Tần Suất Sử Dụng Dịch Vụ Mobile Banking Tại Ngân Hàng



Công nhân

7

5,8

Khác

6

5,0


Thu nhập

Dưới 4 triệu

19

15,8

Từ 4 đến 7 triệu

32

26,7

Từ 7 đến 10 triệu

41

34,2

Trên 10 triệu

28

23,3


Tổng

120

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế - 8

(Nguồn: Kết quả xử lý và phân tích từ dữ liệu điều tra)

Về cơ cấu mẫu theo giới tính, trong tổng số 120 phiếu điều tra được thu về nhóm khách hàng nam có 65 người (tương ứng 54,2%) và khách hàng nữ có 55 người (tương ứng 45,8%).

Về cơ cấu mẫu theo độ tuổi, trong số 120 phiếu tra, nhóm khách hàng có độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất với số lượng 48 người tương ứng 40%. Bên cạnh đó 2 nhóm khách hàng có độ tuổi từ 18 đến 25 và từ 36 đến 50 tuổi cũng chiếm số lượng đáng kể và lần lượt có số lượng là 33 người (tương ứng 27,5%) và 24 người (tương ứng 20%). Theo đó 3 nhóm khách hàng này chiếm số lượng đáng kể là điều không bất ngờ vì độ tuổi của họ còn khá trẻ, việc sử dụng các dịch vụ công nghệ sẽ dễ chấp nhận và thích nghi hơn. Nhóm tuổi còn lại là nhóm khách hàng trên 50 tuổi chỉ chiếm 15 người (tương ứng 12,5%).

Về cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp, trong số tổng 120 khách hàng được điều tra thì nhóm khách hàng bao gồm nhân viên kỹ thuật/ văn phòng chiếm tỉ lệ cao nhất với 38 người (tương ứng 31,7%). Chiếm số lượng cũng đáng kể đó là 2 nhóm khách hàng bao gồm người kinh doanh và cán bộ nhà nước lần lượt chiếm số lượng 27 người (tương ứng 22,5) và 20 người (tương ứng 16,7%). Số khách hàng thuộc nhóm hưu trí/ nội trợ chỉ chiếm 13 người (tương ứng 10,8%). Những người nhóm khách hàng còn lại bao gồm sinh viên với 9 người trả lời (tương ứng 7,5%), công nhân với 7 người (tương ứng 5,8%), khác với 6 người (tương ứng 5%).

Về cơ cấu mẫu theo thu nhập, đối tượng điều tra tập trung chủ yếu ở mức thu nhập từ 7 – 10 triệu đồng, chiếm tỉ lệ cao nhất với 41 người (tương ứng 34,2%); tiếp theo là nhóm khách hàng có thu nhập từ 4 – 7 triệu đồng với 32 chiếm tỷ lệ 26,7%;


nhóm thu nhập trên 10 triệu đồng cũng chiếm đáng kể với 28 người (tương ứng 23,3%). Nhóm thu nhập dưới 4 triệu đồng chiếm tỉ lệ thấp nhất với 19 người (tương ứng 15,8%). Những con số thu thập được đã phản ánh được phần nào mức sống khá cao của người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do đó đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho ngân hàng triển khai giới thiệu dịch vụ Mobile Banking đến nhiều người hơn.

Ngoài ra, đặc điểm của mẫu khảo sát còn được phân theo hành vi sử dụng dịch

vụ Mobile Banking tại ngân hàng:

Bảng 2.5. Tần suất sử dụng dịch vụ Mobile Banking tại ngân hàng


Tiêu chí

Số người

Phần trăm (%)


Tần suất sử

dụng

Dưới 3 lần/tháng

23

19,2

Từ 3 đến 6 lần/ tháng

38

31,7

Từ 7 đến 10 lần/tháng

43

35,8

Trên 10 lần/tháng

16

13,3

Tổng

120

100

(Nguồn: Kết quả xử lý và phân tích từ dữ liệu điều tra)

Về tần suất sử dụng dịch vụ của khách hàng, nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking từ 7 đến 10 lần trong một tháng chiếm tỉ lệ cao nhất với 35,8%; và nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ từ 3 đến 6 lần cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể với 31,7%. Nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ trên 10 lần vẫn chiếm tỉ lệ khá thấp với 13,3%. Do đó ngân hàng cần duy trì và thúc đẩy những nhóm khách hàng này sử dụng nhiều lần hơn. Nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ dưới 3 lần vẫn còn tồn tại và chiếm đến 19,2%. Theo đó ngân hàng cần đưa ra các chương trình ưu đãi để thu hút nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ thường xuyên hơn.

Về mục đích sử dụng dịch vụ, qua kết quả điều tra 120 khách hàng cho thấy: mục đích mà khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking là để chuyển khoản, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn, gửi tiền tiết kiệm online, kiểm tra số dư, xem thông tin tỉ giá/lãi suất,…Mỗi khách hàng khác nhau sẽ có mục đích sử dụng khác nhau do đó việc luôn nâng cấp và thêm mới các dịch vụ là vô cùng cần thiết. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ để chuyển khoản chiếm tỉ lệ cao nhất, với 90 lựa chọn


chiếm đến 75%. Điều này cho thấy Mobile Banking của MB CN Huế đã đáp ứng được nhu cầu giao dịch tài chính cơ bản của khách hàng, rút ngắn thời gian giữa các giao dịch trực tiếp, loại bỏ đi những thủ tục không cần thiết. Bên cạnh mục đích chủ yếu là chuyển khoản thì khách hàng còn sử dụng Mobile Banking để kiểm tra số dư trong tài khoản, với 87 khách hàng lựa chọn chiếm 72,5%. Việc kiểm tra số dư trên Mobile Banking góp phần giúp khách hàng quản lý tốt chi tiêu của mình.

Các mục đích sử dụng còn lại như nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm online, xem thông tin giá/ lãi suất vẫn được khách hàng lựa chọn và chiếm tỉ lệ lần lượt là 53,3% ; 45,8% ; 39,2% ; 44,2%. Theo đó Mobile Banking của MB CN Huế một phần đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Biểu đồ 1. Mục đích sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng


Mục đích sử dụng

Phần trăm

Số lượng

Chuyển khoản Kiểm tra số dư Nạp tiền điện thoại

Thanh toán hóa đơn

Xem thông tin tỉ giá, lãi suất

Khác

Gửi tiết kiệm online

75 90

72.5 87

53.3 64

45.855

44.2

53

39.2

47

39.2

47

(Nguồn: Kết quả xử lý và phân tích từ dữ liệu điều tra)

Về lí do sử dụng dịch vụ, khách hàng sử dụng Mobile Banking của MB CN Huế bởi các lí do chủ yếu : giao dịch nhanh chóng, thuận tiện; thông tin tài khoản cập nhật nhanh, chính xác; thao tác thực hiện đơn giản, không cần thủ tục giấy tờ; có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi; chi phí thấp. Những lí do này được khách hàng lựa chọn nhiều nhất với hơn 70 lựa chọn chiếm hơn 60% và chênh lệch giữa các lí do này là không đáng kể. Bên cạnh đó bảo mật cao là một vấn đề hầu hết khách hàng rất quan tâm khi thực hiện các giao dịch tài chính bởi vì nó liên quan đến tài sản, thông tin cá nhân


riêng tư của họ. Do đó khách hàng còn tâm lí e ngại khi cân nhắc sử dụng dịch vụ công nghệ hiện đại này. Với 40 lựa chọn chiếm 30% trong tổng số 120 khách hàng được điều tra, thì con số này còn khá nhỏ nếu tiến hành đo lường mức độ tin tưởng của khách hàng. Vì thế ngân hàng cần có các giải pháp nâng cao niềm tin nhằm thuyết phục khách hàng sử dụng nhiều hơn.

Biểu đồ 2. Lí do sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng


Lí do sử dụng

Phần trăm

Số lượng

Chi phí thấp

Thao tác thực hiện đơn giản, không… Giao dịch nhanh chóng, thuận tiện

Có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi

Thông tin tài khoản cập nhật nhanh,…

Bảo mật cao

Khác

64.2 77

62.5 75

62.5 75

60.8 73

58.3 70

48.3 58

38.3

46

(Nguồn: Kết quả xử lý và phân tích từ dữ liệu điều tra)

Ngoài những lí do trên thì khách hàng còn có những lí do khác, cho nên việc nghiên cứu và khám phá những tác nhân ảnh hưởng này là vô cùng quan trọng.

2.2.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Huế

2.2.2.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha đối với các thang đo

Trước khi tiến hành các phân tích chuyên sâu, tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy thang đo đã thiết lập. Kết quả kiểm định hệ số Cronbach's Alpha của các thành phần được thể hiện qua bảng như sau:

Bảng 2.6. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo với các biến độc lập


Biến

Tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại

Nhận thức sự hữu ích: Cronbach's Alpha = 0,884


HI1

0,582

0,911

HI2

0,827

0,820

HI3

0,772

0,843

HI4

0,826

0,820

Nhận thức tính dễ sử dụng: Cronbach's Alpha = 0,828

SD1

0,570

0,819

SD2

0,727

0,749

SD3

0,648

0,786

SD4

0,683

0,771

Ảnh hưởng xã hội: Cronbach's Alpha = 0,841

XH1

0,705

0,786

XH2

0,684

0,796

XH3

0,732

0,773

XH4

0,588

0,836

Nhận thức về sự tin cậy : Cronbach's Alpha = 0,838

TC1

0,681

0,799

TC2

0,743

0,737

TC3

0,684

0,791

Nhận thức về chi phí tài chính: Cronbach's Alpha = 0,746

CP1

0,557

0,689

CP2

0,547

0,684

CP3

0,590

0,672

CP4

0,505

0,707

Nhận thức về rủi ro: Cronbach's Alpha = 0,788

RR1

0,620

0,727

RR2

0,611

0,731

RR3

0,634

0,717

RR4

0,534

0,765

(Nguồn: Kết quả xử lý và phân tích từ dữ liệu điều tra)


Dựa vào kết quả trên cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha các nhóm biến đều lớn hơn 0,6 và các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item-Total Correlation) đều lớn hơn 0,3. Do đó các biến đo lường trong các thang đo này được sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

Bảng 2.7. Kiểm định độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc


Biến

Tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại

Quyết định sử dụng : Cronbach's Alpha = 0,743

QĐ1

0,544

0,686

QĐ2

0,657

0,548

QĐ3

0,510

0,725

(Nguồn: Kết quả xử lý và phân tích từ dữ liệu điều tra)

Hệ số Cronbach's Alpha của nhóm phụ thuộc là 0,743 lớn hơn 0,6 và các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng đều lớn 0,3. Vì vậy thang đo được chấp nhận.

Nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của MB, tác giả tiến hành thu gọn dữ liệu bằng kỹ thuật EFA.

2.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Bảng 2.8. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test



Biến độc lập

Biến phụ thuộc

Trị số KMO

0,795

0,650

Kiểm định Bartlett's

Giá trị Chi bình phương

1381,595

84,879

Bậc tự do df

253

3

Mức ý nghĩa

0,000

0,000

(Nguồn: Kết quả xử lý và phân tích từ dữ liệu điều tra)

Kết quả phân tích EFA cho thấy:

23 biến quan sát của các nhân tố độc lập được phân tích nhân tố, cho ra kết quả thống kê Chi-square của kiểm định Bartlett đạt giá trị 1381,595. Hệ số KMO = 0,795 > 0,5; kiểm định Bartlett có Sig. = 0,000 < 0,05 nên các biến quan sát tương quan với nhau trong tổng thể. Do vậy 6 thang đo rút ra được đều đạt yêu cầu.


3 biến quan sát của thành phần phụ thuộc được đưa vào để phân tích nhân tố, hệ số KMO = 0,650> 0,5; kiểm định Bartlett’s Test cho giá trị Sig. = 0,000 < 0,05 cho thấy mô hình phân tích nhân tố là phù hợp.

Bảng 2.9. Ma trận xoay nhân tố biến độc lập


Biến quan sát

Nhóm nhân tố

1

2

3

4

5

6

HI2

0,865






HI4

0,864






HI3

0,794






HI1

0,696






XH3


0,802





XH1


0,800





XH2


0,770





XH4


0,670





SD4



0,829




SD2



0,765




SD3



0,742




SD1



0,612




TC2




0,855



TC1




0,760



TC3




0,754



RR3





0,803


RR2





0,802


RR1





0,799


RR4





0,722


CP3






0,794

CP1






0,764

CP2






0,739

CP4






0,736


Hệ số Eigenvalue

6,244

2,577

2,358

2,041

1,660

1,207

Phương sai trích

13,486

26,254

37,598

48,708

59,682

69,945

(Nguồn: Kết quả xử lý và phân tích từ dữ liệu điều tra)

Đặt tên nhân tố đại diện

Nhân tố Nhận thức sự hữu ích có giá trị Eigenvalue = 6,244, nhân tố này giải thích 13,486% sự biên thiên của thang đo. Nhân tố này có hệ số tải nhân tố lớn với các biến HI2 (giá trị Factor loading 0,865), HI4 (giá trị Factor loading 0,864), HI3 (giá trị Factor loading là 0,794), HI1 (giá trị Factor loading 0,696) nên tác giả đặt tên nhân tố này là HI.

Nhân tố Ảnh hưởng xã hội có giá trị Eigenvalue = 2,358, nhân tố này giải thích 37,598% sự biến thiên của thang đo. Nhân tố này có hệ số tải nhân tố lớn với các biến XH3 (giá trị Factor loading 0,802), XH1 (giá trị Factor loading 0,800), XH2 (giá trị Factor loading 0,770), XH4 (giá trị Factor loading 0,670) nên tác giả đặt tên nhân tố này là XH.

Nhân tố Nhận thức tính dễ sử dụng có giá trị Eigenvalue = 2,577, nhân tố này giải thích 26,254% sự biến thiên của thang đo. Nhân tố này có hệ số tải nhân tố lớn với các biến SD4 (giá trị Factor loading 0,829), SD2 (giá trị Factor loading 0,765), SD3 (giá trị Factor loading 0,742), SD1 (giá trị Factor loading 0,612), nên tác giả đặt tên nhân tố này là SD.

Nhân tố Nhận thức về sự tin cậy có giá trị Eigenvalue = 2,041, nhân tố này giải thích 48,708 sự biến thiên của thang đo. Nhân tố này có hệ số tải lớn với các biến TC2 (giá trị Factor loading 0,855), TC1 (giá trị Factor loading 0,760), TC3 (giá trị Factor loading 754) nên tác giả đặt tên nhân tố này là TC.

Nhân tố Nhận thức về rủi ro có giá trị Eigenvalue = 1,207, nhân tố này giải thích 69,945% sự biến thiên của thang đo. Nhân tố này có hệ số tải lớn với các biến RR3 (giá trị Factor loading 0,803), RR2 (giá trị Factor loading 0,802), RR1 (giá trị Factor loading 0,799), RR4 (giá trị Factor loading 0,722) nên tác giả đặt tên nhân tố này là RR.

Nhân tố Nhận thức về chi phí tài chính có giá trị Eigenvalue = 1,660, nhân tố này giải thích 59,862% sự biến thiên của thang đo. Nhân tố này có hệ số tải lớn với các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/07/2022