Anastasija Gurkina (2013) “Travel Experience In Hotels For Mice Inductry”


lòng của khách du lịch MICE và đặc biệt năng lực đơn vị tổ chức có tác động tới sự hài lòng của du khách MICE, mà ở nghiên cứu trước chưa đề cập.

Trên cơ sở nghiên cứu định tính và định lượng, luận án đã đóng góp vào du lịch MICE ở góc độ lý thuyết và thực tiễn như sau.

Những đóng góp mới của luận án về mặt lý luận:

Nghiên cứu phát triển mô hình khái niệm về sự hài lòng của khách du lịch MICE dựa trên cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu trước. Các tác giả của nghiên cứu trước chỉ ra khách du lịch tự chọn điểm đến tự trả tiền thì hình ảnh điểm đến, giá trị nhận thức có tác động đến sự hài lòng của họ. Đối với du lịch MICE, du khách MICE không tự lựa chọn điểm đến, không phải trả tiền, thì còn thiếu nghiên cứu về tác động của người thứ ba là người mua tổ chức (năng lực đơn vị tổ chức) có tác động tới sự hài lòng của khách du lịch MICE. Luận án đã phân tích và kiểm định sự tác động của các nhân tố tác động tới sự hài lòng của khách du lịch MICE cụ thể là hình ảnh điểm đến, giá trị nhận thức có tác động đến sự hài lòng của khách du lịch MICE khi có tác động của người thứ ba (người mua tổ chức/đơn vị tổ chức). Ngoài ra, nghiên cứu chỉ rõ năng lực đơn vị tổ chức là nhân tố ngoại sinh có tác động lên sự hài lòng của khách du lịch MICE, được thể hiện thông qua việc cảm nhận về lựa chọn điểm đến, các dịch vụ, tổ chức đón tiếp chu đáo, kế hoạch tổ chức khoa học chặt chẽ và thực hiện chương trình du lịch MICE một cách hợp lý và hoàn chỉnh của cơ quan đơn vị tổ chức. Việc phân tích và kiểm định mối quan hệ tác động của năng lực đơn vị tổ chức tới sự hài lòng của khách du lịch MICE là điểm khác biệt của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước, đây chính là sự phát hiện và đóng góp mới của luận án.

Kết quả nghiên cứu khẳng định sự tác động thuận chiều của các nhân tố đến sự hài lòng của khách du lịch MICE bao gồm hình ảnh điểm đến, giá trị nhận thức và năng lực đơn vị tổ chức. Trong đó có nhân tố mới bổ sung là năng lực đơn vị tổ chức và là nhân tố ngoại sinh. Ngoài việc chứng minh các nhân tố có tác động tới sự hài lòng của khách du lịch MICE, nghiên cứu còn kiểm chứng có tác động của năng lực đơn vị tổ chức lên hình ảnh điểm đến và giá trị nhận thức, tác động của hình ảnh điểm đến tới giá trị nhận thức của khách du lịch MICE. Nghiên cứu làm rõ mức độ tác động của các thành phần trong nhân tố năng lực đơn vị tổ chức là năng lực lựa chọn và cung cấp thông tin và năng lực tổ chức của đơn vị tổ chức du lịch MICE.

Các thang đo về sự hài lòng của khách du lịch MICE và thang đo lường về các nhân tố tác động tới sự hài lòng của khách du lịch MICE là hình ảnh điểm đến, giá trị


nhận thức được kế thừa chọn lọc từ các nghiên cứu trước đây. Luận án phát triển thêm một mục đo lường nhân tố tác động tới sự hài lòng của du khách MICE phù hợp với đặc điểm của loại hình du lịch MICE là năng lực đơn vị tổ chức. Bổ sung các thang đo năng lực đơn vị tổ chức được phát triển dựa trên quá trình tổng quan tài liệu và kết quả nghiên cứu định tính.

Những đóng góp mới của luận án về mặt thực tiễn:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chỉ ra tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của khách du lịch MICE, qua đó giúp doanh nghiệp vận dụng kiểm soát những nhân tố này theo thực tế để cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch MICE nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách theo xu thế của thị trường và kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Trên cơ sở kết quả kiểm định thực nghiệm với 500 khách du lịch MICE nội địa, nghiên cứu khẳng định năng lực đơn vị tổ chức (năng lực lựa chọn và cung cấp thông tin, năng lực tổ chức) có tác động đến sự hài lòng của khách du lịch MICE để các doanh nghiệp du lịch Việt Nam thấy rõ vai trò của đơn vị tổ chức (người thứ ba) và tác động của nhân tố này đến sự hài lòng của khách du lịch MICE nội địa Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết của việc tăng cường mối quan hệ giữa đơn vị tổ chức với khách du lịch MICE, với nhà cung cấp dịch vụ phục vụ du lịch MICE nhằm tăng hiệu quả kinh doanh trong du lịch MICE để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch MICE nội địa Việt Nam.

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch MICE nội địa tại Việt Nam - Lấy ví dụ điển hình tại thành phố Hải Phòng - 19

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu luận án đã đưa ra những đề xuất giúp cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp du lịch tham khảo vận dụng trong quá trình quản lý điều hành, đón, phục vụ khách du lịch MICE và có thể kiểm soát phần nào những nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch MICE, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý trong kinh doanh du lịch MICE nói chung và Hải Phòng nói riêng.

Luận án xây dựng một qui trình nghiên cứu cụ thể về các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch MICE, có thể áp dụng cho nghiên cứu tương tự.


2. Những hạn chế của luận án

Tuy đã đạt được những kết quả cụ thể nêu trên, nhưng luận án cũng không tránh khỏi một số hạn chế nhất định cần được nghiên cứu tiếp bổ sung và hoàn thiện, cụ thể là:

Thứ nhất, Các thang đo được sử dụng trong đề tài luận án, một số thang đo được kế thừa trong các nghiên cứu trước đây, các thang đo mới được phát triển được dựa trên căn cứ cụ thể (xuất phát từ gợi ý trong các nghiên cứu trước và kết quả nghiên cứu định tính); đồng thời đã được kiểm định đảm bảo về độ tin cậy trong đề tài luận án. Tuy nhiên, các thang đo này cần được khẳng định trong những bối cảnh khác ngoài Việt Nam, hoặc đối với khách du lịch MICE quốc tế tại Việt Nam, điều này cũng đồng nghĩa với việc mô hình nghiên cứu cần được thử nghiệm trong một bối cảnh mới để khám phá những nội dung liên quan.

Thứ hai, phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch MICE nội địa tại Việt Nam. Mặc dù đã xác định được nhân tố năng lực đơn vị tổ chức có ảnh hưởng đối với sự hài lòng của khách du lịch MICE nội địa Việt Nam, nhưng nghiên cứu thực hiện chủ yếu đối với đơn vị tổ chức Việt Nam chưa có đơn vị tổ chức của nước ngoài, đây là khoảng trống cho nghiên cứu khác. Vì vậy, những nghiên cứu tiếp theo về nhân tố năng lực đơn vị tổ chức tác động đến sự hài lòng của khách du lịch MICE có thể được nghiên cứu đối với đơn vị tổ chức ngoài Việt Nam hoặc đơn vị tổ chức là các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam hoặc nhân tố khác tác động lên sự hài lòng của khách du lịch MICE nội địa tại Việt Nam và khách du lịch MICE quốc tế tại Việt Nam nhằm giúp cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có những đánh giá đa chiều về các nhân tố tác động tới sự hài lòng không chỉ đối với khách du lịch MICE nội địa tại Việt Nam mà đối với khách du lịch MICE quốc tế tại Việt Nam để mang lại sự hài lòng cao nhất cho các đối tượng khách du lịch MICE và kinh doanh du lịch MICE đạt hiệu quả cao.

Thứ ba, trong thực tế một số trường hợp các đơn vị tổ chức không tự tổ chức chương trình du lịch MICE mà đi thông qua đại lý lữ hành. Tuy nhiên, do giới hạn nghiên cứu không đề cập, nên đây là khoảng trống cho các nghiên cứu khác.

Tóm lại, nghiên cứu đã cung cấp những bằng chứng thực nghiệm quan trọng về ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của khách du lịch MICE nội địa Việt Nam khi có sự tác động của người thứ ba là người mua tổ chức (đơn vị tổ chức), đó là sự tác động của nhân tố hình ảnh điểm đến, giá trị nhận thức và đặc biệt năng lực đơn vị tổ chức đến sự hài lòng của khách du lịch MICE nội địa Việt Nam. Với những đóng góp


cụ thể về mặt lý luận và thực tiễn, kết quả của luận án có thể được tham khảo sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo về nội dung liên quan, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, khách sạn của Việt Nam vận dụng để cải thiện chất lượng các dịch vụ du lịch MICE, nâng cao hình ảnh của điểm đến, tăng cường mối quan hệ giữa đơn vị tổ chức với nhà cung cấp dịch vụ và khách du lịch MICE trong việc cung cấp thông tin, cung cấp các dịch vụ du lịch MICE cho du khách, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch MICE và tăng cường khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng ./.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Phạm Thị Khánh Ngọc (2009), “Bàn về du lịch MICE”, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 8/2009, tr 50 – 51.

2. Phạm Thị Khánh Ngọc (2011), “Hải Phòng địa chỉ du lịch MICE”, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 7/2011, tr 52 – 53.

3. Phạm Thị Khánh Ngọc (2015), “Phát triển du lịch MICE – Giải pháp phát triển du lịch xanh tại Cát Bà”, Hội thảo xúc tiến liên kết phát triển du lịch Cát Bà xanh, Cát Bà 27/9/2015.

4. Phạm Thị Khánh Ngọc (2016), “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch MICE nội địa tại Việt Nam – Trường hợp Thành phố Hải Phòng”, Nghiên cứu khoa học kiểm toán, số 106/8/2016, tr 50 – 56.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ahmad Ramli Mahmmod (2012) "Tourist Satisfation in Malaysia” International Journal Business and Social Science Vol.4 pp 237-248.

2. Ahmad Puad Mat Som and Mohammad Bader Badarneh (2011), “Tourist Satisfaction and Repeat Visitstion” “Toward a New Comprehensive Model”, International Journal of Human and Social Sciences 6:1. University Sains Malaysia.

3. Al Qeed, M. A, Fawaeer, M. A and Qaid, B. (2012), “Measuring Tourist Satisfaction by the Jordanian Tourism Services in the Area off Um Qais”, International Journal of Marketing Studies, 4 (1), pp.150 -158.

4. Ali, Jihad Abu; Howaidee Majeda (2012), “The Impact of Service Quality on Tourist Satisfaction in Jerash”, Interdisciplinary Journal of Contemporary Research In Business, (312), pp. 164-187.

5. Alrousan, Ramzi M; Abuamoud, Ismaiel M (2013) “The Mediation of Tourism Quality and Tourists Loyalty: Five Stars Hotel in Jordanian Environment“ International Business Reseach 6.8 pp 79 – 90.

6. Anastasija Gurkina (2013) “Travel experience in hotels for MICE inductry”

Bachelor’s Thesis Degree Programme in Tourism. Haaga-Helia University Spain.

7. Anderson, Eugene W., and Mary W. Sullivan (1993), “The Antecedents and Consequences of Customer Satisfaction”, Marketing Science 12 (Spring), pp.125-143.

8. Anonymous (2011) “Satisfaction and Behavioral Intentions of Tourists in Porta del Sol” IIE Annual Conference. Proceedings, pp 1-8

9. Baloglu, S., & McCleary, K. W. (1999), “A model of destination image”, Annals of Tourism Research, 26 (4), pp. 868 - 897.

10. Bosque, I.R.D., & Martin, H.S. (2008), “Tourism satisfaction: A cognitive - affective model”, Annals of Tourism Research, 35, pp. 551- 573.

11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, NXB Lao động.

12. Briggs, Robert O; Reinig, Bruce A; Vreede,Gert-Jan de (2008) “Theory of Satisfaction and Its Application go the IS/IT”. Journal of the Association for Information Systems 9.5, pp 267-293.


13. Campiranon, K & Arcodia, C. (2008), “Market segmentation in time of crisis: A case study of the MICE sector in Thailand”, Journal of Travel & Tourism Marketing, 13 (2/4), pp.151-161.

14. Coshall, J. T. (2000), “Measurement of tourists' images: The repertory grid approach”, Journal of Travel Research, 1, pp. 85 - 89.

15. Chen, C. and F. Chen. (2010), “Experience quality, perceived value, satisfaction and behavioral intentions for heritage tourists”, Tourism Management, 31, pp. 29 - 35.

16. Cheryl Mallen and Lorne J.Adams (2008) “Sport, Recreation and Touism Event Management” Published by Elsev ier Inc. Allrights Reserved.

17. Chiang, Che-Chao, (2009) “The Influences of Destination Image Experiences on Behaviource Intentions: An Investigation of MICE”, Doctoral thesis, Victoria University Melbounrne Australia.

18. Chiang, Che-Chao, Chen, Ying-Chieh, Huang, Lu-Feng, Hsueh, Kai-Feng (2012), “Destination Image and Marketing Strategy: An Investigation of MICE Travelers to Taiwan”, Journal of American Academy of Business, Cambridge, 18 (1), pp. 224 - 231.

19. Chloe Lau, Tony Tse (2009) “Tourism and Hospitality Studies Meetings, Incentive, Conventions and Exbition (MICE)”, School of Hotel & Tourism Managemant the Hong Kong Polytechnic University.

20. Chon, K. (1990), “The role of destination image in tourism: a review and discussion”, The Tourist Review, 45 (2), pp. 2 - 9.

21. Christina Geng-Qing Chia, Hailin Qub (2008), “Examining The structural relationships of destination image, tourist satisfaction and destination loyalty: An integrated approach”, Tourism Managerman, 29, pp. 624 -636.

22. Chu, R. (2002), “Stated importance versus derived importance customer satisfaction measurement”, Journal of Services Marketing, 16 (4), pp. 285 - 301.

23. Churchill, G. A. Jr., Surprenant, C. (1982), “An investigation into the determinants of customer satisfaction”, Journal of Marketing Research, 19, pp. 491- 504.

24. David Martin Ruiz, Francisco Cossio Silva, Enrique Martin Armario (2015) “The moderating effect of tourist’s involvement on the relationship between destination’s image and its future behavior”. International Marketing Trends Conference. Universidad de Sevilla Spain


25. Davidson, R. and Cope, B., (2003), “Business Travel, Conferences, Incentive Travel, Exhibitions, Corporate Hospitality and Corporate Travel”, Harlow: Pearson Education Ltd.

26. DeVellis, R. F. (ed.) (1991). Scale development: Theory and applications.

London: Sage Publications.)

27. Diana Spina (ed.) (2012), “An Introduction to Meeting and Event Management CourseUniversity of Nevada, Las Vegas.

28. Dwyer L. & P. Forsyth (1997), “Measuring the Benefits & Yield from Foreign Tourism”, International Journal of Social Economics, pp. 223 - 236.

29. Dwyer, L., Mistilis, N., Mellor, R., & Mules, T. (2000), “A framework for assessing ‘tangible’ and ‘intangible’ impacts of events and conventions”, Event Management, 6, pp. 175 - 189.

30. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Ehsan Sadeh1, Farid Asgari2, Dr. Leila Mousavi3, và Sina Sadeh4 (2012), “Factors Affecting Tourist Satisfaction and Its Consequences”, Journal of Basic and Applied Scientific Research, 2 (2), pp. 1557 – 1560.

32. Fakaye, P.C. & Crompton, J.L. (1991), “Image differences between prospective, first-time and repeat visitors to the lower Rio Grande valley”, Journal of Travel Research, 30 (2), pp. 10-16.

33. Fenich, G. (2005), “Meetings, Expositions, Events, and Conventions: An Introduction to the Industry”, New Jersey: Pearson Education.

34. Fillippo Monge (2011) “MICE tourismin piedmont: economic perspective and quantitative analysis of customer satisfaction” An international multidisciplinary journal of tourism Vol. 6, pp 213-220

35. Gary Howat, Guy Assaker (2013) “The Hierarchical effects of perceived quality on perceived value, Satisfaction, and Loyalty: Empirical results from public outdoor aquatic centres in Australia. Sport Managemant Review 16, pp 268 – 284.

36. Getz, D. (2008), “Event Tourism: Defination, evolution and research. Tourism Orlando/Orange County Convention and Visitors Bureau”, International Journal of Management, 29 (3), pp. 403 - 428.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023