Mô Hình Nghiên Cứu Từ Kết Quả Nghiên Cứu Định Tính


TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Trong chương 2, tác giả đã tiến hành tổng quan nghiên cứu các công trình nghiên cứu về CLTT trên BCTC từ cuối những năm 60 cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cách đo lường CLTT trên BCTC nhưng cơ bản theo bốn hướng nghiên cứu. Trong đó hướng nghiên cứu đo lường CLTT trên BCTC thông qua các đặc điểm định tính theo IASB (2010) được sử dụng nhiều hơn cả để đo lường toàn diện nhất CLTT trên BCTC bao gồm cả thông tin tài chính và thông tin bổ sung cho thông tin tài chính. Qua nghiên cứu tổng quan tài liệu và bối cảnh hội nhập về KT ở Việt Nam cho thấy việc chỉnh sửa, hoàn thiện thang đo lường CLTT trên BCTC bằng phương pháp khảo sát với đầy đủ các thành phần, cấp bậc theo quy định của IASB (2010) và cập nhật theo IASB (2018) thông qua các đặc điểm cơ bản và nâng cao. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước tác giả tiến hành nghiên cứu định tính và định lượng để chỉnh sửa, phát triển cho phù hợp với các CTNY trên TTCKVN.

Trên cơ sở tổng quan tài liệu về các nhân tố tác động đến CLTT trên BCTC, nghiên cứu đã tổng hợp được 14 nhân tố bao gồm các nhân tố bên trong DN và các nhân tố bên ngoài DN. Các nghiên cứu được thực hiện bằng những phương pháp nghiên cứu khác nhau, ở những bối cảnh khác nhau và các hướng nghiên cứu khác nhau, nên kết quả nghiên cứu cũng khác nhau. Qua đó luận án xác định được khoảng trống trong nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết.

Đồng thời luận án cũng trình bày cơ sở lý luận về CLTT trên BCTC và cơ sở lý thuyết làm nền tảng để thực hiện nghiên cứu đề tài đó là lý thuyết dự phòng, lý thuyết đại diện, lý thuyết các bên liên quan.


CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận án đươc khái quát theo sơ đồ sau:


Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:

Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của CTNY trên TTCKVN

Mục tiêu cụ thể


Tổng quan nghiên cứu về CLTT trên BCTC


Tổng hợp thang đo và các nhân tố ảnh hưởng

Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp định tính: Phỏng vấn chuyên gia, thảo luận đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức và các chỉ báo của biến độc lập, phụ thuộc

Thực hiện nghiên cứu định lượng: Khảo sát thử và khảo sát chính thức

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp thống kê mô tả, kiểm định

thang đo, tương quan, hồi quy.

Phương pháp định tính: Phương

pháp chuyên gia, quy nạp, diễn giảng, phân tích.


Kết quả: Luận giải kết quả nghiên cứu định lượng về thực trạng tác động các nhân

tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN

Kết luận và khuyến nghị

Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu của luận án



Quá trình thực hiện luận án được khái quát hóa theo sơ đồ 3.1 ở trên, tác giả tìm hiểu vấn đề nghiên cứu, sự phù hợp, tính cấp thiết và ý nghĩa. Tìm hiểu sơ bộ khoảng trống nghiên cứu và lựa chọn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu nghiên cứu tổng quát và mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án.

Dựa vào tổng quan nghiên cứu các công trình trước đó tác giả đã xác định khoảng trống nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết gồm 14 nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC như sơ đồ 2.3 là cơ sở để tiến hành nghiên cứu định tính và đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức của luận án.

Dựa trên tổng quan thang đo đo lường các CLTT trên BCTC theo các đặc điểm định tính gồm 33 chỉ báo đã được trình bày trong Phụ lục 3, sau đó tiến hành thảo luận xác đinh các chỉ báo đo lường các biến độc lập và biến phụ thuộc. Qua đó nhằm xác định sơ bộ các tiêu chí nào phù hợp để đo lường các nhân tố, tiêu chí nào cần loại bỏ, tiêu chí nào cần điều chỉnh để thực hiện bước tiếp theo. Kết quả của nghiên cứu định tính là cơ sở tác giả xây dựng bảng hỏi và điều tra khảo sát thử, sau đó tiến hành điều chỉnh bảng hỏi và khảo sát diện rộng. Các kết luận đưa ra đảm bảo tính khách quan và tính khoa học. Trong nghiên cứu của luận án thực hiện kết hợp hai phương pháp nghiên cứu đó là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Kết quả của khảo sát diện rộng được tiến hành thu thập từ các kế toán, giảng viên, môi giới công ty chứng khoán, phụ trách kế toán giám đốc tài chính, nhà đầu tư và các đối tượng sử dụng BCTC. Dữ liệu thu được dùng phần mềm SPSS 22.0 để xử lý, phân tích. Kết quả là cơ sở khoa học để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết được đề xuất trong mô hình nghiên cứu chính thức của luận án.

Để đưa ra các kết luận tác giả dựa trên kết quả định lượng tiến hành thảo luận phân tích ý nghĩa kết quả nghiên cứu, kết luận cho các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra và đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

Trong nghiên cứu của luận án tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm thực hiện mục tiêu chủ yếu là xác định các nhân tố tác động đến CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN, xây dựng thang đo các nhân tố độc lập và biến phụ thuộc đây là bước đầu trong nghiên cứu sơ bộ của luận án, kết quả nghiên cứu định tính cũng là cơ sở khoa học để tác giả xây dựng Bảng hỏi phục vụ quá trình khảo sát trong nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở tổng quan tài liệu các công trình nghiên cứu



trước đó sau đó tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia đề xuất mô hình nghiên cứu, đặt ra các giả thuyết nghiên cứu.

Đối tượng tham gia thảo luận

Trong nghiên cứu định tính của mình tác giả lựa chọn đối tượng tham gia thảo luận trong nghiên cứu này là các chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm trong công việc KT, kiểm toán với mong muốn giúp tác giả xây dựng thang đo và lựa chọn thang đo CLTT trên BCTC phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, xác định các nhân tố tác động đến CLTT trên BCTC, nắm bắt các đặc điểm các nhân tố này trong các CTNY trên TTCKVN. Trên cơ sở đó các đối tượng tham gia thảo luận nhóm gồm đại diện Kiểm toán viên, KT, KT trưởng của CTNY, ngân hàng và nhà đầu tư, các giảng viên nhiều kinh nghiệm, các nhà nghiên cứu, đại diện Hiệp hội nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam. Việc lựa chọn đối tưởng phỏng vấn trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó về lĩnh vực này Hongjang Xu và cộng sự (2003), Phạm Quốc Thuần (2016). Đã xác định được nhóm đối tượng chính liên quan đến CLTT trên BCTC gồm: Bộ phận KT, KSNB, nhà quản lý cấp cao, phụ trách KT và đối tượng sử dụng BCTC.

Đối tượng tham gia thảo luận nhóm cụ thể trong nghiên cứu này được trình bày trong Bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1. Thành phần tham gia thảo luận nhóm


STT

Công việc đang thực hiện

Số lượng

Ghi chú

1

Kế toán trưởng, phụ trách kế toán

4


2

Kế toán

5


3

Giám đốc tài chính

1


4

Kiểm toán

1


5

Hội nghề nghiệp kiểm toán viên Việt Nam

1


6

Giảng viên kế toán, kiểm toán

3


7

Nhà đầu tư, công ty chứng khoán

3



Tổng

18


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 8

Nguồn: Nghiên cứu luận án

Đối tượng phỏng vấn là các KT, KT trưởng của các CTNY là những người có kiến thức thực tế và kinh nghiệm làm việc về KT, làm việc trực tiếp trong môi trường của các CTNY nên họ sẽ giúp tác giả xác định được các nhân tố tác động đến CLTT trên



BCTC, hiểu về đặc điểm các nhân tố này và các đặc điểm về CLTT trên BCTC trong các CTNY, những đặc điểm nào ảnh hưởng đến việc lập, cung cấp và trình bày BCTC.

Đối tượng tham gia phỏng vấn là các giảng viên KT, kiểm toán nhằm giúp tác giả đánh giá sự phù hợp của các nhân tố, thang đo các nhân tố, cách thức và các bước tiến hành thảo luận. Đây là các chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực KT, kiểm toán cả về chuẩn mực, chế độ, các quy định và cách thức để tiến hành một nghiên cứu định tính cũng như định lượng, trao đổi và giúp cho tác giả đưa ra những kết luận phù hợp về kết quả nghiên cứu.

Đại diện của vụ chế độ KT, Hội nghề nghiệp kiểm toán với mong muốn của tác giả giúp hiểu sâu về các quy định về KT, nghề nghiệp kiểm toán, KT, các chương trình đào tạo cập nhật kiến thức mới, các quy định về năng lực, đạo đức của người làm công tác KT, kiểm toán. Họ trực tiếp tham gia việc soạn thảo và ban hành các chính sách KT ở Việt Nam, am hiểu rất sâu về chế độ, chính sách và chuẩn mực KT quốc tế và Việt Nam nên sẽ giúp tác giả tìm hiểu và phát hiện các nhân tố mới.

Giám đốc tài chính, nhà đầu tư, các công ty chứng khoán: Đây là đối tượng sử dụng BCTC để ra quyết định nên giúp tác giả nhận định được CLTT trên BCTC mà người lập BCTC cung cấp có đáp ứng được yêu cầu của họ khi ra quyết định không, dưới góc nhìn của họ thì những nhân tố nào ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC.

Nội dung nghiên cứu định tính được thực hiện trong luận án này nhằm xây dựng thang đo đo lường CLTT trên BCTC, xác định và xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN.

Phỏng vấn trực tiếp:

Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thông qua hai kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn trực tiếp một - một. Thảo luận trực tiếp thường tốn thời gian và chi phí xong giảm thiểu được sai số vì khi có nghi vấn tác giả có thể hỏi thể kiểm tra ngay với người trả lời, tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp với các câu hỏi bán cấu trúc và một số câu hỏi mở, các câu hỏi này được xây dựng trên cơ sở của tổng quan nghiên cứu về thang đo CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN và các nhân tố ảnh hưởng CLTT trên BCTC của các công ty này. Trường hợp đối tượng không thu xếp được thời gian tham gia thảo luận nhóm tác giả mới thực hiện phỏng vấn trực tiếp, trước khi phỏng vấn, tác giả đã trực tiếp liên hệ hẹn trước thời gian và địa điểm để phỏng vấn sao cho thuận tiện nhất đối với các đối tượng phỏng vấn. Tác giả trực tiếp ghi lại các câu trả lời bằng ghi âm khi được các đối tượng phỏng vấn cho phép sau đó thực hiện gỡ băng, các trường hợp không đồng ý tác giả tiến



hành ghi chép theo lưới phỏng vấn đã được chuẩn bị trước tác giả đã tiến thực hiện năm cuộc phỏng vấn trực tiếp. Trong quá trình diễn ra phỏng vấn tác giả luôn chú ý quan sát cảm nhận và trạng thái của người trả lời, thời gian của phỏng vấn trực tiếp này kéo dài từ 60 phút đến 75 phút, trong suốt quá trình tác giả luôn cố gắng tối đa để không bày tỏ quan điểm của mình mà để các đối tượng phỏng vấn được trả lời theo ý kiến khách quan của chính họ. Trong trường hợp mà đối tượng khảo sát không bố trí tham gia thảo luận nhóm và phỏng vấn trực tiếp được tác giả tiến hành gửi mail trước các nội dung muốn trao đổi và nhận được mail phản hồi, sau đó gọi điện để trao đổi thêm những nội dung muốn tìm hiểu sâu thời gian những cuộc phỏng vấn này kéo dài từ 15 phút đến 20 phút, thực hiện ba cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Các đối tượng sẵn sàng tham gia thảo luận nhóm tác giả tiến hành thảo luận nhóm nhằm giảm chi phí về thời gian và tìm hiểu ý kiến sâu cũng như tư duy phản biện để tìm ra được những nhân tố mới và thực sự có ý nghĩa, cũng như xây dựng được thang đo cho các biến phù hợp trên cơ sở dàn bài thảo luận đã được chuẩn bị sẵn.

Thời gian thu thập dữ liệu phỏng vấn trực tiếp, thảo luận lần một và lần hai đối với các đối tượng trên từ 10/3/2018 đến 20/4/2018. Số lượng mẫu phỏng vấn được tác giả tiến hành cho đến khi không phát hiện thêm được các dữ liệu mới liên quan đến các nội dung nghiên cứu thì không thực hiện phỏng vấn nữa. Thảo luận lần ba, diễn ra vào 14h đến hơn 17h ngày 10/01/2019.

Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm được tác giả tiến hành ba lần.

Thảo luận nhóm lần một với nội dung cơ bản: Xây dựng dàn bài thảo luận chính thức và cách thức tiến hành thảo luận chính thức, số lượng thành viên tham gia thảo luận lần một là năm thành viên, thời gian kéo dài gần hai giờ.

Thảo luận nhóm lần hai: Số lượng thành viên tham giả thảo luận là 12 người, với thời gian kéo dài hơn hai giờ, quá trình thảo luận theo dàn bài được trình bày trong phụ lục 01.

Nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN

Trên cơ sở tổng quan và mô hình nghiên cứu dự kiến có 14 nhân tố độc lập tác động đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN. Kết quả nghiên cứu định tính có bảy nhân tố tác động đến biến phụ thuộc như sơ đồ 3.2.

Nội dung thảo luận xây dựng thang đo CLTT trên BCTC:

Theo Ủy ban Chuẩn mực KT Tài chính (FASB), Hội đồng Chuẩn mực KT Quốc tế (IASB), Hội đồng Chuẩn mực KT tại Vương quốc Anh và Hội đồng Chuẩn



mực KT Úc (AASB), CLTT trên BCTC là việc doanh nghiệp cung cấp thông tin chính xác và công bằng về tình hình tài chính và hiệu quả kinh tế của DN, BCTC CL cao giúp người sử dụng đưa ra các quyết định hữu ích và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường. Phương pháp đánh giá CLTT trên BCTC toàn diện trên cả thông tin tài chính và bổ trợ cho các thông tin tài chính là cần thiết. Trên cơ sở tiến hành tổng quan nghiên cứu các công trình về đo lường CLTT trên BCTC, cách đo lường CLTT trên BCTC theo các đặc điểm của CLTT trên BCTC dựa trên nghiên cứu của Jonas và Blanchet (2000), nghiên cứu Beest và Braam (2013) và Phạm Quốc Thuần (2016). Kết quả của thảo luận nhóm lần hai được sự tán thành của tất cả đối tượng tham gia thảo luận nhóm với các nội dung sau:

Thứ nhất: Đều đồng ý quan điểm của tác giả sử dụng thang đo likert 5 bậc để đo lường các chỉ báo thang đo CLTT trên BCTC trong nghiên cứu này.

Thứ hai: Các thuộc tính đánh giá CLTT trên BCTC được lựa chọn phải phù hợp với xu hướng hòa hợp và hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế theo định hướng về phát triển kế toán tại Việt Nam đối với các CTNY. Do vậy, các thuộc tính đánh giá CLTT trên BCTC của IASB (2010), cập nhật sửa đổi bổ sung theo IASB (2018) lựa chọn là nền tảng cho việc đo lường CLTT trên BCTC trong nghiên cứu luận án này.

Thứ ba: Các tiêu chí đánh giá đo lường CLTT trên BCTC đưa ra được sự tán đồng và nhất trí phần lớn các chuyên gia tham gia thảo luận sẽ được đưa vào bảng hỏi tiến hành khảo sát thử.

Thảo luận lần thứ ba: Tác giả thực hiện nhằm phân tích và luận giải kết quả nghiên cứu trong nghiên cứu định lượng, nhất là thảo luận về sự ảnh hưởng của ba nhân tố đó là quy mô của DN, Vận dụng chuẩn mực BCTC quốc tế, Hành vi QTLN, đối với năm chuyên gia KT kiểm toán.

Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu định tính:

Dữ liệu định tính được thu thập, xử lý và phân tích theo trình tự như sau nhằm đảm bảo tính khoa học và đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra:

Bước một: Trên cơ sở của tổng quan và khoảng trống nghiên cứu xây dựng bảng hỏi gồm các câu hỏi bán cấu trúc và câu hỏi mở. Lựa chọn đối tượng tham gia phỏng vấn. Liên hệ với các đối tượng phỏng vấn để xác định những đối tượng tham gia phỏng vấn trực tiếp một - một, những đối tượng phỏng vấn bằng điện thoại và



những đối tượng tham gia thảo luận nhằm đảm bảo tính đại diện và thu thập được đầy đủ các thông tin về đo lường CLTT trên BCTC và các nhân tố ảnh hưởng. Xác định thời gian, địa điểm cho các cuộc phỏng vấn và thảo luận.

Bước hai: Thực hiện phỏng vấn, bao gồm các cuộc phỏng vấn trực tiếp và thảo luận. Tìm hiểu kỹ các kỹ năng thu thập thông tin và duy trì thảo luận sao cho đạt hiệu quả và thu thập thông tin tốt nhất.

Bước ba: Tổng hợp dữ liệu ở bước hai vào file Excel, đưa vào xử lý và sắp xếp thông tin định tính đã thu được theo từng nội dung. Đánh giá sàng lọc thông tin theo tiêu chí là được sự nhất trí của phần đa các đối tượng được phỏng vấn.

Bước bốn: Thực hiện phân tích đánh giá các tiêu chí phù hợp và tiêu chí phù hợp để đo lường CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN, các nhân tố ảnh hưởng và thang đo của các nhân tố. Đồng thời kết quả thu được của phỏng vấn sâu còn là cơ sở để đề xuất các kiến nghị và luận giải kết quả nghiên cứu.

Năng lực nhân

viên kế toán

Tính hữu hiệu

kiểm soát nội bộ

Vận dụng chuẩn

mực BCTC quốc tế

Kết quả của nghiên cứu định tính trong nghiên cứu này có bảy biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, mô hình nghiên cứu định tính được rút ra và trình bày trong sơ đồ 3.2 như sau:



Hành vi quản trị

lợi nhuận

CLTT BCTC

Chất lượng kiểm

toán độc lập

Vai trò điều tiết

của UBCKNN

Đạo đức nghề

nghiệp kế toán

Sơ đồ 3.2. Mô hình nghiên cứu từ kết quả nghiên cứu định tính

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2024