Xác Lập Khung Nghiên Cứu, Các Giả Thuyết Và Mô Hình Nghiên Cứu


Daigle & Lampe (2003)

Phân tích tổng hợp

SOX đưa ra nhiều yêu cầu nghiêm ngặt hơn đối với các hoạt động điều hành, quản trị, kế toánkiểm toán đối với các công ty niêm yết tại Hoa Kỳ. Trong đó, yêu cầu các công ty niêm yết phải công bố thông tin kịp thời hơn, Ban giám đốc phải xác nhận đối với các báo cáo tài chính và KTV phải đánh giá các báo cáo của BGĐ về tính hữu hiệu của KSNB đối với việc lập và trình bày

BCTC.

Dyer and McHugh (1975)

Phân tích tổng hợp

Khi DNKT phải đối mặt với nhu cầu cao theo mùa, sự hạn chế về năng lực trong việc có được lực

lượng lao động tạm thời có thể trì hoãn việc kiểm toán

Gil S.Bae, Seung Uk Choi & Joon Hwa Rho (2016)

Khảo sát 6.786 quan sát từ năm 2001 đến 2010 tại Hàn Quốc để xem xét mối quan hệ của KTV chuyên ngành với số giờ kiểm toán

KTV chuyên ngành tính tổng phí kiểm toán cao hơn so với những người không phải KTV chuyên ngành và đồng thời họ cũng phải làm việc nhiều giờ hơn so với những

người khác

Hackenbrack và Knechel

Phân tích tổng hợp

Giám đốc kiểm toán (TVBGĐ) sẽ tốn thời gian nhiều hơn cho những khách hàng có nhiều chi nhánh, đây là một yếu tố làm gia tăng tính phức tạp trong hoạt động của đơn vị, làm

tăng rủi ro tiềm tàng



Xác định các yếu tố cơ bản quyêt định đến chất lượng kiểm toán. Thời gian kiểm toán nằm trong nhóm các yếu tố chính thuộc yếu tố đầu vào có tác động đến chất lượng kiểm toán. Việc phân bổ nguồn lực đảm bảo chất lượng kiểm toán bao gồm việc thu thập thông tin về: kỹ năng và kinh nghiệm; các cam kết về thời gian dự kiến và thời gian của hợp

đồng cung cấp dịch vụ để tạo điều kiện tuân thủ các yêu cầu về đạo đức

Myojung Cho, Eunsun Ki, and Soo Young Kwon (2017)

Khảo sát và kiểm tra liệu các KTV có tính đến chất lượng các khoản dồn tích, đại diện cho rủi ro dòng

tiền liên quan đến lợi

Nhóm tác giả tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa chất lượng các khoản dồn tích và thời gian, phí kiểm toán, cho thấy KTV sẽ phải nỗ

lực nhiều hơn bằng việc chỉnh sửa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện tại Việt Nam - 9



nhuận, thông qua điều chỉnh số giờ kiểm toán và phí kiểm toán với bổi cảnh tại Hàn Quốc

lại các thủ tục kiểm toán và các thử nghiệm cơ bản và tính phí nhiều khi rủi ro dòn tiền bị tăng lên và KTV chú ý đến rủi ro dòng tiền liên quan đến chất lượng dồn tích nhưng phản ứng của họ thay đổi tùy theo nguồn

gốc của khoản dồn tích

Murphy, W.J (1994)

Phân tích tổng hợp

Chất lượng KSNB có ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán đối với các công ty ngành tài chính. KSNB càng có

hữu hiệu thì thời gian kiểm toán càng giảm.

PCAOB (2015)

Ban hành Bộ chỉ số Chất lượng kiểm toán AQIs

Các chỉ số ở đây là bộ danh mục các chỉ số định lượng mà cung cấp thông tin về việc làm thế nào để đánh giá chất lượng các cuộc KiT và làm thế nào để đạt được cuộc KiT có chất lượng cao. Các vấn đề nêu trong Bộ chỉ số AQIs - PCAOB bao gồm: (i) bản chất của các chỉ số tiềm năng, (ii) tính hữu dụng của các chỉ số cụ thể,

(iii) các đề xuất cho các chỉ số khác,

(iv) người sử dụng tiềm năng của các chỉ số, và (v) một cách tiếp cận để thực hiện Bộ chỉ số AQIs. PCAOB- AQIs mô tả và đưa ra những bình luận về 28 chỉ số tiềm năng, đề xuất các chỉ số khác. 28 chỉ số này thuộc vào ba nhóm: nhóm đầu tiên thuộc về “chuyên gia kiểm toán”, nhóm thứ hai thuộc về “Quy trình kiểm toán” và nhóm thứ ba thuộc về “Các kết quả kiểm toán”. Trong nhóm “Chuyên gia kiểm toán”, PCAOB- AQIs đã đưa ra hai chỉ số đánh giá ở đây là “Số giờ kiểm toán và Khu vực rủi ro” và “Sự phân bổ số giờ kiểm toán cho các giai đoạn của cuộc

kiểm toán”

Rajiv Banker, Hsihui Chang, Yi- Ching Kao (2014)

Điều tra khảo sát trên mẫu thu thập từ 100 hợp đồng kiểm toán được thực hiện tại một văn phòng của một hãng kiểm toán Big4

tổng số giờ phát sinh cho một khách hàng tăng theo cả mức độ tự động hóa CNTT và độ phức tạp CNTT của khách hàng. Ngược lại, tổng chi phí kiểm toán giảm theo mức độ hỗ trợ và kiểm soát CNTT của khách

hàng


Richard W. Houston, 1999

Khảo sát các KTV đến từ 6 hãng kiểm toán lớn nhất (Big6) có kinh nghiệm lập kế hoạch kiểm toán để khảo sát về ảnh hưởng của áp lực về phí kiểm toán và rủi ro khách hàng đến quyết định về dự toán thời gian kiểm toán

Nếu rủi ro khách hàng tăng lên thì KTV sẽ lập kế hoạch về thời gian kiểm toán nhiều lên, chứ không liên quan đến áp lực về giá phí kiểm toán. Tác giả dự báo KTV sẽ thực hiện thời gian kiểm toán báo cáo nhiều hơn đáng kể so với thời gian kiểm toán dự toán bởi áp lực của phí kiểm toán, và thời gian kiểm toán thực tế cũng cao hơn so với thời gian

kiểm toán báo cáo

Steven F.Cahan & Jerry Sun (2015)

Điều tra, khảo sát dữ liệu các công ty để đánh giá mối quan hệ giữa kinh nghiệm của KTV với chất

lượng kiểm toán.

Phát hiện của nhóm cũng cho thấy KTV có kinh nghiệm hơn cung cấp dịch vụ kiểm toán chất lượng hơn so với CPA ít kinh nghiệm

Willie E.Gist & Ronald A.Davidson (1999)

Điều tra, khảo sát dữ liệu thu thập được từ 4 trong 6 hãng hãng kiểm toán Big6 để phân tích mối quan hệ giữa thời gian kiểm toán và các

nhân tố thuộc về khách hàng

Sự khác biệt giữa việc dự toán thời gian kiểm toán và thời gian kiểm toán báo cáo có quan hệ đáng kể với các nhân tố phản ánh quy mô khách hàng, rủi ro, tính phức tạp và khả năng sinh

lời của khách hàng.

Whittred, G.P, 1980

Khảo sát và so sánh hành vi báo cáo của các công ty với các loại báo cáo kiểm toán khác nhau trong một

khoảng thời gian tại Úc

Tỷ lệ báo cáo kiểm toán không phải là chấp nhận toàn phần làm trì hoãn việc công bố báo cáo lợi nhuận (theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng

khoán Úc) và các báo cáo hàng năm

Nguồn: NCS tự tổng hợp

2.4 Xác lập khung nghiên cứu, các giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Dựa trên các cơ sở lý thuyết như đã trình bày và nghiên cứu tổng quan các công trình về kiểm toán, thời gian kiểm toán và các nhân tố tác động đến thời gian kiểm toán trong nước và thế giới cho thấy trong các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán, thì những nhân tố có thể quan sát được và đã được các nghiên cứu nước ngoài làm rõ sự tác động và còn một số nhân tố vẫn còn có những quan điểm khác nhau. Từ đó Luận án được tổng hợp thành khung lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán trong kiểm toán BCTC như sau:


2.4.1 Nhân tố mục tiêu (Biến phụ thuộc)

Nhân tố mục tiêu mà luận án quan tâm tìm hiểu để nghiên cứu là “thời gian kiểm toán” trong kiểm toán BCTC do KTĐL thực hiện tại Việt Nam. Xét trong bối cảnh Việt Nam hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về nhân tố này, nhưng lại là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đạt được hiệu quả của cuộc kiểm toán có năng suất hay không. Đặc biệt, đối với khu vực KTĐL, các hãng kiểm toán ngoài trách nhiệm chính của họ là cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC thì bản thân họ cũng là các doanh nghiệp kinh doanh vì mục đích lợi nhuận. Vì vậy, bài toàn cân nhắc lợi ích – chi phí luôn là một câu hỏi khó cần giải quyết để làm sao có thể đảm bảo mục tiêu cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng theo yêu cầu của các chuẩn mực kiểm toán, mà lại vừa đảm bảo được tính kinh tế, hiệu suất trong hoạt động. Trong các cơ sở để tính chi phí thực hiện kiểm toán, thời gian kiểm toán luôn lấy làm cơ sở để tính toán và phân bổ bởi các hãng kiểm toán. Vì vậy, nhân tố này nếu được nghiên cứu trong bối cảnh hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam sẽ có giá trị về lý luận và thực tiễn rất lớn trong lĩnh vực này.

Khi tìm hiểu về Bộ chỉ số Chất lượng kiểm toán do các cơ quan nhà nước của các quốc gia trên thế giới (bao gồm IFAC, US CAQ – Hoa Kỳ, ACRA – Singapore, NBA – Thụy Điển, FAOA – Thụy Sĩ, PCAOB – Hoa Kỳ, CPAB – Canada, FRC – Anh, CAANZ – New Zealand, IOSCO), NCS nhận thấy số giờ kiểm toán được tất cả các bộ chỉ số chất lượng của các tổ chức này đưa ra một cách trực tiếp như là một nhân tố quan trọng để đánh giá chất lượng kiểm toán BCTC cho các doanh nghiệp kiểm toán và Ban Kiểm soát của các đơn vị dựa vào đánh giá để làm cơ sở tái bổ nhiệm hoặc lựa chọn mới doanh nghiệp kiểm toán. Thời gian kiểm toán được coi là một nhân tố đầu vào quan trọng của quy trình kiểm toán. NCS đã lựa chọn hướng dẫn về cách xác định thời gian kiểm toán theo bộ chỉ số AQIs của ACRA – Singapore, bởi bộ chỉ số này xác định thời gian kiểm toán là nhân tố quan trọng đầu tiên trong chỉ số và có hướng dẫn rõ ràng về cách thức xác định thời gian kiểm toán, dễ dàng tăng tính so sánh cho các hãng kiểm toán khi công bố thông tin và các đơn vị khi đánh giá chất lượng kiểm toán để lựa chọn công ty kiểm toán. Hiện nay, rất nhiều hãng kiểm toán lớn thường bố trí cuộc kiểm toán ở năm cấp độ (nhân viên kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán, giám đốc kiểm toán, thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán). Thời gian kiểm toán trong phạm vi nghiên cứu của luận án sẽ được biểu thị là số giờ được sử dụng bởi các thành viên của nhóm kiểm toán (bao gồm nhân viên kiểm toán (staff), trưởng nhóm kiểm toán (audit senior), chủ nhiệm kiểm toán (audit CNKT), giám đốc kiểm toán (audit director), thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán (audit TVBGĐ) và các thành viên


khác như TVBGĐ soát xét cuộc kiểm toán) trong suốt hợp đồng kiểm toán (bao gồm ba giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán (planning), thực hiện kiểm toán (fieldwork) và kết thúc kiểm toán (completion)). Thời gian kiểm toán không bao gồm số giờ làm việc của các nhân viên không phải là thành viên của nhóm kiểm toán nhưng có hỗ trợ về các thủ tục hành chính (thực tập sinh, nhân viên hành chính,…).

2.4.2 Nhân tố tác động (Biến độc lập)

Có rất nhiều nhân tố tác động đến quyết định về thời gian kiểm toán trong kiểm toán BCTC, Luận án nghiên cứu tập trung vào các nhân tố tác động sau đây:

- Đặc điểm về cấu trúc hoạt động, quy mô của khách hàng được quan sát theo tính phức tạp của cấu trúc hoạt động và quy mô của khách hàng (OPEC) tính phức tạp trong cấu trúc hoạt động của khách được được thể hiện như đơn vị có nhiều đơn vị và chi nhánh cần phải lập báo cáo, có nhiều phân khúc thị trường, nhiều sản phẩm – dịch vụ, quy mô hoạt động của đơn vị rộng khắp ở nhiều nơi,... điều này dẫn đến KTV phải nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành, có thể là rà soát lại công việc của nhóm kiểm toán, tìm hiểu kỹ hơn về khách hàng và thực hiện lập kế hoạch kiểm toán cho khách hàng kỹ lưỡng hơn,...vì vậy số giờ kiểm toán cũng tăng lên.

- Đặc điểm về quy trình lập BCTC của khách hàng được quan sát theo tính phức tạp của quy trình lập BCTC của khách hàng (FSCPL): BCTC chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng khác nhau và phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán khác nhau và yêu cầu nhiều thủ tục kiểm toán và bằng chứng khác nhau. Vì vậy, đối với các khoản mục cụ thể mà có sự phức tạp thì KTV thường phải sử dụng thời gian kiểm toán nhiều hơn.

- Kiểm soát nội bộ của khách hàng được quan sát theo rủi ro kiểm soát nội bộ (CR): rủi ro kiểm soát bị gây ra bởi yếu tố thuộc về KSNB của đơn vị như môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin truyền thông, giám sát kiểm soát. Một trong những mục tiêu quan trọng của KSNB là đảm bảo tính đáng tin cậy của việc lập báo cáo tài chính. Vì vậy, nếu kiểm soát nội bộ của đơn vị yếu kém có nghĩa rủi ro kiểm soát tăng cao thì KTV sẽ phải mất thời gian nhiều hơn để thực hiện các thủ tục phát hiện ra các sai phạm trọng yếu ảnh hưởng đến BCTC.

- Rủi ro pháp lý liên quan đến DNKT kiểm toán và KTV (Legal Risk - LR): Rủi ro pháp lý của công ty kiểm toán liên quan đến khả năng KTV sẽ phải chịu tổn thất từ hợp đồng kiểm toán, bao gồm là kết quả của việc kiện tụng, những vấn đề về truyền thông bất lợi, hay những sự kiện khác có liên quan đến BCTC đã được kiểm toán (Johnstone 2000, AICPA 1983).

- Kinh nghiệm và Tính chuyên nghiệp của DNKT và KTV (Experience and Expertise - EXP và PRO): Tính chuyên môn của KTV có thể đẩy nhanh quá trình kiểm


toán. Quy mô của hãng kiểm toán có sự liên kết với việc tăng hoặc giảm thời gian thực hiện kiểm toán. Trong việc chuyên môn hóa từng lĩnh vực, ngành nghề, những nghiên cứu hiện có cho thấy KTV có kỹ năng, kiến thức chuyên môn cụ thể cho từng loại hình dịch vụ kiểm toán khác nhau sẽ giúp hiệu quả và hiệu suất của cuộc kiểm toán đạt tốt hơn. Nhân tố này cũng sẽ được kiểm định trong bối cảnh thị trường KTĐL Việt Nam, với yếu tố tác động ở đây đến tính chuyên môn hóa là quy mô hãng kiểm toán và loại hình doanh nghiệp kiểm toán (Nước ngoài hay Việt Nam). Các nghiên cứu đã được xem xét ở phần tổng quan cho thấy các KTV có kinh nghiệm thường sẽ thực hiện kiểm toán với thời gian thấp hơn so với KTV ít kinh nghiệm hơn.

- Năng lực nhân sự kiểm toán của DNKT (Auditor Capacity – AC): Năng lực nhân sự kiểm toán đề cập đến khả năng tìm kiếm và đáp ứng đủ số lượng nhân lực kiểm toán có trình độ cao bổ sung trong những thời gian kiểm toán cao điểm (ví dụ, mùa bận kiểm toán). Bên cạnh đó, năng lực nhân sự kiểm toán cũng đề cập đến khả năng nhận được hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia của hãng kiểm toán (nếu có) để giảm thời gian kiểm toán của KTV trong việc tìm hiểu thêm các vấn đề mang tính đặc thù của ngành.

Từ đó, LATS tập trung nghiên cứu, đánh giá các giả thuyết sau đây:

H1: Tính phức tạp của cấu trúc hoạt động, quy mô khách hàng (OPEC) có ảnh hưởng cùng chiều tới Thời gian kiểm toán (AT)

H2: Tính phức tạp của quy trình lập BCTC của khách hàng (FSCPL) có ảnh hưởng cùng chiều tới Thời gian kiểm toán (AT)

H3: Rủi ro kiểm soát (CR) có ảnh hưởng cùng chiều tới Thời gian kiểm toán (AT).

H4: Rủi ro pháp lý liên quan đến DNKT và KTV (LR) có ảnh hưởng cùng chiều tới Thời gian kiểm toán (AT)

H5: Kinh nghiệm của DNKT và KTV (EXP) có ảnh hưởng ngược chiều tới Thời gian kiểm toán (AT)

H6: Tính chuyên nghiệp của DNKT và KTV (PRO) có ảnh hưởng ngược chiều tới Thời gian kiểm toán (AT)

H7: Năng lực nhân sự kiểm toán của DNKT (AC) có ảnh hưởng ngược chiều tới Thời gian kiểm toán (AT)

2.4.3 Biến kiểm soát

Để tăng tính chặt chẽ và đảm bảo giá trị khoa học, bên cạnh việc kiểm định mức độ tương quan của các biến độc lập với biến phụ thuộc còn có thể có các biến “cạnh tranh” và đưa thang đo các biến này vào mô hình là cách để kiểm soát các giả thuyết “cạnh tranh”. Các biến kiểm soát được sử dụng trong nghiên cứu là các biến về giới tính, giá phí kiểm toán,...


2.4.4 Mô hình nghiên cứu

Thông qua phân tích và tổng hợp các nhân tố tác động, NCS đã thiết kế mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:



FSCPL

OPEC

CR

LR

Thời gian

kiểm toán

EXP

Những hàm ý

đối với chất lượng kiểm

(AT)

PRO

AC

Biến quan sát: giới tính,

giá phí kiểm toán,…


Hình 2.4 : Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: NCS tự tổng hợp


Chú thích:

- AT: Thời gian kiểm toán - FSCPL: Tính phức tạp trong quy trình lập BCTC

- OPEC: Đặc điểm, quy mô hoạt động của khách hàng - CR: Rủi ro kiểm soát

- LR: Rủi ro kiện tụng liên quan đến DNKT/KTV - EXP: Kinh nghiệm của DNKT/KTV

- PRO: Tính chuyên nghiệp của DNKT/KTV - AC: Năng lực nhân sự kiểm toán của DNKT


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trong Chương 2, Luận án đã trình bày các khái niệm, khung lý thuyết liên quan đến thời gian kiểm toán và các nhân tố tác động đến thời gian kiểm toán BCTC do các DNKT độc lập thực hiện. Cụ thể Luận án đã trình bày các nghiên cứu, tổng hợp các lý thuyết nền tảng như: Lý thuyết người đại diện; Lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực; Lý thuyết DN từ góc nhìn tri thức và xây dựng khung lý thuyết cơ sở cho luận án. Tiếp theo, Luận án tổng hợp các nghiên cứu của các học giả trên thế giới về thời gian kiểm toán hoặc có liên quan đến những nỗ lực kiểm toán, chất lượng kiểm toán để tìm và khám phá các nhân tố tác động đến thời gian kiểm toán BCTC từ đó xây dựng nên khung lý thuyết làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu định tính, định lượng của Luận án.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 24/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí