Các Thành Phần Đo Lường Cltt Trên Bctc Của Ctny Trên Ttckvn


3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện trong luận án theo các bước sau:


Bước 1: Xây dựng thang đo các biến

Bước 2: Thiết kế bảng hỏi và khảo sát thử

Bước 3: Khảo sát chính thức

Bước 4: Đánh giá độ tin cậy thang đo

Bước 5: Đo lường tác động của các nhân tố đến CLTT

trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN


Sơ đồ 3.3. Các bước nghiên cứu định lượng


3.3.1. Xây dựng thang đo các biến

3.3.1.1. Thang đo biến phụ thuộc

Đối với nghiên cứu này, xây dựng thang đo CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN trên cơ sở sử dụng thang đo có sẵn và điều chỉnh phù hợp với bối cảnh nghiên cứu của luận án, thang đo các biến độc lập sử dụng xây dựng thang đo mới cho biến mới trên cơ sở kết quả của nghiên cứu định tính và sử dụng thang đo có sẵn điều chỉnh phù hợp với luận án đối với các biến đã có nghiên cứu gần với luận án.

Biến phụ thuộc trong nghiên cứu đó là: CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN: Thang đo CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN được tác giả xây dựng trên cơ sở các đặc tính định tính chuẩn mực BCTC quốc tế 2010 và cập nhật theo chuẩn mực do IASB công bố 2018 và thang đo được sử dụng trong nghiên cứu trước đó của Jonas và Blanchet (2000), Beest và Braam (2013), Phạm Quốc Thuần (2016). Các thang đo này được điều chỉnh phù hợp với nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu định tính.

Danh sách các chỉ báo cuối cùng đo lường CLTT trên BCTC bao gồm 32 mục

đo lường: Tám chỉ báo đo lường mức độ phù hợp, bảy chỉ báo đo lường tính trung



thực, năm chỉ báo đo lường sự dễ hiểu, bốn chỉ báo đo lường khả năng so sánh và bốn chỉ báo đo lượng tính kiểm chứng, bốn chỉ báo đo lường tính kịp thời. Tất cả các chỉ báo được sử dụng thang đo Likert 5 điểm, CLTT trên BCTC được đo lường là giá trị trung bình cộng của các đặc tính cơ bản và đặc tính nâng cao. Cách xác định này dựa trên cách xác định đo lường CLTT trên BCTC của Phạm Quốc Thuần (2016).

Thang đo Linkert 5 điểm bao gồm: (1) = Hoàn toàn không đồng ý; (2) = Ít đồng ý; (3) = Đồng ý; (4) = Khá đồng ý. (5) = Hoàn toàn đồng ý.

Biến phụ thuộc CLTT trên BCTC: được đo lường thông qua sáu biến quan sát.


Thích hợp (R)

Trung thực (F)

So sánh

được (C)

Dễ hiểu (U)

CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN

Kiểm chứng (V)

Kịp thời (T)


Sơ đồ 3.4. Các thành phần đo lường CLTT trên BCTC của CTNY trên TTCKVN

Giá trị của CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN được lượng hóa là giá trị trung bình cộng của sáu biến quan sát: Thích hợp, Trung thực, Dễ hiểu, Kịp thời, Kiểm chứng, So sánh được.

Trong đó thang đo tính thích hợp (R) có tám chỉ báo và chỉ báo R1 (BCTC của công ty có sử dụng giá trị hợp lý phù hợp luật kế toán Việt Nam), R2, R6, R7 là chỉ báo mới được phát triển thông qua thảo luận nhóm của nghiên cứu này, Tính phù hợp được lượng hóa bằng giá trị trung bình cộng của các biến quan sát từ R1 đến R8.

Trung thực được đo bởi bảy chỉ báo từ F1 đến F7, giá trị Trung thực được lượng hóa bởi giá trị trung bình cộng từ F1 đến F7, trong đó F7 là các chỉ báo mới để đo lường CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN. So sánh được đo lường bởi bốn chỉ báo và giá trị được lượng hóa là giá trị trung bình cộng từ C1 đến C4.



Kiểm chứng được đo lường bởi bốn chỉ báo từ V1 đến V4, giá trị được lượng hóa là giá trị trung bình cộng từ V1, V2, V3, V4. Kịp thời được đo lường trong nghiên cứu này gồm bốn chỉ báo từ T1 đến T4, giá trị được lượng hóa là giá trị trung bình cộng của T1, T2, T3, T4. Dễ hiểu được đo lường gồm năm chỉ báo từ U1 đến U5, giá trị được lượng hóa là giá trị trung bình cộng của U1, U2, U3, U4, U5. Các chỉ báo này được trình bày trong Phụ lục 2.

3.3.1.2. Thang đo các biến độc lập

a. Năng lực nhân viên kế toán

Năng lực của nhân viên KT được hiểu là nhóm các yếu tố liên quan đến kỹ năng, kiến thức của nhân viên KT trong lĩnh vực KT để hoàn thành công việc KT của họ. Trong nghiên cứu này thang đo năng lực nhân viên KT là thang đo bậc một được đo bởi năm biến quan sát. Thang đo này được chỉnh sửa và phát triển theo thang đo của Xu (2003), Phạm Quốc Thuần (2016) và kết quả thảo luận nhóm trong nghiên cứu định tính của tác giả.

Bảng 3.2. Các biến quan sát của nhân tố năng lực nhân viên kế toán


Biến quan sát


Thang đo


Nghiên cứu trước

Kết quả nghiên cứu định tính

NL1

Nhân viên kế toán được đào tạo cơ bản, am hiểu chuẩn mực và chế độ kế toán.

Phạm Quốc Thuần (2016), Nguyễn Thị

Thu Hoài (2018)


NL2

Nhân viên kế toán sử dụng tốt công nghệ thông tin, tiếng anh.


x

NL3

Nhân viên kế toán am hiểu rõ quy trình, đặc điểm sản xuất của đơn vị.

Phạm Quốc Thuần (2016), Nguyễn Thị

Thu Hoài (2018)


NL4

Nhân viên kế toán có kinh nghiệm về lĩnh vực kế toán

Phạm Quốc Thuần (2016), Đặng Ngọc

Hùng (2016)


NL5

Nhân viên kế toán có kỹ năng làm việc và giải quyết các quyết định có hiệu quả


x

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 9

Nguồn: Nghiên cứu trước và phát triển của tác giả.



Nhân tố năng lực nhân viên kế toán giá trị được lượng hóa là giá trị trung bình cộng của năm biến quan sát là NL1 đến NL5.

b. Đạo đức nghề nghiệp kế toán

Đặc điểm nổi bật của nghề KT, kiểm toán là việc chấp nhận trách nhiệm vì lợi ích của công chúng. Do vậy, trách nhiệm của KT viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng đơn lẻ hoặc doanh nghiệp nơi KT viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp làm việc mà còn phải nắm được và tuân thủ các quy định trong chuẩn mực này vì lợi ích của công chúng.

Con người theo thời gian phải đối mặt với tình thế khó xử về đạo đức và vấn đề yếu đuối của ý chí. Trong công việc của KT, họ gặp phải nhiều tình huống mà họ bị cám dỗ chọn giữa đúng hay sai. Đó là lý do cần có chuẩn mực đạo đức đối với KT để thực hiện công việc này mang tính chuyên nghiệp nó là cam kết các tiêu chuẩn đạo đức. Điều này liên quan đến việc đảm bảo rằng các DN và các KT sẽ không theo đuổi quyền lợi vật chất của họ theo những cách xung đột với nhiệm vụ của họ đối với lợi ích công cộng (Appah, 2010), Mathews và Perera (1996) quan sát thấy rằng mọi nghề đều có một quy tắc đạo đức để xây dựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Như Ogbonna (2010) lập luận rằng bất kỳ tổ chức nào mà thiếu đạo đức nghề nghiệp có thể không tồn tại trong một thời gian dài để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp kế toán cần phải đánh giá một cách nghiêm túc cũng như ảnh hưởng của chúng đến CLTT trên BCTC. Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và chuẩn mực đạo đức KT, kiểm toán theo Thông tư 70/2015/ TT - BTC tác giả sử dụng thang đo đo lường đạo đức nghề nghiệp kế toán như sau:

Tính chính trực: Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh;

Tính khách quan: Không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh của mình;

Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Thể hiện, duy trì sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo rằng khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ chuyên môn có chất lượng dựa trên những kiến thức mới nhất về chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật, đồng thời hành động một cách thận trọng và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng;

Tính bảo mật: Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh, vì vậy không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải cung cấp



thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp và cũng như không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba.

Tư cách nghề nghiệp: Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.

Đạo đức nghề nghiệp KT là nhân tố được đề cập rất nhiều trong nhận định của các chuyên gia về sự tác động của nó đến CLTT trên BCTC, nhất là đối với các CTNY, xong ở Việt Nam chưa có nhiều các nghiên cứu đo lường sự tác động của đạo đức nghề nghiệp KT ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCK, dựa trên quy định của chuẩn mực đạo đức KT tác giả tiến hành thảo luận nhóm để xây dựng thang đo cho nhân tố này. Các chỉ báo này là điểm mới của nghiên cứu thông qua nghiên cứu định tính.

Bảng 3.3. Các biến quan sát nhân tố đạo đức nhân viên kế toán


Biến quan sát


Thang đo

Theo quy định của Việt Nam

Theo kết quả nghiên cứu định tính

DD1

Tính trung thực của nhân viên kế toán ảnh hưởng tích cực đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN

x

x

DD2

Nhân viên kế toán đảm bảo tính khách quan trong xét đoán các nghiệp vụ ảnh hưởng tích cực đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN

x

x

DD3

Tính thận trọng của nhân viên kế toán có ảnh hưởng tích cực đến CLTT trên BCTC của CTNY trên TTCKVN

x

x

DD4

Tính bảo mật của nhân viên kế toán tác động tích cực đến CLTT trên BCTC của CTNY trên TTCKVN

x

x

DD5

Kế toán coi trọng tư cách nghề nghiệp thì CLTT trên BCTC của CTNY trên TTCKVN tăng.

x

x

Nguồn: Nghiên cứu của luận án.

Nhân tố đạo đức nghề nghiệp KT được lượng hóa là giá trị trung bình cộng của năm biến quan sát, là DD1 đến DD5.



c. Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ

Kiểm soát nội bộ là công cụ hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp, theo COSO KSNB là quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của công ty chi phối. Một trong những mục tiêu quan trọng là đảm bảo sự tin cậy của CLTT trên BCTC. Theo COSO 2013 KSNB gồm năm thành phần đó là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát trên cơ sở đó tác giả tiến hành đo lường sự tác động của KSNB đến CLTT trên BCTC thông qua năm biến quan sát như sau:

Môi trường kiểm soát: Phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong tổ chức, là nền tảng đối với các bộ phận khác của kiểm soát nội bộ.

Đánh giá rủi ro: Là một quá trình tác động lẫn nhau nhằm nhận dạng và phân tích rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Các nhà quản lý trên cơ sở nhận diện và phân tích các rủi ro có thể phát sinh trong các hoạt động làm cho các mục tiêu của đơn vị có thể không đạt được và có những biện pháp hữu hiệu để hạn chế rủi ro có thể chấp nhận được.

Hoạt động kiểm soát: Là những chính sách và thủ tục được thực hiện để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện, giảm thiểu rủi ro và đạt mục tiêu của đơn vị đề ra. Hoạt động kiểm soát được tiến hành ở tất cả các cấp quản lý, các khâu và các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động kiểm soát bao gồm chính sách và thủ tục kiểm soát. Để nâng cao tính hiệu quả của hoạt động kiểm soát cần theo dõi kết quả việc áp dụng các hoạt động kiểm soát va có biện pháp điểu chỉnh phù hợp.

Thông tin và truyền thông: Thông tin rất cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp để thực hiện hoạt động KSNB đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Các bộ phận và cá nhân trong doanh nghiệp đều cần thông tin để hoàn thành công việc của mình, nên thông tin phải được truyền đạt đến tất cả các bộ phận và cá nhân kịp thời, chính xác và thích hợp. Truyền thông là quá trình liên tục, lặp đi lặp lại việc cung cấp thông tin, chia sẻ, thu nhận thông tin để thiết kế, thực hiện và tiến hành kiểm soát nội bộ và đánh giá hiệu quả của hoạt động KSNB. Truyền thông giúp các nhân viên trong công ty hiểu được trách nhiệm KSNB và tầm quan trọng của họ trong việc đạt được các mục tiêu.

Giám sát: Là quá trình mà người quản lý đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ, xác định kiểm soát nội bộ có vận hành đúng như thiết kế không và có cần sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ hay không. Giám sát là quá trình được thực hiện thường xuyên và có những hoạt động giám sát được thực hiện định kỳ.



Kiểm soát nội bộ hiệu quả luôn làm giảm nguy cơ bóp méo thông tin và tăng cường tính đầy đủ và chính xác của thông tin. Theo Viện Kế toán Công chứng Mỹ (AICPA), với mục đích cung cấp BCTC có CL và đạt được mục tiêu BCTC. KSNB hoạt động có hiệu quả là yếu tố thiết yếu để BCTC để đạt được mục đích này. Đây cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng quan trọng của CLTT trên BCTC và ảnh hưởng đến rủi ro thông tin và xếp hạng tín dụng (Elbannan, 2009). Trong nghiên cứu của Nguyễn Anh Hiền (2019) đã nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến CL BCTC các DN thông qua năm chỉ báo này. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát 250 DN trên địa bàn TP.HCM, tỉnh Bình Dương và Tỉnh Đồng Nai và kết quả nghiên cứu cả năm chỉ báo này đều ảnh hưởng thuận chiều đến CLTT trên BCTC của các DN. Tuy nhiên, nghiên cứu này nghiên cứu các DN trên ba địa bàn không phân biệt ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, NY hay không NY, chỉ nghiên cứu sự tác động riêng của nhân tố KSNB đến CLTT trên BCTC. Tại thời điểm tác giả nghiên cứu và tiến hành thảo luận nhóm thì phát triển các chỉ báo này theo quy định của COSO 2013 thì nghiên cứu của Nguyễn Anh Hiền (2019) chưa công bố, song với kết quả nghiên cứu của công trình này cho thấy sử dụng năm chỉ báo để đo lường nhân tố Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ là có cơ sở.

Bảng 3.4: Biến quan sát nhân tố Tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ


Biến

quan sát

Thang đo

Nghiên cứu

trước

Quy định của

COSO (2013)

KS1

Môi trường kiểm soát của công ty ảnh hưởng tích cực đến CLTT trên BCTC của các CTNY

trên TTCKVN.

Nguyễn Anh Hiền (2019)

x

KS2

Đánh giá rủi ro ảnh hưởng đến CLTT trên

BCTC của các CTNY trên TTCKVN

Nguyễn Anh

Hiền (2019)

x

KS3

Hoạt động kiểm soát của công ty tác động đến

CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

Nguyễn Anh

Hiền (2019)

x

KS4

Thông tin và truyền thông của công ty ảnh hưởng

đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN

Nguyễn Anh

Hiền (2019)

x

KS5

Giám sát ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của

các CTNY trên TTCKVN

Nguyễn Anh

Hiền (2019)

x

Nguồn: Các nghiên cứu trước và phát triển của tác giả.

Nhân tố Tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ giá trị được lượng hóa là giá trị trung bình cộng của năm biến quan sát là KS1 đến KS5.



d. Vận dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế

Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) là một bộ chuẩn mực kế toán được thiết kế và phát triển bởi Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB). Mục đích của những tiêu chuẩn này là tính chính xác của KT, sự toàn vẹn và minh bạch BCTC. IASB đã và vẫn đang tiếp tục phát triển các tiêu chuẩn IAS/IFRS. Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) được xây dựng và phát triển từ những năm đầu của thập kỷ 70, thông tin trên BCTC yêu cầu cần phải rõ ràng và có thể so sánh, như vậy mới có thể giúp các đối tượng sử dụng thông tin ra các quyết định kinh tế. Đến nay đã có có 137 quốc gia và vùng lãnh thổ đã công bố cam kết áp dụng IFRS. Bộ tài chính Việt Nam đã ban hành lộ trình áp dụng IFRS, từ năm 2022 đến năm 2025, Bộ sẽ lựa chọn các đơn vị đủ điều kiện áp dụng IFRS hoặc tự nguyện áp dụng IFRS, từ sau năm 2025 thì các tập đoàn Nhà nước, các công ty đại chúng, CTNY bắt buộc áp dụng IFRS. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại mới có một số CTNY có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng chuẩn mực này để lập BCTC, còn lại về cơ bản luật KT ban hành ngày 20/11/2015 có hiệu lực ngày 1/1/2017 và thông tư 200/2014/BTC về hướng dẫn chế độ kế toán DN đã vận dụng và cập nhật tối đa các thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế, theo đó nguyên tắc xây dựng kế toán Việt Nam được thực hiện theo hướng coi trọng bản chất hơn hình thức, tôn trọng bản chất giao dịch của kinh tế hơn hình thức thể hiện, giá trị hợp lý được thừa nhận trong luật kế toán 2015 qua đó giúp cho thông tin trên BCTC đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu. Do đó, luận án tìm hiểu việc Vận dụng IFRS có ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN. Nhân tố này được đo lường bởi năm biến quan sát dựa trên kết quả nghiên cứu định tính của luận án.

Bảng 3.5. Biến quan sát nhân tố Vận dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế


Biến

quan sát

Thang đo

Kết quả nghiên

cứu định tính

AC1

Vận dụng IFRS tăng tính so sánh của BCTC của

các CTNY trên TTCKVN.

x

AC2

Vận dụng IFRS tăng tính minh bạch của BCTC của

các CTNY trên TTCKVN.

x

AC3

BCTC của các CTNY trên TTCKVN phản ánh giá

trị các công ty chính xác hơn khi vận dụng IFRS.

x

AC4

BCTC của các CTNY trên TTCKVN phản ánh đầy

đủ hơn khi vận dụng IFRS.

x

AC5

Trách nhiệm giải trình của các CTNY trên

TTCKVN cao hơn khi vận dụng IFRS.

x

Nguồn: Nghiên cứu của luận án.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2024