Các Nghiên Cứu Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính



chỉ báo phù hợp để đo lường CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN theo phương pháp khảo sát đối với hai đối tượng người lập báo cáo (CTNY) và người sử dụng BCTC dựa trên đặc điểm đính tính do IASB ban hành (2018). Cách nghiên cứu này đã được rất nhiều tác giả và các công trình nghiên cứu đo lường CLTT trên BCTC tiếp cận.

2.1.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính

Các công trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng CLTT trên BCTC được kế thừa các nghiên cứu trong lĩnh vực thông tin quản lý.

Trong lĩnh vực thông tin quản lý, nghiên cứu được cho là tiên phong được tiến hành bởi Crosby (1979). Ông đã nghiên cứu tác động của hành vi và văn hóa đến CLTT. Juran (1979) đã nêu lên các vấn đề có liên quan đến kiểm soát CL bao gồm: Thiết kế CL, Phù hợp, Khả năng và Lĩnh vực dịch vụ. Deming (1982) đã tổng hợp những nghiên cứu của mình thành “Hệ thống các kiến thức sâu sắc” và đưa ra 14 nguyên tắc để quản trị CL. Các lý thuyết trên được đánh giá đã tạo ra một nền tảng quan trọng cho nghiên cứu về CL tổng thể và Quản trị CL (Hongjiang Xu và cộng sự, 2003). Dựa trên nền tảng các lý thuyết đó, các nghiên cứu trong lĩnh vực này tiếp tục hoàn thiện lý thuyết bằng việc khám phá thêm các nhân tố như: Đào tạo (Snell và Dean, 1992); Vai trò kiến thức của nhân viên Vidal (1988)...

Trên toàn thế giới sự gia tăng các vụ bê bối kế toán trong đầu thế kỷ 21 đã chỉ ra những điểm yếu trong CLTT trên BCTC, CLTT trên BCTC xác định và phụ thuộc vào giá trị của báo cáo KT. Một số nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá chung về các sự kiện khác nhau xung quanh CLTT trên BCTC. Hội tụ chuẩn mực KT, hài hoà chuẩn mực KT, khủng hoảng kinh tế điều đó dẫn đến những yêu cầu về cung cấp các thông tin trên BCTC ngày càng tăng, CLTT trên BCTC càng cao thì lợi ích của nhà đầu tư và người dùng sử dụng BCTC càng có ý nghĩa. Hơn nữa, CLTT trên BCTC là một khái niệm rộng không chỉ đề cập đến thông tin tài chính; nó cũng bao gồm các thông tin khác hữu ích cho việc ra quyết định. Những nhân tố nào tác động đến CLTT trên BCTC, việc đo lường mức độ tác động các nhân tố này đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Mỗi nghiên cứu đứng ở một góc độ nghiên cứu, sử dụng phương pháp nghiên cứu với những bối cảnh khác nhau vì vậy kết quả nghiên cứu trong các công trình này cũng khác nhau. Chính vì lẽ đó khó có thể thống kê hết có bao nhiêu công trình nghiên cứu về CLTT trên BCTC và các nhân tố ảnh hưởng CLTT trên BCTC. Thông qua nghiên cứu các tài liệu tác giả trình bày một số



nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng CLTT trên BCTC theo dòng chảy thời gian và sự kế thừa và phát triển của đề tài nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Dựa trên tài liệu mà tác giả tiếp cận được những ảnh hưởng này bao gồm rất nhiều nhân tố năng lực nhân viên kế toán, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên KT, kiểm soát nội bộ, áp dụng IFRS, quản trị công ty, mức độ phân tán của các cổ đông, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, hành vi quản trị lợi nhuận, kiểm toán độc lập, khả năng thanh toán nhanh, đòn bẩy tài chính, vai trò điều tiết của Ủy ban chứng khoán, văn hóa công ty, cam kết đạo đức kinh doanh... Có nhiều cách phân loại những nhân tố này như những nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan; nhân tố định tính và nhân tố định lượng; nhân tố tài chính và nhân tố phi tài chính; nhân tố bên trong và bên ngoài DN tác động CLTT trên BCTC. Mục tiêu chính của BCTC theo IASB (2010) cung cấp thông tin CL cao về tình hình tài chính của các DN cho các nhà cung cấp vốn hiện tại, tiềm năng và các bên liên quan, vậy thông tin trên BCTC hướng đến đối tượng sử dụng bên ngoài DN và những thông tin này được cung cấp bởi DN, trong nội dung tiếp theo tác giả trình bày tổng hợp các nhân tố đã khám phá từ các nghiên cứu trước theo góc độ các nhân tố bên trong và bên ngoài DN nhằm tạo nền tảng giúp xác định phương pháp nghiên cứu thích hợp nhằm xác định các nhân tố tác động đến CLTT trên BCTC. Bởi vì BCTC được lập, trình bày và công bố bởi chính DN hay yếu tố nội tại bên trong của DN.

2.1.2.1. Những nhân tố bên trong doanh nghiệp

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 4

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC trong nghiên cứu này tác giả tổng hợp các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC.

Năng lực của nhân viên kế toán

Trong nghiên cứu của Joshi và cộng sự (2002) kết quả cho thấy đội ngũ KT có trình độ càng cao thì khả năng vận dụng các chuẩn mực KT gặp ít khó khăn hơn so với những người có trình độ thấp và điều đó giúp cho CLTT trên BCTC sẽ tin cậy hơn.

Trong nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2013) bàn về các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực KT trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam có bốn nhân tố trong đó có nhân tố về năng lực của nhân viên KT. Đặng Ngọc Hùng (2016), trong công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực KT ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu nhân tố kinh nghiệm và năng lực của KT viên ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực KT ở các doanh nghiệp Việt Nam với bốn chỉ báo đó là: Trình độ KT viên trong bộ phận KT; Kinh nghiệm của kế toán viên trong bộ phận kế toán, Năng lực KT viên trong bộ phận KT, Vai trò của KT



trưởng. Nguyễn Thị Thu Hoài (2018), nghiên cứu cho thấy nhân tố Năng lực nhân viên KT bao gồm các chỉ báo trình độ và kinh nghiệm của nhân viên KT trong bộ phận KT, nhân viên KT có khả năng am hiểu và vận dụng chuẩn mực KT vào thực tế đơn vị, nhân viên KT được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về KT và thuế, nhân viên KT am hiểu rõ quy trình đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị, nhân viên kế toán hiểu rõ bản chất nghiệp vụ kinh tế của đơn vị ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực KT ở Việt Nam. Nghiên cứu này không nghiên cứu về góc độ CLTT trên BCTC nhưng Năng lực của nhân viên KT về vận dụng chuẩn mực BCTC ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC là một nguồn tài liệu tham khảo để xây dựng các thang đo Năng lực nhân viên KT ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC.

Trong nghiên cứu Phạm Quốc Thuần (2016) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng CLTT BCTC, kết quả cho thấy nhân tố Năng lực nhân viên KT có tác động cùng chiều đến CLTT trên BCTC với bốn chỉ báo nhân viên KT am hiểu rõ chuẩn mực và chế độ KT, nhân viên KT có khả năng hiểu và vận dụng quy định KT vào đơn vị, nhân viên kế toán am hiểu rõ quy trình và đặc điểm đơn vị, nhân viên KT am hiểu rõ bản chất nghiệp vụ kinh tế của đơn vị.

Đạo đức nghề nghiệp kế toán

Đạo đức là một thuật ngữ có rất nhiều khái niệm, các vấn đề đạo đức là một yếu tố rất quan trọng và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống. Điều này được kiểm chứng ở rất nhiều nghành nghề không phải riêng nghề KT. Các tiêu chuẩn đạo đức đối với kế toán yêu cầu cao bắt đầu từ sự thất bại của bong bóng công nghệ, sau đó là sự sụp đổ của Enron, WorldCom và Arthur Anderson.

Việc thiếu độ tin cậy về thông tin tài chính do KT cung cấp hoặc chuẩn bị đã khiến Quốc hội Hoa Kỳ ban hành Đạo luật Sarbanes - Oxley (SOX) năm 2002, bao gồm cả việc thành lập Hội đồng Giám sát Kế toán Công ty Công cộng (PCAOB), cả hai đều ủng hộ quan điểm phải đào tạo đạo đức nghề nghiệp cho KT để giúp KT viên đưa ra quyết định đạo đức khi phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn. Tình trạng gian lận BCTC ở mọi nơi trên thế giới đã một lần nữa đặt ra các yêu cầu đối với nhân viên KT phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc ứng xử chuyên nghiệp. Do đó, KT là người chịu trách nhiệm chuẩn bị BCTC họ cần tuân thủ các quy tắc chuẩn mực kế toán và đạo đức nghề nghiệp cung cấp các BCTC đáng tin cậy, phù hợp, kịp thời, chính xác, dễ hiểu và toàn diện. Theo Nzotta (2008), BCTC là cơ sở cho việc ra quyết định kinh tế. Kết quả là KT chịu trách nhiệm về những lựa chọn đạo đức của mình không chỉ đối với cuộc sống của chính họ mà còn đối với cuộc sống



của những người khác. Một KT thực hiện hành vi gian lận không chỉ hủy hoại đạo đức của mình mà còn gây tổn hại đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội (Catacutan, 2006).

Flugrath và cộng sự (2007) đã tiến hành một nghiên cứu về mối quan hệ đạo đức và CLTT trên BCTC, sử dụng mẫu 112 KT viên chuyên. Kết quả cho thấy đạo đức có tác động tích cực đến CLTT trên BCTC. Nghiên cứu chỉ ra công ty thực hiện một cam kết đạo đức mạnh mẽ có ảnh hưởng tích cực đến mức độ cao của sự hài lòng của các bên liên quan về CLTT trên BCTC. Tính trung thực trong BCTC phụ thuộc nhiều vào hành động và quyết định của các nhân viên kế toán hoặc các cơ chế của doanh nghiệp (Enderl, 2006). Hành vi đạo đức của KT quan trọng hơn kiểm toán vì nhân viên KT chuẩn bị BCTC cho kiểm toán (Mahdastahou và Khotanlou, 2011).

Kế toán có nghĩa vụ với các cổ đông, chủ nợ, nhân viên, nhà cung cấp, chính phủ và công chúng nói chung. Do đó, KT hành xử có đạo đức là một yêu cầu thiết yếu và được mong đợi (Carrol, 2005). Đạo đức nghề nghiệp rất quan trọng đối với KT viên, vì nếu số liệu KT được cấp bởi KT có đạo đức nghề nghiệp sẽ tăng tính hữu ích của thông tin tài chính khi người sử dụng ra quyết định. Điều này liên quan đến một sự đảm bảo rằng nhân viên KT sẽ không theo đuổi lợi ích vật chất mà mâu thuẫn giữa công việc của họ và lợi ích của xã hội.

Mahdi và Mohsen (2011) đã thực hiện một nghiên cứu về tác động của đạo đức nghề nghiệp đối với CLTT trên BCTC ở Iran họ sử dụng một bảng gồm 24 câu hỏi và làm việc với một mẫu của 205 công ty Iran. Kết quả của nghiên cứu cho thấy đạo đức nghề nghiệp có tác động đáng kể đến CLTT trên BCTC. Trong một nghiên cứu khác của Ogbonna và Appah (2011) đã nghiên cứu ảnh hưởng của đạo đức đối với CLTT trên BCTC ở Nigeria bằng cách sử dụng mẫu nghiên cứu là 123 kế toán. Nghiên cứu phát hiện ra rằng sự tuân thủ đạo đức của KT một cách tích cực có ảnh hưởng đáng kể đến CLTT trên BCTC. Trong nghiên cứu của Augustine và cộng sự (2015) ở Negeria cho thấy đạo đức KT có ảnh hưởng đáng kể tới CLTT trên BCTC, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy OLS phân tích với bảng khảo sát gồm 20 câu hỏi sử dụng thang đo likert 5 điểm, mẫu là các học viên KT tại Edo State thành phố Benin. Tổng số dữ liệu là 50 bảng hỏi được sử dụng trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, đối tượng khảo sát của nghiên cứu này là các học viên KT những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, do đó ít nhiều hạn chế đến kết quả nghiên cứu.


Kiểm soát nội bộ

KSNB hiệu quả luôn làm giảm nguy cơ bóp méo thông tin và tăng cường tính đầy đủ và chính xác của thông tin. Theo Viện Kế toán Công chứng Mỹ (AICPA), với mục đích cung cấp BCTC đáng tin cậy và đạt được mục tiêu BCTC, KSNB hoạt động có hiệu quả là yếu tố thiết yếu để BCTC để đạt được mục đích này. Đây cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng quan trọng của CLTT trên BCTC và ảnh hưởng đến rủi ro thông tin và xếp hạng tín dụng (Elbannan, 2009).

Một nghiên cứu khá hữu ích của Dechow và các cộng sự (2010) nghiên cứu về đo lường CL lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng và kết quả của CL lợi nhuận tổng hợp từ trên 300 nghiên cứu trên thế giới, điều đáng quan tâm trong kết quả của nghiên cứu này đã tổng hợp và phân loại các nhân tố ảnh hưởng CL lợi nhuận nói riêng và CLTT trên BCTC nói chung ra sáu nhóm nhân tố: (1) Đặc điểm công ty bao gồm hiệu quả công ty, tình trạng nợ, sự tăng trưởng và đầu tư, quy mô công ty, (2) Thực tiễn bao gồm phương pháp kế toán, phương pháp trên cơ sở nguyên tắc với trên cơ sở quy định và thực tiễn BCTC khác, (3) QTCT và KSNB bao gồm HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn, chế độ đãi ngộ, cơ chế KSNB.... (4) Kiểm toán bao gồm rủi ro kinh doanh, loại công ty kiểm toán, tính độc lập của kiểm toán.... (5) Động lực của thị trường vốn bao gồm động lực khi công ty tăng vốn, mục tiêu lợi nhuận đạt được và (6) Các nhân tố bên ngoài khác như yêu cầu của thị trường vốn, quá trình chính trị, các quy định liên quan đến thuế và mỗi nghiên cứu thường tập trung vào một trong các nhóm nhân tố trên.

CLTT BCTC (Y)

Hiệu quả quản lý (Z)

Afiah và Rahmatika (2014) trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng CLTT trên BCTC của các chính quyền địa phương và ảnh hưởng CLTT trên BCTC đến hiệu quả quản lý ở Indonexia. Nghiên cứu được thực hiện ở bảy địa phương ở Indonexia, kết quả là năng lực tổ chức và hệ thống KSNB ảnh hưởng đáng kể đến CLTT trên BCTC và CLTT trên BCTC ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý. Mô hình được nghiên cứu được xây dựng như sau:


Năng lực của tổ chức (x1)

Hệ thống kiểm soát nội bộ (x2)


Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu của Afiah và Rahmatuka (2014)



Nguyễn Tố Tâm (2014) với đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm tăng cường CLTT kế toán tài chính của các CTNY trên TTCK Việt Nam”. Trong nghiên cứu này tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tổ chức KSNB và kiểm soát Nhà nước với CL thông tin KT tài chính của các CTNY trên TTCK Việt Nam từ 2012 - 2014. Kết quả cho thấy có 17 trong tổng số 23 nhân tố trong mô hình có ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC. Nghiên cứu tiếp cận tổ chức KSNB theo cách tiếp cận truyền thống gồm ba thành phần là môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin KT, thủ tục kiểm toán.

Các công trình nghiên cứu về mức độ phân tán của các cổ đông, quy mô và đòn bẩy tài chính

Frost và Pownall (1994) đã nghiên cứu CLTT trên BCTC ở Mỹ và Anh, nghiên cứu các BCTC kết thúc vào tháng 12 năm 1989 với 107 công ty. Trong số này các công ty, 33 công ty được niêm yết tại TTCK Anh, 33 công ty được NY trên TTCK Mỹ và các công ty còn lại được NY trên cả hai sàn chứng khoán. Kết quả nghiên cứu cho thấy CLTT trên BCTC có mối quan hệ với quy mô của các công ty.

Một trong các biến cấu trúc đầu tư khác là tỷ lệ các khoản nợ, lý thuyết đại diện cũng được sử dụng rất nhiều để giải thích mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ và CLTT trên BCTC. Cohen (2004) kết luận rằng các công ty có đòn bẩy cao hơn, có thể cung cấp CLTT trên BCTC cao hơn.

Trong nghiên cứu của Cheung và cộng sự (2005), nghiên cứu đã đưa ra hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin và tính minh bạch thông tin làm nâng cao CLTT trên BCTC đó là: nhóm nhân tố tài chính và nhóm nhân tố quản trị công ty. Nhóm tác giả đã đưa ra năm nhân tố trong nhóm nhân tố tài chính gồm: quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, kết quả tài chính, tài sản đảm bảo và hiệu quả sử dụng tài sản. Đồng thời nghiên cứu cũng cho biết có ba nhân tố trong nhóm Quản trị công ty (QTCT) là: Mức độ tập trung quyền sở hữu, Cơ cấu của HĐQT và Quy mô của HĐQT có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin và tính minh bạch của thông tin trên BCTC. Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát 265 CTNY trên TTCK Thái Lan và 148 CTNY trên TTCK Hồng Kông. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại thị trường tài chính Thái Lan các nhân tố: Quy mô công ty, Hiệu quả sử dụng tài sản, Giá trị tài sản đảm bảo và Khả năng sinh lợi dài hạn của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY nhưng ở Hồng Kông thì những nhân tố này ảnh hưởng. Các nhân tố quy mô và cơ cấu hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin ở Thái Lan nhưng lại không ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC cung cấp tại Hồng Kông, còn biến “tỷ lệ giám đốc điều hành không phải là thành viên của HĐQT” (trong



biến cơ cấu của HĐQT) càng lớn thì CLTT trên BCTC của các CTNY càng cao ở cả Thái Lan và Hồng Kông. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại chỉ ra kết quả nghiên cứu chứ chưa luận giải được nguyên nhân tại sao lại có sự khác biệt về nhân tố ảnh hưởng của hai thị trường Thái Lan và Hồng Kông.

Một nghiên cứu khác của Habib và Azim (2008) về mối quan hệ giữa QTCT và giá trị thích hợp của thông tin KT, các tác giả đã sử dụng mô hình EBO để đo lường giá trị thích hợp của thông tin KT và các nhân tố QTCT được xem xét bao gồm tính độc lập của HĐQT, quy mô của HĐQT, tính kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc, quy mô của ủy ban kiểm tra, tính độc lập của ủy ban kiểm tra, trình độ học vấn của ủy ban kiểm tra, số lượng cuộc họp của UBKT, công ty kiểm toán Big 5 và phí dịch vụ phi kiểm toán. Ngoài ra, các biến kiểm soát cũng được nhóm tác giả xem xét đó là lợi nhuận công ty, quy mô công ty, cơ hội phát triển và đòn bẩy tài chính. Kết quả hồi quy cho thấy cấu trúc QTCT tốt sẽ tăng giá trị thích hợp của thông tin KT được trình bày trên BCTC của 500 CTNY hàng đầu của Úc giai đoạn 2001 - 2003.

Trong nghiên cứu của Michailesco (2010) về các nhân tố tác động đến CLTT trên BCTC của các DN Pháp trong khoản thời gian từ 1991 - 1995. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu định lượng bằng phương pháp thực nghiệm trên 100 DN tại Pháp. Dữ liệu được phân tích qua hai giai đoạn: Phân tích kiểm định và phân tích hồi quy, kết quả cho thấy sự phân bố quyền sở hữu tác động đến CLTT trên BCTC vào các năm 1993 - 1995.

Nghiên cứu của Klai (2011) về mối quan hệ giữa QTCT và CLTT trên BCTC của các công ty tại quốc gia Tunisia. Nghiên cứu trên mẫu 22 công ty phi tài chính NY trên TTCK Tunis. Chất lượng BCTC được tác giả đo lường theo cả hai mô hình: Mô hình McNichols (2002) và mô hình của Ball và Brown (1968), Collins và Kothari (1989), có bốn nhân tố được tác giả cho rằng là đại diện cơ chế kiểm soát chính của QTCT là kiểm soát bởi nước ngoài, tập trung vốn chủ sở hữu, kiểm soát bởi gia đình và kiểm soát bởi Nhà nước và các tổ chức tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiểm soát bởi nước ngoài, kiểm soát bởi gia đình và tập trung vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng giảm đến CLTT trên BCTC. Ngược lại kiểm soát bởi tổ chức tài chính và Nhà nước cải thiện CLTT trên BCTC. Ngoài ra, ba nhân tố được xem là các biến kiểm soát gồm quy mô công ty và cơ hội phát triển ảnh hưởng giảm và đòn bẩy tài chính ảnh hưởng tăng CLTT trên BCTC.

Hassan (2012) nghiên cứu ba nhân tố thuộc cấu trúc công ty đến CLTT trên BCTC như quy mô công ty, đòn bẩy tài chính và sự phân tán của cổ đông, kết quả tìm thấy cả ba nhân tố đều có ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC, quy mô công ty và mức



độ phân tán cổ đông có tác động cùng chiều trong khi đó đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều đến CLTT trên BCTC.

Một nghiên cứu của Abed và các cộng sự (2012), nghiên cứu trên mẫu 329 công ty quan sát trong ba năm 2006 - 2009 niêm yết trên TTCK Amman tại quốc gia Ả Rập, kết quả nghiên cứu tìm thấy được trong bảy nhân tố được xem xét chỉ có hai nhân tố có ảnh hưởng đến QTLN đó là quy mô của HĐQT có ảnh hưởng thuận chiều đến QTLN với mức ý nghĩa thống kê 5% và loại ngành công nghiệp có cũng có ảnh hưởng thuận chiều đến QTLN nhưng với mức ý nghĩa thống kê 10%, các nhân tố còn lại tính độc lập của HĐQT, sự kiêm nhiệm giữa TGĐ và chủ tịch HĐQT, sự tập trung quyền sở hữu, đòn bẩy tài chính và quy mô công ty không có ảnh hưởng đến QTLN trong nghiên cứu này.

Nghiên cứu của Chalaki và cộng sự (2012) về đặc điểm QTCT và CLTT trên BCTC được đo lường theo hai mô hình đó là mô hình của McNichols (2002) và mô hình của Collins và Kothari (1989), nghiên cứu được thực hiện trên mẫu 136 công ty trên TTCK Tehran, dữ liệu thu thập chín năm (2003 - 2011), kết quả của nghiên cứu này khá đặc biệt tất cả các nhân tố được phân tích không có tác động đến CLTT trên BCTC bao gồm quy mô của HĐQT, tính độc lập của HĐQT, sự tập trung vốn chủ sở hữu, quyền sở hữu của tổ chức và các nhân tố được xem là các biến kiểm soát như quy mô công ty kiểm toán, quy mô công ty và tuổi của công ty cũng không có tác động đến CLTT trên BCTC.

Nghiên cứu Aygun và các cộng sự (2014) về ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu vốn và quy mô HĐQT đến QTLN, mẫu nghiên cứu bao gồm 230 CTNY trên sở giao dịch chứng khoán Istanbul tại Turkey giai đoạn 2009 - 2012. Kết quả nghiên cứu tìm thấy trong sáu nhân tố bao gồm quyền sở hữu bởi nhà quản lý, bởi tổ chức, quy mô HĐQT, lợi nhuận, đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng đến QTLN, duy nhất nhân tố quy mô công ty không có ảnh hưởng đến QTLN.

Alves (2014) nghiên cứu tác động của tính độc lập của HĐQT đến QTLN, ngoài ra tác giả cũng phân tích thêm mối quan hệ của các nhân tố khác đó là đòn bẩy tài chính, dòng lưu chuyển tiền thuần, cơ hội đầu tư (cơ hội phát triển), loại công ty kiểm toán và quy mô công ty ảnh hưởng đến QTLN. Mô hình Jones điều chỉnh được tác giả này sử dụng để đo lường QTLN 33 công ty phi tài chính trong giai đoạn 2003 - 2010 trên thị trường vốn của Bồ Đào Nha. Kết quả nhất quán với cả hai phương pháp sử dụng là chỉ có nhân tố loại công ty kiểm toán không ảnh hưởng đến QTLN các nhân tố còn lại đều có ảnh hưởng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2024