Báo Cáo Tài Chính Và Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính



2. Việc áp dụng IFRS tác động đến CLTT trên BCTC đã được nghiên cứu ở một số công trình nhưng kết quả chưa thống nhất ở các nghiên cứu và ở các quốc gia có công trình nghiên cứu cho thấy áp dụng IFRS làm tăng tính minh bạch và tính so sánh của BCTC có công trình cho thấy việc áp dụng IFRS không có tác động gì đến CLTT trên BCTC, có công trình nghiên cứu cho thấy nó có tác động tiêu cực đến CLTT trên BCTC, Bộ Tài chính Việt Nam đã công bố lộ trình áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế đến năm 2025 các CTNY bắt buộc áp dụng IFRS. Tuy nhiên, chế độ và chuẩn mực kế toán, luật kế toán 2017 ở Việt Nam đã vận dụng cập nhật các nội dung của chuẩn mực BCTC quốc tế, việc vận dụng IFRS có ảnh hưởng tác động đến đến CLTT trên BCTC các CTNY hay không? Trong nghiên cứu này luận án nghiên cứu mối quan hệ vận dụng IFRS với CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

3. Vai trò điều tiết của UBCKNN được đề cấp rất nhiều trong các công trình nghiên cứu dưới những nhận định như nâng cao vai trò quản lý, giám sát của UBCKNN, quy định chế tài xử phạt nghiêm khắc để tăng cường CLTT trên BCTC của các CTNY nhưng qua các công trình nghiên cứu tác giả nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu nào đo lường mức độ tác động về của nhân tố này đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

4. Qua nghiên cứu tác giả nhân thấy rằng giữa người lập BCTC (CTNY) và người sử dụng BCTC có lợi ích khác nhau đối với CLTT trên BCTC, nên hai đối tượng này có sự đánh giá khác nhau không về CLTT trên BCTC cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT của các CTNY trên TTCKVN.

5. Những khuyến nghị nào được đề xuất để nâng cao CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

2.2. Báo cáo tài chính và chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính

2.2.1. Báo cáo tài chính

2.2.1.1. Khái quát về báo cáo tài chính

Kế toán ra đời từ rất sớm là một công cụ trợ giúp cho việc quản lý và phân tích tài chính các hoạt động kinh tế. Vào khoảng giữa thế kỷ 13 và 15 Fraluca Pacioli đã phát minh ra nguyên tắc ghi sổ kép phục vụ cho phản ánh các tài khoản thương mại ở Ý. Bắt đầu từ những năm 1900, sự phát triển các ngành công nghiệp thực sự đã làm thay đổi nhiều kế toán. Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty cổ phần đa quốc gia, sáp nhập, hợp nhất đã khuyến khích sự ra đời của hệ thống báo cáo quản trị và BCTC để cung cấp thông tin cho nhà quản lý cũng như những người bên ngoài DN. BCTC là



hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ KT hiện hành, phản ánh thông tin kinh tế tài chính tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của DN. BCTC là sản phẩm của hoạt động KT, tính đa dạng của KT tồn tại ngay trong mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia có truyền thống và kinh nghiệm khác nhau nên có những mô hình về BCTC khác nhau.

Theo IASB (2012) BCTC là sản phẩm của KT tài chính, đầu ra của hệ thống thông tin KT, phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả tài chính của DN. BCTC cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các luồng tiền của DN, đáp ứng yêu cầu của số đông những người sử dụng trong việc ra các quyết định kinh tế, đồng thời các thông tin trên BCTC cho thấy kết quả quản lý của ban giám đốc đối với các nguồn lực được giao phó cho họ. “Hệ thống BCTC bao gồm: Bảng cân đối KT; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu; Báo cáo lưu chuyển tiền tề; Các thuyết minh BCTC về các chính sách KT chủ yếu và các thuyết minh khác”.

Theo Chuẩn mực KT Việt Nam (VAS số 21), BCTC phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một DN. Mục đích của BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một DN, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này BCTC phải cung cấp những thông tin của một DN về: Tài sản; Nợ phải trả; Vốn chủ sở hữu; Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ; các luồng tiền. “Hệ thống BCTC theo VAS 21 bao gồm: Bảng cân đối KT, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính”, những báo cáo này được lập theo những mẫu biểu quy định phù hợp với các văn bản hướng dẫn thực hiện chuẩn mực này.

Như vậy, về mục đích của BCTC theo chuẩn mực VAS 21 giống với IASB. Nhưng hệ thống BCTC theo VAS 21 không có báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu như IAS 1 mà được trình bày trong thuyết minh BCTC. Về hình thức trình bày BCTC theo VAS 21 theo khuôn mẫu thống nhất còn IAS 1 linh hoạt hơn so với VAS 21 trong việc áp dụng các chuẩn mực. Các nguyên tắc cơ bản trong việc lập và trình bày BCTC của VAS và IAS là như nhau với giả định hoạt động liên tục; cơ sở tồn tích; nhất quán; trọng yếu và tập hợp; bù trừ; có thể so sánh được.

Quan điểm khác cho rằng, người sử dụng thông tin trên BCTC ngoài các thông tin quá khứ được trình bày trên cơ sở chuẩn mực và chế độ KT còn có những nhu cầu



thông tin mang tính chất dự báo và những thông tin bổ sung cho các thông tin tài chính. Theo Beest và cộng sự (2013) các nghiên cứu trước đó mới dừng ở việc đo lường CLTT trên BCTC thông qua các chỉ tiêu định lượng và tập trung vào các khía cạnh cụ thể của thông tin BCTC như: Mô hình giá trị phù hợp, quản trị lợi nhuận... Nhưng thông tin BCTC cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn và hướng đến sự hữu ích của thông tin cho người sử dụng hơn. Do đó, thông tin BCTC cung cấp bao gồm những thông tin tài chính và thông tin mang tính chất dự báo, thông tin bắt buộc và thông tin tự nguyện trong BCTC của DN.

Quan điểm của luận án BCTC tiếp cận theo khái niệm IASB (2018) vì hiện nay Việt Nam đang trên lộ trình từng bước hội nhập với KT quốc tế và từng bước áp dụng IFRS đối với các CTNY tiến tới năm 2025 là áp dụng bắt buộc đối với tất cả CTNY. Theo cách tiếp cận này “BCTC là những báo cáo kết quả tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và các quan hệ tài chính của DN tại một thời điểm hay sau một kỳ hoạt động”.

2.2.1.2. Đối tượng sử dụng thông tin trên Báo cáo tài chính

Nghiên cứu mục đích BCTC trước tiên cần xác định rõ đối tượng sử dụng BCTC. Trong nghiên cứu của Cyert và cộng sự, xem xét ba đối tượng chính liên quan đến BCTC đó là: Doanh nghiệp, người lập BCTC; Các chuyên gia kiểm toán, người kiểm tra và xác nhận BCTC; người sử dụng, bao gồm các đối tượng khác nhau sử dụng BCTC như nhà đầu tư, chủ nợ, nhà phân tích... Những đối tượng này có quyền lợi và mục đích không hoàn toàn giống nhau thậm chí mâu thuẫn nhau. Trong nghiên cứu này Cyert và cộng sự đã đề xuất lấy người sử dụng làm trung tâm của quá trình lập và trình bày BCTC. Tuy nhiên, trong các đối tượng sử dụng BCTC thì đối tượng nào là đối tượng sử dụng BCTC chủ yếu.

Theo quan điểm của FASB, cho rằng người sử dụng thông tin chủ yếu là nhà đầu tư và chủ nợ. Đó là những người cung cấp nguồn lực tài chính cho DN dựa trên các thông tin tài chính toàn diện của DN, nhưng không có khả năng tiếp cận số liệu kế toán của DN một cách khách quan để thấy được bức tranh thực sự về tài chính của DN.

Theo quan điểm của IASB được trình bày trong IFRS mục đích của BCTC là cung cấp thông tin tài chính hữu ích về DN cho các đối tượng sử dụng, chủ yếu là nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác trong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho DN. Như vậy, quan điểm trên đều khẳng định đối tượng sử dụng BCTC có ưu tiên hướng tới các nhà đầu tư, người cho vay và



các chủ nợ là các bên cung cấp vốn phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường tài chính và hội nhập kinh tế.

Quan điểm của luận án là xem xét đối tượng sử dụng BCTC theo cách tiếp cận của chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS, đối tượng ưu tiên hướng tới các nhà đầu tư và các bên cung cấp vốn là những đối tượng mà có ít thông tin hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của DN.

2.2.2. Chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính

2.2.2.1. Chất lượng thông tin

Có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về thông tin.

Theo từ điển Oxford English Dictionary thì cho rằng thông tin là "điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; là tri thức, tin tức" định nghĩa khác thì đơn giản đồng nhất thông tin với kiến thức: “Thông tin là điều mà người ta biết" hoặc "thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Từ Latin “Informatio”, gốc của từ hiện đại “information” (thông tin) có hai nghĩa. Một, thông tin chỉ một hành động rất cụ thể là tạo ra một hình dạng (forme). Hai, tùy theo tình huống, thông tin có nghĩa là sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm thông tin cũng phát triển theo, một cách chung nhất: Thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Theo Gelinsa và Dull, thông tin là những sự kiện, con số được thể hiện có ích với người sử dụng để phục vụ cho việc ra quyết định. Thông tin có ích với việc ra quyết định vì nó giảm sự không chắc chắn và tăng tri thức về vấn đề được đề cập. Thông tin là những dữ liệu mới được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích cho việc ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý tổ chức. Thông tin có vai trò quan trọng trong quản lý nó là phương tiện để gắn kết tổ chức với môi trường bên ngoài đó là khách hàng, nhà nước, cộng đồng, nhà đầu tư, nhà cung ứng, nhà phân phối. Mặt khác sản phẩm của quản lý là các quyết định và yếu tố đầu vào chính là thông tin.

Tóm lại: Thông tin là những tín hiệu được thu nhận, hiểu được và hữu ích cho người sử dụng trong quá trình ra quyết định.

Chất lượng

Khái niệm CL sản phẩm đã có từ lâu, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về CL. Quan niệm CL siêu hình cho rằng CL là sự tuyệt vời và hoàn hảo nhất của sản



phẩm, đại diện cho cách tiếp cận này là Barbara Tuchman “CL là sự tuyệt hảo của sản phẩm”, có ngụ ý rằng sản phẩm CL là những sản phẩm tốt nhất. Thông tin BCTC là đầu ra của quá trình thu nhận và xử lý thông tin.

Theo TCVN ISO 9000:2007 sản phẩm được định nghĩa là “kết quả của các hoạt động hay các quá trình”. Các quá trình có thể làm là các hoạt động sản xuất làm biến đổi tính chất lý hóa của vật chất làm gia tăng giá trị của nó hoặc cung cấp những dịch vụ nhằm đáp ứng một lợi ích cụ thể nào đó của con người, sản phẩm không chỉ nói đến là những sản phẩm vật chất cụ thể mà còn bao gồm cả các dịch vụ. Vậy, BCTC là một sản phẩm. Theo quan điểm này CLTT trên BCTC đảm bảo độ tin cậy là những báo cáo tốt nhất.

Cách tiếp cận xuất phát từ người tiêu dùng như quan điểm của Ewarrd Deming “CL là sự phù hợp với mục đích sử dụng hay sự thỏa mãn khách hàng theo quan điểm này cho rằng CL là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng hay CL là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Như vậy, CLTT trên BCTC là những báo cáo phù hợp với mục đích sử dụng thỏa mãn những yêu cầu của nhà quản lý, nhà đầu tư, các đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của công ty.

Michailesco (2010) cho rằng, CLTT có thể đánh giá với ba tiêu chí: Tính phù hợp, tính tin cậy, tính rõ ràng và dễ hiểu. Tính phù hợp được hiểu là CLTT trên BCTC luôn hướng tới người sử dụng thông tin để cung cấp những thông tin phù hợp nhất. Tính tin cậy là thông tin BCTC cung cấp là khách quan và không được điều chỉnh theo chủ ý của người cung cấp thông tin. Như vậy, CLTT trên BCTC là những báo cáo phù hợp với mục đích sử dụng thỏa mãn những yêu cầu của nhà quản lý, nhà đầu tư, người cho vay, người lao động, chính phủ, cơ quan thuế và các đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của công ty đảm bảo các thuộc tính của thông tin trên BCTC.

Từ những phân tích trên luận án lựa chọn cách tiếp cận CLTT trên BCTC theo quan điểm của các tổ chức nghề nghiệp kế toán như FASB, theo Chuẩn mực KT Việt Nam, khuôn mẫu chuẩn mực KT do IASB ban hành.

2.2.2.2. Chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính

Trong tuyên bố của AAA vào năm 1966, đã công bố một báo cáo về nền tảng lý thuyết của kế toán nhằm đưa ra những nguyên tắc cơ bản của lý thuyết kế toán và mục tiêu cơ bản của BCTC được xem như là đặt nền tảng đầu tiên cho những nghiên cứu về CLTT trên BCTC. Trong báo cáo của AAA, đã xác định có 12 mục tiêu của thông tin kế toán và có bốn tiêu chuẩn đảm bảo CLTT trên BCTC đó là Thích hợp (Relevance)



có nghĩa là thông tin BCTC hữu ích trong việc đưa ra các quyết định, có thể kiểm chứng (Verifiability), khách quan (Freedom from bias) và khả năng xác định số lượng (Quantifiability). AAA tiếp tục hoàn thiện hơn đưa ra các khái niệm cơ bản về BCTC trong APB 4 năm 1970. Trueblood Report của AICPA năm 1973 và lý thuyết kế toán của AAA năm 1977 song nó còn nhiều hạn chế về các tất cả các thuộc tính cần có của các tiêu chuẩn đảm bảo CLTT trên BCTC (AAA, 1966).

Theo khuôn mẫu của FASB: Trong “Khuôn mẫu các khái niệm về kế toán” được ban hành vào năm 1980, các thuộc tính về tiêu chuẩn CLTT trên BCTC được đưa ra bao gồm: thích hợp, đáng tin cậy đây là nhóm đặc điểm cơ bản và các đặc điểm thứ yếu đó là nhất quán và có thể so sánh được, sau nhiều lần sửa đổi bổ sung khuôn mẫu này nhưng các thuộc tính này vẫn được FASB giữ nguyên (FASB,1980). Theo khuôn mẫu của IASB (2001) thì các đặc điểm CLTT trên BCTC bao gồm bốn đặc điểm đó là: có thể hiểu được, thích hợp, đáng tin cậy, có khả năng so sánh. Bên cạnh đó, IASB cũng chỉ ra rằng cần phải có sự cân đối giữa yêu cầu kịp thời và tính đáng tin cậy của thông tin hoặc cân đối giữa lợi ích mang lại từ thông tin cần cân đối với chi phí để để cung cấp thông tin (IASB, 2001). Cùng với sự phát triển của thị trường vốn trên thế giới với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa tạo ra dòng chảy vốn giữa các thị trường, giữa các quốc gia thông thoáng, dễ so sánh, đảm bảo sự minh bạch của thị trường cần có sự hòa hợp về chuẩn mực chung trong lĩnh vực KT nên dự án hòa hợp giữa FASB và IASB được ký vào năm 2002, đến năm 2006 FASB và IASB đưa ra khuôn mẫu chung về các tiêu chuẩn CLTT trên BCTC. Năm 2010, khuôn mẫu này chính thức ban hành với tên gọi là “Khuôn mẫu các khái niệm BCTC 2010” trong đó đưa ra các tiêu chuẩn CLTT trên BCTC bao gồm: Các đặc điểm cơ bản là Thích hợp và Trình bày trung thực và các thuộc tính gia tăng CLTT trên BCTC gồm có thể So sánh, Kiểm chứng, Kịp thời và Dễ hiểu. Các đặc tính theo quan điểm tiếp cận IASB trình bày trên khuôn mẫu BCTC quốc tế:

a. Đặc tính cơ bản

Thích hợp (Relevance)

Thích hợp là việc người sử dụng đưa ra các quyết định hữu ích dựa trên các thông tin trên BCTC. Thông tin tài chính có khả năng tạo ra sự khác biệt trong các quyết định nếu nó có giá trị dự đoán, giá trị xác nhận hoặc cả hai.

Tính thích hợp là một phần quan trọng trong việc đưa ra quyết định hữu ích khi sử dụng các thông tin trên BCTC theo khuôn khổ khái niệm về chuẩn mực BCTC quốc



tế của IASB (Cheung và cộng sự, 2010). Giá trị hợp lý được coi là một trong những chỉ số rất quan trọng của sự thích hợp, sử dụng giá trị hợp lý trong một DN, làm cơ sở để đo lường, là chỉ báo về mức độ thích hợp cao của CLTT trên BCTC (Beest và cộng sự, 2009). BCTC có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin để xác định mức độ thích hợp thông qua cung cấp các thông tin hướng tới tương lai, về cơ hội kinh doanh và rủi ro và cung cấp thông tin phản hồi về sự kiện thị trường lớn và giao dịch quan trọng ảnh hưởng đến công ty (Beest và cộng sự, 2009; Beest và cộng sự, 2013). Thông tin về giá trị dự đoán nếu thông tin này được đề cập rõ ràng đến khả năng tạo ra dòng tiền trong tương lai của công ty.

Trung thực (Faithful Representation)

Trung thực là khái niệm phản ánh và thể hiện vị trí kinh tế thực sự của thông tin trên BCTC. Khái niệm này có giá trị giải thích các nghĩa vụ và nguồn lực kinh tế, bao gồm các giao dịch và các sự kiện, được thể hiện đầy đủ trong BCTC. BCTC phải trình bày một cách khách quan, không thiên lệch các sự kiện tích cực và tiêu cực. BCTC làm rõ các giả định, ước tính và giải thích việc sử dụng các nguyên tắc kế toán trong công ty một cách rõ ràng. Yếu tố quan trọng cuối cùng làm tăng cường CLTT trên BCTC là các ý kiến của kiểm toán viên về chấp nhận toàn phần, hay ngoại trừ đối với các nội dung của BCTC.

b. Đặc tính nâng cao

Khả năng so sánh (Comparability)

Khả năng so sánh là khái niệm cho phép người dùng so sánh các BCTC để xác định vị trí tài chính, dòng tiền và hiệu quả của một DN. Khả năng so sánh này cho phép người dùng có thể so sánh theo thời gian và giữa các công ty khác trong cùng thời kỳ. Như Cheung và cộng sự (2010) nhận xét: Tính thích hợp yêu cầu các sự kiện giống hệt nhau trong hai tình huống sẽ được phản ánh bởi các sự kiện và số liệu KT giống hệt nhau và các sự kiện khác nhau sẽ được phản ánh bởi các sự kiện và số liệu KT khác nhau, điều đó được phản ánh theo cách thức có thể so sánh và dễ hiểu. Trường hợp không nhất quán thì phải phải cung cấp và giải thích trong thuyết minh BCTC.

Dễ hiểu (Understandability)

Tính dễ hiểu là một trong những đặc tính quan trọng của thông tin trong BCTC. Khi BCTC được trình bày dễ hiểu giúp cho người sử dụng thông tin dễ dàng đọc, hiểu và đưa ra các quyết định hiệu quả. Do đó, khi BCTC dễ hiểu, CLTT trên BCTC sẽ đạt được càng cao hơn. Đây là một trong những đặc tính định tính nâng cao sẽ tăng lên khi



thông tin trên BCTC được trình bày, phân loại rõ ràng và đầy đủ. Việc sử dụng biểu đồ và bảng giúp trình bày thông tin một cách rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ và thuật ngữ kỹ thuật dễ dàng theo dõi cho người sử dụng.

Tính kịp thời (Timeliness)

Tính kịp thời là một đặc tính định tính nâng cao. Tính kịp thời được hiểu rằng thông tin phải có sẵn cho người sử dụng ra quyết định. Khi đánh giá CLTT trên BCTC, tính kịp thời được đánh giá thông qua việc công bố BCTC và BCTC được kiểm toán của CTNY đúng theo quy định.

Các đặc tính định tính cơ bản thích hợp và trung thực là yếu tố quan trọng và quyết định nhất của CLTT trên BCTC. Mặt khác, các đặc tính định tính nâng cao: Tính dễ hiểu, Khả năng so sánh, Khả năng kiểm chứng và Tính kịp thời làm tăng tính hữu ích của thông tin tài chính để người sử dụng đưa ra quyết định hợp lý.

Một số quy định về lấp và công bố BCTC các CTNY trên TTCKVN như sau:

04 nguyên tắc cơ bản khi lập và công bố BCTC:

Thứ nhất: Đầy đủ các Báo cáo, Phụ lục, Thuyết minh theo quy định về luật kế toán DN hiện hành. Thứ hai: Nếu có công ty con có tư cách Pháp nhân thì phải công bố: Báo cáo tài chính công ty mẹ và BCTC hợp nhất. Thứ ba: Nếu có đơn vị phụ thuộc không có tư cách pháp nhân thì phải công bố: BCTC văn phòng và BCTC tổng hợp. Thứ tư: Nếu kiểm toán không chấp nhận toàn phần với BCTC bán niên hay BCTC kiểm toán năm thì phải công bố văn bản giải trình.

Thời hạn công bố thông tin BCTC đối với các CTNY trên TTCKVN.

Bảng 2.2. Thời hạn công bố thông tin BCTC


Nội dung công bố

Thời hạn nộp sau khi được kiểm

toán/Soát xét

Thời hạn nộp kể từ khi kết

thúc Niên độ

Thời hạn nộp kể từ khi kết thúc niên độ nếu được

UBCK gia hạn

BCTC Kiểm toán năm

10 ngày

90 ngày

100 ngày

BCTC Soát xét Bán niên

5 ngày

45 ngày

60 ngày

BCTC Quý

5 ngày (nếu có)

20 ngày

30 ngày

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 6

Nguồn: UBCKNN (2018)

Xem tất cả 210 trang.

Ngày đăng: 27/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí