CHƯƠNG 3:
QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình và phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Quy trình nghiên cứu
Theo các tiếp cận kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Hình 3.2 mô tả quy trình nghiên cứu mà LATS được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Thu thập, tìm hiểu và tổng kết các nghiên cứu trước đó về kiểm toán BCTC, thời gian kiểm toán, phân loại theo từng yếu tố nghiên cứu, khuynh hướng mà các tác giả, xác định những vấn đề đã thống nhất hoặc vẫn còn có tranh luận do có những kết quả khác biệt nhau để tiếp tục nghiên cứu và tìm ra khoảng trống nghiên cứu. Các tài liệu thu thập ở đây bao gồm các bài báo, các công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ đã bảo vệ, các BCTC, các chuẩn mực kế toán và chuẩn mực kiểm toán, các văn bản pháp lý,…có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Bước 2: Thực hiện nghiên cứu định tính. Trong giai đoạn này, NCS tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia, các KTV cấp cao của các hãng kiểm toán tại Việt Nam và các chuyên gia thuộc Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) có trình độ chuyên môn và nhiều kinh nghiệm và cố gắng tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã được đề cập ở trên.
Bước 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu. Căn cứ vào tổng quan, kết quả nghiên cứu định tính, luận án đã tổng hợp và thiết kế mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán BCTC do KTĐL thực hiện tại Việt Nam.
Bước 4: Thiết kế nghiên cứu định lượng: nghiên cứu định lượng là phương pháp hướng vào thiết kế những quan sát định lượng các biến, phương pháp đo lường, phân tích và giải thích mối quan hệ giữa các biến bằng quan hệ định lượng. Thông qua việc thu thập dữ liệu, thực hiện điều tra, thu thập dữ liệu và sử dụng các kỹ thuật phân tích khám phá nhân tố và mô hình hồi quy tương quan, bước này sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu của đề tài.
Bước 5: Diễn giải và đánh giá các kết luận, tìm ra các hàm ý của kết quả nhận được. Từ đó bàn luận về các gợi ý để góp phần tăng cường chất lượng kiểm toán thông qua những quyết định đúng đắn về phân bổ thời gian kiểm toán BCTC trong KTĐL tại Việt Nam.
Tổng quan các công trình
nghiên cứu
Khoảng trống
nghiên cứu
Nghiên cứu định tính
Xây dựng mô hình nghiên cứu
Tìm ra các nhân tố tác động đến thời gian kiểm toán và xu
hướng tác động
Thiết kế nghiên cứu định lượng
Thu thập và xử lý
dữ liệu
Phân tích & diễn giải
dữ liệu
Kết luận và hàm ý từ nghiên cứu
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu dự kiến
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu
Nguồn: tổng hợp
Phương pháp nghiên cứu đóng vai trò quan trọng đối với bất cứ công trình nghiên cứu nào. Phương pháp nghiên cứu giúp cho tác giả có thể đưa ra những quan điểm, nhận thức, phương pháp và công cụ để thực hiện công trình một cách có chất lượng. Có ba phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế là: nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, và phương pháp hỗn hợp. Trong đó nghiên cứu định tính thường sử dụng cách tiếp cận quy nạp (thu thập dữ liệu và phát triển lý thuyết từ kết quả thu thập dữ liệu). Dữ liệu sử dụng của phương pháp này có thể là dữ liệu có sẵn
(các bài báo, các công trình nghiên cứu,…) hoặc thông qua phỏng vấn sâu, nghiên cứu các tình huống điển hình (case study). Nghiên cứu định lượng thường gắn với tiếp cận vấn đề theo cách diễn dịch, từ xây dựng giả thuyết và thiết kế nghiên cứu để kiểm định các giả thuyết. Tiếp cận quy nạp gắn liền với thuyết diễn giải luận (interpretivism), diễn dịch liên quan đến thực chứng luận (positivism). Theo Creswell và Clark (2007) thì việc kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng giúp hiểu vấn đề rõ hơn so với việc sử dụng từng phương pháp riêng lẻ. Trên thực tế, có nhiều nghiên cứu thực hiện nghiên cứu định tính sơ bộ trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức. Việc làm này dường như rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam khi những nghiên cứu về các vấn đề quan tâm dường như còn rất hạn chế. Tương tự như vậy, nghiên cứu về thời gian kiểm toán ở Việt Nam tính đến thời điểm thực hiện LATS hầu như còn rất hạn chế. Thực hiện nghiên cứu theo phương pháp hỗn hợp tạo điều kiện giải thích các hiện tượng khi không có đầy đủ các biến số quan trọng do sự mới mẻ của đề tài. Vì vậy, NCS tập trung phỏng vấn sâu các chuyên gia kiểm toán, phân tích các yếu tố về môi trường, đặc điểm ngành nghề, môi trường pháp lý,…nghiên cứu các bài báo, công trình khoa học trên thế giới có liên quan đến vấn đề để tìm ra dữ liệu định tính. Từ đó, NCS đã thu thập dữ liệu định lượng để phục vụ việc phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Theo Guba và Lincoln (1994), xác định và lựa chọn mô hình nghiên cứu có vai trò rất quan trọng để có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu của luận án để tìm hiểu và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán BCTC và đo lường chiều tác động và mức độ tác động như thế nào của các nhân tố đến thời gian kiểm toán. Để thực hiện được mục tiêu này, NCS nghiên cứu tổng quan kết quả các nghiên cứu trước đó trên thế giới để xác định các mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến nhân tố mục tiêu. Tuy nhiên, các nhân tố đó đều nghiên cứu trong bối cảnh thế giới mà chưa đề cập ở Việt nam, và Việt Nam thì chưa xây dựng mô hình nào nghiên cứu về vấn đề này. Điều này có thể dẫn đến một số khác biệt mà xuất phát có thể là từ sự khác biệt về thể chế của các quốc gia, khác biệt giữa các văn phòng thực hiện kiểm toán đặt ở các địa phương khác nhau trong cùng một quốc gia và có thể do mức độ chuyên ngành (Francis, 2004). Do đó, để phù hợp với bối cảnh ngành dịch vụ KTĐL tại Việt Nam, một quốc gia có nền kinh tế thị trường đang trong quá trình chuyển đổi theo định hướng Xã hội chủ nghĩa còn có đặc thù riêng. Theo tìm hiểu của NCS, nhiều quốc gia yêu cầu các hãng kiểm toán phải báo cáo số giờ kiểm toán theo kế hoạch và thực tế thực hiện cho mỗi khách hàng kiểm toán, chính vì vậy đã tạo ra nguồn dữ liệu quan sát để phân tích của các nghiên cứu, và cũng tạo ra sự minh bạch hơn trong quá trình kiểm toán. Tuy
nhiên, qua phỏng vấn các nhân sự cấp cao của các hãng kiểm toán và những nhà quản lý từ hiệp hội có liên quan, thì hiện nay tại Việt Nam, việc đưa số giờ kiểm toán theo kế hoạch và trong thực tế thực hiện chưa phải là yếu tố bắt buộc, vì vậy việc quan sát số liệu báo cáo về số giờ kiểm toán là khó xác định. Chính vì vậy, đầu tiên NCS cần nghiên cứu định tính để khám phá các nhân tố tác động đến thời gian kiểm toán trong bối cảnh tại Việt Nam và do KTĐL thực hiện. Tiếp đó, sau khi đã hình thành được mô hình nghiên cứu phù hợp, NCS sẽ thực hiện kiểm định các nhân tố tác động đó thông qua điều tra, khảo sát những nhân sự kiểm toán phù hợp và các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán.
3.2 Thiết kế nghiên cứu định tính
Nguồn dữ liệu ở đây bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp được thu thập từ nhiều nguồn:
Đối với dữ liệu thứ cấp: NCS thu thập, tổng hợp các dữ liệu có sẵn từ các bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, luận án, công trình nghiên cứu đã công bố, hệ thống các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, các hướng dẫn nghề nghiệp và các báo cáo hoạt động của hiệp hội nghề nghiệp.
Đối với dữ liệu sơ cấp: từ việc tổng hợp trên các nguồn dữ liệu thứ cấp, NCS tiến hành phân tích, tổng hợp các kết quả thu được thông qua phỏng vấn sâu và trao đổi với các chuyên gia có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, từ hành nghề chuyên nghiệp đến các chuyên gia làm việc trong hiệp hội và có trách nhiệm trong việc quản lý, kiểm soát chất lượng kiểm toán. Kỹ thuật phỏng vấn có thể bao gồm phỏng vấn sâu và phỏng vấn sâu bán cấu trúc. NCS sẽ chọn một số tình huống điển hình (case study), những người có trách nhiệm chính để phỏng vấn. Những dữ liệu thu thập được từ phỏng vấn sẽ được NCS ghi chép lại hoặc ghi âm, gỡ băng rồi hệ thống lại theo mục tiêu nghiên cứu, khung phân tích và lưới hướng dẫn phỏng vấn. NCS đã sắp xếp dữ liệu để ra được ma trận phân tích và xử lý dữ liệu theo chủ đề. Trong quá trình nghiên cứu, NCS đã dựng những phương pháp cụ thể sau đây:
- Phương pháp quan sát thực địa: với kinh nghiệm đã từng làm kiểm toán, NCS đã quan sát thực địa tại một số công ty kiểm toán của Việt Nam để thu thập thông tin về quy trình kiểm toán, các giai đoạn thực hiện kiểm toán, và cụ thể đã thu thập thông tin về việc hệ thống kiểm toán của các đơn vị xây dựng, lên dự toán về thời gian thực hiện hiện kiểm toán như thế nào, những nhân tố nào chi phối đến quyết định về thời gian kiểm toán.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Với mục tiêu khám phá ra các nhân tố có ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán BCTC,…NCS tìm hiểu về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các bài báo, hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam và thế giới, các bộ chỉ số chất lượng kiểm toán được ban hành bởi các tổ chức của các quốc gia trên thế giới như IFAC, FRC, PCAOB,ACRA,…và nghiên cứu về bối cảnh của Việt Nam để xây dựng mô hình phù hợp, có tính khả thi.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, só sánh và tư duy: phương pháp này được sử dụng kết hợp theo từng nội dung và mục tiêu cụ thể của LATS để hệ thống hóa cơ sở lý luận, đưa ra các nhận xét, điểm khác biệt, tìm ra khoảng trống và tính khả thi của nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam. Phương pháp tư duy được sử dụng phối hợp với phương pháp chuyên gia, tổng hợp để đánh giá và đưa ra những vấn đề phát sinh cần phải giải quyết. Từ đó, luận án đưa ra những phương hướng, cách thức để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả, hiệu suất hoạt động mà vẫn đảm bảo chất lượng cao cho các cuộc kiểm toán BCTC do KTĐL thực hiện.
- Phương pháp lý luận khách quan: phương pháp này được sử dụng để lập luận, đưa ra các quan điểm cá nhân kết hợp với các quan điểm khác của các nhà nghiên cứu để đưa ra những nhận định chung về một vấn đề cụ thể.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: NCS đã tiến hành phỏng vấn sâu và nghiên cứu một số tình huống điển hình để thu thập thông tin chi tiết, những vấn đề khó khăn, những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định thời gian kiểm toán BCTC.
3.3 Thiết kế nghiên cứu định lượng
3.3.1 Mô hình nghiên cứu
Thông qua phân tích và tổng hợp các nhân tố tác động, mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:
AT = β0 + β1 * OPEC + β2 * FSCPL + β3* CR + β4* LR + β5* EXP + β6* PRO
+ β7* AC + µi
Giải thích các biến:
Biến phụ thuộc – Số giờ kiểm toán (AT): Như đã trình bày ở Chương 2, thời gian kiểm toán được xác định bao gồm tổng số giờ tính phí của các thành viên chuyên nghiệp tham gia cuộc kiểm toán ở các giải đoạn của cuộc kiểm toán, bao gồm: Số giờ thực hiện bởi các TVBGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán và TVBGĐ soát xét hợp đồng kiểm toán; Số giờ thực hiện bởi các CNKT; Số giờ thực hiện bởi các nhân viên chuyên nghiệp (KTV cao cấp, trợ lý kiểm toán); Số giờ tham khảo ý kiến chuyên gia;...Về tiêu chí khảo sát thời gian kiểm toán được tổng hợp như bảng dưới đây:
Bảng 3.1: Tiêu chí đánh giá biến độc lập
Mã hóa | Tiêu chí | Nguồn | |
Thời gian kiểm toán | AT | Thành viên BGĐ và các nhân viên chuyên nghiệp có đủ thời gian để thực hiện hợp đồng kiểm toán một cách hữu hiệu. | Bộ chỉ số AQIs của IAASB, PCAOB, ACRA |
Đủ thời gian để thành viên nhóm kiểm toán giải quyết các vấn đề khó phát sinh khó khăn trong quá trình kiểm toán. | |||
Sự phân bổ hợp lý thời gian kiểm toán vào các khu vực có chứa đựng rủi ro được phát hiện trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán | |||
Sự hợp lý trong việc phân bổ số giờ vào từng giai đoạn của cuộc kiểm toán |
Có thể bạn quan tâm!
- Rủi Ro Kiện Tụng Có Ảnh Hưởng Đến Doanh Nghiệp Kiểm Toán Và Kiểm Toán Viên
- Cơ Sở Xác Định Mối Quan Hệ Giữa Các Nhân Tố Thuộc Về Doanh Nghiệp Kiểm Toán Và Ktv Với Thời Gian Kiểm Toán
- Xác Lập Khung Nghiên Cứu, Các Giả Thuyết Và Mô Hình Nghiên Cứu
- Quy Trình Và Phương Pháp Phân Tích Dữ Liệu Định Lượng
- Thực Trạng Về Hoạt Động, Chất Lượng Kiểm Toán Độc Lập Tại Việt Nam
- Dnkt Có Số Nhân Viên Lớn Nhất Tại Việt Nam Năm 2018
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
Nguồn: NCS tự tổng hợp
Biến độc lập – Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán BCTC do KTĐL thực hiện. Các biến độc lập được giải thích như sau:
Bảng 3.2: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới thời gian kiểm toán BCTC do các DNKT độc lập thực hiện tại Việt Nam
Tiêu chí | Ký hiệu | Nguồn | |
Đặc điểm về cấu trúc hoạt động, quy mô của khách hàng | Sự phức tạp của hoạt động kinh doanh của khách hàng | OPEC1 | Kế thừa Blokdijk, Gist, VSA/ISA315, Asthana, Bilal Makkawi và Mohammad Abdolmohammadi |
Quy mô của khách hàng | OPEC2 | Kế thừa Blokdijk, Gist, Hackenbrack và Knechel, Ashton, Bilal Makkawi và Mohammad Abdolmohammadi | |
Ngành nghề kinh doanh đặc thù | OPEC3 | Kế thừa Gil S.Bae, Ashton | |
Cấu trúc vốn chủ sở hữu | OPEC4 | Phát triển mới |
Tiêu chí | Ký hiệu | Nguồn | |
Đặc điểm về quy trình lập BCTC của khách hàng | Các vấn đề về khả năng hoạt động tục của khách hàng | FSCPL1 | Kế thừa Whittred, Schwartz và Soo |
Đặc điểm tài sản của khách hàng được trình bày trên BCTC | FSCPL2 | Kế thừa Asthana, Davidson và Gist, Ashton | |
Chất lượng các khoản dồn tích trên BCTC của khách hàng | FSCPL3 | Kế thừa Myojung Cho, Asthana, Whittred | |
Sự thay đổi về chuẩn mực và các quy định hoặc ít có sự hướng dẫn liên quan đến lập BCTC | FSCPL4 | Phát triển mới | |
Rủi ro pháp lý liên quan đến DNKT và KTV | Sự phức tạp của môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động của khách hàng | LR1 | Kế thừa Casterella, Jensen & Knechel, Jackson, Goldwasser, |
Lĩnh vực hoạt động của khách hàng chứa đựng nhiều kiện tụng | LR2 | Kế thừa Casterella, Jensen & Knechel, Ettredge | |
Khách hàng chuẩn bị IPO | LR3 | Phát triển mới | |
Tình hình nợ, các hệ số nợ, khả năng thanh khoản của khách hàng | LR4 | Kế thừa Ashton, Stein | |
Kiểm soát nội bộ của khách hàng | Năng lực, phong cách và tính chính trực của BLĐ khách hàng | CR1 | Kế thừa Ashton, Murphy |
Năng lực nhân sự của bộ phận kế toán | CR2 | Kế thừa Ashton, Murphy | |
Chính sách đào tạo năng lực chuyên môn cho nhân viên | CR3 | Kế thừa Ashton, Murphy |
Tiêu chí | Ký hiệu | Nguồn | |
Tính phức tạp của quy trình công nghệ thông tin, phần mềm, quá trình đăng nhập và an ninh của khách hàng | CR4 | Kế thừa Ashton, R. Banker, | |
Đặc điểm về nhân sự của khách hàng: đạo đức, sự tuân thủ quy định | CR5 | Kế thừa Murphy | |
Sự tồn tại của kiểm toán nội bộ | CR6 | Kế thừa Murphy | |
Tuân thủ quy định pháp luật của khách hàng | CR7 | Phát triển mới | |
Tính chuyên nghiệp của DNKT, KTV | Tính chuyên ngành của KTV khi kiểm toán các ngành đặc thù | PRO1 | Kế thừa Blokdijk, Asthana, Gil S.Bae |
Tính nghiêm túc trong việc lập kế hoạch chi tiết cho cuộc kiểm toán | PRO2 | Phát triển mới | |
Sự hỗ trợ về chuyên môn từ đội ngũ chuyên gia của hãng | PRO3 | Kế thừa | |
Sự sắp xếp công việc kiểm toán một cách hợp lý, khoa học | PRO4 | Kế thừa | |
Khả năng kiểm soát được công nghệ thông tin của khách hàng | PRO5 | Kế thừa R. Banker | |
Kinh nghiệm của DNKT, KTV | Số năm kinh nghiệm của KTV | EXP1 | Kế thừa Makkawi và Mohammad Abdolmohammadi |
Khách hàng kiểm toán năm đầu tiên | EXP2 | Kế thừa Banker |