Nguyễn Trọng Nguyên (2016) đã tập trung nghiên cứu sự tác động của QTCT tới CLTT trên BCTC của CTNY tại Việt Nam. Kết quả phân tích hồi quy của nghiên cứu cho thấy hầu hết các biến độc lập về QTCT trong mô hình nghiên cứu của tác giả đều có sự tác động đến CLTT trên BCTC. Riêng sự độc lập của ban kiểm soát là không có ý nghĩa với sự tương quan về CLTT trên BCTC. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn tìm thấy có sự khác nhau giữa CLTT trên BCTC giữa các công ty có quy mô và tỷ lệ vốn nhà nước khác nhau. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đo lường CLTT trên BCTC dựa trên các đặc điểm CL của dự án hội tụ IASB và FASB, song nghiên cứu này chỉ tập trung vào các yếu tố QTCT mà chưa xem xét đến sự tác động các nhân tố khác.
Phạm Quốc Thuần (2016) trong nghiên cứu của mình cho thấy có 10 nhân tố rút ra từ nghiên cứu định tính được tiếp tục khẳng định bằng nghiên cứu định lượng là có ảnh hưởng đến CLTT BCTC. Kết quả kiểm định qua phương trình hồi quy cho thấy có tám nhân tố tác động ở mức có ý nghĩa. Trong các nhân tố tác động đến CLTT BCTC có hai nhân tố được xem là đặc thù riêng của nghiên cứu này (Áp lực từ thuế và chất lượng phần mềm kế toán). Trong đó hai biến độc lập đóng vai trò là biến điều tiết là nhân tố Niêm yết và Quy mô công ty nó có tác dụng làm thay đổi mức độ tác động của các nhân tố lên CLTT BCTC. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tác giả đã đề ra chín nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện CLTT trên BCTC của các CTNY. Tuy nhiên, nghiên cứu này nghiên cứu đối với các DN Việt Nam kể cả DN không NY trên TTCKVN.
Hành vi quản trị lợi nhuận
Một trong những nghiên cứu sớm nhất đó là nghiên cứu của Watts và Zimmerman (1978) nghiên cứu về ảnh hưởng của việc điều chỉnh BCTC theo chỉ số giá ảnh hưởng đến số liệu KT và các khoản khen thưởng cho nhà quản lý. Kết quả cho thấy tác động chủ yếu đến DN có quy mô rất lớn. Tiếp theo đó là nghiên cứu xem xét nhân tố kế hoạch thưởng đối với hành vi QTLN cũng như các quyết định về KT của nhà quản lý được thực hiện bởi Healy (1985), nghiên cứu của Whittred (1987) cung cấp bằng chứng về việc các nhà quản lý đã tự nguyện hợp nhất BCTC nhằm thỏa mãn các yêu cầu của chủ nợ và nâng cao các khoản khen thưởng cho quản lý, Gaver và các cộng sự (1995), Holthausen và các cộng sự (1995) kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu cho thấy các nhà quản lý có nhiều khả năng sẽ thực hiện QTLN để tối đa hóa tiền thưởng của họ. Qua các nghiên cứu trên đã cung cấp bằng chứng cho lý thuyết quan hệ
cổ đông người quản lý, tiếp cận theo chủ nghĩa cơ hội, có nghĩa là nhà quản lý lựa chọn các phương pháp KT có lợi cho bản thân mình.
Hành vi QTLN mặc dù không đượс xеm là vi рhạm рháр luật được các KT sử dụng những hình thức được chấp nhận trong KT, để hạch toán làm các khoản chi phí, doanh thu, lợi nhuận không đúng với bản chất phát sinh của nghiệp vụ và dẫn đến người sử dụng thông tin trên BCTC hiểu sai thông tin và đưa ra các quyết định không hiệu quả. Hành vi này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của các cổ đông, Аrthur Lеvitt trоng một bài рhát biểu ở đại họс Nеw Yоrk đã nói rằng: “QTLN là một trò сhơi đi ngượс lại những nguyên tắс đằng sаu sự рhát triển và thành сông сủа thị trường”, Hеаly và Wаhlеn (1999) thì сhо rằng QTLN xảy rа “khi nhà quản trị sử dụng điều сhỉnh trоng BCTC và trоng сấu trúс giао dịсh để thаy đổi BCTC hоặс nhằm đánh lừа một số bên liên quаn về tình hình hоạt động kinh dоаnh сủа сông ty hоặс nhằm ảnh hưởng đến kết quả сáс hợр đồng mà рhụ thuộс vàо số liệu báо сáо KT”.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2
- Các Nghiên Cứu Về Đo Lường Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
- Các Nghiên Cứu Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
- Báo Cáo Tài Chính Và Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính
- Mô Hình Nghiên Cứu Dự Kiến Từ Cơ Sở Lý Thuyết
- Mô Hình Nghiên Cứu Từ Kết Quả Nghiên Cứu Định Tính
Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.
Trong nghiên cứu Phạm Quốc Thuần (2016) QTLN có tác động mạnh ngược chiều đến CLTT BCTC, tác giả đã tiến hành xây dựng các chỉ báo dựa trên kết quả nghiên cứu định tính QTLN1: “Ý muốn của nhà quản trị có ảnh hưởng đến việc xử lý và trình bày BCTC”, QTLN2: “Định hướng của nhà quản trị có tác động đến việc lựa chọn phương pháp kế toán”, QTLN3: “Nhà quản trị thường xuyên tác động đến công việc KT tại đơn vị”, QTLN4: “Nhà quản trị thường yêu cầu xử lý thông tin KT theo ý của mình”.
Khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh nhanh nhỏ hơn một là khi đó tài sản ngắn hạn không đủ bù đắp cho nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng một thể hiện tài sản ngắn hạn vừa đủ bù đắp các khoản nợ ngắn hạn cho DN, song trong thực tế nếu chỉ tiêu này bằng một thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN cũng vẫn rất mong manh. Chính vì lẽ đó mà khi hệ số này thấp ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp, giảm niềm tin đối với nhà đầu tư, ngân hàng nên DN có xu hướng sử dụng các thủ thuật KT tác động nhằm tăng hệ số này.
Nghiên cứu Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) kết quả cho thấy trong số 23 nhân tố trong mô hình nghiên cứu thì có 17 nhân tố được kiểm định có ảnh hưởng đến CL BCTC, trong đó có bốn nhân tố mới được tác giả đưa vào nghiên cứu là tính
trì hoãn của BCTC, khả năng thanh toán nhanh, thời gian NY và tình trạng NY. Từ đó tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao CL BCTC của CTNY trên TTCKVN. CL BCTC trong nghiên cứu này tương đồng với CLTT trên BCTC, do vậy đây là một nghiên cứu hữu ích để tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu.
Văn hóa công ty
Yếu tố văn hoá luôn hình thành song song với quá trình phát triển của DN. Văn hoá DN là văn hoá của một tổ chức vì vậy không đơn thuần là văn hoá giao tiếp hay văn hoá kinh doanh, cũng không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng hay trong phòng họp, bao gồm sự tổng hợp của các yếu tố trên.
Văn hóa của một công ty là một mô hình của các giả định được học bởi một nhóm để giải quyết các vấn đề thích ứng bên ngoài và tích hợp nội bộ được thực hiện để xem xét và sau đó được giới thiệu trong các thành viên tổ chức (Schein, 2010). Văn hóa có thể được nghiên cứu thông qua việc chuyển giao kiến thức trong hình thức giao tiếp, cũng như quan sát đơn giản, để văn hóa tổ chức định hình thái độ và hành vi của nhân viên, dựa trên hệ thống kiểm soát cho tất cả nhân viên (Colquitt và cộng sự, 2011). Đó là giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong hành vi mỗi thành viên DN.
Hay nghiên cứu của Zarzeski (1996) thực hiện trên bảy quốc gia với 256 công ty có quy mô nhỏ, vừa và lớn đã chỉ ra rằng mức độ công bố thông tin phụ thuộc vào văn hóa và sức mạnh của thị trường thông qua các nhân tố như doanh thu xuất khẩu, đòn bẩy tài chính và quy mô công ty.
Nghiên cứu của Rapina (2014) nghiên cứu “các yếu tố ảnh hưởng đến CL hệ thống thông tin KT và tác động của hệ thống thông tin KT đến CLTT kế toán”. Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố là đặc điểm của tổ chức ảnh hưởng đến CLTT kế toán đó là: Cam kết của tổ chức, văn hóa tổ chức và cơ cấu tổ chức và qua đó thấy được sự tác động của các nhân tố này đến CLTT KT. Tác giả nghiên cứu trên các KT của 33 DN ở Bandung Inđônêxia. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra nhân tố cam kết của tổ chức, văn hóa tổ chức và cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng đến CL hệ thống thông tin KT và CL hệ thống thông tin KT ảnh hưởng đến CLTT KT. CLTT KT là một phạm trù rộng hơn CLTT trên BCTC, CLTT KT bao gồm cả hệ thống thông tin báo cáo quản trị nhưng đây là một tài liệu tham khảo hữu ích khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC.
Cam kết của lãnh đạo
Văn hóa tổ chức
Chất lượng hệ thống thông
tin kế toán
Chất lượng thông tin kế toán
Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.2. Mô hình nghiên cứu của Rapina (2014)
Cam kết đạo đức kinh doanh
Cam kết đạo đức kinh doanh là điều cần thiết trong kinh doanh, theo kết quả của một số nghiên cứu đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến CLTT trên BCTC. Các công ty cam kết về đạo đức kinh doanh cao hơn cho thấy CLTT trên BCTC tốt hơn và ngược lại. Các nghiên cứu kiểm tra kết quả cam kết đạo đức kinh doanh tác động đến CLTT trên BCTC bị hạn chế do các nghiên cứu trước đây chưa thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp định lượng. Nghiên cứu cho thấy cam kết của công ty đối với đạo đức kinh doanh sẽ ảnh hưởng tích cực đến CLTT trên BCTC (Choi và Pae, 2011).
Tae và Jinhan (2011) đã nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh đối với CLTT trên BCTC sử dụng các công ty Hàn Quốc. Họ phát hiện ra rằng các công ty có mức cam kết đạo đức cao hơn đang tham gia vào việc QTLN ít hơn, báo cáo thu nhập thận trọng hơn và dự đoán các luồng tiền trong tương lai chính xác hơn so với những công ty có mức thấp hơn của cam kết đạo đức. Điều đó cho thấy rằng cam kết của công ty đối với đạo đức kinh doanh đã ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC trong tương lai của chính công ty đó.
Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Đặc điểm ngành nghề kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến CLTT trên BCTC của DN, vì mỗi ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh khác nhau có những đặc riêng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác KT và BCTC của DN.
Đối với công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ sẽ có những đặc điểm khác so với những công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản hay lĩnh vực sản xuất vì vậy khi lựa chọn, áp dụng chế độ KT phụ thuộc vào đặc điểm loại hình kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và sự lựa chọn đó được Bộ tài chính chấp thuận. Đối với công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động
sản và xây dựng thì tỷ lệ hàng tồn kho rất cao trong khi đó các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thì tỷ lệ này thấp hơn dẫn đến kết cấu chi phí của các công ty cũng khác nhau. Nguyễn Kim Quốc Trung (2018) trong nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính Kịp thời của BCTC đã xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết trong đó có nhân tố lĩnh vực kinh doanh. Mà tính Kịp thời là một thành phần đo lường CLTT trên BCTC, vì lẽ đó tác giả mong muốn tìm hiểu nhân tố này có tác động đến CLTT trên BCTC hay không.
2.1.2.2. Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Chuẩn mực BCTC quốc tế
Nghiên cứu về việc áp dụng IFRS và ảnh hưởng của chúng đến CLTT trên BCTC trong các nghiên cứu còn khác nhau:
Không giới hạn trong bối cảnh là các nước Châu Âu, mà cả các nghiên cứu về tác động của việc áp dụng IFRS với các nền kinh tế mới nổi, như Trung Quốc và Brazil; và có nhiều quan điểm khác nhau về ảnh hưởng của các tiêu chuẩn này đối với CLTT trên BCTC. Theo đó Barth và cộng sự (2008) đã thực hiện một nghiên cứu trên 21 quốc gia phát triển và mới nổi (bao gồm Thụy Sĩ, Trung Quốc và Đức trong số các quốc gia khác), phát hiện của họ chỉ ra rằng việc triển khai IFRS có liên quan tiêu cực với quản trị lợi nhuận. Cùng những dòng này, Zéghal và cộng sự (2011) nhận thấy rằng trong trường hợp của Pháp đối với những công ty có trình độ quản trị DN tốt phụ thuộc vào thị trường tài chính nước ngoài, việc áp dụng IFRS có liên quan tiêu cực đến QTLN. Trong trường hợp của Brazil, Pelucio-Grecco và cộng sự (2014) cho thấy việc triển khai IFRS đầy đủ đóng vai trò hạn chế đối với QTLN trong các CTNY. Ngược lại, Callao và Jarne (2010), Cang và cộng sự (2014) chỉ ra rằng đối với EU và Trung Quốc việc áp dụng IFRS có liên quan tích cực với QTLN. Cả hai nghiên cứu đều đồng ý rằng IFRS làm cho thông tin tài chính linh hoạt và chủ quan hơn, thông qua các tiêu chí để định giá và công nhận các yếu tố của BCTC, trong đó sử dụng giá trị hợp lý nổi bật. Mặt khác, Jeanjean và Stolowy (2008) đã thực hiện một nghiên cứu về Úc, Pháp và Anh trong đó họ thấy rằng QTLN vẫn ổn định ở Úc và Anh và chỉ tăng, ở Pháp sau khi IFRS được thông qua. Tương tự, Doukakis (2014) nhận thấy rằng đối với 22 quốc gia Châu Âu từ năm 2000 đến 2010, việc áp dụng IFRS bắt buộc không có tác động đáng kể đến QTLN. Ngoài ra, Van Tendeloo và Vanstraelen (2005) xác định rằng ở Đức các công ty áp dụng IFRS cho thấy không có hành vi nào về QTLN khác so với những BCTC áp dụng theo nguyên tắc KT của Đức.
Trong bối cảnh này, các tác giả như Barth và cộng sự (2008), Doukakis (2014), Jeanjean và Stolowy (2008) cho rằng có một vấn đề sai lệch lựa chọn đối với những nghiên cứu so sánh CLTT trên BCTC của các công ty trước và sau khi áp dụng IFRS, vì chúng không phân biệt giữa các quốc gia cho phép tự nguyện áp dụng các tiêu chuẩn này trước năm 2005 và các quốc gia không áp dụng. Vấn đề này nằm ở chỗ các công ty nhận được lợi ích hoặc lợi thế từ việc triển khai IFRS sẽ có động lực để thực hiện trước thời hạn đã thiết lập, điều này có thể làm tăng thêm ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS đến CLTT trên BCTC (Jeanjean và Stolowy, 2008). Hơn nữa, những tác động không chắc chắn đối với QTLN cũng đã được xác định trong những năm sau khi áp dụng chuẩn mực quốc gia sang IFRS (Jeanjean và Stolowy, 2008) phù hợp với các nghiên cứu khác đã được thực hiện khi áp dụng IFRS cho thấy các số liệu của báo cáo thu nhập và bảng cân đối KT có thể được cải thiện tốt hơn (Aisbitt, 2006; Capkun và cộng sự, 2008; Cormier và cộng sự, 2009; Haller và cộng sự, 2009).
Trong nghiên cứu của Daske và cộng sự (2008) đã chỉ ra rằng tính minh bạch của thông tin tài chính sẽ được nâng cao khi DN áp dụng IFRS, những kết quả này nhất quán với nghiên cứu của Covrig (2007) rằng việc sử dụng IFRS sẽ giảm thiểu tính chủ quan trong quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài và tăng hiệu quả gọi vốn.
Một nghiên cứu khác được tiến hành trong thời gian ba năm, điều tra tác động của IFRS đối với CLTT trên BCTC của 50 CTNY trên Sở Giao dịch Chứng khoán Bucharest. Phát hiện chính của nghiên cứu này là CLTT trên BCTC đã tăng lên sau khi áp dụng IFRS (Gajevszky, 2015). Trong nghiên cứu Try và Evita (2015) ở nghiên cứu ở Bali Indonexia về đo lường CLTT trên BCTC trước và sau khi áp dụng IFRS. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy CLTT trên BCTC sau khi áp dụng IFRS cao hơn trước khi áp dụng IFRS. Kết quả cũng cho thấy tính thích hợp, dễ hiểu, khả năng so sánh của CLTT trên BCTC tăng lên, tuy nhiên tính trung thực có xu hướng giảm và tính kịp thời đã có thay đổi trước và sau khi áp dụng IFRS. Các CTNY trên sở giao dịch chứng khoán Indonesia có chỉ số LQ-45 được sử dụng trong nghiên cứu này. Nghiên cứu sử dụng BCTC của 55 công ty trong giai đoạn 2009 đến 2013. Trong đó, BCTC của các công ty giai đoạn 2009 - 2010 là trước khi áp dụng IFRS và số liệu của các công ty này trong năm 2012, 2013 sau khi áp dụng IFRS. Nghiên cứu này không sử dụng dữ liệu các công ty này năm 2011 vì năm này bắt đầu áp dụng IFRS.
Trong nghiên cứu của Héctor và Julián (2017) về tác động của IFRS đến CLTT trên BCTC ở Anh và Pháp. Kết quả của nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của IFRS đến CLTT trên BCTC của các công ty lớn hơn ở Anh dường như đã được cải thiện sau khi áp dụng IFRS. Trong trường hợp của Pháp, kết quả không hỗ trợ bất kỳ sự cải thiện nào về CLTT trên BCTC sau khi IFRS được áp dụng.
Từ kết quả nghiên cứu của các tác giả ở trên cho thấy tác động nhân tố IFRS đến CLTT trên BCTC ở các nghiên cứu với các thị trường khác nhau kết quả cũng không giống nhau. Có nghiên cứu thì khi áp dụng IFRS làm tăng tính minh bạch, tính so sánh, tính thích hợp có nghiên cứu cho thấy IFRS không tác động đến CLTT trên BCTC của các CTNY.
Chất lượng kiểm toán độc lập
Kiểm toán là một xác minh độc lập nhằm tăng cường độ tin cậy và tính hữu dụng của BCTC (Francis và cộng sự, 1999). Kiểm toán ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến CLTT trên BCTC dựa trên quy mô của các công ty kiểm toán và phí được thanh toán cho các kiểm toán viên bên ngoài. Một nghiên cứu khác tại Malaysia của Radzi và các cộng sự (2011) nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhân tố quy mô công ty kiểm toán (loại công ty kiểm toán), tính hữu hiệu của KSNB, giám đốc công ty là cựu kiểm toán viên cao cấp, phí kiểm toán, quy mô công ty, số lượng công ty con, số chứng chỉ kiểm toán viên, đối tác kiểm toán công ty và trì hoãn kiểm toán với CLTT trên BCTC với mẫu được lựa chọn 113 CTNY trên TTCK Malaysia.
Vai trò điều tiết của Ủy ban chứng khoán
UBCKNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và TTCK theo quy định của pháp luật. Vì vậy UBCKNN có vai trò kiểm tra giám sát tính minh bạch của BCTC kiểm toán của các CTNY thông qua việc giám sát các công ty này công bố BCTC kiểm toán theo quy định và giám sát, kiểm soát CL dịch vụ kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán đối với các công ty có lợi ích công chúng. Thực tế, cho thấy về cơ bản các công ty kiểm toán đáp ứng được đầy đủ các quy định song còn một số công ty chậm nộp so với quy định. mốt số công ty còn chênh lệch số liệu trước sau kiểm toán. Trong năm 2016, UBCKNN đã xử phạt hành chính 59 trường hợp, đình chỉ tư cách kiểm toán của một tổ chức. Điều này cho thấy yêu cầu cung cấp thông tin từ người ủy quyền, từ các cổ đông cũng như từ UBCKNN đã tạo ra một áp lực trong việc cung cấp thông tin có CL. Rất nhiều công trình nghiên cứu đề xuất cần nâng cao hiệu quả giám
sát của UBCKNN sẽ góp phần gia tăng CLTT trên BCTC như Phạm Quốc Thuần (2016), Hà Thị Ngọc Hà (2012) xong hầu như chưa có công trình nào tiến hành nghiên cứu đánh giá đo lường mức độ tác động vai trò điều tiết của UBCKNN đối với CLTT trên BCTC.
2.1.3. Khoảng trống nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học ở nước ngoài và Việt Nam đã được công bố liên quan đến nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC các CTNY tác giả rút ra một số kết luận như sau:
Đối với hướng nghiên cứu CLTT trên BCTC theo đặc điểm chất lượng các thuộc tính đánh giá CLTT trên BCTC khá đa dạng thường theo bốn cách tiếp cận nhưng cách tiếp cận theo hướng đo lường CLTT trên BCTC thông qua các đặc điểm định tính toàn diện hơn vì tiến hành đo lường trực tiếp cả thông tin tài chính và phi tài chính. Các nghiên cứu này đã chú ý đến việc tham chiếu các thuộc tính đo lường CLTT công bố bởi FASB và IASB (Beest và cộng sự, 2009; Beest và cộng sự, 2013) Các nghiên cứu đều xem các đặc điểm đánh giá CLTT trên BCTC được công bố bởi AAA, IASB, FASB, VAS… là nền tảng chủ yếu cho nghiên cứu. Trong đó, các đặc điểm CLTT trên BCTC được công bố bởi IASB (2010) là được sử dụng nhiều nhất. Nhưng đối với Việt Nam hướng nghiên cứu đo lường CLTT trên BCTC theo đặc điểm định tính của IASB chưa nhiều. Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trước tác giả tiến hành xây dựng, hiệu chỉnh và phát triển thang đo CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.
Các công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng CLTT trên BCTC:
1. Các nghiên cứu ở các góc độ nghiên cứu khác nhau, đều đạt được những thành công nhất định đóng góp làm phong phú thêm tài liệu tổng quan nghiên cứu và có ý nghĩa trong thực tiễn về đo lường CLTT trên BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC phù hợp đặc điểm của từng nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy giữa đạo đức nghề nghiệp kế toán có mối quan hệ cùng chiều với CLTT trên BCTC bằng phương pháp định lượng. Ở Việt Nam có nhiều tác giả đề cập và nhận định rằng cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp của KT để nâng cao CLTT trên BCTC xong đến nay có rất ít công trình nghiên cứu mức độ tác động của đạo đức nghề nghiệp KT đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN. Do vậy, tác giả muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa đạo đức nghề nghiệp KT và CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.