện và môi trường sống khu vực v.v (Kim, 2011). Bên cạnh đó, sự tác động mà các tiện ích được kỳ vọng mang lại do chính sách chuyển mục đích SDĐ tại khu vực đã làm mở ra những cơ hội đầu tư kinh doanh tiềm năng khi phát triển đất đai, BĐS; và làm gia tăng sức cầu về đất đai và BĐS trên thị trường. Chính những tiện ích và cơ hội đầu tư này làm cho giá trị đất đai tại khu vực tăng lên (Warren et al., 2017).

- Hiệu ứng khan hiếm: Trong một khu vực địa giới hành chính đô thị nhất định, có thể thấy rằng, nguồn cung đất đai để phát triển và sử dụng là hữu hạn. Do bởi, tổng diện tích đất đai là giới hạn theo về giới hạn diện tích bề mặt không gian; đồng thời, cơ cấu diện tích của các loại loại đất được phép chuyển mục đích SDĐ cũng bị giới hạn, do quy định của pháp luật và chính sách sử dụng đất. Theo đó, hiệu ứng khan hiếm xảy ra khi quyết định chuyển đổi mục đích SDĐ làm thay đổi cung đất đai được phép đưa vào đầu tư phát triển và sử dụng nhỏ hơn so với cầu về đất đai tại khu vực tăng lên (Boamah, 2013; Warren et al., 2017).

Như vậy, có thể khẳng định, chính sách chuyển đổi mục đích SDĐ tại đô thị đã mang lại những lợi thế về địa điểm của một thửa đất cụ thể và tạo ra các tiềm năng phát triển đô thị, thông qua quá trình thu hút các yếu tố vào đầu tư, phát triển sử dụng đất - góp phần sự tăng trưởng khu vực đô thị.


CHƯƠNG 3: BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng đất đô thị và chính sách điều tiết giá trị đất gia tăng tại Việt Nam

3.1.1. Thực trạng đô thị hóa và thay đổi đất đô thị tại Việt Nam

Đánh giá về thực trạng đô thị hóa và sự thay đổi đất đô thị tại Việt Nam được xem xét dựa trên 03 khía cạnh chính đó là: số lượng các đô thị; dân cư đô thị và diện tích đất đô thị. Cụ thể:

Về số lượng các đô thị:

Ở Việt Nam, đô thị có lịch sử và quá trình phát triển lâu dài và đến nay hệ thống đô thị ở nước ta tăng lên đáng kể về mặt số lượng. Cụ thể: Trong năm 1990, cả nước mới có 500 đô thị thì đến 1999 tổng số đô thị là 629 đô thị (với tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 19,6%). Trong những năm gần đây, tỷ lệ đô thị hóa và số lượng đô thị tăng lên khoảng 37,5% với 813 đô thị (cuối năm 2017) và đạt là 38,4% với 833 đô thị (tính đến hết năm 2019). Trong đó, cả nước hiện có: 02 đô thị loại đặc biệt; 20 đô thị loại I; 29 đô thị loại II; 45 đô thị loại III; 85 đô thị loại IV; và 652 đô thị loại V (Bộ Xây dựng, 2019b).


1200

1200

1000

1000

1000

813

819

833

800

755

770

774

795

800

649

656

689

600

500

600

400

400

200

200

0

0

1990 2000 2003 2006 2010 2013 2014 2016 2017 2018 2019 2025e


Hình 3.1. Biểu đồ về số lượng đô thị Việt Nam từ 1990 -2019 và dự báo đến 2025

Nguồn: Tổng hợp dựa theo báo cáo của Bộ Xây dựng qua các năm.

Đáng chú ý, quá trình đô thị hóa tăng nhanh tại các vùng kinh tế trọng điểm, vùng đô thị lớn phân bố đồng đều hơn trên phạm vi cả nước. Tại các địa phương, nhiều đô thị mới hình thành và phát triển, đô thị hiện hữu từng bước được nâng cấp cải tạo, mở rộng


về quy mô đất đai, hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, vệ sinh môi trường...) và hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao...). Ngoài ra, khu vực đô thị đã chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng sản phẩm nền kinh tế quốc dân, với mức ghi nhận tăng trưởng kinh tế khu vực đô thị trung bình đạt từ 12% dến 15%, cao hơn từ 2 -5 lần so với mặt bằng chung của cả nước. Trong đó, tỷ lệ % GDP của 5 thành phố trực thuộc Trung ương chiếm trên 50% GDP của cả nước (Bộ Xây dựng, 2017).

Xét về các cấp đơn vị hành chính đô thị: Đô thị Việt Nam phân bổ rộng khắp theo đơn vị hành chính bao gồm các đô thị là Thành phố trực thuộc Trung ương, Thành phố trực thuộc Tỉnh, Thị xã, Thị trấn khi đạt đủ các điều kiện về quy mô và tính chất đô thị, và được cơ quan nhà nước ra quyết định công nhận. Cụ thể, số lượng phát triển các đô thị theo phân loại hành chính được minh họa tại bảng dưới. Theo đó, số lượng đô thị cấp thị trấn và thị xã chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số đô thị. Trong khi đó, các Thành phố trực thuộc tỉnh cũng có một sự gia tăng khá trong giai đoạn vừa qua.

Bảng 3.1. Số lượng đô thị chia theo loại đô thị tại Việt Nam, 2009 -2019


Loại đô thị

2009

2011

2013

2015

2017

2019

Thị trấn

625

623

615

603

603

605

Thị xã

46

48

47

51

50

49

Thành phố trực thuộc tỉnh

48

55

64

67

68

77

Thành phố trực thuộc Trung ương

5

5

5

5

5

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam - 12

Nguồn: Tổng hợp theo Tổng cục Thống kê.

Theo đánh giá của Deuskar, Baker, and Mason (2015), Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm các có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất trong khu vực. Cụ thể, về mặt phân bố không gian, diện tích các đô thị ở nước ta tăng trung bình khoảng 2,8%/ năm trong giai đoạn 2000 – 2010. Trong đó, diện tích đất đô thị đạt khoảng 0,9% tổng diện đất tự nhiên. Đáng chú ý, hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đang có sự phát triển đô thị nhanh hơn nhiều so với các thành phố khác trong khu vực, với tỷ lệ tăng bình quân lần lượt là 3,8% và 4% hàng năm (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015). Trong thực tế, sự phát triển của hai thành phố này sẽ ảnh hưởng và chi phối quá trình phát triển hệ thống đô thị và tốc độ đô thị hóa của quốc gia.

Bên cạnh đó, ở nước ta, hệ thống đô thị được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở những đô thị trung tâm như là: Các thành phố trung tâm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế như (ví dụ: Thủ đô Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh v.v.); Các thành phố trung tâm cấp vùng (Hạ Long, Thái Nguyên, Nam Định v.v.) và Các thành phố, thị xã trung tâm cấp tỉnh v.v. (chi tiết xem phụ lục 1 và 2). Tuy nhiên, bằng chứng thực tế cho thấy rằng, quá


trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra không đồng đều, trong đó chỉ tập trung chủ yếu ở 3 vùng trọng điểm (Bắc – Trung – Nam), ở vùng duyên hải, và một số đảo lớn như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo v.v. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016). Đến nay, mạng lưới đô thị của cả nước đã được hình thành rõ nét với các đô thị trung tâm và các chuỗi, chùm đô thị cơ bản bố trí hợp lý tại các vùng đô thị hóa (Bộ Xây dựng, 2019a).

Về quy hoạch và kinh tế tại khu vực đô thị:

Công tác quy hoạch đô thị trong cả nước được lập, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện. Đây là cơ sở và công cụ trong công tác quản lý đầu tư, phát triển đô thị. Cụ thể, số liệu thống kê của Bộ Xây dựng (2019a) cho thấy: tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung đô thị đạt 100%, quy hoạch phân khu đạt khoảng trên 70%, quy hoạch chi tiết đạt khoảng trên 30%; cả nước có 36/63 tỉnh đã phê duyệt Chương tình phát triển đô thị toàn tỉnh (tính đến hết tháng 12/ 2019). Ngoài ra, công tác quy hoạch và sử dụng đất đô thị cũng có nhiều thay đổi tích cực, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của đô thị.

Kinh tế tại các khu vực đô thị được xác định là một trong ba “trụ cột” cho tăng trưởng của nền kinh tế bên cạnh kinh tế các khu công nghiệp và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Thời gian qua, khu vực đô thị đã ngày càng khẳng định, minh chứng được vai trò, động lực và là cực tăng trưởng kinh tế của cả nước thông qua sự đóng góp vào GDP chung cả nước (ước tính đóng góp khoảng 70% GDP của đất nước), góp phần chuyển dịch cơ cấu và mô hình tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy năng suất lao động (Bộ Xây dựng, 2019a). Như vậy, chính những cải thiện trong công tác quy hoạch và phát triển về kinh tế đô thị là những yếu tố có tác động lớn đến sự thay đổi của giá trị đất đai tại các đô thị thời gian qua.

Về dân cư tại khu vực đô thị:

Vấn đề dân số khu vực thành thị tại các đô thị Việt Nam: Số liệu thống kê cho thấy quy mô dân cư đô thị ở nước ta liên tục tăng qua các năm, được phản ánh thông qua tỷ lệ dân cư thành thị ngày càng gia tăng. Trong đó, tỷ lệ dân cư khu vực đô thị cho thấy xu hướng tăng rõ nét của tỷ lệ dân cư đô thị từ sau năm 2000. Tính đến cuối năm 2019, dân số đô thị tại Việt Nam đạt trên 33 triệu người, chiếm khoảng 34,4% tổng dân số cả nước (Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, 2019). Cụ thể, cơ cấu dân số thành thị và nông thôn tại Việt Nam trong giai đoạn 1989 -2019 được thể hiện qua biểu đồ dưới. Như vậy, sau 30 năm, tỷ lệ dân số thành thị ở nước ta tăng từ 20,1% lên 34,4% (tăng tương ứng là 14,3 điểm phần trăm). Tốc độ tăng dân số tại các đô thị bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 đạt 2,64%/năm, thấp hơn tốc độ tăng dân số thành thị của giai đoạn trước đó (giai đoạn 1999 – 2009 đạt tốc độ là 3,4%/năm).


Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn, giai đoạn 1989 - 2019

100


90


80


70


60


50


40


30


20


10


0

1989

1999

Thành thị

2009

Nông thôn

2019

Như vậy, kết quả về tỷ lệ dân số khu vực thành thị tính đến ngày 01/4/2019 ở nước ta mới chỉ đạt 34,4%, cho thấy Việt Nam đã không đạt được mục tiêu về đô thị hoá trong giai đoạn 2012-2020 [với mục tiêu: tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam là 38% vào năm 2015 và 45% vào năm 2020 (theo Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012)].




79.9



76.3



70.4



65.6

































34.4





29.6




23.7



20.1











Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu dân số thành thị và nông thôn, 1999 – 2019

Nguồn: Tổng hợp theo Tổng cục Thống kê.

Tuy có sự gia tăng về quy mô và tốc độ dân số thành thị nhưng tỷ trọng dân số thành thị ở Việt Nam hiện còn ở mức thấp so với các nước phát triển trên thế giới và các quốc gia khác trong khu vực. Ngoài ra, có một điểm đáng chú ý đó là, dân số tại khu vực đô thị Việt Nam tăng lên đáng kể do tác động của quá trình di cư (tăng 1,2 triệu người) và các quyết định thay đổi về địa giới hành chính đã chuyển những người đang là dân cư nông thôn thành cư dân thành thị (tăng 4,1 triệu người) (Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, 2019).

Về diện tích đất đô thị:

Sự thay đổi diện tích đất đô thị ở Việt Nam so với tổng diện tích đất tự nhiên tăng đột biến (giai đoạn 2010 – 2015) với tỷ lệ tăng từ 25.5% lên 31%. Cụ thể, diện tích đất ở đô thị ở nước ta năm 2010 tăng gần như gấp đôi so với năm 2000, đạt hơn hơn 1.372 nghìn ha và con số này đạt hơn 1.642 nghì ha vào năm 2015.


Xét về quỹ đất đô thị của cả nước: Theo Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, đất đô thị được phân thành các loại như là: Đất sử dụng vào mục đích công cộng; Đất sử dụng cho quốc phòng, an ninh; Đất ở; Đất chuyên dùng; Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp; Đất chưa sử dụng. Cụ thể, số liệu tính hết đến năm 2015, diện tích đất đô thị có 1.642,42 nghìn ha, chiếm 4,96% diện tích tự nhiên toàn quốc. Theo đó, diện tích đất đô thị đã tăng thêm khoảng 125,27 nghìn ha so với năm 2010 (chủ yếu là do mở rộng, thành lập thêm các khu đô thị mới) (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015).

Trong giai đoạn, 2016 – 2019, tổng diện tích một số loại đất phi nghiệp của cả nước (bảng dưới) biến động tăng từ 2853,5 nghìn ha vào năm 2016 lên 2917,3 nghìn ha vào năm 2019 (tăng 63,8 nghìn ha). Trong đó, phần diện tích đất biến động tăng chủ yếu tập trung trong loại đất là đất ở đô thị và đất chuyên dùng (bao gồm loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và đất có mục đích công cộng). Đối với đất ở tại đô thị, cả giai đoạn 2016 -2019, diện tích đất ở đô thị tăng là 10,7 nghìn ha, tương đương trung bình tăng khoảng trên 2 lần/ năm. Đang chú ý, trong thời gian gần đây, số lượng đất ở đô thị tăng nhanh (khoảng 4 nghìn ha) từ 158,9 nghìn ha (năm 2018) lên đến 162,9 nghìn ha (năm 2019), chiếm gần khoảng 40% tổng diện tích đất ở đô thị tăng lên trong cả giai đoạn 2016-2019.

Ngoài ra, trong giai đoạn vừa qua, xu hướng chuyển đổi SDĐ khu vực đô thị cũng diễn ra mạnh mẽ ở cả 3 nhóm đất: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Cụ thể, xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ của các nhóm đất là giảm diện tích của nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng và gia tăng phần diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó, phần lớn sự gia tăng diện tích của nhóm đất phi nông nghiệp chủ yếu do phục vụ nhu cầu mở rộng diện tích đất đô thị. Như vậy, với sự gia tăng quỹ đất đô thị trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển hệ thống các đô thị trên các vùng/ địa phương. Trong đó, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ tại các đô thị lớn đang tạo hiệu ứng thúc đẩy đô thị hóa nhanh lan toả diện rộng trên phạm vi vùng tỉnh và cả nước. Nhiều đô thị mới, khu đô thị mới được hình thành phát triển; nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp và phát triển hạ tầng cơ sở v.v.

85


Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu sử dụng đất trong đất đô thị tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2019

Đơn vị tính: Nghìn ha.



TT


Loại đất

Diện tích (nghìn ha)

Biến động (nghìn ha)

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

2018-2017

2019-2018

2019-2016

1

Đất ở tại đô thị

152,2

156,5

158,9

162,9

2,4

4

10,7

2

Đất chuyên dùng

1541,3

1558,8

1576,7

1595,5

17,9

18,8

54,2

2,1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

92,8

94,1

95,6

96,4

1,5

0,8

3,6

2,2

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

261,5

268,7

274,5

279,9

5,8

5,4

18,4

2,3

Đất có mục đích công cộng

1187

1196

1206,6

1219,2

10,6

12,6

32,2

3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

18,3

18,3

18,6

18,7

0,3

0,1

0,4

4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

103,6

103,8

103,9

104,1

0,1

0,2

0,5

5

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

987

987

986,7

984,8

-0,3

-1,9

-2,2

6

Đất phi nông nghiệp khác

51,1

51,3

51,3

51,3

0

0

0,2


Tổng diện tích đất

2853,5

2875,7

2896,1

2917,3

20,4

21,2

63,8

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo Niên giám thống kê năm 2016, 2017, 2108 và 2019 của Tổng Cục Thống kê.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/01/2024