Cơ Sở Xác Định Mối Quan Hệ Giữa Các Nhân Tố Thuộc Về Doanh Nghiệp Kiểm Toán Và Ktv Với Thời Gian Kiểm Toán


- Kiểm soát nội bộ của khách hàng càng yếu kém thì thời gian kiểm toán sẽ tăng lên.

- Nguy cơ DNKT bị kiện tụng liên quan đến khách hàng tăng cao thì thời gian kiểm toán sẽ tăng lên.

2.3.2 Cơ sở xác định mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc về doanh nghiệp kiểm toán và KTV với thời gian kiểm toán

2.3.2.1 Tính chuyên nghiệp của DNKT và KTV

Tính chuyên môn của KTV có thể đẩy nhanh quá trình kiểm toán. Quy mô của hãng kiểm toán có sự liên kết với việc tăng hoặc giảm thời gian thực hiện kiểm toán. Các công ty kiểm toán có nhiều nhân sự, có nguồn tài nguyên tri thức tốt hơn để có thể thực hiện cuộc kiểm toán một cách hiệu suất hơn và mất ít thời gian hơn trong việc thực hiện hợp đồng kiểm toán (Ashton và cộng sự, 1989; Ng và Tai, 1994). Mặt khác, các hãng kiểm toán lớn sẽ đối mặt nhiều hơn về rủi ro kiện tụng vì vậy họ cũng thường thận trọng và mất nhiều thời gian hơn để kiểm toán (Asthana,2010; Lee và cộng sự, 2009). Một nghiên cứu của Blokdijk và cộng sự (2006) tìm hiểu sự khác biệt về chương trình kiểm toán của 5 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới (Big5) và các hãng không phải Big5 cho thấy các hãng kiểm toán lớn hơn sẽ sử dụng thời gian ít hơn vào các thử nghiệm chi tiết và giành nhiều thời gian hơn cho giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và đánh giá rủi ro. Các tác giả đã kết luận rằng các hãng kiểm toán lớn sẽ sử dụng thời gian nhiều hơn trong việc tiếp cận đến bối cảnh, môi trường và đặc điểm kinh doanh của khách hàng hơn là tiếp cận vào các thủ tục so với các hãng kiểm toán nhỏ. Với việc tiếp cận như vậy, yêu cầu KTV phải có kiến thức, kỹ năng chuyên môn hóa cao về ngành nghề, thông qua đó sẽ giúp cuộc kiểm toán sẽ mất ít thời gian hơn vào việc tập trung thực hiện quá nhiều các thủ tục chi tiết, mà hiệu quả của cuộc kiểm toán vẫn đạt được. Như vậy, các yếu tố có liên quan đến tính chuyên môn của KTV ở đây có thể do quy mô của hãng kiểm toán, chuyên môn hóa ngành nghề kiểm toán và thời gian tham gia kiểm toán khách.

KTV chuyên ngành là những KTV mà quá trình đào tạo và kinh nghiệm của họ được tập trung rất nhiều vào một ngành nghề cụ thể (Solomon và cộng sự, 1999) và vì thế họ được tin tưởng rằng có những sự hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về đặc điểm của các khách hàng có ngành nghề kinh doanh đặc thù. Trong một nghiên cứu của Gil S.Bae và cộng sự (2016) khai thác một bối cảnh tại Hàn Quốc, trong đó việc công bố số giờ kiểm toán là bắt buộc trong báo cáo thường niên của các công ty và thấy rằng các cuộc kiểm toán ngành nghề đặc thù được tính tổng phí kiểm toán cao hơn đáng kể nhưng cũng tiêu


tốn số giờ kiểm toán lớn hơn đáng kể so với các cuộc kiểm toán các ngành phổ biến. Khi phí và giờ kiểm toán được xem xét cùng nhau, giá phí kiểm toán đơn vị của ngành đặc thù lại thấp hơn đáng kể so với đơn giá các ngành khác. Điều này cho thấy rằng tổng phí kiểm toán cao hơn liên quan đến ngành đặc thù có thể được quy cho số giờ kiểm toán lớn hơn liên quan đến ngàn đó. Tuy nhiên, giờ kiểm toán lớn hơn đối với ngành đặc thù có thể gợi ý chất lượng kiểm toán cao hơn hoặc có thể chỉ đơn giản là công việc kiểm toán bổ sung được thực hiện bởi các KTV chuyên ngành tương đối rẻ hơn. Nghiên cứu của nhóm tác giả cung cấp một lời giải thích khác cho tổng chi phí kiểm toán cao hơn trong các nghiên cứu trước đây. Trong nghiên cứu này, các tác giả đưa ra giả thuyết rằng phí kiểm toán cao hơn liên quan đến kiểm toán ngành đặc thù có thể là sự phản ánh của số lượng lớn hơn các dịch vụ kiểm toán hoặc giá kiểm toán đơn vị cao hơn cho giờ của họ hoặc, có thể, cả hai. Sử dụng một mẫu bao gồm 6.786 quan sát từ năm 2001 đến 2010 tại Hàn Quốc, các tác giả thấy rằng trong khi các KTV chuyên ngành tính tổng phí kiểm toán cao hơn so với những người không phải KTV chuyên ngành và đồng thời họ cũng phải làm việc nhiều giờ hơn so với những người khác. Khi phí kiểm toán và giờ kiểm toán được xem xét cùng nhau, kết quả cho thấy giá đơn vị trên mỗi giờ kiểm toán của một KTV chuyên ngành lại thấp hơn đáng kể so với KTV khác. Các kết quả tương tự về mặt chất lượng từ phân tích khớp điểm theo xu hướng cho thấy rằng mặc dù KTV chuyên ngành kiếm được tổng phí kiểm toán cao hơn so với các KTV khác, nhưng họ cũng tăng số giờ kiểm toán dẫn đến giá phí kiểm toán đơn vị thấp hơn. Các kết quả phân tích của nghiên cứu có tính đáng tin cậy tương đối mạnh. Phát hiện này phù hợp với giải thích rằng tổng phí kiểm toán cao liên quan đến các ngành đặc thù là do giờ kiểm toán lớn hơn. Nghiên cứu của nhóm tác giả cũng bị một số hạn chế. Mặc dù thông tin về tổng phí kiểm toán và giờ kiểm toán là có sẵn ở Hàn Quốc, nhưng chi phí kiểm toán chi tiết hơn và thông tin giờ kiểm toán ở các cấp nhân viên thì không có vì vậy để cung cấp thêm những hiểu biết chính xác hơn thì các giải thích về phí kiểm toán liên quan đến KTV chuyên ngành và thông tin chi tiết liên quan đến số giờ và phí kiểm toán được tính theo cấp độ nhân viên nếu có sẽ tốt hơn và tăng độ chính xác cho các kết luận. Không có những chi tiết này, những kết luận đưa ra sẽ vướng một số hạn chế. Ví dụ, nếu chuyên môn hóa trong ngành có tương quan với nhân viên, thì có thể giải thích về đơn giá thấp hơn liên quan đến KTV chuyên ngành là các công việc bổ sung được thực hiện các KTV ở cấp độ thấp hơn là tương đối nhiều khi đơn giá của họ cũng tương đối thấp hơn.

Với nghiên cứu của mình, Francis và Yu (2009) đã đưa ra giả thuyết và nhận thấy rằng các công ty được kiểm toán bởi các chuyên gia theo từng ngành có được những thông báo kịp thời về những tổn thất do kiện tụng khi không có những tiết lộ liên quan đến vụ việc pháp lý trước khi có những công bố quản trị.


Trong việc chuyên môn hóa từng lĩnh vực, ngành nghề, những nghiên cứu hiện có cho thấy KTV có kỹ năng, kiến thức chuyên môn cụ thể cho từng loại hình dịch vụ kiểm toán khác nhau sẽ giúp hiệu quả và hiệu suất của cuộc kiểm toán đạt tốt hơn. Báo cáo nghiên cứu của Payne và Jensen (2002), Asthana (2010) chỉ ra rằng các đơn vị được kiểm toán bởi các KTV chuyên thực hiện lĩnh vực đó sẽ có độ trễ của cuộc kiểm toán ngắn hơn. Các KTV chuyên phụ trách từng mảng lĩnh vực ngành nghề cụ thể sẽ thực hiện việc soát xét và thực hiện các thủ tục kiểm toán nhanh hơn so với KTV không chuyên về các ngành nghề. Nhiệm kỳ và sự luân chuyển KTV cũng ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán. KTV luôn mất nhiều thời gian hơn trong những năm đầu tiên của hợp đồng kiểm toán để tìm hiểu về hoạt động và quy trình lập BCTC của khách hàng. Sau một số năm, KTV đã có đầy đủ sự hiểu biết, kiến thức về khách hàng thì cuộc kiểm toán sẽ được thực hiện hiệu quả, hiệu suất hơn.

Tổng hợp những nghiên cứu ở trên có thể nhận định rằng tính chuyên nghiệp của DNKT và KTV càng cao thì thời gian thực hiện kiểm toán lại càng ngắn hơn.

2.3.2.2 Kinh nghiệm của KTV

Một số học giả (Burger, 1986; Ladouceur và cộng sự, 1986) cho thấy rằng các cá nhân nhận thấy rủi ro cao hơn có liên quan đến các nhiệm vụ không quen thuộc. Nhận thức này có thể dẫn đến hành vi thận trọng hơn. Tương tự như vậy, một cá nhân với nhiệm vụ càng quen thuộc thì nhận thức của họ về rủi ro càng thấp hơn. Flanders và Thistletwaite (1976) đã phát hiện ra sự gia tăng các hành vi mạo hiểm giữa các cá nhân và các nhóm tăng cùng với sự quen thuộc của nhiệm vụ. Trong một nghiên cứu về nhận thức đối với rủi ro của phóng xạ của nhân viên trong một nhà máy hạt nhân, Sjoberg và cộng sự (1991) đã nhận thấy rằng mức độ hiểu biết về phóng xạ và thời gian phục vụ tỷ lệ nghịch với nhận thức về mức độ rủi ro phóng xạ. Trong bối cảnh ngành kiểm toán, điều này gợi ra rằng KTV càng có kinh nghiệm trong một thủ tục kiểm toán cụ thể (ví dụ đánh giá rủi ro kiểm toán) thì việc nhận thức nguy cơ rủi ro đối với thủ tục kiểm toán đó càng thấp, và do đó, có thể đánh giá rủi ro thấp hơn. Một số nghiên cứu về xét đoán kiểm toán cũng đưa ra rằng KTV, cả có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm, đều có khuynh hướng chú ý nhiều hơn vào những bằng chứng tiêu cực hơn là bằng chứng tích cực (Butt & Campbell, 1989; Trotman &Sng, 1989). Nhưng những người khác lại thấy rằng KTV ít kinh nghiệm quan tâm các bằng chứng tiêu cực hơn và đưa ra những xét đoán tiêu cực nhiều hơn KTV có kinh nghiệm. Anderson & Maletta (1994) điều tra về ảnh hưởng của kinh nghiệm đến khuynh hướng của KTV trong những xét đoán. Trong việc đánh giá rủi ro kiểm soát liên quan đến chu trình bán hàng – thu tiền, KTV có kinh nghiệm ít hơn đánh giá rủi ro kiểm soát cao hơn, chú ý vào các thông tin tiêu cực hơn, phân bổ khối lượng công việc vào thông tin tiêu cực hơn và có những xét đoán thận


trọng hơn KTV có kinh nghiệm. Những nghiên cứu khác cũng tìm ra rằng KTV ít kinh nghiệm dự báo về mức độ sai phạm cao hơn so với KTV có kinh nghiệm (Burgstahler & Jiambalvo, 1986). Trong một nghiên cứu về xét đoán tính hoạt động liên tục, Ho (1994) đã nhận thấy rằng KTV càng nhiều kinh nghiệm thì thường đưa ra những xét đoán tích cực hơn so với KTV thiếu kinh nghiệm. Davis (1996) tìm thấy thêm bằng chứng về vai trò của kinh nghiệm đến sự xét đoán của KTV. Trong một thử nghiệm về đánh giá rủi ro kiểm soát, ông thấy rằng các KTV có kinh nghiệm sẽ xem xét nhiều hơn đến những tín hiệu có liên quan hơn các KTV ít kinh nghiệm, trong khi các KTV ít kinh nghiệm sẽ tập trung nhiều vào cả những tình huống ít liên quan và kiểm toán quá mức vào đó. Khuynh hướng của KTV tập trung quá mức một phần hoặc toàn bộ này là một dấu hiệu cho thấy nhận thức về rủi ro cao hơn của họ.

Nghiên cứu của Steven F. Cahan và Jerry Sun (2015) cung cấp bằng chứng về vai trò của kinh nghiệm trong việc hoàn thành các nhiệm vụ kiểm toán cụ thể, nhưng chưa làm sáng tỏ về việc kinh nghiệm ảnh hưởng đến việc hoàn thiện một hợp đồng kiểm toán cụ thể như thế nào. Các tác giả đã tiến hành một nghiên cứu để xem xét ảnh hưởng của kinh nghiệm kiểm toán đối với phí kiểm toán và chất lượng kiểm toán. Sử dụng dữ liệu tại Trung Quốc bằng cách chọn mẫu các công ty từ dữ liệu ý kiến kiểm toán CSMAR, cung cấp dữ liệu về phí kiểm toán BCTC hàng năm, tên của các KTV đã ký báo cáo kiểm toán và tên của công ty kiểm toán từ tất cả các công ty được liệt kê trên Sở Giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2010 và thu thập dữ liệu về kinh nghiệm kiểm toán, giới tính, nền tảng giáo dục của người đăng ký hành nghề, nhóm tác giả thấy rằng kinh nghiệm có liên quan tỷ lệ thuận với phí kiểm toán. Các tác giả đã mở rộng nghiên cứu về đặc điểm cá nhân của các TVBGĐ bằng cách xem xét các ảnh hưởng gia tăng của giới tính, giáo dục, nhiệm kỳ kiểm toán, chuyên môn hóa ngành nghề và tầm quan trọng của khách hàng là những tín hiệu cho thấy mức độ quan tâm của mà KTV sẽ thực hiện trong suốt cuộc kiểm toán. Phát hiện của nhóm cũng cho thấy KTV có kinh nghiệm hơn cung cấp dịch vụ kiểm toán chất lượng hơn so với CPA ít kinh nghiệm. Theo đó, các đặc điểm cá nhân của KTV sẽ giúp giảm thiểu các vấn đề có liên quan đến việc đưa ra ý kiến trái ngược hay từ chối đưa ra ý kiến cho khách hàng trong một môi trường mà chất lượng kiểm toán không thể quan sát được đầy đủ, mà đó lại là một loại hàng hóa dựa trên uy tín. Trong một nghiên cứu lý thuyết trò chơi, Zimbelman và Waller (1999) đã phát hiện ra rằng KTV đã chọn mẫu lớn hơn khi đối diện với những tình huống mà có nghi ngờ rủi ro kiểm toán cao hơn là trong những tình huống mà sự nghi ngờ này là thấp. Khả năng chấp nhận trong những tình huống mơ hồ không rõ ràng (Tolerance for Ambiguity) đánh giá khuynh hướng của các KTV khi xem xét những tình huống mơ hồ và không chắc


chắn như là nguồn gốc dẫn đến rủi ro, nên có thể nhận thấy được rằng KTV mà có mức độ chấp nhận cho những tình huống mơ hồ thấp có thể nhận thức những tình huống mơ hồ sẽ có rủi ro cao hơn những KTV có mức độ chấp nhận này cao, và vì vậy sẽ có hành động phản ứng lại các rủi ro mà họ đã nhận thức thấy. Trong bối cảnh nghiên cứu, những yếu tố thuộc về cá nhân KTV có thể phần nào giải thích cho những biến số (variance) trong việc xử lý đối với các thay đổi trong rủi ro kiểm toán. Trong bối cảnh của Việt Nam, mức độ chấp nhận cho những tình huống mơ hồ này có thể có ý nghĩa trong việc giải thích mức độ và thời gian của các thủ tục kiểm toán. Cụ thể, KTV mà mức độ chấp nhận cho những tình huống mơ hồ thấp sẽ lên kế hoạch các thủ tục kiểm toán nhiều hơn và kéo dài thời gian thực hiện kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán nhiều hơn so với KTV có mức độ chấp nhận cao.

Trong nghiên cứu của mình Feng Chen và cộng sự (2012) về những công bố về tổn thất tiềm tàng liên quan đến kiện tụng, nhóm đã xác định hai loại kiến thức được tạo ra từ kinh nghiệm, đó là kiến thức ngành và kiến thức về luật pháp. Kiến thức ngành giúp KTV phát hiện và sửa chữa việc thực thi pháp luật một cách yếu kém. Một cuộc khảo sát gần hơn đã cho thấy kết quả này được giải thích bởi các KTV chuyên ngành có kinh nghiệm kiểm toán khách hàng từ trước đó trong cùng ngành, cùng văn phòng mà có liên quan đến kiện tụng. KTV có được những kiến thức luật pháp từ việc kiểm toán khách hàng trong ngành nhất định khi trước đó họ là bị cáo. Vì vậy, hai loại kiến thức này có tương tác nhau về tác động tới các báo cáo. Bài báo của các tác giả cung cấp thêm sự hiểu biết về mối liên hệ giữa kinh nghiệm của KTV và tính kịp thời của việc công bố thông tin của công ty và vai trò của kinh nghiệm trong việc định hình chuyên môn.

Từ những tìm hiểu về các nghiên cứu ở trên có thể đưa ra nhận định như sau: KTV càng có kinh nghiệm thì thời gian kiểm toán sẽ càng ngắn hơn.

2.3.2.3 Năng lực nhân sự kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên

Các DNKT có số lượng nhân sự hạn chế và đặc điểm của nghề nghiệp kiểm toán gây khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực bổ sung khi hãng kiểm toán gặp tình trạng vượt quá năng lực hiện có. Hai yếu tố gây ra tình trạng năng lực hạn chế đối với công ty kiểm toán là nhu cầu kiểm toán theo mùa và nguồn cung lao động KTV. Khi DNKT phải đối mặt với nhu cầu cao theo mùa, sự hạn chế về năng lực trong việc có được lực lượng lao động tạm thời có thể trì hoãn việc kiểm toán. Nhiều nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng phù hợp với ý kiến này. Dyer và McHugh (1975) đưa ra bằng chứng khảo sát rằng các KTV dành nhiều thời gian hơn cho các cuộc kiểm toán cuối năm vào “mùa bận”. Rất ít bài báo thấy rằng độ trễ kiểm toán ngắn hơn trong mùa bận rộn của KTV (Ashton và công sự, 1989; Newton và Ashton năm 1989). Lập luận được


đưa ra trong các bài nghiên cứu này là các công ty kiểm toán có thể sắp xếp cho nhân viên bổ sung trong mùa cao điểm. Ngoài ra, các công ty kiểm toán có thể xử lý khối lượng công việc bổ sung trong các mùa bận rộn bằng cách tăng thời gian làm thêm giờ (Ashton và cộng sự, 1989).

Mặc dù tương đối dễ dàng để thu thập nguồn lao động bổ sung cho giai đoạn thực hiện kiểm toán (để thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết), thì việc tìm kiếm các nhân sự cao cấp như giám đốc kiểm toán hoặc chủ nhiệm kiểm toán để soát xét công việc kiểm toán và hoàn thành cuộc kiểm toán trong mùa bận rộn sẽ khó khăn hơn. Ngoài ra, mức độ của việc làm thêm giờ có thể làm giảm sự chậm trễ kiểm toán cũng nên được giới hạn hơn đối với các giám đốc kiểm toán/chủ nhiệm kiểm toán những người mà có nguồn lực khan hiếm hơn trong công ty kiểm toán. Bên cạnh đó, quy mô văn phòng kiểm toán có thể có tác động đối với thời gian kiểm toán. Các công ty kiểm toán lớn hơn có số lượng khách hàng lớn hơn và có khả năng phải đối mặt với nhu cầu cao hơn từ các khách hàng hiện có của hãng. Điều này có thể dẫn đến thời gian kiểm toán dài hơn. KTV tại các hãng kiểm toán lớn hơn có nguồn nhân lực lớn hơn có thể được chia sẻ nhiều hơn về các hợp đồng kiểm toán. KTV tại các hãng lớn hơn có cơ hội cao hơn để hưởng lợi từ việc tham khảo ý kiến với các đồng nghiệp của họ trong cùng một văn phòng (Francis và Yu, 2009). Trong phạm vi mà đơn vị kiểm toán “chiếm lĩnh” được nguồn nhân lực và mạng lưới tư vấn, tức là nguồn cung KTV, thì văn phòng kiểm toán lớn hơn sẽ đáp ứng khách hàng nhanh hơn và do đó thời gian kiểm toán cũng nhanh hơn.

Trong các nhân tố ảnh hưởng được nghiên cứu của luận án có năng lực nhân sự kiểm toán của DNKT phát sinh từ nhu cầu của mùa bận kiểm toán và quy mô văn phòng kiểm toán đến thời gian kiểm toán. Mối liên hệ được nhận định như sau: Khi năng lực nhân sự kiểm toán của DNKT tăng lên thì thời gian kiểm toán sẽ giảm đi.

2.3.3 Các nhân tố khác có ảnh hưởng tới thời gian kiểm toán

Ngoài các nhân tố ở trên cho thấy có khả năng có những ảnh hưởng rõ rệt nhất đến thời gian kiểm toán, thì còn có thể có nhiều nhân tố khác ảnh hưởng như giá phí kiểm toán, giới tính của KTV,...

Một trong những biểu hiện rõ nhất của tầm quan trọng của khách hàng chính là giá phí kiểm toán. Việc xem xét mối quan hệ giữa thời gian kiểm toán và giá phí kiểm toán có khả năng sẽ thu được sự hiểu biết hơn về chất lượng kiểm toán và tính độc lập, và cũng sẽ cung cấp cái nhìn rõ hơn về thị trường cung cấp dịch vụ kiểm toán. Sự hiểu biết này là quan trọng cho những người sử dụng báo cáo tài chính, người tiêu dùng và những nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán và cả những người đang nỗ lực trong việc quản lý dịch vụ kiểm toán.


Những khách hàng mà chiếm một phần lớn hơn trong danh mục khách hàng của công ty kiểm toán có thể có nhiều quyền lực hơn đối với KTV để KTV có thể giành nhiều khả năng ưu tiên hơn cho họ trong việc thực hiện hợp đồng. Thêm đó, thực tế rằng khách hàng mà quan trọng đối với KTV và công ty kiểm toán có thể gây ra những vấn đề về tính độc lập đối với KTV, ví dụ, KTV ít thận trọng hơn khi đánh giá các bằng chứng kiểm toán. Vì vậy, khách hàng càng quan trọng, thì thời gian kiểm toán càng ngắn hơn. Ở mặt ngược lại, tầm quan trọng về mặt kinh tế của khách hàng cũng có nhiều ảnh hưởng tích cực đến chất lượng kiểm toán mà KTV cũng thận trọng hơn với những khách hàng lớn hơn trong danh mục khách hàng của họ. Các khách hàng lớn dễ bị rơi vào các vụ kiện tụng và là đối tượng giám sát của các cơ quan quản lý. Do đó rủi ro kiện tụng và bị điều tra có thể đóng vai trò là động lực để KTV duy trì tính độc lập bất chấp sự phụ thuộc về kinh tế.

Tổng hợp các công trình nghiên cứu, các lý thuyết kinh tế, Luận án đưa ra bảng tổng tợp các nghiên cứu chính có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán như sau:

Bảng 2.3: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây


Nghiên cứu của

Phương pháp nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

ACRA (2014)

Bộ chỉ số AQIs

ACRA đã đưa ra 08 chỉ số, bao gồm: Số giờ kiểm toán được thực hiện bởi các thành viên kiểm toán cao cấp (senior); kinh nghiệm kiểm toán và sự chuyên môn hóa theo lĩnh vực; Việc đào tạo; Kết quả của các cuộc kiểm tra; Tuân thủ yêu cầu về tính độc lập; Kiểm soát chất lượng; Sự

giám sát nhân viên; Tỷ lệ nhân viên kiểm toán nghỉ việc.

Ashton, R.H, J.J.Willingham & R.K.Elliot (1987)

Khảo sát và phân tích các loại tương tác khác nhau giữa KTV và khách hàng

Kết quả chỉ ra độ trễ kiểm toán dài hơn đáng kể đối với các công ty mà

(1) nhận được ý kiến kiểm toán không phải là chấp nhận toàn phần,

(2) trong các ngành nghề đặc thù như ngành tài chính, (3) không phải công ty đại chúng, (4) có năm tài chính khác với năm dương lịch, (5) KSNB kém hơn, (6) công nghệ xử lý dữ liệu phức tạp, (7) có số lượng

công việc kiểm toán tương đối nhiều hơn sau ngày khóa sổ lập BCTC.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện tại Việt Nam - 8


Asthana (2010), Payne & Jensen (2002)

Khảo sát và Phân tích tổng hợp

Các khách hàng được kiểm toán bởi các KTV chuyên thực hiện lĩnh vực đó sẽ có độ trễ của cuộc kiểm toán

ngắn hơn

Bilal Makkawi và Mohammad Abdolmohammadi (2004)

Khảo sát và phân tích tổng hợp với mẫu là 48 KTV nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro sai sót trọng yếu ở cấp độ BCTC trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Kết quả chỉ ra các yếu tố thuộc về khách hàng như đặc điểm cấu trúc hoạt động của khách hàng, quy mô và tính phức tạp trong việc lập BCTC của khách hàng có ý nghĩa thống kê đáng kể trong việc giải thích sự thay đổi của tổng số giờ kiểm toán và thời

gian thực hiện kiểm toán

Blokdijk, H.,F.Drieenhuizen, D.A.Simunic &

M.T Stein (2006)

Khảo sát 113 mẫu các hợp đồng kiểm toán từ 14 hãng kiểm toán để kiểm tra tổng nỗ lực kiểm toán và sự phân bố nỗ lực kiểm toán cho các giai đoạn kiểm toán từ lập kế hoạch, đánh giá rủi ro, thực hiện các thử nghiệm cơ bản và hoàn thành kiểm toán

Big5 thực sự tạo ra mức chất lượng kiểm toán cao hơn nhóm công ty không phải Big5 và sự khác biệt về chất lượng này có liên quan đến cách mà giờ kiểm toán được triển khai theo cách tiếp cận kiểm toán theo bối cảnh và ít thực hiện tiếp cận cuộc kiểm toán theo các thủ tục hơn (procedural audit approach)

Casterella, Jensen & Knechel (2010)

Khảo sát 68 vụ kiện tụng của các DNKT để xem xét mối quan hệ giữa rủi ro kiện tụng và đặc điệm DNKT

Các DNKT không sử dụng rộng rãi thông tin tài chính về khách hàng kiểm toán cá nhân để đánh giá rủi ro. Thay vào đó, họ chủ yếu sử dụng thông tin về chính các công ty kiểm toán. Sử dụng dữ liệu từ một công ty kiểm toán lớn, nhóm tác giả kiểm tra mối liên kết giữa một số đặc điểm của công ty kiểm toán và vụ kiện liên quan đến kiểm toán đã cho thấy rằng các công ty lớn hơn, các công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh, các công ty mà kiện chính khách hàng của họ và các công ty có tiền sử có vấn đề đều phải đối mặt với rủi ro kiện tụng lớn hơn.

Tuy nhiên, các yếu tố về tính độc lập

và chuyên môn không liên quan đến rủi ro kiện tụng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/01/2024