Các Nghiên Cứu Về Phương Pháp Đo Lường Khoảng Cách Kỳ Vọng Trong Kiểm Toán‌


+ Khoảng cách chất lượng kiểm toán (Deficient performance - DP): là khác biệt giữa các tiêu chuẩn nghề nghiệp được quy định trong chuẩn mực kiểm toán với thực tế kết quả kiểm toán của kiểm toán viên theo đánh giá của xã hội.

Khoảng cá

hợp lý (RG)


Kỳ vọng b hợp lý

h

Khoảng cách chuẩn mực (DS)

Trách nhiệm kiểm toán viên được kỳ vọng hợp lý

Khoảng cách thực hiện (PG)

Trách nhiệm kiểm toán viên hiện hành

Mô hình khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán của Porter (1993) được mô tả như sau:

Nhận thức của công chúng về kết quả kiểm toán



Khoảng các chất lượng kiểm toán (DP)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 6

Khoảng cách kỳ vọng

Kỳ vọng của công chúng đối với kiểm toán viên

ch


ất



Hình 1.6: Mô hình cấu trúc của Porter (1993)‌

Theo Porter (1993), khoảng cách kỳ vọng không xét tới nhận thức của kiểm toán viên mà chỉ đề cập tới nhận thức của công chúng để đảm bảo tính khách quan.

c. Mô hình cấu trúc của Fulop (2015)

Nghiên cứu của Fulop tại Hungary năm 2015 đã kế thừa mô hình cấu trúc khoảng cách kỳ vọng của Porter (1993) và bổ sung thêm thành phần khoảng cách thông tin (improper interpretation gap). Khoảng cách này tồn tại khi người sử dụng thông tin đánh giá chất lượng thực hiện kiểm toán thấp hơn so với thực tế và theo Fulop (2015) nguyên nhân của vấn đề là do báo cáo kiểm toán đã truyền đạt thông tin không hiệu quả.

Tuy nhiên, Fulop (2015) mới chỉ dừng lại ở kết quả nghiên cứu là đưa ra đề xuất mô hình mà chưa đề cập tới phương pháp đo lường khoảng cách thông tin. Câu hỏi được đặt ra là nhà nghiên cứu cần so sánh giữa đánh giá về chất lượng kiểm toán từ phía người sử dụng thông tin với tiêu chuẩn nào để xác định được khoảng cách này. Nếu như lấy đánh giá từ phía kiểm toán viên hay các nhà quản


lý của các công ty kiểm toán làm cơ sở thì mô hình nghiên cứu lại mất đi ý nghĩa về tính khách quan theo như mô hình gốc của Porter (1993). Vì vậy, hiện nay chưa có nghiên cứu thực nghiệm về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán sử dụng mô hình cấu trúc của Fulop (2015).


Khoảng cách chất lượng

Khoảng cách thông tin

Thất bại trong diễn giải

Khoảng cách hợp lý

Khoảng cách chuẩn mực

Kỳ vọng bất hợp lý

Nhận thức về kết quả của kiểm toán viên

Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán

Trách nhiệm hợp lý của kiểm toán viên

Kỳ vọng của công chúng đối với kiểm toán viên

Khoảng cách thực hiện

Trách nhiệm hiện hành của kiểm toán viên

Kỳ vọng bất hợp lý về trách nhiệm kiểm toán viên

Hình 1.7: Mô hình cấu trúc của Fulop (2015)‌

1.1.3. Các nghiên cứu về phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán‌

Hầu hết các nghiên cứu về phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán thường lựa chọn chủ thể là người sử dụng thông tin và kiểm toán viên vì sự thuận lợi trong việc sử dụng thang đo Likert cũng như các công cụ định lượng. Trong khi đó, đo lường khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán chỉ từ phía người sử dụng thông tin, mặc dù thể hiện đúng bản chất của khoảng cách kỳ vọng và đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu nhưng lại gặp những khó khăn nhất định trong việc xây dựng phương pháp đo lường.

1.1.3.1. Phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng giữa người sử dụng thông tin và kiểm toán viên

Một số lượng lớn các nghiên cứu đo lường khoảng cách kỳ vọng từ phía người sử dụng thông tin và kiểm toán viên kế thừa và phát triển phương pháp đo lường của Schelluch (1996) như nghiên cứu của Lee (1990), Best và cộng sự (2001), Fadzly và Ahmad (2004), Lee và cộng sự (2007). Theo đó, đối tượng khảo sát trong


các nghiên cứu được chia thành hai nhóm: (1) Người sử dụng thông tin bao gồm nhân viên ngân hàng, nhà đầu tư, nhà quản lý và kế toán viên của khách hàng kiểm toán, công chúng nói chung; (2) Kiểm toán viên. Bảng hỏi của các nghiên cứu liên quan tới các khía cạnh như trách nhiệm của kiểm toán viên, mức độ đảm bảo của kiểm toán, độ tin cậy của báo cáo tài chính được kiểm toán hay ý nghĩa của báo cáo kiểm toán. Các nghiên cứu trên sử dụng thang đo Likert 5 điểm hoặc 7 điểm. Dựa trên các công cụ định lượng như kiểm định Chi-Square, Independent Sample T- Test, Mann-Whitney U-test… để xác định những khía cạnh tồn tại sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm khảo sát.

Với phương pháp đo lường nêu trên, mức độ của khoảng cách kỳ vọng được xác định không quá phức tạp. Tuy nhiên, phương pháp trên đã làm mất đi tính khách quan của các kết quả nghiên cứu do kiểm toán viên thường có xu hướng đánh giá chất lượng thực hiện kiểm toán cao hơn so với thực tế và hạ thấp yêu cầu của chuẩn mực để dễ dàng đạt được mục tiêu kiểm toán cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí kiểm toán. Hơn nữa, kết quả của các nghiên cứu nêu trên chỉ cho thấy sự tồn tại và mức độ của khoảng cách kỳ vọng nhưng không xác định được khoảng cách này là do các kỳ vọng bất hợp lý của người sử dụng thông tin hay do chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ hay do kiểm toán viên thực hiện công việc kiểm toán chưa đạt yêu cầu.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu trên cơ sở kế thừa cấu trúc khoảng cách kỳ vọng và kết quả nghiên cứu của Porter (1993) để đo lường khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán giữa người sử dụng thông tin và kiểm toán viên như nghiên cứu của Hassink và cộng sự (2009), Litjens và cộng sự (2015). Theo đó, các nghiên cứu trên phân loại các thang đo có liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên theo các thành phần của khoảng cách kỳ vọng kế thừa từ nghiên cứu của Porter (1993) bao gồm: khoảng cách hợp lý (RG), khoảng cách chuẩn mực (DS), khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP). Đối tượng khảo sát của các nghiên cứu trên bao gồm cả người sử dụng thông tin và kiểm toán viên, bảng hỏi thiết kế với thang đo Likert 5 điểm (Robin và cộng sự, 2015) hoặc 7 điểm (Hassink và cộng sự, 2009). Các thành phần khoảng cách được đo lường bằng sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm đối tượng khảo sát. Sau đó, khoảng cách kỳ vọng được đo lường là trung bình cộng của các thành phần khoảng cách nêu trên.

Như vậy, nghiên cứu của Hassink và cộng sự (2009) hay nghiên cứu của Litjens và cộng sự (2015) đã khắc phục được một trong những hạn chế của các


nghiên cứu đo lường sự khác biệt giữa người sử dụng thông tin và kiểm toán viên trước đó là xác định được nguyên nhân của khoảng cách kỳ vọng là do người sử dụng thông tin hay do kiểm toán viên hay do chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ. Tuy nhiên, việc dựa trên quan điểm của kiểm toán viên trong các nghiên cứu trên lại không đảm bảo được tính khách quan trong mô hình cấu trúc khoảng cách kỳ vọng của Porter (1993).

1.1.3.2. Phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng chỉ từ phía người sử dụng thông tin

Porter (1993) được coi là nhà nghiên cứu đầu tiên thiết kế phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng chỉ từ phía người sử dụng thông tin và tiến hành nghiên cứu thực nghiệm dựa trên phương pháp này. Các nghiên cứu kế tiếp của bà và cộng sự được công bố vào 2004, 2012 cũng như hầu hết các nhà nghiên cứu của các tác giả khác sau này theo cách tiếp cận chỉ từ phía người sử dụng thông tin đều được xây dựng dựa trên phương pháp nghiên cứu của Porter (1993).

Phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng trong nghiên cứu của Porter (1993) được thiết kế như sau:

- Trước hết, nghiên cứu xác định một số trách nhiệm của kiểm toán viên đã có và không có trong quy định hiện hành đưa vào bảng hỏi thông qua tham chiếu các quy định trong luật, chuẩn mực nghề nghiệp, phỏng vấn các chuyên gia …

- Bảng hỏi của nghiên cứu được thiết kế làm 2 mẫu: 1 mẫu dành cho những đối tượng khảo sát có kiến thức về tài chính như kiểm toán viên, khách hàng kiểm toán, cộng đồng tài chính được hưởng lợi từ dịch vụ kiểm toán, 1 mẫu dành cho cộng đồng nói chung hưởng lợi dịch vụ kiểm toán nhưng không thuộc nhóm 1. Bảng hỏi được thiết kế với 3 câu hỏi: đây có phải là trách nhiệm hiện hành của kiểm toán viên? (nếu đúng tương ứng 1 điểm, nếu không -1 điểm, nếu không chắc chắn 0 điểm); Nếu đây là trách nhiệm hiện hành, kiểm toán viên đã thực hiện nó như thế nào? (nếu chưa tốt tương ứng 1 điểm, trung bình là 2 điểm, tốt là 3 điểm, không đánh giá được là 0 điểm); Những trách nhiệm nào kiểm toán viên nên thực hiện? (nếu đúng tương ứng 1 điểm, nếu không -1 điểm, nếu không chắc chắn 0 điểm).

- Nghiên cứu nhận diện những trách nhiệm hiện hành của kiểm toán viên mà công chúng cho rằng kiểm toán viên thực hiện chưa tốt bằng cách xem xét các trách nhiệm có ít nhất 20% hồi đáp viên của 1 hay của nhiều nhóm hồi đáp cho rằng hiệu quả kém hoặc giá trị trung bình của điểm đánh giá hiệu quả nhóm hồi đáp cho trách nhiệm đó dưới 2.0 điểm. Các trách nhiệm thỏa mãn ít nhất 1 trong 2 điều kiện trên


được coi là trách nhiệm mà kiểm toán viên thực hiện chưa tốt và được xác định là các trách nhiệm cấu thành khoảng cách chất lượng kiểm toán. Điểm đáng chú ý là để xác định các trách nhiệm này, nghiên cứu chỉ dựa trên đánh giá của các nhóm hồi đáp không phải là kiểm toán viên nhưng có kiến thức về kiểm toán để đảm bảo tính khách quan.

- Đối với các trách nhiệm kiểm toán viên nên thực hiện, Porter (1993) lựa chọn các trách nhiệm mà ít nhất 1 nhóm hồi đáp có tỷ lệ % đồng ý ≥ 20% hoặc có giá trị trung bình > 0. Trong số các trách nhiệm mà kiểm toán viên nên thực hiện, để xác định trách nhiệm nào của kiểm toán viên nên thực hiện là hợp lý hay không, tác giả chỉ dựa vào quan điểm của khách hàng kiểm toán và cộng đồng tài chính. Theo Porter (1993), 2 nhóm hồi đáp này khá quen thuộc và hiểu rõ về chức năng kiểm toán nhưng lại có quan điểm đối lập nhau. Khách hàng kiểm toán là đối tượng và họ cũng là người chi trả chi phí kiểm toán vì vậy họ có xu hướng hạn chế trách nhiệm kiểm toán viên nên thực hiện. Trong khi đó, cộng đồng tài chính - là những người thụ hưởng kết quả kiểm toán và do đó có nhu cầu mở rộng trách nhiệm của kiểm toán viên. Như vậy, trong khi khách hàng kiểm toán nghiêng về quan điểm chi phí thì cộng đồng tài chính lại nghiêng về lợi ích nên nếu trách nhiệm của kiểm toán viên cùng thỏa mãn cả 2 bên sẽ được hiểu là thỏa mãn mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích. Nghiên cứu cũng cho rằng ý kiến kiểm toán viên và cộng đồng phi tài chính không được xem xét trong việc lựa chọn trách nhiệm hợp lý vì kiểm toán viên tham gia quá chặt chẽ vào chức năng kiểm toán, trong khi cộng đồng phi tài chính lại quá xa rời với chức năng kiểm toán. Vì vậy, những trách nhiệm mà nhóm khách hàng kiểm toán và cộng đồng tài chính đều đồng thuận là nên thực hiện sẽ được coi là trách nhiệm hợp lý.

Những trách nhiệm mà công chúng cho rằng kiểm toán viên nên thực hiện nhưng không có trong các chuẩn mực hiện hành và được đánh giá là hợp lý sẽ được coi là các trách nhiệm cấu thành khoảng cách chuẩn mực. Mặt khác, những trách nhiệm không thỏa mãn mối quan hệ lợi ích – chi phí sẽ được coi là trách nhiệm không hợp lý (kỳ vọng bất hợp lý) và cấu thành khoảng cách hợp lý.

Nghiên cứu của Porter (1993) đã xác định được các trách nhiệm và tỷ lệ % đóng góp của các trách nhiệm này vào từng loại khoảng cách cấu thành khoảng cách kỳ vọng cũng như xác định được mức độ đóng góp của từng khoảng cách tới khoảng cách kỳ vọng nói chung.


Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Khánh Dung (2016) tại Việt Nam cũng được thực hiện dựa trên cơ sở kế thừa bảng hỏi và phương pháp đo lường của Porter và cộng sự (2012). Kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra các trách nhiệm cấu thành các khoảng cách hợp lý, khoảng cách chuẩn mực và khoảng cách chất lượng kiểm toán cũng như tỷ lệ % của các khoảng cách trong tổng khoảng cách kỳ vọng tương tự như nghiên cứu của Porter và cộng sự (2012).

1.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán‌

1.2.1. Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin‌

Sự kỳ vọng quá mức hay kỳ vọng bất hợp lý của người sử dụng thông tin đã được chỉ ra là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán trong các nghiên cứu của Humphrey và cộng sự (1993), Swift và Dando (2002), Shaikh và Talha (2003), Salehi (2007), Lee và cộng sự (2009), Agyei và cộng sự (2013), Enofe và cộng sự (2013), Kamau (2013), Albeksh (2017), Awuor

(2018).

Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán thường gắn liền với kỳ vọng bất hợp lý của công chúng vì công chúng thường hiểu sai mục đích và bản chất của kiểm toán (Humphrey và cộng sự, 1993). Lee và Ali (2008) cho rằng những kỳ vọng bất hợp lý của người sử dụng thông tin có thể gây ảnh hưởng bất lợi tới danh tiếng của nghề nghiệp kiểm toán vì họ không nhận ra được giá trị thực của kiểm toán. Công chúng là người sử dụng miễn phí các báo cáo tài chính được kiểm toán, họ có thể yêu cầu kiểm toán viên thực hiện một số nhiệm vụ có thể là không logic hoặc không phù hợp về mặt giá phí (Lee và cộng sự, 2009).

Enofe và cộng sự (2013) cũng cho rằng nguyên nhân chính của khoảng cách hợp lý nằm ở những kỳ vọng bất hợp lý của người sử dụng thông tin. Salehi (2011) tin rằng nguyên nhân chính gây ra khoảng cách hợp lý là do sự thiếu hiểu biết, kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin. Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin xuất phát từ sự thay đổi trong quá trình phát triển của kiểm toán. Đầu những năm 1990, kiểm toán viên tham gia cung cấp dịch vụ đảm bảo tuyệt đối với việc phát hiện và ngăn chặn gian lận là mục tiêu chính. Sau đó, kiểm toán chuyển dịch sang cung cấp dịch vụ bảo đảm hợp lý với ý kiến về sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính là mục tiêu chính (Salehi và cộng sự, 2009). Kiểm toán đã có sự phát triển và thay đổi nhưng kỳ vọng của người sử dụng thông tin lại không thay đổi do đó sự khác biệt vẫn tồn tại.


Theo các nguyên nhân gây ra khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán của Salehi (2007), kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin bao gồm kỳ vọng quá mức về mức độ thực hiện công việc của kiểm toán viên và kỳ vọng quá mức về các chuẩn mực nghề nghiệp hiện hành. Theo Kamau (2013), nguyên nhân gây ra khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán là do sự thiếu kết nối giữa kỳ vọng của công chúng về vai trò của kiểm toán viên và vai trò, hiệu quả thực tế của họ. Kamau (2013) lập luận rằng những kỳ vọng bất hợp lý của người sử dụng thông tin dẫn đến khoảng cách kỳ vọng với nhiều khả năng những kỳ vọng cao hơn của người sử dụng xuất phát từ nhu cầu cao hơn của họ.

Lin và Chen (2004) trong nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán tại Trung Quốc cũng đã chỉ ra nguyên nhân xuất phát từ nhóm có lợi ích có kỳ vọng cao hơn so với kiểm toán viên. Điều này xuất phát từ bối cảnh Trung Quốc chuyển sang nền kinh tế thị trường, quy mô của các doanh nghiệp Nhà nước còn khá lớn, các nhà đầu tư, cổ đông kỳ vọng kiểm toán viên phải có chức năng giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu trên cũng chỉ ra 2 nhân tố cơ bản hình thành sự khác biệt là kỳ vọng quá mức của người sử dụng báo cáo kiểm toán và chất lượng thực hiện công việc kiểm toán yếu kém.

1.2.2. Giáo dục, đào tạo về kiểm toán của người sử dụng thông tin‌

Một số nghiên cứu khác cũng xem xét khía cạnh giáo dục trong các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán như nghiên cứu của Bailey và cộng sự (1983), Monroe và Woodliff (1993), Epstein và Geiger (1994), Pierce và Kilcommins (1996), Koh và Woo (1998), Hussain và cộng sự (2018).

Theo Koh và Woo (1998), một số nghiên cứu đã thu thập được bằng chứng về sự ảnh hưởng của kiến thức của người sử dụng thông tin tới mức độ của khoảng cách kỳ vọng, chính vì vậy vai trò của giáo dục được đánh giá rất cao trong việc thu hẹp khoảng cách kỳ vọng. Nghiên cứu của Bailey và cộng sự (1983) tại Hoa Kỳ cũng cho thấy người sử dụng thông tin có kiến thức sẽ đặt ra ít trách nhiệm hơn đối với kiểm toán viên. Điều này cũng có nghĩa tồn tại khoảng cách kỳ vọng ở mức độ lớn hơn giữa kiểm toán viên với những người ít được đào tạo. Tương tự, Epstein và Geiger (1994) cũng cho rằng các nhà đầu tư có trình độ học vấn cao hơn (liên quan đến các kiến thức phân tích tài chính, đầu tư tài chính) có yêu cầu về mức độ đảm bảo của kiểm toán viên với mức độ thấp hơn. Do đó, Epstein và Geiger (1994) đã đưa ra đề xuất thông qua nhận thức của công chúng về bản chất và giới hạn của kiểm toán để thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.


Monroe và Woodliff (1993) đã kiểm tra sự ảnh hưởng của giáo dục đối với sinh viên về nhận thức thông điệp được truyền tải thông qua báo cáo kiểm toán tại Australia. Nhóm đối tượng khảo sát được chia thành nhóm sinh viên (gồm sinh viên kiểm toán và marketing năm cuối) vào đầu, cuối học kỳ và kiểm toán viên. Nghiên cứu đã cho thấy nhận thức của sinh viên kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên, mức độ trung thực của thông tin tài chính và mức độ đảm bảo về triển vọng tương lai của doanh nghiệp đã thay đổi đáng kể từ đầu kỳ tới cuối kỳ. Cụ thể, những sinh viên được khảo sát tin rằng các kiểm toán viên chịu trách nhiệm thấp hơn nhiều, thông tin tài chính đáng tin cậy hơn và mức độ đảm bảo về triển vọng tương lai của doanh nghiệp được truyền đạt thông qua báo cáo kiểm toán thấp hơn. Như vậy, giáo dục có thể được coi là một nhân tố có tác động tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán. Trong một nghiên cứu khác, Monroe và Woodliff (1994) đã cho thấy sự khác biệt giữa nhận thức của người sử dụng thông tin và kiểm toán viên có kiến thức so với người sử dụng thông tin và kiểm toán viên ít có kiến thức hơn. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả lại một lần nữa đề xuất giáo dục như một phương tiện để tăng mức độ nhận thức của mọi người nhằm giảm khoảng cách kỳ vọng.

Nghiên cứu của Hussain và cộng sự (2018) đối với nhóm sinh viên trước và sau khi học các lớp kiểm toán hay nghiên cứu của Pierce và Kilcommins (1996) với sinh viên kinh tế năm nhất, sinh viên kế toán tài chính năm nhất, năm hai và sinh viên năm ba có tham gia và không tham gia các lớp học tự chọn về kiểm toán đều cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng khảo sát về mức độ nhận thức về kiểm toán.

Tóm lại, qua các nghiên cứu nêu trên, giáo dục luôn được đánh giá là một trong những phương pháp hiệu quả có khả năng thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.

1.2.3. Nhu cầu của người sử dụng thông tin‌

Nhân tố nhu cầu của người sử dụng thông tin đã được đề cập tới trong một số nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán như nghiên cứu của Kamau (2013), Alawi và cộng sự (2018).

Nhu cầu của người sử dụng thông tin có thể ảnh hưởng lớn đến sự khác biệt giữa nhận thức của kiểm toán viên và người sử dụng thông tin. Sự gia tăng nhu cầu có thể dẫn đến gia tăng kỳ vọng đối với kiểm toán viên (Alawi và cộng sự, 2018). Theo thời gian, nhu cầu của người sử dụng thông tin thường xuyên thay đổi và có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2022