Nhóm Giải Pháp Góp Phần Nâng Cao Giá Trị Nhận Thức


- Thu hút dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khách sạn nhà hàng khu rerort cao cấp kết hợp hội nghị hội thảo, khu vui chơi giải trí nhất là đối với các thương hiệu khách sạn lớn có uy tín ở quốc tế và Việt Nam.

Cùng với tài nguyên du lịch đa dạng và độc đáo, việc qui hoạch tốt và phát triển hoàn thiện cơ sở vật chất du lịch MICE là cơ sở để du lịch MICE Việt Nam định vị được như là điểm đến của khách du lịch MICE.

4.2.2 Nhóm giải pháp góp phần nâng cao giá trị nhận thức

* Giải pháp về nguồn nhân lực

Kết quả kiểm định nhân viên phục vụ đạt 0,176 do vậy rất cần coi trọng giải pháp này.

Thông qua các nghiên cứu trước và thực tế cho thấy, đối với hoạt động du lịch, nhân viên du lịch là người trực tiếp cung cấp sản phẩm dịch vụ du lịch cho du khách. Nhân viên du lịch cần phải làm cho đơn vị tổ chức hiểu rõ giá trị mà các sản phẩm dịch vụ sẽ mang lại cho khách du lịch MICE những lợi ích thiết thực. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu đòi hỏi khách quan và cần thiết.

Trên cơ kết quả kiểm định nhân tố về nhân viên phục vụ đạt thấp, do vậy nghiên cứu sinh đề xuất các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách MICE như sau:

- Phát triển hệ thống đào tạo du lịch

+ Rà soát lại hệ thống các cơ sở đào tạo về du lịch. Tập trung đầu tư cho cơ sở đào tạo chuyên sâu về các nghề trong du lịch. Đảm bảo 100% giáo viên được chuẩn hóa theo qui định. Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy được trang bị đồng bộ. Nâng cấp một số trường Cao đẳng du lịch đủ tiêu chuẩn lên Đại học du lịch hoặc Đại học thực hành du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

+ Đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn, tránh đào tạo nặng về lý thuyết như nhiều trường hiện nay. Chuyển mục tiêu chương trình đào tạo từ đào tạo thuần về kiến thức sang mục tiêu đào tạo gồm: kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc, năng lực quản trị điều hành các nghề trong du lịch và ngoại ngữ. Chuyển cách thức quản lý đào tạo chặt đầu vào như hiện nay sang quản lý chặt đầu ra như các nước. Lấy chuẩn doanh nghiệp làm mục tiêu đào tạo.

+ Cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo cần đánh giá lại hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo du lịch, kiểm tra giám sát hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất được đầu tư để trách lãng phí nguồn lực của nhà nước. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch MICE nội địa tại Việt Nam - Lấy ví dụ điển hình tại thành phố Hải Phòng - 18


đơn vị đào tạo du lịch ngoài công lập để tạo sự công bằng và hiệu quả trong đào tạo nhân lực du lịch.

- Đào tạo nguồn nhân lực

+ Các cơ sở đào tạo có khoa đào tạo về du lịch nên thay đổi căn bản chương trình đào tạo theo hướng quản trị các nghề trong du lịch để đáp ứng yêu cầu thực tiến phát triển du lịch hiện nay, không nên đào tạo nhiều lý thuyết không sát với thực tế khiến sinh viên ra trường khó ứng dụng vào thực tế tại doanh nghiệp.

+ Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Bộ Lao động Thương binh & Xã hội sớm cho phép các trường chuyên đào tạo các nghề trong du lịch trong hệ thống cả nước thành lập trung tâm sát hạch các nghề trong du lịch (trong đó có Quản trị du lịch MICE) theo cùng bộ tiêu chí chấm điểm tương đồng với khu vực ASEAN và EU.

+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối các nghề thuộc nhóm nghề du lịch từ ngày 5/3/2014 gồm 8 nghề: 1) Dịch vụ Nhà hàng; 2) Kỹ thuật chế biến món ăn; 3) Quản trị Khách sạn; 4) Quản trị Khu Resort; 5) Quản trị Dịch vụ giải trí, thể thao; 6) Hướng dẫn du lịch; 7) Quản trị Lữ hành; 8) Quản trị du lịch MICE. Tuy nhiên, chưa thống nhất được bộ tiêu chuẩn chi tiết cho từng nghề. Các cơ sở đào tạo có đào tạo chuyên ngành du lịch căn cứ vào Phân tích nghề và Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của 8 nghề trong du lịch nêu trên xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp đáp ứng yêu cầu thị trường về nguồn nhân lực phục vụ du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sớm ban hành bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia phủ kín Tiêu chuẩn kỹ năng nghề ASEAN và VTOS nhằm đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có thể hội nhập tham gia lực lượng lao động du lịch trong khu vực và thế giới góp phần thúc đẩy chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong cả nước.

Các doanh nghiệp du lịch và các cơ sở đào tạo về du lịch cần chuẩn bị các điều kiện để sớm tham gia Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch (MRA-TP) (Agreement on mutural recognition of tourism professional) nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động trong du lịch có cơ hội nghề nghiệp.

+ Tập trung đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao có tay nghề trong đó có nhân lực du lịch MICE hiện nay đang thiếu hụt. Đào tạo đội ngũ nhân viên lành nghề về du lịch đảm bảo không chỉ có kiến thức, kỹ năng nghề và thái độ làm việc


đúng đắn, mà còn phải có năng lực quản trị điều hành trong kinh doanh du lịch và ngoại ngữ.

+ Thay đổi cách thức đào tạo sinh viên từ việc chuyên đào tạo tại trường sang

đào tạo tại trường và cả tại doanh nghiệp.

+ Thay đổi cách thức bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên, không chỉ đào tạo các khóa thạc sĩ, tiến sĩ mà thường xuyên đào tạo lại tại doanh nghiệp du lịch bằng cách hàng năm đưa giáo viên đi làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp để không ngừng cập nhập kiến thức kỹ năng mới để bổ sung cho bài giảng luôn mới, phong phú hấp dẫn.

+ Thay đổi cách đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên từ việc dự giờ đánh giá một giờ học cho cả quá trình giảng dạy một kỳ học bằng việc chấp nhận của doanh nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp ra trường, đây là cách đánh giá khách quan thực chất và hiệu quả, không gây căng thẳng, hình thức cho giảng viên giáo viên và giúp cho giảng viên tự giác trong việc học tập nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân.

+ Các doanh nghiệp du lịch phối hợp với các cơ sở đào tạo chuyên đào tạo các nghề trong du lịch tổ chức thi tay nghề để nâng bậc lương định kỳ cho đội ngũ nhân viên phục vụ, quản lý bộ phận theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia hoặc ASEAN và châu Âu nhằm nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghệp vụ.

+ Mở rộng hợp tác quốc tế trong việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch nhằm nâng cao trình độ cho lao động quản lý cho doanh nghiệp du lịch. Khuyến khích và hỗ trợ các trường hợp tác với các nước có du lịch phát triển trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao như: Thụy sĩ, Luych xam bua, Pháp, Anh, Úc...

+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý nhà nước am hiểu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để tham mưu cho lãnh đạo ra các quyết định điều hành hoạt động du lịch theo đúng định hướng đã đề ra.

+ Hiện nay, các trường đang đào tạo nhiều chuyên ngành du lịch: văn hóa du lịch, quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng, quản trị lữ hành, hướng dẫn du lịch và kỹ thuật chế biến món ăn, nhưng chưa tuyển sinh được và đào tạo chuyên ngành quản trị du lịch MICE. Thực tế, đội ngũ phục vụ các đoàn khách du lịch MICE chưa chuyên nghiệp, chắp vá. Yêu cầu về nguồn nhân lực du lịch phục vụ du lịch MICE là một tất yếu khách quan và cần thiết từ thực tế các doanh nghiệp du lịch. Do đó, các cơ sở đào tạo về du lịch cần sớm triển khai tuyển sinh và đào tạo nguồn nhân lực du lịch MICE.


+ Doanh nghiệp nên mời chuyên gia đào tạo bổ sung về kiến thức, kỹ năng phục vụ, kỹ năng giao tiếp với khách du lịch MICE, đặc biệt khả năng quản trị tổ chức điều hành các chương trình du lịch MICE để củng cố đội ngũ nhân viên hiện đang phục vụ cho khách du lịch MICE.

* Giải pháp về nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch MICE

Kết quả kiểm định các thành phần trong nhân tố giá trị nhận thức liên quan đến chất lượng các dịch vụ lưu trú ăn uống vận chuyển và dịch vụ khác tác động tới sự hài lòng của khách du lịch MICE đạt ở mức đối với dịch vụ lưu trú 0,145 ăn uống đạt 0,172 vận chuyển đạt 0,217 dịch vụ khác đạt 0,180 chưa cao. Do vậy, để làm hài lòng khách du lịch MICE cần liên tục nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ du lịch MICE.

- Sản phẩm du lịch MICE

+ Trên cơ sở nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch MICE nội địa hiện nay, thực tế sản phẩm du lịch MICE của Hải phòng, xác định đúng nhu cầu của du lịch MICE, dự đoán xu hướng phát triển của du lịch MICE nội địa để có sự điều chỉnh bổ sung và cung cấp cho khách các sản phẩm dịch vụ du lịch MICE hấp dẫn nhằm làm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách du lịch MICE nội địa.

+ Đối với du lịch MICE, các đơn vị lữ hành và doanh nghiệp du lịch khách sạn cần phối hợp tư vấn tốt với đơn vị tổ chức từ khâu xây dựng kế hoạch và kịch bản và cung cấp thông tin cho du khách MICE và hợp tác tổ chức đảm bảo cung cấp các dịch vụ như đơn vị tổ chức đã chọn mua, đồng thời phục vụ tốt nhất để chương trình MICE hấp dẫn hiệu quả đáp ứng mọi nhu cầu và mang lại sự hài lòng nhất cho khách du lịch MICE.

+ Phát triển du lịch MICE theo hướng chuẩn hóa các dịch vụ du lịch MICE đáp ứng các nhu cầu chuyên môn như phòng hội nghị hội thảo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo về chất lượng và số lượng, đủ khả năng phục vụ những đoàn khách du lịch MICE có số lượng lớn, nâng cấp chất lượng dịch vụ du lịch hội chợ triển lãm.

+ Bổ sung các dịch vụ bổ trợ khác như dịch vụ city tour, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ tư vấn đầu tư, dịch vụ thương mại, dịch vụ quá cảnh...

+ Các doanh nghiệp lữ hành, du lịch, khách sạn cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với đơn vị tổ chức (người mua tổ chức) và hỗ trợ cho đơn vị tổ chức trong quá trình tổ chức như: phần nội dung và điều hành hội nghị hội thảo là do đơn vị tổ chức đảm nhiệm, phần tổ chức phục vụ các dịch vụ như in ấn đóng tài liệu, phát tài liệu, quà tặng, phần thưởng, ấn phẩm, sắp xếp chỗ ngồi trong phòng hội thảo, phòng


hội thảo nhóm nhỏ ... do các đơn vị lữ hành, khách sạn chuẩn bị và trực tiếp phục vụ. Phối hợp đơn vị tổ chức kiểm soát thời gian và số lượng khách tham dự để phục vụ các dịch vụ tiệc ăn uống cho chu đáo và tránh lãng phí.

- Sản phẩm tour, giải trí

+ Trên cơ sở nguồn tài nguyên du lịch của mỗi vùng trong qui hoạch phát triển du lịch MICE của quốc gia, xây dựng một số điểm nhấn về du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan, mua sắm... để khai thác thế mạnh của mỗi địa phương xây dựng tour ngắn hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan giải trí của khách trong thời gian tham dự du lịch MICE.

+ Khu vực có vườn Quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên cần nuôi thả một số loài động vật phù hợp như hươu, nai, khỉ, dê... trong khu vực khách tham quan. Có kế hoạch bảo vệ môi trường để thu hút những loài chim hoang dã như cò, sếu, mòng....tại các khu bảo tồn thiên nhiên phục vụ cho chương trình du lịch MICE nghiên cứu và tham quan.

+ Phối hợp với các làng nghề để xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm ngắn, hấp dẫn du khách, như trải nghiệm một ngày làm dân chài, trải nghiệm đua thuyền, đua mủng, cấy gặt lúa, trồng hoa, trồng rau, thu hoạch hoa quả, dệt vải, thêu, làm gốm, vẽ tranh, chạm khắc...

+ Phát triển loại hình du lịch thể thao giải trí như: lặn biển, chèo thuyền Kayak, lướt ván và các loại hình thể thao trên biển khác ...

+ Có chính sách thu hút các nhà đầu tư nâng cấp các khu du lịch suối khoáng nóng nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu nâng cao sức khỏe của khách du lịch tại khu vực tham quan.

- Sản phẩm lưu trú, ăn uống

+ Theo kết quả kiểm định, chất lượng phòng nghỉ đáp ứng nhu cầu du khách nhưng các dịch vụ đi kèm trong khách sạn ở mức thấp. Do vậy, cần nâng cao hơn nữa chất lượng và đa dạng sản phẩm dịch vụ trong khách sạn nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu dịch vụ bổ sung cho khách.

+ Mặc dù các món ăn đặc sản đã làm khách du lịch MICE khá hài lòng nhưng du khách vẫn quan tâm đến chất lượng và an toàn vệ sinh món ăn. Do vậy, nâng cao chất lượng món ăn, đồ uống đặc biệt quan tâm vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm bởi số lượng khách du lịch MICE thường đông hơn đoàn khách du lịch thông thường là rất quan trọng.


- Sản phẩm hàng hóa dịch vụ, lưu niệm

+ Các doanh nghiệp du lịch hợp tác với các làng nghề truyền thống để sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu tối thiểu của du khách từ các loại đồ ăn đặc sản đến sản phẩm thủ công để bán cho khách du lịch theo hệ thống các chuỗi cửa hàng phục vụ khách du lịch.

+ Hợp tác với các nhà máy để chế biến sản phẩm thủy hải sản, nông sản đặc thù của mỗi vùng miền dạng ăn liền đóng gói. Các loại thủy hải sản khô hoặc đông lạnh, đóng gói hút chân không, các loại rau, hoa quả đặc sản sạch có dán nhãn kiểm định chất lượng để đáp ứng nhu cầu mua sắm cho du khách làm quà mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Thu hút và khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân nuôi và chế tác sản phẩm ngọc trai cho vùng biển miền Bắc như Cát Bà, Hạ Long cùng với ngọc trai Phú Quốc, Côn Đảo tạo thương hiệu chung cho ngọc trai Việt Nam.

+ Sản xuất một số loại sản phẩm lưu niệm giới thiệu nét đặc trưng của Việt Nam hoặc mỗi vùng miền như: bút chì bằng nguyên cành Kim giao, đũa kim giao, móc chìa khóa gỗ, vòng tay và vòng cổ bằng gỗ kim giao có mặt Vọoc Cát Bà, hoặc quà lưu niệm có biểu tượng phong cảnh đặc trưng từng vùng miền như: Sapa, Cát Bà, Hạ Long, Huế, Hội An, Tây Nguyên, Phú Quốc...

+ Việt Nam là vùng đất có nhiều nguyên liệu như: dừa, tràm, bơ, gấc, mật ong... có thể chế biến sản xuất các loại sản phẩm kem dưỡng da, tóc, mỹ phẩm... đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu làm đẹp của du khách.

4.2.3 Nhóm giải pháp góp phần nâng cao năng lực của đơn vị tổ chức

Kết quả kiểm định nhân tố năng lực lựa chọn và cung cấp thông tin cho du khách MICE còn thấp đạt 0,154. Do vậy, nghiên cứu sinh đề xuất một số giải pháp về nâng cao năng lực của đơn vị tổ chức như sau:

+ Ngoài việc xây dựng các chương trình du lịch thuần túy, các doanh nghiệp cần xây dựng các chương trình du lịch MICE hấp dẫn không chỉ ở trong nước mà cả nước ngoài để giới thiệu cho các tổ chức, đơn vị có nhu cầu du lịch MICE tham khảo lựa chọn như một sự kích cầu trong du lịch MICE. Các doanh nghiệp du lịch hợp tác chặt chẽ với đơn vị tổ chức để xây dựng các chương trình du lịch MICE hợp lý, hiệu quả và hấp dẫn khách du lịch MICE.

+ Các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, khách sạn cần cung cấp thông tin đầy đủ, tư vấn cho đơn vị tổ chức, tham khảo khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ du lịch


MICE, phải nêu bật được giá trị của sản phẩm du lịch MICE mang lại cho du khách để có thể lựa chọn các sản phẩm dịch vụ du lịch MICE phù hợp nhằm mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách du lịch MICE.

+ Doanh nghiệp quảng bá mạnh mẽ để giới thiệu các chương trình du lịch MICE với nhiều hình thức tới khách hàng là đơn vị tổ chức và khách hàng trực tiếp tham gia du lịch MICE.

+ Doanh nghiệp du lịch tạo dựng chuỗi quan hệ chặt chẽ với các đơn vị tổ chức trong việc xây dựng chương trình du lịch MICE, lựa chọn địa điểm tổ chức và các dịch vụ du lịch MICE để giới thiệu các chương trình du lịch MICE hấp dẫn với nhiều hứa hẹn mang lại thú vị cho khách du lịch MICE.

+ Doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu thực sự của từng nhóm đối tượng khách du lịch MICE thông qua đơn vị tổ chức để xây dựng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch MICE cho phù hợp.

+ Các doanh nghiệp du lịch cần phân đoạn thị trường theo từng loại hình du lịch MICE: hội họp, hội nghị, hội thảo, khuyến thưởng, hội chợ triển lãm và sự kiện. Xác định thị trường nguồn của du lịch MICE nội địa là các Bộ ngành trung ương, các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp, các hội và hiệp hội nghề nghiệp…các sở, ban ngành thành phố và các trường học để có sự tư vấn phối hợp với các đơn vị tổ chức trong việc cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch MICE và thực hiện chương trình du lịch MICE một cách tốt nhất.


PHẦN KẾT LUẬN

1. Tổng kết các kết quả đạt được của luận án

Kết quả của luận án:

Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu lý thuyết về sự hài lòng của du khách, các nghiên cứu ở trong nước, ngoài nước và nghiên cứu định tính của nghiên cứu sinh (trình bày ở chương 1), nghiên cứu sinh đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bao gồm việc đưa ra các khái niệm về sự hài lòng, đo lường sự hài lòng của khách du lịch MICE, đề xuất các nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách MICE nội địa tại Việt Nam, sử dụng thang đo Likert làm công cụ đo lường. Sau khi kiểm định bằng phân tích nhân tố khám phá EFA với 74 biến quan sát cho kết quả có 9 biến không phù hợp bị loại khỏi nghiên cứu, 65 biến đạt yêu cầu tiếp tục phân tích nhân tố khẳng định CFA, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM kết quả cho thấy các biến trong mô hình nghiên cứu có mối liên hệ với nhau, các giả thuyết có mối quan hệ tác động thuận chiều với sự hài lòng của du khách MICE đều chấp nhận.

Nghiên cứu được thực hiện kết hợp hai phương pháp chủ yếu: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Quá trình nghiên cứu tiến hành ở hai giai đoạn, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ thực hiện bằng cách thảo luận nhóm, phỏng vấn chuyên gia, nhằm khám phá các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch MICE nội địa ngoài những nhân tố đã được đưa ra trong mô hình nghiên cứu đề xuất và bổ sung chỉnh sửa các thuộc tính đo lường (trình bày ở chương 2). Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát lấy ý kiến của khách trực tiếp tham gia du lịch MICE, nhằm đánh giá độ tin cậy, giá trị của các thang đo, kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách MICE nội địa tại Hải Phòng. Phân tích đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của khách du lịch MICE nội địa tại Việt Nam (trình bày ở chương 3).

Đề xuất một số khuyến nghị cải thiện các nhân tố, đặc biệt nhân tố năng lực đơn vị tổ chức tác động đến sự hài lòng của khách du lịch MICE nội địa tại Việt Nam (trình bày ở chương 4).

Nghiên cứu định lượng này cho kết quả là trong môi trường du lịch MICE dù đơn vị tổ chức quyết định lựa chọn, đặt mua và tổ chức chương trình du lịch MICE nhưng các nhân tố hình ảnh điểm đến và giá trị nhận thức cũng vẫn tác động tới sự hài

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023