Mô Hình Cấu Trúc Khoảng Cách Kỳ Vọng Trong Kiểm Toán‌


hay theo Epstein và Geigere (1994), khoảng cách kỳ vọng lại là sự khác biệt trong nhận thức của người sử dụng, người lập báo cáo và kiểm toán viên...

Nhìn chung, các khái niệm khoảng cách kỳ vọng khi xem xét từ góc độ chủ thể được chia thành 2 nhóm:

- Nhóm khái niệm thứ nhất đánh giá khoảng cách kỳ vọng là sự khác biệt trong kỳ vọng, nhận thức, đánh giá về kiểm toán giữa người sử dụng thông tin và kiểm toán viên. Các nhà nghiên cứu dựa trên quan điểm chủ thể bao gồm cả kiểm toán viên và người sử dụng thông tin để xây dựng khái niệm về khoảng cách kỳ vọng như Liggio (1974), Guy và Sullivan (1988), Monroe và Woodliff (1993), AICPA (1993), Epstein và Geiger (1994), McEnroe và Marten (2001) …

- Nhóm khái niệm thứ hai cho rằng khoảng cách kỳ vọng là sự khác biệt trong kỳ vọng và nhận thức của chỉ một chủ thể là người sử dụng thông tin như: công chúng, xã hội hay người sử dụng báo cáo. Các nghiên cứu đưa ra khái niệm về khoảng cách kỳ vọng dựa trên quan điểm của người sử dụng thông tin như nghiên cứu của Ủy ban Cohen (1978), Porter (1993). Theo Porter (1993), việc loại bỏ quan điểm của kiểm toán viên về kết quả thực hiện công việc kiểm toán khi đánh giá khoảng cách kỳ vọng nhằm đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu. Chính vì vậy, khoảng cách kỳ vọng trong nghiên cứu của Porter (1993) chỉ xem xét khoảng cách kỳ vọng dưới góc độ nhìn nhận của công chúng.

Trong hai cách tiếp cận nêu trên, cách tiếp cận từ phía người sử dụng thông tin được đánh giá là phù hợp hơn vì:

Thứ nhất, cách tiếp cận từ phía người sử dụng thông tin thể hiện đúng bản chất của khoảng cách kỳ vọng chính là sự sai biệt giữa kỳ vọng và nhận thức của chủ thể về kết quả kiểm toán. Trong khi đó, với cách tiếp cận thứ nhất, khoảng cách được xác định là sự khác biệt trong kỳ vọng, nhận thức và đánh giá về kiểm toán của hai chủ thể khác nhau về kiểm toán vì vậy không còn phù hợp với tên gọi khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.

Thứ hai, độ lớn của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán được xác định trên cơ sở đánh giá của kiểm toán viên không chỉ làm mất đi tính khách quan của nghiên cứu mà còn khiến kết quả đo lường không phù hợp với thực tế. Vì bản thân kiểm toán viên có xu hướng đánh giá chất lượng kiểm toán cao hơn bình thường cũng như hạ thấp yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán để dễ dàng đạt được mục tiêu kiểm toán và tiết kiệm thời gian, chi phí của cuộc kiểm toán.


Chính vì vậy, luận án lựa chọn cách tiếp cận từ phía người sử dụng thông tin để xác định khái niệm khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán. Tuy nhiên, người sử dụng thông tin lại rất đa dạng và phong phú. Hơn nữa, người sử dụng thông tin với các vị trí, nghề nghiệp, học thức, lợi ích khác nhau sẽ có những kỳ vọng và nhận thức khác nhau về kiểm toán. Theo Porter (1993), người sử dụng thông tin được chia thành ba nhóm như sau:

- Khách hàng kiểm toán là bên trả phí kiểm toán và cũng chính là đối tượng được kiểm toán. Người sử dụng thông tin đại diện cho nhóm khách hàng kiểm toán bao gồm: thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban giám đốc, các kiểm toán viên nội bộ, các nhân viên kế toán của các công ty được kiểm toán.

- Những người có lợi ích trực tiếp từ kiểm toán là những bên không phải trả phí kiểm toán tuy nhiên kết quả kiểm toán có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích trong đó chủ yếu là lợi ích kinh tế. Những người có lợi ích trực tiếp bao gồm: các cổ đông, các nhà môi giới chứng khoán, nhân viên tín dụng và ban giám đốc của các ngân hàng, nhân viên các cơ quan Nhà nước có liên quan như nhân viên thuế, kiểm toán viên Nhà nước…

- Những người có lợi ích gián tiếp từ kiểm toán là những bên không phải trả phí kiểm toán và kết quả kiểm toán không chi phối trực tiếp tới lợi ích của họ. Những người có lợi ích gián tiếp bao gồm: luật sư, các nhà báo về tài chính – kinh tế, giảng viên…

Trong khi nhóm khách hàng kiểm toán có xu hướng hạn chế trách nhiệm kiểm toán viên nên thực hiện nhằm giảm chi phí kiểm toán thì nhóm có lợi ích trực tiếp lại mong muốn mở rộng trách nhiệm của kiểm toán viên. Mặt khác, nhóm có lợi ích gián tiếp lại là nhóm khá xa rời với chức năng kiểm toán và còn hạn chế trong khả năng tiếp cận thông tin cũng như mức độ quan tâm tới kết quả kiểm toán. Chính vì vậy, luận án kế thừa quan điểm tiếp cận của Porter (1993) và các nghiên cứu khác theo cách của Porter (1993), lựa chọn người sử dụng thông tin để tiến hành khảo sát chỉ bao gồm nhóm khách hàng kiểm toán và nhóm người có lợi ích trực tiếp từ kiểm toán nhằm vừa đảm bảo độ tin cậy của kết quả khảo sát và vẫn thỏa mãn được mối quan hệ giữa lợi ích – chi phí trong quan điểm về thực hiện kiểm toán.

Như vậy, luận án tiếp cận khái niệm khoảng cách kỳ vọng chỉ từ phía người sử dụng thông tin bao gồm: nhóm khách hàng kiểm toán và nhóm những người có lợi ích trực tiếp từ kiểm toán.


Về đối tượng được đề cập trong các khái niệm khoảng cách kỳ vọng: trong khi Porter (1993), Ủy ban Cohen (1978), AICPA (1993), McEnroe và Marten (2001), Guy và Sullivan (1988) đưa ra khái niệm về khoảng cách kỳ vọng liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên; Monroe và Woodliff (1993) bổ sung thêm khoảng cách liên quan đến thông điệp trình bày trong báo cáo kiểm toán hay Epstein và Geigere (1994) lại xem xét khoảng cách kỳ vọng về mức độ đảm bảo của kiểm toán... Humphrey và cộng sự (1992) đã làm rõ 4 nhóm đối tượng trong khái niệm khoảng cách kỳ vọng bao gồm: (i) vai trò và trách nhiệm của kiểm toán viên; (ii) chất lượng thực hiện kiểm toán; (iii) quy định của chuẩn mực; (iv) bản chất và ý nghĩa của thông điệp được truyền tải trong báo cáo kiểm toán. Porter và Gowthorpe (2004) cho rằng do mục tiêu khác nhau nên đối tượng trong các nghiên cứu có sự khác biệt, tuy nhiên điểm chung đó là các nghiên cứu đều chỉ ra sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng. Việc bổ sung thêm đối tượng trong khái niệm khoảng cách kỳ vọng có thể không tác động tới kết quả thực nghiệm khoảng cách kỳ vọng, hơn nữa, việc đưa ra quá nhiều đối tượng trong khái niệm khoảng cách kỳ vọng có thể gây khó khăn cho nghiên cứu thực nghiệm. Giữa các đối tượng trong khái niệm khoảng cách kỳ vọng cũng có sự giao thoa lẫn nhau. Chính vì vậy, để có cái nhìn tổng quát về khoảng cách kỳ vọng, luận án xem xét khái niệm khoảng cách kỳ vọng với cả 3 đối tượng bao gồm: trách nhiệm của kiểm toán viên, mức độ đảm bảo của kiểm toán và thông điệp được truyền tải qua báo cáo kiểm toán.

Về khoảng cách trong các khái niệm khoảng cách kỳ vọng: Trong các nghiên cứu xem xét khoảng cách kỳ vọng từ phía người sử dụng thông tin và kiểm toán viên, các nhà nghiên cứu thường sử dụng chung một thuật ngữ về khoảng cách giữa hai chủ thể. Liggio (1974) mô tả là khoảng cách giữa kỳ vọng và kỳ vọng; Guy và Sullivan (1988), Monroe và Woodliff (1993), AICPA (1993) sử dụng khoảng cách giữa niềm tin và niềm tin. Tuy nhiên, McEnroe và Marten (2001) lại lựa chọn là khoảng cách giữa nhận thức của công chúng và niềm tin của kiểm toán viên. Trong khi đó, nghiên cứu của Porter (1993) hay Porter và Gowthorpe (2004), khoảng cách kỳ vọng được xem xét chỉ từ góc độ của người sử dụng thông tin nên khoảng cách trong khái niệm là sự khác biệt giữa kỳ vọng và nhận thức về kết quả kiểm toán của cùng 1 chủ thể là xã hội.

Để phản ảnh đúng nhất bản chất của khoảng cách kỳ vọng, cũng như phù hợp với cách tiếp cận chỉ từ phía người sử dụng thông tin, luận án sử dụng khoảng cách giữa kỳ vọng và nhận thức về kết quả trong khái niệm khoảng cách kỳ vọng.


Như vậy, khái niệm khoảng cách kỳ vọng được sử dụng trong luận án như sau: Khoảng cách kỳ vọng là sự khác biệt giữa kỳ vọng của người sử dụng thông tin về trách nhiệm của kiểm toán viên, mức độ đảm bảo của kiểm toán, thông điệp được truyền tải qua báo cáo kiểm toán và nhận thức của người sử dụng thông tin về kết quả thực hiện các kỳ vọng đó bởi kiểm toán viên.

2.2.2. Mô hình cấu trúc khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán‌

Để phản ánh được đầy đủ, đúng đắn bản chất của khoảng cách kỳ vọng cũng như phù hợp với mục tiêu đo lường khoảng cách kỳ vọng và khái niệm được sử dụng, luận án kế thừa cấu trúc khoảng cách kỳ vọng của Porter (1993). Vì một số khác biệt giữa khái niệm trong luận án với khái niệm khoảng cách kỳ vọng của Porter (1993) nên cấu trúc khoảng cách kỳ vọng trong luận án mặc dù có các thành phần giống như mô hình của Porter (1993) nhưng có sự khác biệt về chủ thể và đối tượng. Theo đó, chủ thể trong cấu trúc không phải là công chúng nói chung mà là của người sử dụng thông tin và đối tượng trong cấu trúc không chỉ là trách nhiệm của kiểm toán viên mà còn bao gồm mức độ đảm bảo của kiểm toán và thông tin được truyền tải qua báo cáo kiểm toán.

Như vậy, cấu trúc của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán sử dụng trong luận án bao gồm 2 bộ phận chính: khoảng cách hợp lý (Reasonableness gap - RG), khoảng cách thực hiện (Performance gap - PG). Trong đó, khoảng cách thực hiện bao gồm: khoảng cách chuẩn mực (Deficient standards - DS), khoảng cách chất lượng kiểm toán (Deficient performance - DP).

- Khoảng cách hợp lý (RG): là khác biệt giữa những gì mà người sử dụng thông tin kỳ vọng kiểm toán viên cần đạt được và những gì mà kiểm toán viên có thể đạt được một cách hợp lý.

- Khoảng cách thực hiện (PG): là khác biệt giữa những gì mà người sử dụng thông tin kỳ vọng kiểm toán viên đạt được một cách hợp lý và những gì mà người sử dụng thông tin đánh giá về kết quả công việc của kiểm toán viên. Khoảng cách thực hiện bao gồm:

+ Khoảng cách chuẩn mực (DS): là khác biệt giữa những gì mà người sử dụng thông tin kỳ vọng kiểm toán viên đạt được một cách hợp lý và công việc hiện tại của kiểm toán viên được quy định bởi luật và chuẩn mực kiểm toán.

+ Khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP): là khác biệt giữa các tiêu chuẩn nghề nghiệp được quy định trong chuẩn mực kiểm toán đối với công việc của kiểm toán viên và kết quả kiểm toán theo đánh giá của người sử dụng thông tin.


Porter (1993) cho rằng nguyên nhân gây ra khoảng cách hợp lý (Reasonableness gap - RG) xuất phát từ kỳ vọng bất hợp lý của công chúng. Công chúng kỳ vọng nhiều hơn hoặc có nhận thức sai khi cho rằng kiểm toán viên cần đảm nhiệm nhiều trách nhiệm kiểm toán hơn so với quy định hiện hành trong khi đây là những trách nhiệm của nhà quản lý hoặc là những trách nhiệm vượt quá khả năng thực hiện của kiểm toán viên. Do kỳ vọng bất hợp lý luôn tồn tại và chỉ khác nhau ở mức độ lớn hay nhỏ - phụ thuộc vào hiểu biết của công chúng, nên khoảng cách kỳ vọng bắt nguồn từ “mong muốn thái quá” của xã hội được Porter (1993) gọi là “khoảng cách hợp lý – Reasonableness gap”.

Khoảng cách chuẩn mực (Deficient standards - DS) tồn tại khi các chuẩn mực nghề nghiệp hiện hành không có hoặc không đáp ứng được những trách nhiệm mà công chúng mong muốn một cách hợp lý, đó là những trách nhiệm mà kiểm toán viên có đủ khả năng hoàn thành khi thực hiện kiểm toán. Đây chính là sự thiếu hụt của chuẩn mực nghề nghiệp hiện hành do không theo kịp các đòi hỏi hợp lý trong thực tiễn.

Khoảng cách chất lượng kiểm toán (Deficient performance - DP) phát sinh khi công chúng nhận thức rằng kiểm toán viên thực hiện không đầy đủ các quy định và dẫn đến không đạt được các yêu cầu trong chuẩn mực nghề nghiệp hiện hành.

Khoảng cá

hợp lý (RG)


Kỳ vọng b hợp lý

h

Khoảng cách chuẩn mực (DS)

Kỳ vọng hợp lý chưa có trong quy định hiện hành

Khoảng cách thực hiện (PG)

Kỳ vọng đã có trong quy định hiện hành

Kế thừa mô hình cấu trúc khoảng cách kỳ vọng của Porter (1993), mô hình cấu trúc khoảng cách kỳ vọng được sử dụng trong luận án như sau:

Nhận thức của người sử dụng thông tin về kết quả kiểm toán



Khoảng các chất lượng kiểm toán (DP)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 9

Khoảng cách kỳ vọng (AEG)

Kỳ vọng của người sử dụng thông tin đối với kiểm toán

ch


ất



Hình 2.1: Mô hình cấu trúc sử dụng trong luận án‌


2.2.3. Phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán‌

Với cách tiếp cận chỉ từ phía người sử dụng thông tin, các nghiên cứu đo lường khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán hiện nay đều kế thừa phương pháp của Porter (1993).

Theo đó, trước hết các kỳ vọng của người sử dụng thông tin liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên được phân loại thành kỳ vọng đã có trong quy định hiện hành, kỳ vọng bất hợp lý và kỳ vọng hợp lý nhưng chưa có trong quy định hiện hành. Cụ thể như sau:

(1) Những trách nhiệm mà người sử dụng thông tin kỳ vọng kiểm toán viên thực hiện và đã có trong các quy định của hệ thống Luật, chuẩn mực kiểm toán của các quốc gia sẽ được phân loại là các kỳ vọng đã có trong quy định hiện hành.

(2) Những trách nhiệm mà người sử dụng thông tin kỳ vọng kiểm toán viên thực hiện nhưng chưa có trong quy định hiện hành tuy nhiên một trong hai nhóm đối tượng khảo sát là khách hàng kiểm toán hoặc cộng đồng tài chính cho rằng kiểm toán viên không nên thực hiện trách nhiệm này được xác định là các kỳ vọng không thỏa mãn mối quan hệ lợi ích – chi phí và được phân loại là kỳ vọng bất hợp lý.

(3) Những trách nhiệm chưa có trong quy định hiện hành nhưng khách hàng kiểm toán và cộng đồng tài chính đều cho rằng kiểm toán viên nên thực hiện được xác định là thỏa mãn quan hệ lợi ích – chi phí và được phân loại là các kỳ vọng hợp lý nhưng chưa có trong quy định hiện hành.

Như vậy, việc phân loại các kỳ vọng căn cứ vào các quy định hiện hành trong hệ thống Luật, chuẩn mực kiểm toán của quốc gia cũng như mối quan hệ giữa lợi ích – chi phí.

Tiếp theo, khoảng cách kỳ vọng và các thành phần của khoảng cách kỳ vọng bao gồm: khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP), khoảng cách hợp lý (RG), khoảng cách chuẩn mực (DS) được đo lường như sau:

(1) Khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP) tương ứng số lượng người sử dụng thông tin đánh giá chất lượng thực hiện các kỳ vọng đã có trong quy đinh hiện hành là kém.

(2) Khoảng cách hợp lý (RG): Số người sử dụng thông tin cho rằng kiểm toán viên nên thực hiện các kỳ vọng bất hợp lý.

(3) Khoảng cách chuẩn mực (DS): Số người sử dụng thông tin cho rằng kiểm toán viên nên thực hiện các trách nhiệm hợp lý nhưng chưa có trong quy định hiện hành.


Với giả định khoảng cách kỳ vọng là 100% tương ứng là tổng số người sử dụng thông tin nêu trên, mức độ đóng góp của từng thành phần vào khoảng cách kỳ vọng nói chung được xác định căn cứ trên tỷ lệ phần trăm (%) của số lượng người sử dụng thông tin của mỗi thành phần trong tổng số người sử dụng thông tin của khoảng cách kỳ vọng.

Như vậy, nghiên cứu của Porter (1993) cũng như các nghiên cứu kế thừa phương pháp đo lường của Porter (1993) đã xác định được các kỳ vọng và tỷ lệ % đóng góp của từng thành phần khoảng cách tới khoảng cách kỳ vọng nói chung với cách tiếp cận chỉ từ phía người sử dụng thông tin.

Phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng của Porter (1993) đã đảm bảo được tính khách quan của kết quả nghiên cứu cũng như phản ánh đúng bản chất của thuật ngữ “khoảng cách kỳ vọng”. Tuy nhiên, với bối cảnh nghiên cứu của luận án là Việt Nam, một quốc gia có thị trường kiểm toán độc lập cũng như thị trường chứng khoán còn khá non trẻ cũng như với mục tiêu nghiên cứu không chỉ dừng lại ở đo lường khoảng cách kỳ vọng mà còn đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới khoảng cách kỳ vọng, phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán của luận án chỉ kế thừa một phần phương pháp của Porter (1993) và có những điểm khác biệt nhất định. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về phân loại các kỳ vọng kiểm toán, luận án kế thừa nghiên cứu của Porter (1993) trên một số khía cạnh như sau:

- Tương tự nghiên cứu của Porter (1993), luận án phân loại các kỳ vọng thành

(1) kỳ vọng đã có trong quy định hiện hành, (2) kỳ vọng bất hợp lý, (3) kỳ vọng hợp lý nhưng chưa có trong quy định hiện hành.

- Với (1) kỳ vọng đã có trong quy định hiện hành: tương tự Porter (1993) đó là những công việc mà người sử dụng thông tin mong muốn kiểm toán viên thực hiện và đã có trong quy định của Luật hay Chuẩn mực kiểm toán.

Tuy nhiên, luận án khác biệt so với nghiên cứu của Porter (1993) trong cơ sở phân loại các kỳ vọng chưa có trong quy định hiện hành là hợp lý hay bất hợp lý. Trong khi nghiên cứu của Porter (1993) căn cứ trên sự đồng thuận của nhóm khách hàng kiểm toán và cộng đồng tài chính; Luận án với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam, khách hàng kiểm toán cũng như cộng đồng tài chính chưa có nhiều kinh nghiệm với kiểm toán báo cáo tài chính cũng như chưa có sự am hiểu sâu sắc về kiểm toán. Mặt khác, trên cơ sở lý thuyết ủy nhiệm, luận án căn cứ vào sự đồng thuận của người sử dụng thông tin và kiểm toán viên: kỳ vọng là hợp lý nếu cả


người sử dụng thông tin và kiểm toán viên đồng thuận là công việc kiểm toán viên nên thực hiện; kỳ vọng là bất hợp lý khi người sử dụng thông tin mong muốn kiểm toán viên thực hiện nhưng kiểm toán viên cho rằng đây là công việc mà kiểm toán viên không nên đảm nhiệm.

Thứ hai, về đo lường các thành phần cấu thành và khoảng cách kỳ vọng nói chung: luận án kế thừa quan điểm của Porter (1993) trên các khía cạnh sau:

- Các kỳ vọng đã có trong quy định hiện hành là cơ sở để đo lường khoảng cách chất lượng (DP); các kỳ vọng bất hợp lý là cơ sở để đo lường khoảng cách hợp lý (RG); các kỳ vọng hợp lý nhưng chưa có trong quy định hiện hành là cơ sở để đo lường khoảng cách chuẩn mực (DS).

- Tổng khoảng cách kỳ vọng chính là tổng các thành phần cấu thành: (1) khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP), (2) khoảng cách hợp lý (RG) và khoảng cách chuẩn mực (DS).

Tuy nhiên, với mục tiêu nghiên cứu bao gồm cả đo lường ảnh hưởng của các nhân tố tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán, luận án không chỉ dừng lại ở việc xác định mức độ đóng góp theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng thành phần mà còn đo lường độ lớn theo thang đo Likert 5 điểm của các thành phần và khoảng cách kỳ vọng nói chung. Trên cơ sở lý thuyết niềm tin cảm tính của Limperg (1926, 1932, 1933), Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ (1973), Mautz (1975), Hayes và cộng sự (2005), luận án cho rằng kiểm toán viên cần thực hiện các kỳ vọng của người sử dụng thông tin ở mức độ tốt nhất tương ứng 5 điểm (theo thang đo Likert 5 điểm). Như vậy, các thành phần và khoảng cách kỳ vọng nói chung được đo lường là chênh lệch giữa mức kỳ vọng về kết quả kiểm toán ở mức độ cao nhất (5 điểm) và đánh giá của người sử dụng thông tin về chất lượng thực hiện các kỳ vọng này trong thực tế (theo thang đo Likert 5 điểm).

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán‌

Trong khi số lượng các nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng là rất lớn và được thực hiện với nhiều cách thức tiếp cận khác nhau về chủ thể, đối tượng, khoảng cách, số lượng các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán là chưa nhiều và kết quả còn thiếu nhất quán.

Tuy nhiên, dựa vào lý thuyết các bên có liên quan, các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng có thể xác định căn cứ vào những bên có ảnh hưởng và đồng thời cũng là bên bị ảnh hưởng bởi khoảng cách kỳ vọng bao gồm người sử dụng thông tin, kiểm toán viên và cơ quan ban hành chuẩn mực. Bên cạnh đó, các nghiên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2022