Mô Hình Nghiên Cứu Dự Kiến Từ Cơ Sở Lý Thuyết



Bảng trên quy định cụ thể về thời hạn nộp với từng loại BCTC. Ngày ở đây được hiểu là ngày thực tế không phải là ngày làm việc. Ngày nộp là ngày mà Sở giao dịch chứng khoán UBCKNN thực nhận được công văn đến hoặc chữ ký số đã gửi đến và không phải là ngày mà công ty công bố trên Website của Sở.

Thời hạn nộp sau khi được Kiểm toán là ngày sau khi đơn vị kiểm toán độc lập đã thực hiện xong và ký xác nhận công việc kiểm toán hoặc soát xét cho BCTC của CTNY thì CTNY có trách nhiệm công bố BCTC theo thời hạn như trên nếu nộp muộn hơn thời hạn đó thì công ty sẽ bị xử phạt. Thời hạn nộp kể từ khi Kết thúc niên độ là thời hạn nộp cuối cùng mà CTNY phải hoàn thành. Thời hạn nộp kể từ khi kết thúc niên độ nếu được UBCKNN chấp thuận gia hạn đối với BCTC bán niên độ thì được gia hạn thời gian cuối cùng CTNY phải công bố là 60 ngày, nếu chưa nộp được thì công ty sẽ bị UBCKNN nhắc nhở, đôn đốc và có hình thức xử phạt.

Đối với các CTNY phải giải trình BCTC khi BCTC công ty mẹ riêng, hợp nhất riêng hay BCTC văn phòng riêng, tổng hợp riêng khi các công ty con, các công ty liên kết hoặc các đơn vị trực thuộc cũng phát sinh sự kiện: Lợi nhuận sau thuế trong kỳ báo cáo thay đổi 10% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế trong kỳ báo cáo bị lỗ hoặc chuyển từ lãi ở kỳ trước sang lỗ kỳ này hoặc ngược lại.

2.3. Các lý thuyết liên quan

2.3.1. Lý thuyết dự phòng (Contingency theory)

Lý thuyết này được nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu lý thuyết tổ chức truyền thống, họ cho rằng có thể xác định được cấu trúc tối ưu cho tất cả các tổ chức (Fayol, 1949; Taylor, 1911; Weber, 1946). Lý thuyết dự phòng có tầm quan trọng đáng kể để nghiên cứu kế toán vì nó đã thống trị KT hành vi từ năm 1975. Lý thuyết dự phòng được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về KT quản trị của Otley (1980) sau đó phát triển trong nghiên cứu KT nói chung và KT tài chính nói riêng. Trên thực tế, cơ cấu tổ chức có sự thay đổi do đó các nhà lý thuyết đương đại đưa ra quan điểm không có duy nhất một cơ cấu tổ chức "tốt nhất" cho các tổ chức, mỗi tổ chức có đặc điểm riêng biệt về hệ thống tổ chức và hiệu quả nó sẽ phụ thuộc vào những đặc thù riêng của tổ chức và những nhân tố thuộc về ngữ cảnh. Vận dụng lý thuyết dự phòng Ferreira và Otley (2005), Chenhall (2007) trong nghiên cứu về lĩnh vực quản lý đã nhận thấy những nhân tố tác động đến hiệu quả của tổ chức đó là những tác nhân có liên quan đến môi trường bên ngoài, chiến lược, văn hóa, cơ cấu tổ chức, công nghệ, quy mô, quyền sở hữu.

Lý thuyết này được sử dụng làm nền tảng trong nghiên cứu KT của Philippe Chapellier và cộng sự (2010), Ahmad và Mohamed Zabri (2015) để lý giải mối



quan hệ giữa nhân tố Quy mô doanh nghiệp, hiệu quả KSNB, Kiểm toán độc lập, trình độ nhân viên, Hỗ trợ của nhà quản trị, Văn hóa công ty,... đến hiệu quả công tác KT trong DN.

Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu này:


Lý thuyết dự phòng cho thấy không có một cơ tổ chức tối ưu cho các CTNY trên TTCK Việt Nam, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của tổ chức nói chung và CLTT trên BCTC của các công ty này nói riêng, điều đó đã giúp tác giả hình thành ý tưởng về sự tác động các nhân tố Quy mô công ty, Văn hóa công ty, Khả năng thanh toán nhanh, Đòn bẩy tài chính, Cam kết đạo đức kinh doanh, Đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đến CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN tạo cơ sở để tác giả xây dựng dàn bài thảo luận nhóm ở chương 3.

2.3.2. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)

Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (Principal) và bên được ủy nhiệm (Agent) được phát triển bởi M. Jensen và W. Meckling, 1976. Nội dung của lý thuyết như sau:

Theo lý thuyết này, bên được ủy nhiệm thực hiện một số công việc đại diện cho bên ủy nhiệm thông qua hợp đồng, cả hai bên đều tối đa hóa lợi ích của mình. Nhưng luôn có sự xung đột về lợi ích giữa hai bên đó là bên ủy nhiệm hay chủ sở hữu vốn với bên được ủy nhiệm là các nhà quản lý. Người chủ sở hữu quan tâm đến giá trị công ty, giá cổ phiếu còn các nhà quản trị quan tâm đến lợi ích của họ (lương, thưởng, phụ cấp và các nguồn thu khác). Điều quan trọng là làm sao cho bên ủy nhiệm hành xử theo hướng tối đa hóa lợi ích của bên ủy nhiệm và điều đó làm phát sinh chi phí ủy nhiệm (Agency Costs). Chi phí này chính là số tiền mà bên ủy nhiệm mất đi do sự tách rời lợi ích của họ với lợi ích của bên được ủy nhiệm. Các chi phí đại diện bao gồm bao gồm ba loại đó là chi phí giám sát (Monitoring costs); chi phí liên kết (Bonding costs); Các chi phí khác (Residual costs).

Chi phí giám sát là chi phí mà bên ủy nhiệm bỏ ra để giám sát hành vi của bên được ủy nhiệm, nhằm để họ phục vụ lợi ích cho bên ủy nhiệm. Trong DN chi phí này chính là chi phí kiểm toán theo luật định, chi phí duy trì các hoạt động kiểm soát và báo cáo... chi phí này được tính vào chi phí hoạt động của công ty làm lợi nhuận DN giảm sẽ dẫn đến lợi ích của các cổ đông và bên ủy nhiệm giảm. Nhưng cuối cùng, bên được ủy nhiệm phải chịu chi phí giám sát thông qua sự bảo vệ bằng giá của bên ủy nhiệm được ràng buộc trong hợp đồng, tức là bên ủy nhiệm sẽ tự điều chỉnh số tiền họ trả cho bên



được ủy nhiệm, đối với nhà quản lý có ít kinh nghiệm hoặc chưa có uy tín các cổ đông sẽ trả lương và thưởng ít hơn để bù lại chi phí giám sát mà họ phải bỏ ra tăng lên.

Chi phí liên kết là chi phí để thiết lập và duy trì một cơ chế nhằm bảo đảm người được ủy nhiệm đại diện cho quyền lợi của người ủy nhiệm. Để hạn chế chi phí giám sát mà bên được ủy nhiệm phải chịu thông qua sự bảo vệ bằng giá, các nhà quản lý có thể thiết lập một cơ chế đảm bảo rằng họ sẽ hành xử vì lợi ích của bên ủy nhiệm. Người được ủy nhiệm hay nhà quản lý có thể tự nguyện cung cấp BCTC cho bên ủy nhiệm (các cổ đông) hoặc cam kết không công bố thông tin cho bên ngoài... những chi phí phát sinh do hành động này được gọi là chi phí liên kết. Chi phí này do bên được ủy nhiệm phải chịu đó là các chi phí: thời gian và công sức bỏ ra cho các báo cáo quý, những giới hạn trong hoạt động quản lý vì phải báo cáo thông tin minh bạch, các khoản thu nhập mất đi do không được tiến hành các hoạt động hợp tác với bên ngoài... Nhưng các nhà quản lý chỉ chấp nhận chi phí liên kết này trong phạm vi chi phí này giảm được chi phí giám sát mà họ đang gánh chịu. Khi chi phí liên kết tăng lên bằng hoặc lớn hơn mức giảm xuống của chi phí giám sát các nhà quản lý có thể chấm dứt không chấp nhận chi phí liên kết. Chi phí khác là việc giảm lợi ích của bên ủy nhiệm ngay cả khi có cả chi phí giám sát và chi phí liên kết, hành vi của người được ủy nhiệm cũng không hoàn toàn vì lợi ích của người ủy nhiệm.

Dựa trên nền tảng của lý thuyết này để nhằm đảm bảo lợi ích của người sở hữu cần có cơ chế giám sát bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nên tác giả nhận thấy hai nhân tố tính hữu hiệu của KSNB, Chất lượng kiểm toán độc lập có tác động đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN, cũng đồng quan điểm với nghiên cứu trước đó của tác giả Phạm Quốc Thuần (2016). Tác giả nhận thấy UBCKNN với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước ban hành các chính sách, điều tiết, giám sát và quản lý hoạt động của các CTNY trong đó có lĩnh vực cung cấp thông tin nhằm một phần đảm bảo hoạt động của TTCK có hiệu quả và đảm bảo quyền lợi của các cổ đông, nhà đầu tư trên thị trường cũng như các bên có liên quan. Vai trò của UBCKNN thông qua các hoạt động để điều tiết CNTY cung cấp thông tin trên BCTC đảm bảo tính hữu ích cho các đối tượng sử dụng để ra quyết định. Do đó tác giả cho rằng có mối quan hệ giữa nhân tố Vai trò điều tiết của UBCKNN với CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN. Nhận định này là cơ sở để tác giả xây dựng dàn bài thảo luận nhóm.

Quan hệ nhà quản lý - Cổ đông

Quan hệ giữa nhà quản lý và cổ đông chỉ xuất hiện khi có sự tách rời quyền sở hữu và chức năng quản lý. Theo lý thuyết đại diện, cả hai bên cổ đông và nhà quản lý



đều tối đa hóa lợi ích của mình và tồn tại một khả năng là nhà quản lý hành xử không hoàn toàn vì lợi ích của cổ đông. Sở dĩ có sự khác biệt lợi ích này là: Do tâm lý né tránh rủi ro, các nhà quản lý có khuynh hướng thích rủi ro thấp hơn cổ đông nên các nhà quản lý sẽ ưu tiên lựa chọn các phương án kinh doanh rủi ro thấp hơn vì vậy có thể các nhà quản lý sẽ lựa chọn phương án làm giảm lợi ích lâu dài của các cổ đông. Không chỉ có vậy mà các nhà quản lý thường có xu hướng chia cổ tức thấp hơn mong muốn của cổ đông vì họ muốn giữ lại tiền để mở rộng quy mô công ty nhằm gia tăng giá trị bản thân và thanh toán tiền lương, thưởng cho họ hoặc tăng lợi nhuận trong thời gian mà họ còn ở công ty trong khi đó các cổ đông mong muốn hướng đến lợi ích lâu dài. Những sự khác biệt này dẫn đến các chi phí ủy nhiệm sẽ tăng lên. Các giải pháp để giảm chi phí này thông qua hợp đồng giữa các cổ đông và nhà quản lý theo hướng khuyến khích các nhà quản lý tối đa hóa giá trị thị trường của công ty và tối đa hóa lợi nhuận công ty thông qua các chính sách khen thưởng. Phần lớn các kế hoạch khen thưởng này dựa trên các con số KT, điều đó có thể dẫn đến khả năng các nhà quản lý tác động vào các BCTC để đạt được mục đích được hưởng lợi ích cá nhân của mình. Mối quan hệ này đã được tác giả Phạm Quốc Thuần (2016) kế thừa các nghiên cứu trước đó và tiếp tục nghiên cứu đối với các DN Việt Nam, gồm cả CTNY và chưaNY. Theo như lý thuyết này cho thấy nhà quản trị có thể tác động nhằm cung cấp những BCTC theo hướng có lợi cho họ hơn là các cổ đông, dựa trên nền tảng lý thuyết này tác giả cho rằng có mối quan hệ giữa Hành vi QTLN với CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng nếu cổ đông của công ty càng phân tán thì nhà quản lý càng dễ để đưa ra các quyết định có lợi cho chính họ hơn với các cổ đông, nên tác giả cho rằng có tồn tại mối quan hệ giữa Mức độ phân tán của cổ đông với CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

Áp dụng lý thuyết cho vấn đề CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN.

Lý thuyết đại diện được dùng để giải thích hành vi của nhà quản lý sẽ cung cấp CLTT trên BCTC đảm bảo độ tin cậy phục vụ lợi ích cho chủ sở hữu hay tối đa hóa lợi ích của người được ủy nhiệm. Trong trường hợp, hợp đồng giữa chủ sở hữu và nhà quản lý đạt hiệu quả, lợi ích của nhà quản lý được đảm bảo, họ sẽ hành động hoàn toàn vì lợi ích của người ủy nhiệm, công bố nhiều thông tin, độ tin cậy cao, CLTT trên BCTC cao và ngược lại. Từ đó tác giả nhận thấy nhà quản lý có thể thực hiện các hành vi quản trị lợi nhuận nhằm tối đa hóa lợi ích của nhà quản lý thông qua việc cung cấp các thông tin trên BCTC nhất là đối với các CTNY khi quyền quản lý và quyền sở hữu tách rời nhau, hay có



mối quan hệ giữa Hành vi QTLN với CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN. Do đó, trong nghiên cứu này luận án tiếp tục tìm hiểu mối quan hệ của hai nhân tố này. Trên cơ sở phân tích của lý thuyết này tác giả nghiên cứu mối quan hệ của nhân tố tính hữu hiệu của KSNB, Chất lượng kiểm toán độc lập, Vai trò điều tiết của UBCKNN, Mức độ phân tán của các cổ đông, Năng lực nhân viên kế toán, Đạo đức nghề nghiệp kế toán, Hành vi QTLN với CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN.

2.3.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)

Lý thuyết các bên liên quan lần đầu đề cập trong nghiên cứu của Freeman (1984), lý thuyết này nói về giá trị quản trị tổ chức và đạo đức kinh doanh. Khái niệm "các bên liên quan" là đề cập đến cá nhân hay những nhóm người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi những hành động của tổ chức. Theo lý thuyết các bên liên quan đối với một công ty ngoài các cổ đông còn có các đối tượng khác có liên quan đến quá trình hoạt động công ty bao gồm cơ quan chính phủ, các hiệp hội thương mại, cộng đồng, các công ty liên quan, khách hàng tiềm năng, công chúng. Trên quan điểm đạo đức, tổ chức có nghĩa vụ phải đối xử công bằng giữa các bên liên quan. Trong trường hợp, các bên liên quan xung đột lợi ích, công ty phải có nghĩa vụ đạt được sự cân bằng tối ưu giữa chúng. Do đó, vì lợi ích của mình, các bên liên quan luôn mong đợi công ty có những ứng xử phù hợp để đạt được sự hoạt động hợp pháp trong xã hội qua đó giúp họ đạt được các lợi ích kinh tế khác.

Vì thế, trên góc độ của lý thuyết CTNY trên TTCK phải có nghĩa vụ đối xử công bằng với các bên liên quan là cổ đông, nhà đầu tư, người cho vay, khách hàng, nhân viên của công ty, cơ quan thuế và các bên liên quan khác dựa trên các cam kết về quản trị tổ chức. Lý thuyết này giúp tác giả hình thành ý tưởng mức độ phân tán của các cổ đông ảnh hưởng ngược chiều CLTT trên BCTC, Vai trò điều tiết của UBCKNN có ảnh hưởng tích cực đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN, khi các nhà quản lý cam kết về đạo đức kinh doanh điều đó cho thấy công ty mong muốn đối xử công bằng đối với các bên có lợi ích đối liên quan đến công ty, Vai trò điều tiết của UBCKNN nhằm đảm bảo công bằng cho các bên nhất là các cổ đông, bên cung cấp vốn được cung cấp thông tin BCTC, trung thực, khách quan, chính xác, minh bạch, dễ hiểu và kịp thời. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết này tác giả xây dựng cơ sở đề xuất Vai trò điều tiết của UBCKNN, Vận dụng chuẩn mực BCTC quốc tế có ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN.


2.4. Mô hình nghiên cứu dự kiến từ cơ sở lý thuyết

2.4.1. Mô hình nghiên cứu dự kiến từ cơ sở lý thuyết

trtttTín

Hành vi quản trị

lợi nhuận

Từ kết quả tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết tác giả tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến như sơ đồ 2.3 sau:

Đạo đức nghề nghiệp kế toán

Văn hóa công ty

Năng lực nhân viên kế toán

Quy mô doanh nghiệp

Vai trò ủy ban chứng khoán Nhà nước

Chất lượng kiểm toán độc lập

Tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ

CLTT BCTC CỦA CTNY TRÊN TTCK VIỆT NAM

Vận dụng IFRS

Cam kết đạo đức kinh doanh

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Mức độ phân tán cổ đông

Đòn bẩy tài chính

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Sơ đồ 2.3. Mô hình nghiên cứu dự kiến từ cơ sở lý thuyết


Nguồn: Tổng hợp của tác giả


2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết

Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu của luận án tác giả đề xuất các giả thuyết nghiên cứu như sau được trình bày trong Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Các giả thuyết nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết


Giả thuyết

Lý thuyết

Hướng biến động

H1: Năng lực của nhân viên kế toán tác

động đến CLTT trên BCTC.

Lý thuyết đại diện, Joshi và cộng sự (2002), Phạm Quốc Thuần (2016), Nguyễn Thị Thu Hoài (2018).

+

H2: Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC.

Lý thuyết đại diện, Flugrath và cộng sự (2007), Mahdi và Mohsen (2011).

+

H3: Kiểm soát nội bộ ảnh hưởng tích cực đến CLTT trên BCTC.

Lý thuyết đại diện, Nguyễn Tố Tâm (2014), Phạm Quốc Thuần (2016).

+

H4: Vận dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế ảnh hưởng tích cực đến CLTT trên BCTC.

Lý thuyết các bên liên quan,

+

H5: Mức độ phân tán của các cổ đông tác

động đến CLTT trên BCTC.

Lý thuyết đại diện, lý thuyết cá bên liên quan, Hassan (2012).

-

H6: Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp tác động CLTT trên BCTC khác nhau

Lý thuyết dự phòng, Nguyễn Kim Quốc Trung (2018)

+

H7: Quy mô công ty tác động đến CLTT trên BCTC

Lý thuyết dự phòng, Chalaki và cộng sự (2012), Hassan (2012), Phạm Quốc Thuần (2016).

+

H8: Hành vi quản trị lợi nhuận tác động đến CLTT trên BCTC.

Lý thuyết đại diện, Healy và Wahlen (1999), Phạm Quốc Thuần (2016).

-

H9: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có tác

Lý thuyết dự phòng, Nguyễn

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 7


Giả thuyết

Lý thuyết

Hướng biến động

động đến CLTT trên BCTC.

Thị Phương Hồng (2016)


H10: Đòn bẩy tài chính tác động đến CLTT trên BCTC

Lý thuyết dự phòng, Hassan (2012), Cohen (2004)

-

H11: Chất lượng kiểm toán độc lập ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC.

Lý thuyết đại diện,

Phạm Quốc Thuần (2016).

+

H12: Vai trò điều tiết của Ủy ban chứng khoán nhà nước tác động đến CLTT trên BCTC.

Lý thuyết các bên liên quan

+

H13: Văn hóa công ty ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC.

Lý thuyết dự phòng, Rapina (2014)

+

H14: Cam kết về đạo đức kinh doanh của nhà quản lý ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC.

Lý thuyết dự phòng, Choi và Pae (2011)

+

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Xem tất cả 210 trang.

Ngày đăng: 27/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí