Hoạt Động Xếp Hạng Tín Dụng Trong Các Ngân Hàng


Một số tác động liên quan đến phá sản bao gồm: Không có khả năng sử dụng lại tiền cho những người vay khác; Không sẵn lòng của các trung gian tài chính khác để phục vụ nhu cầu của những người vay nhỏ và tạo ra sự mất lòng tin (Von Pischke &Adams, 1980). Theo ghi nhận của Baku & Smith (1998), chi phí cho các khoản nợ quá hạn sẽ được cả người cho vay và người vay cảm nhận. Người cho vay có chi phí trong các tình huống bao gồm mất lãi, chi phí cơ hội của tiền gốc, phí pháp lý và các chi phí liên quan. Đối với người đi vay, quyết định vỡ nợ là sự đánh đổi giữa các hình phạt bị mất uy tín từ vỡ nợ so với chi phí cơ hội của việc đầu tư do thực hiện khoản vay hiện tại (Baku & Smith, 1998). Vỡ nợ cho vay có liên quan chặt chẽ đến phá sản doanh nghiệp.

Mặc dù các vấn đề liên quan đến nợ xấu có thể ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, tác động nghiêm trọng nhất là đối với các tổ chức tài chính như ngân hàng thương mại và tổ chức tài trợ thế chấp có xu hướng có danh mục cho vay lớn. Bên cạnh đó, các khoản vay bị vỡ nợ lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp tín dụng của các ngân hàng. Các khoản nợ không lớn có thể dẫn đến mất niềm tin từ phía người gửi tiền và các nhà đầu tư nước ngoài, những người có thể bắt đầu rút tiền gửi hoặc vốn đầu tư đồng loạt dẫn đến các vấn đề thanh khoản (Gorter & Bloem, 2001).

Rủi ro tín dụng là một loại rủi ro quan trọng trong vì nó xuất phát từ việc người vay không trả được nợ hoặc khi có sự chậm trễ để đáp ứng kịp thời nghĩa vụ của họ. Rủi ro tín dụng đã được chỉ ra hoặc được xác định là rủi ro chính về ảnh hưởng của nó đối với hoạt động của ngân hàng (McKinney, 1984). Khi rủi ro này phát sinh, nó dẫn đến an toàn vốn ít hơn vì ngân hàng sẽ tìm kiếm các nguồn tài chính khác để bù đắp tổn thất. Nó cũng sẽ dẫn đến thanh khoản ít hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng khác và do đó lợi nhuận thấp hơn do kinh doanh chậm lại hoặc thậm chí phá sản. Điều này, cho thấy rủi ro tín dụng và lợi nhuận rất đan xen, rủi ro tín dụng càng nhiều lợi nhuận càng ít và ngược lại.

Các ngân hàng hoạt động yếu kém thường có tỷ lệ nợ xấu rất lớn trước khi thất bại và chất lượng tài sản là yếu tố dự báo có ý nghĩa thống kê về khả năng thanh toán (Berger & DeYoung,1997; Berger & Humphrey,1997). Fofack (2005) cũng thông báo ngân hàng giữ giá trị vỡ nợ cho vay khổng lồ có thể làm cho ngân hàng dẫn tới phá sản nếu tổ chức này không có khả năng thu hồi nợ xấu của họ. Một tác động có thể dẫn đến vỡ nợ cho vay là đối với thu nhập của cổ đông. Cổ tức được trả dựa trên hiệu suất của các ngân hàng về lợi nhuận ròng. Do đó, vỡ nợ cho vay có ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của các ngân hàng, nó có thể ảnh hưởng đến mức cổ tức được trả cho các cổ đông (Fofack, 2005). Ảnh hưởng của giá trị vỡ nợ cho vay về mức cổ tức trả cho cổ đông cũng có thể ảnh hưởng đến việc huy động vốn vì các nhà đầu tư sẽ không đầu tư vào các ngân hàng nằm trong danh mục nợ xấu lớn (Jappelli & Pagano, 2002; Jaquette & Hillman, 2015).


1.6. Hoạt động xếp hạng tín dụng trong các ngân hàng

1.6.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng

Do ngân hàng không cùng lúc cho tất cả các khách hàng vay vốn, ngân hàng chỉ lựa chọn những khách hàng đáp ứng được các chỉ tiêu phù hợp nhằm kiểm soát rủi ro không trả được nợ của khách hàng (Hsieh, 2004). Do vậy, khái niệm xếp hạng tín dụng được sử dụng phổ biến trong các ngân hàng hiện nay. Có nhiều khái niệm về xếp hạng tín dụng trong ngân hàng. Khái niệm “xếp hạng tín dụng” lần đầu tiên được đề cập đến là khi Moody (1909) thực hiện nghiên cứu đối với 1.500 loại trái phiếu của 250 công ty thuộc ngành đường sắt và thực hiện xếp hạng bằng hệ thống các ký hiệu gồm các chữ cái A, B, C được xếp lần lượt từ AAA cho đến C. Hệ thống xếp hạng này cho đến nay vẫn được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nổi tiếng trên thế giới như Moody’s, Standard & Poor’s (S&P) và Fitch sử dụng khi thực hiện xếp hạng tín nhiệm cho các quốc gia hay xếp hạng tín dụng cho tổ chức, các cá nhân.

Bên cạnh đó, Mester định nghĩa xếp hạng tín dụng là một phương pháp thống kê được dùng để dự đoán xác suất của hồ sơ vay và người cho vay sẽ vỡ nợ hay không trả nợ đúng hạn (Berlin & Mester, 2004). Xếp hạng tín dụng là đánh giá hiện thời của công ty xếp hạng tín dụng về chất lượng tín dụng của một nhà phát hành chứng khoán nợ về một khoản nợ nhất định. Nói cách khác, thì xếp hạng tín dụng là đánh giá hiện thời về chất lượng tín dụng được xem xét trong hoàn cảnh hướng về tương lai phản ánh sự sẵn sàng và khả năng nhà phát hành có thể thanh toán gốc và lãi đúng hạn. Như vậy, kết quả này chứa đựng ý kiến chủ quan của chuyên gia xếp hạng tín dụng.

Xếp hạng tín dụng là chỉ số theo thứ tự chữ cái của rủi ro tín dụng được cung cấp bởi các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế như Standard and Poor15 Corporation, dịch vụ nhà đầu tư của Moody và Fitch Rating. Xếp hạng tín dụng là các chỉ số đưa ra giúp giảm thiểu rủi ro cho đơn vị cung cấp tín dụng qua các bước sàng lọc thông tin hồ sơ vay vốn của khách hàng (Bennell et al., 2006; Cantor & Packer, 1996; L. Trevino & Thomas, 2000; Lourdes Trevino & Thomas, 2000).

Như vậy, có thể định nghĩa xếp hạng tín dụng là việc đưa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với trách nhiệm tài chính hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc các yếu tố bao gồm: Năng lực đáp ứng các cam kết tài chính, khả năng vỡ nợ khi các điều kiện kinh tế thay đổi, ý thức và thiện chí trả nợ của người đi vay. Hệ thống xếp hạng tín dụng dùng để đánh giá mức độ trách nhiệm tài chính của cả 2 nhóm khách hàng doanh nghiệp và KHCN. Trong phạm vi luận án này, tác giả tập trung phân tích và nghiên cứu về xếp hạng tín dụng cho nhóm KHCN.


1.6.2. Vai trò của xếp hạng tín dụng

Thứ nhất, thông qua xếp hạng tín dụng các ngân hàng sẽ kiểm soát được mức độ tín nhiệm của khách hàng. Từ đó, thiết lập mức lãi suất cho vay, quy mô khoản vay và thời hạn vay phù hợp với dự báo khả năng vỡ nợ của khách hàng.

Thứ hai, các ngân hàng có thể đánh giá được hiệu quả của danh mục cho vay thông qua việc giám sát sự thay đổi dư nợ và phân loại nợ của khách hàng nhờ hệ thống xếp hạng tín dụng. Từ đó, những điều chỉnh thích hợp theo hướng ưu tiên cho nhóm khách hàng có khả năng vỡ nợ thấp sẽ được các ngân hàng chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động toàn diện và hạn chế rủi ro tín dụng gặp phải.

1.6.3. Nguyên tắc hoạt động xếp hạng tín dụng

Thứ nhất, phân tích tín nhiệm trên cơ sở ý thức và thiện chí trả nợ của người đi vay đối với từng khoản vay. Các phân tích này, cần căn cứ trên cả những yếu tố định tính lẫn các yếu tố định lượng cũng như phải có những thay đổi linh hoạt để phù hợp với tiến bộ khoa học công nghệ và yêu cầu quản trị rủi ro.

Thứ hai, đánh giá rủi ro dài hạn dựa trên ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh cũng như xu hướng và khả năng vỡ nợ trong tương lai. Đây là, những dự đoán dài hạn vì thế để có được kết quả sát thực, có ý nghĩa nhất thì công tác xếp hạng tín dụng tại các ngân hàng cần được xây dựng chuyên nghiệp và có tính hệ thống cao.

Thứ ba, đánh giá rủi ro toàn diện, thống nhất dựa vào hệ thống chấm điểm tín dụng và các ký hiệu xếp hạng. Khoảng xếp hạng cần khảo sát được toàn diện nhóm khách hàng, các ký hiệu xếp hạng trong hệ thống cần nhất quán giữa các đối tượng khách hàng để tạo tính đồng nhất trong kết quả xếp hạng.

Thứ tư, việc thu thập số liệu để sử dụng trong mô hình xếp hạng tín dụng cần được thực hiện khách quan, linh hoạt, khai thác từ nhiều nguồn chính thống, đáng tin cậy để có được cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của khách hàng tránh rủi ro thông tin mất cân xứng và hạn chế những thông tin sai lệch về khách hàng.

1.6.4. Quy trình xếp hạng tín dụng

Quy trình xếp hạng tín dụng tại các ngân hàng được xây dựng dựa trên chính sách tín dụng mà từng ngân hàng quy định, cơ bản bao gồm:

Thứ nhất, thu thập thông tin liên quan đến các tiêu chí sử dụng trong phân tích, đánh giá, xếp hạng liên quan đến đối tượng được xếp hạng. Ngoài những thông tin do chính khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng phải thu thập thêm thông tin từ nhiều nguồn đáng tin cậy khác như: Thông tin đại chúng, tín dụng nội bộ ngân hàng, thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC).


Thứ hai, phân tích thông tin thu thập được bằng cách sử dụng các mô hình để kết luận về mức xếp hạng tín dụng của KHCN thông qua các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính một cách linh hoạt, khách quan và phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Thứ ba, theo dõi tình trạng tín dụng của khách hàng được xếp hạng điều chỉnh thích hợp cho mức xếp hạng tín dụng của khách hàng đó. Đồng thời, những thay đổi này sẽ được lưu trữ và bảo mật nhằm mục đích đối chiếu về sau.

1.6.5. Một số mô hình xếp hạng tín dụng

Mô hình điểm số tín dụng cá nhân của FICO



TT


Điểm

Xếp hạng của Standard &

Poor Coporation and Fitch


Dịch vụ đầu tư của Moody

1

16

AAA

Aaa

2

15

AA+

Aa1

3

14

AA

Aa2

4

13

AA-

Aa3

5

12

A+

A1

6

11

A

A2

7

10

A-

A3

8

9

BBB+

Baa1

9

8

BBB

Baa2

10

7

BBB-

Baa3

11

6

BB+

Ba1

12

5

BB

Ba2

13

4

BB-

Ba3

14

3

B+

B1

15

2

B

B2

16

1

B- or below

B3- or below

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - 6


Mô hình điểm số tín dụng cá nhân của FICO

Mô hình FICO được Fair Isaac Corporation xây dựng để chấm điểm tín dụng dựa trên việc đánh giá 5 yếu tố để xác định rủi ro tín dụng gồm: Dư nợ hiện tại, lịch sử thanh toán, các loại hình tín dụng đang sử dụng, tín dụng mới và lịch sử tín dụng với phạm vi điểm từ 300 đến 850. Trong đó, mỗi tiêu chí tương ứng nhận một mức tỷ trọng trong mô hình. Ngoài 5 yếu tố chính trên, mô hình FICO cũng xem xét đến thông tin tích cực từ báo cáo tín dụng của khách hàng. Theo đó, các khoản thanh toán trễ sẽ làm giảm số điểm FICO nhưng việc thiết lập hoặc tái thiết lập hồ sơ tốt về việc thanh toán đúng hạn sẽ làm tăng điểm của họ. Tuy nhiên, mô hình FICO chỉ căn cứ trên dữ liệu tín dụng chứ không xem xét đến các thông tin phi tài chính của khách hàng như: Chủng tộc, tiền lương/thu nhập hay các dữ liệu nhân khẩu học khác, tình trạng hôn nhân. Khách hàng có điểm số tín dụng ở mức 700 trở lên sẽ là tốt trong việc tiếp cận tín dụng. Đối với những cá nhân có điểm số thấp hơn 620 thì ngân hàng sẽ có thể e ngại cấp tín dụng.

Bảng 1.2. Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá trong mô hình điểm số tín dụng FICO


Tỷ trọng

Tiêu chí đánh giá


35%

Lịch sử trả nợ (Payment history): Thời gian trễ hạn trả nợ càng dài và số tiền trễ hạn càng cao thì điểm số tín dụng càng thấp.


30%

Dư nợ tại các tổ chức tín dụng (Amount owed): Nợ quá nhiều so với mức cho phép, đặc biệt là đối với thẻ tín dụng sẽ làm giảm điểm số tín dụng.


15%

Độ dài của lịch sử tín dụng (Length of credit history): Thông tin tín dụng càng nhiều năm thì càng đáng tin và điểm số tín dụng sẽ càng cao.


10%

Số lần vay nợ mới (New credit): Vay nợ thường xuyên được xem là có dấu hiệu khó khăn về tài chính nên điểm số tín dụng càng thấp.


10%

Các loại hình tín dụng được sử dụng (Types of credit used): Các loại nợ khác nhau sẽ được tính điểm số tín dụng khác nhau.

Mô hình điểm số tín dụng CreditKarma

Đặc điểm của mô hình này là được tính điểm tín dụng trên TransUnion, cung cấp hệ thống tính điểm chính xác và phổ quát hơn. Cũng chính vì lý do này, mà các điều khoản tính điểm của mô hình cũng được chấp nhận bởi các cơ quan tín dụng, các hành vi tiêu dùng chẳng hạn như số lần nộp đơn xin thẻ tín dụng hoặc số dư nợ hiện tại cũng như giới tính khách hàng. Phạm vi điểm số là từ 300 đến 850 điểm.


Mô hình điểm số tín dụng Credit Sesame

Mô hình này lần đầu tiên được sử dụng năm 2011 căn cứ dựa trên điểm tín nhiệm quốc gia của Experian, được thiết kế tương tự như điểm FICO đối với KHCN, phạm vi phổ điểm tín dụng là từ 360 đến 840. Mô hình Credit Sesame thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng dựa trên các tiêu chí: Lịch sử tín dụng, lịch sử thanh toán, dư nợ, khách hàng có xin cấp tín dụng mới hay không, khoản vay cho bán lẻ, cho vay trả góp, cho vay mua xe, thế chấp,… với mức tỷ trọng tương ứng cho từng tiêu chí.

Bảng 1.3. Tỷ trọng tiêu chí đánh giá trong mô hình điểm số tín dụng Sesame


Tỷ trọng

Tiêu chí đánh giá

15%

Lịch sử tín dụng

35%

Lịch sử thanh toán

30%

Dư nợ

10%

Khách hàng có xin cấp tín dụng mới hay không

10%

Khoản vay cho bán lẻ, cho vay trả góp, cho vay mua xe, thế chấp,…

Nguồn: www.cardratings.com/understanding-popular-credit-scoring-models.html

Mô hình điểm số tín dụng VantageScore

Mô hình điểm số tín dụng VantageScore có rất nhiều điểm chung với mô hình điểm số tín dụng của FICO. Mô hình này do ba công ty cung cấp dữ liệu tín dụng là Equifax, Experian và TransUnion xây dựng. Cách cho điểm của mô hình là dựa trên các tiêu chí và tỷ trọng tương ứng cho các tiêu chí theo bảng sau:

Bảng 1.4. Tỷ trọng các tiêu chí trong mô hình điểm số tín dụng VantageScore


Tỷ trọng

Tiêu chí đánh giá

32%

Lịch sử thanh toán (Payment history): Tình trạng thanh toán kịp thời và

đúng cam kết.

23%

Tình trạng sử dụng tín dụng (Credit Utilization): Tỷ lệ vay trả, ý thức trả

nợ đúng hạn.

15%

Tình trạng số dư có (Credit Balances): Tổng các khoản vay và mức tín dụng sẵn

có để có thể đáp ứng, các khoản nợ quá hạn được chấm điểm rất khắt khe.

13%

Độ sâu tín dụng (Depth of credit): Lịch sử tín dụng càng dài thì mức độ

đáng tin cậy càng cao.

10%

Tình trạng tín dụng gần đây (Recent credit): Mức độ thường xuyên vay nợ

và số lần yêu cầu vay.

7%

Mức tín dụng sẵn có (Available credit): Mức tín dụng có thể nhận được

ngay hay trong một khoảng thời gian ngắn nhất có thể.

Nguồn: www.cardratings.com/understanding-popular-credit-scoring-models.html


Mô hình điểm số tín dụng VantageScore được xây dựng đơn giản với năm mức xếp hạng giảm dần từ A đến F ứng với các mức điểm số mà khách hàng đạt được trong phạm vi từ 501 điểm (thấp nhất, không đáng tin cậy nhất) cho đến 990 điểm (mức cao nhất, đáng tin cậy nhất).

Bảng 1.5. Hệ thống ký hiệu trong mô hình điểm số tín dụng VantageScore


Điểm

Mức xếp hạng

901 - 990

A

801 - 900

B

710 - 800

C

601 - 700

D

501 - 600

F


Mô hình điểm số tín dụng của Kleimeier

Mô hình chấm điểm tín dụng của Kleimeier được tổng hợp theo 20 biến số bao gồm: Độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian công tác, tình trạng cư trú, tình trạng hôn nhân, giới tính, mục đích vay,... để xác định mức ảnh hưởng của các biến số này đến khả năng vỡ nợ của KHCN. Điểm đặc biệt trong mô hình này, là các chỉ tiêu được sử dụng làm căn cứ đánh giá đa phần là các chỉ tiêu phi tài chính trong khi hầu hết các mô hình điểm số tín dụng đều sử dụng căn cứ đánh giá là các chỉ tiêu tài chính.

Mô hình này được xây dựng gồm hai phần là chấm điểm nhân thân, năng lực trả nợ và chấm điểm mối quan hệ với ngân hàng căn cứ trên các tiêu chí được chọn lựa.

1.6.6. Mô hình xếp hạng tín dụng tại ngân hàng

Hệ thống xếp hạng tín dụng tại các NHTM Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng phương pháp chấm điểm. Số điểm khách hàng đạt được là tổng điểm của bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính với tỷ trọng nhất định. Ví dụ, nhóm các chỉ tiêu chấm điểm nhân thân với trọng số 0,4 và nhóm các chỉ tiêu chấm điểm quan hệ với ngân hàng với trọng số 0,6.

Mỗi bộ chỉ tiêu chấm điểm sẽ bao gồm nhiều chỉ tiêu nhỏ với mỗi khoảng giá trị hay mỗi biểu hiện khác nhau của từng chỉ tiêu này sẽ tương ứng được đặt một mức điểm đồng thời chỉ tiêu đó cũng được ấn định một mức tỷ trọng. Tổng tỷ trọng của các chỉ tiêu trong cùng một nhóm là 100% và điểm của cả nhóm là điểm của từng chỉ tiêu trong nhóm với trọng số tương ứng.


Dưới đây là một ví dụ về hệ thống xếp hạng tín dụng KHCN đang được áp dụng tại NHTM Cổ phần Đầu tư và Phát tiển Việt Nam (BIDV):

Bảng 1.6. Tiêu chí chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân tại BIDV



Chỉ tiêu

Điểm ban đầu

Trọng số

100

75

50

25

0



Phần I : Thông tin về nhân thân


1

Độ tuổi

36-55

26-35

56-60

20-25

>60;

<20

10%


2

Trình độ học vấn

Trên

Đại học

Đại học

Cao đẳng

T. Học

Dưới

T. học

10%

3

Tiền án, tiền sự

Không




10%

4

Tình trạng cư trú

Chủ SH

Chung

Với gia đình

Thuê

Khác

10%


5

Số người phụ thuộc

< 3

Người

3

Người

4

Người

5

Người

Trên 5 Người


10%


6


Cơ cấu gia đình


Hạt nhân

Sống chung với

cha mẹ

Sống cùng gia

đình khác


Khác



10%


7

Bảo hiểm nhân thọ


>100 TR

50-100

TR


30-50 TR


<30 TR



10%


8

Tính chất công việc hiện tại

Quản lý,

điều hành

Chuyên môn

Lao động

được đào tạo nghề

Lao

động thời vụ

Thất nghiệp


10%


9

Thời gian

công tác

>7 năm

5-7

năm

3-5 năm

1-3 năm

<1 năm

10%


10

Rủi ro

nghề nghiệp

Thấp


Trung bình


Cao

10%

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/12/2022