Sự Biến Đổi Và Thải Trừ Thuốc Trên Cơ Thể Vật Nuôi

Ảnh 6 Phương pháp đưa qua da Tắm đắp Thuốc qua da cũng như qua nhiều màng sinh 1


Ảnh 6: Phương pháp đưa qua da: Tắm, đắp

Thuốc qua da cũng như qua nhiều màng sinh vật khác, tùy thuộc vào độ tan trong Lipid. Sự hấp thụ qua da tiến hành qua biểu bì, lỗ chân lông và các tuyến mồ hôi. Nếu muốn cho thuốc được hấp thu qua da tốt, nhanh thì trước khi sử dụng da phải sạch và nên chà sát trên bề mặt của da. Khi da bị tổn thương thuốc, chất độc hấp thu nhanh hơn nên dễ gây độc như các thuốc: Alanin, thuốc diệt côn trùng.

Thuốc qua da có những ưu, nhược điểm sau:

- Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, có tác dụng tại chỗ tốt.

- Nhược điểm: Thuốc đưa qua da liều lượng không chính xác, không dùng để cấp cứu được.

1.4.2. Thuốc qua đường tiêu hóa

Thuốc đưa qua đường tiêu hóa được thực hiện bằng 2 cách thụt qua trực tràng và qua đường miệng.

Ảnh7 Đưa thuốc qua trực tràng Ảnh 8 Cho uống thuốc Qua đường miệng uống 2Ảnh7 Đưa thuốc qua trực tràng Ảnh 8 Cho uống thuốc Qua đường miệng uống 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

Ảnh7: Đưa thuốc qua trực tràng Ảnh 8: Cho uống thuốc

Qua đường miệng (uống): thường dùng trong điều trị bệnh nhiễm trùng và các bệnh ký sinh trùng ở dạ dày, ruột. Đôi khi để điều trị toàn thân. Thuốc muốn có tác dụng tốt nên uống thuốc khi đói. Thuốc có tính gây kích ứng niêm mạc ruột thì cho vật nuôi uống sau khi ăn. Các thuốc bị phá hủy bởi acid ở dạ dày thì nên bọc ngoài bằng gelatin. Thuốc đưa qua miệng để có tác dụng toàn thân thì thuốc phải dễ tan trong nước, kích thước phân tử phải nhỏ để dễ hấp thu qua niêm mạc ruột.

Ưu điểm: đơn giản, dễ làm chỉ dùng cho gia cầm. Nhược điểm: áp dụng khó cho gia súc

1.4.3. Thuốc đưa qua tổ chức liên kết

- Tiêm dưới da: Dưới da nơi tập trung nhiều mao quản thuốc sẽ được hấp thu nhanh đối với những thuốc tan trong nước hoặc trong dung môi glycol, liều lượng chính xác. Sau khi tiêm 10-15 phút thuốc sẽ phát huy tác dụng.

- Tiêm bắp: Thuốc có tác dụng nhanh vì ở bắp thịt có nhiều mạch máu. Tiêm bắp có thể dùng thuốc ở dạng dung dịch nước, dung dịch dầu hay nhũ dịch hoặc dung dịch treo. Dung dịch dầu hay nhũ dịch hoặc dung dịch treo thuốc tích lũy tại chỗ và hấp thu từ từ, nên tác dụng được kéo dài. Các thuốc gây rát, gây hoại tử ăn da thì không tiêm bắp.

Ảnh 9 Tiêm bắp Ưu điểm của phương pháp Sinh khả dụng cao hơn so với đường 4Ảnh 9 Tiêm bắp Ưu điểm của phương pháp Sinh khả dụng cao hơn so với đường 5


Ảnh 9: Tiêm bắp

Ưu điểm của phương pháp:

+ Sinh khả dụng cao hơn so với đường uống

+ Thuốc tác dụng nhanh

+ Có thể chế tạo thuốc tiêm dưới dạng kéo dài tác dụng (nhũ dịch).

Nhược điểm của phương pháp:

+ Có phản ứng cục bộ nơi tiêm: đau, tiêm với lượng thuốc nhiều sẽ bị sưng tấy.

+ Khi vật nuôi bị ngộ độc thuốc, sẽ khó xử lý, dễ tử vong nhất là dạng ngộ độc cấp tính.

+ Thuốc tiêm buộc phải hoàn toàn tinh khiết, vô trùng nên đắt hơn rất nhiều so với dạng thuốc uống cùng loại.

- Tiêm tĩnh mạch: là đường đưa thuốc vào cơ thể nhanh nhất, liều lượng trong máu cao nhất, tác dụng xảy ra nhanh nhất.

Cần lưu ý khi đưa thuốc vào tĩnh mạch:

+ Thuốc đưa vào mạch máu phải tan trong nước; thuốc phải có áp suất thẩm thấu tương tương với áp suất thẩm thấu của máu.

+ Các thuốc dầu không tiêm vào tĩnh mạch. Khi đưa thuốc phải bơm từ từ và pha loãng thuốc, tránh đưa bọt khí vào mạch máu.

+ Khi đưa thuốc vào mạch tránh để thuốc rơi vào da, bắp sẽ gây viêm, tắc tĩnh mạch nhất là truyền CaCl2 10%, cá thuốc trị ký sinh trùng đường máu.

Ảnh 10 Tiêm tĩnh mạch Ưu điểm Tiêm lượng thuốc lớn theo yêu cầu truyền khi 6Ảnh 10 Tiêm tĩnh mạch Ưu điểm Tiêm lượng thuốc lớn theo yêu cầu truyền khi 7

Ảnh 10: Tiêm tĩnh mạch

Ưu điểm: Tiêm lượng thuốc lớn theo yêu cầu (truyền khi cấp cứu, thuốc kích thích vitamin C).

Nhược điểm: tay nghề cao, cần theo dõi khi truyền phòng shock.

*Chú ý: nhiệt độ dịch truyền.

1.5. Sự biến đổi và thải trừ thuốc trên cơ thể vật nuôi

1.5.1. Sự biến đổi thuốc trong cơ thể

Biến đổi bởi dịch tiêu hóa: Thuốc được đưa bằng đường uống, 1 số thuốc bị biến đổi bởi dịch dạ dày hoặc dịch ruột, VD: Natri salycylat khi gặp HCl ở dịch dạ dày sẽ biến thành axit salicylie hoặc salomum vào đến ruột bị biến đổi thành phenol và axit salicylie.

Biến đổi bởi phản ứng oxy hóa- khử: phản ứng oxy hóa khử làm thuốc bị biến đổi, đôi khi làm tăng tác dụng của thuốc, cũng có khi làm mất tác dụng sinh lý của thuốc. VD: Phenacetine biến đổi bởi phản ứng oxy hóa khử cho ra para acetamini phenol có hoạt tính mạnh hơn.

Biến đổi bởi phản ứng thủy phân: Aspirin bị thủy phân ở trong máu bởi 1 esteraza.

Biến đổi bởi phản ứng axetyl hóa: Quá trình này xảy ra với các Sulfamid và xảy ra tại gan. Các sản phẩm đã bị axetyl hóa không còn tác dụng kháng khuẩn và bị kết tinh lại ở môi trường pH là axit.

Biến đổi bởi phản ứng Metyl hóa: Noradrenalin bị metyl hóa trở thành Adrenalin có tác dụng giãn khí phế quản nhiều hơn.

Bị phân hóa mất tác dụng: Urotropin trong môi trường toan tính phân hóa thành focmol và ammoniac (NH3)

Sự thải trừ thuốc trong cơ thể

Qua đường tiết niệu: Đây là con đương thải trừ chính. Các thuốc thải trừ qua thận là những thuốc tan trong nước: Aspirin, Streptomycin…

-Qua đường tiêu hóa: Thải trừ các thuốc khó tan và khó hấp thu: các muối kim loại, Sulfaguanidin…

-Qua đường hô hấp: Là đường thải trừ các loại thuốc có tính chất bay hơi như rượu, long não. Các loại thuốc có tích chất bay hơi: eter, chloroforme

-Qua đường da: thải trừ qua lỗ chân lông và tuyến mồ hôi. Thải trừ chủ yếu các thuốc có chứa Asen, các muối kim loại nặng.

-Qua tuyến sữa và tuyến nước mắt: Tuyến sữa thải trừ rượu, thuốc có iod.

Tuyến nước mắt: thuốc có iod.

-Đường mật: Các thuốc bài tiết qua đường mật và từ mật chúng thải trừ theo phân: ampicillin, tetracyllin…

Ý nghĩa của sự biến đối thải trừ thuốc trong cơ thể

Nghiên cứu sự biến đối thải trừ thuốc trong cơ thể được ứng dụng nhiều trong điều trị bệnh và giải độc.

Ý nghĩa trong điều trị bệnh: Sử dụng Sulfamid nên cho vật nuôi uống nhiều nước, nên uống kèm Na2CO3 để giảm hiện tượng axetyl hóa. Cho mẹ uống thuốc để điều trị bệnh cho con khi còn bú. Tận dụng những biến đối có lợi, tránh những biến đối có hại.

Ý nghĩa trong giải độc

-Khi ngộ độc các thuốc mê có tính bay hơi. Ngoài việc dụng các thuốc kích thích thần kinh để giải độc, còn phải kích thích cho gia súc thở nhiều để tăng cường sự thải trừ thuốc.

-Ngộ độc các thuốc thải trừ qua thận, ngoài việc dung tương kỵ với thuốc cần cho gia súc uống nhiều nước và thuốc lợi tiểu. Ngộ độc kim loại nặng dùng phương pháp xông hoặc dùng các thuốc tăng cường tiết mồ hôi để thuốc thải trừ được nhanh chóng.

Trúng độc các thuốc thải trừ qua đường tiêu hóa cho gia súc uống thuốc tẩy hoặc thuốc gây nôn đồng thời phải thụt rửa dạ dày và ruột để tống các chất độc đó ra khỏi đường tiêu hóa. Khi các thuốc và chất độc thải trừ chậm ra khỏi máu và tổ chức ta nên tiêm dung dịch đường gluco 30% để tăng cường sự oxy hóa mô bào, kích thích cho tế bào hoạt động mạnh để giải độc.

Câu hỏi và bài tập

1. Nêu các tác dụng của thuốc đối với cơ thể, mỗi tác dụng lấy 1 ví dụ minh

họa?


2. Trình bày những yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc?

3. Trình bày các phương pháp đưa thuốc vào cơ thể vật nuôi?

4. Nêu sự biến đổi và thải trừ thuốc trên cơ thể vật nuôi?


Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm thường xuyên) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về một trong các tác dụng của thuốc đối với cơ thể vật nuôi.

Ghi nhớ

Các tác dụng của thuốc đối với cơ thể vật nuôi



Giới thiệu

Chương 2. THUỐC KHÁNG SINH VÀ SULFAMID

Mã chương: C02

Thuốc kháng sinh và Sulfamid là những loại thuố hay được dùng để phòng và trị bệnh cho vật nuôi. Xác định được tính chất, tác dụng dược lý và ưn gs dụng vào thực tế điều trị đối với từng bệnh của vật nuôi góp phần nâng cao hiệu quả điều trị giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Mục tiêu:

- Xác định được các loại thuốc kháng sinh thường dùng cho vật nuôi.

- Xác định được liều lượng và đường đưa thuốc phù hợp.

- Cẩn thận và an toàn cho người và vật nuôi.

Nội dung chính

2.1. Thuốc kháng sinh

2.1.1. Khái niệm và phân loại thuốc kháng sinh

2.1.2. Nguyên tắc phối hợp kháng sinh

2.1.3. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh

2.1.4. Các mặt trái có hại khi sử dụng thuốc kháng sinh

2.1.5. Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng

2.1.5.1. Penicillin G

2.1.5.2. Streptomycin

2.1.5.3. Tylosin

2.1.5.4. Gentamycine

2.1.5.5. Ampicillin

2.1.5.6. Mar tylan LA

2.1.5.7. Hamolin LA

2.2. Sulfamid

2.2.1. Định nghĩa Sulfamid

2.2.2. Đặc điểm và cơ chế tác dụng của Sulfamid

2.2.3. Sự biến đổi và thải trừ Sulfamid

2.2.4. Các nguyên tắc sử dụng Sulfamid

2.2.5. Một số loại Sulfamid thường dùng

2.2.5.1. Sulfaguanidin

2.2.5.2. Sulfa quinoxalin

2.2.5.3. Sulfachloropyrazin


2.1. Thuốc kháng sinh

2.1.1. Khái niệm và phân loại thuốc kháng sinh

2.1.1.1. Khái niệm

Là các chất có nguồn gốc tự nhiên và các sản phẩm cải biến chung bằng con đường hóa học có khả năng ức chế sự phát triển của vi sinh vật hay tế bào

ung thư ngay ở nồng độ thấp; ở liều và liệu trình điều trị, không hoặc ít độc với cơ thể vật chủ.

2.1.1.2. Phân loại

Có nhiều cách phân loại kháng sinh tùy theo mục đích nghiên cứu và cách sử dụng thuốc.

- Dựa vào mức độ tác dụng có thể phân loại thành

+ Thuốc kháng sinh diệt khuẩn: Penicillin, AG (streptomycin, kanamycin, gentamycin), Polypeptid, Rifamycin, Nystatin, Amphotericin, Vancomycin

+ Kháng sinh kìm khuẩn: Tetracycline, Macrolid (erythromycin), Lincosamid (Lincomycin), Sulfamid, Cloramphenicol

-Dựa vào phổ tác dụng của kháng sinh

+ Nhóm kháng sinh có phổ tác dụng hẹp: những nhóm kháng sinh có thể tiêu diệt, ức chế 1-2 loại vi khuẩn. VD: Penicillin +, Vancomycin+, Polymicin B-

+ Nhóm kháng sinh có phổ tác dụng rộng: Ức chế, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn. VD: Tetracyclin, Aminoglucosid (AG), Phenicol.

- Dựa vào nguồn gốc

+ Kháng sinh có nguồn gốc từ vi sinh vật, xạ khuẩn

+ Kháng sinh do con người tổng hợp nên.

-Cách phân loại hiện nay

Phân loại dựa vào nguồn gốc, công thức, cơ chế tác dụng và cách tác dụng. Kháng sinh được chia thành các nhóm sau

+ Nhóm β- lactamin gồm các penicillin tự nhiên, các penicillin tổng hợp phổ rộng và cephalosporin

+ Nhóm Aminoglucosid (AG)

+ Nhóm Lincosamid

+ Nhóm Phenicol

+ Nhóm kháng sinh chống nấm……

2.1.2. Nguyên tắc phối hợp kháng sinh

-Mục đích:

+ Mở rộng phổ tác dụng

+ Trị các bệnh ghép

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023