Phân Loại Sàn Chứng Khoán, Điều Kiện Và Trạng Thái


Bảng 4.3. Phân loại sàn chứng khoán, điều kiện và trạng thái



Sàn

Đại chúng Niêm yết


UpcoM


HNX


HOSE

Vốn điều lệ tối thiểu

> 10 tỷ đồng

> 30 tỷ đồng

> 120 tỷ đồng

Số cổ đông tối thiểu

>100 cổ đông

> 300 cổ đông

Trạng thái

Chưa niêm yết

Niêm yết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Nguồn: UBCKNN

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án đó là các CTNY trên sàn HNX và HOSE, là các công ty có vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng trở lên và số lượng cổ đông trên 100 trở lên. Đối với các CTNY có số vốn trên 120 tỷ đồng được UBCKNN phân loại là CTCP đại chúng lớn. Đối với các CTNY trên hai sàn giao dịch HNX và HOSE phải công bố các thông tin định kỳ, thông tin bất thường và công bố thông tin theo yêu cầu. Hiện tại thì công bố thông tin định kỳ được chia làm sáu nội dung chính: 1. BCTC; 2. Báo cáo Thường niên; 3. Đại hội đồng cổ đông Thường niên; 4. Hoạt động Chào bán và Báo cáo sử dụng vốn; 5. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài; 6. Báo cáo tình hình Quản trị Công ty. Đối với nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu BCTC là một trong các thông tin định kỳ mà các CTNY công bố. Báo cáo này theo tiêu chí thời gian sẽ được chia làm ba loại với ba kỳ tương ứng là: BCTC quý được công bố một quý lần; BCTC bán niên được công bố cho kỳ sáu tháng đầu năm và được soát xét độc lập bởi một công ty Kiểm toán được cấp phép theo quy định ( soát xét có mức độ thấp hơn Kiểm toán ); BCTC Kiểm toán năm được công bố cho kỳ một năm và được kiểm toán độc lập bởi một công ty kiểm toán được cấp phép theo quy định.

4.1.2. Thực trạng chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

TTCK Việt Nam phát triển tính đến cuối năm 2018 có 754 CTNY trên hai SGDCK theo đánh giá của ông Lê Công Điền, Vụ trưởng Vụ giám sát công ty đại chúng UBCKNN thì CLTT trên BCTC các CTNY này đã được cải thiện rõ dệt. Số lượt và loại hình vi phạm về công bố thông tin của các CTNY trên TTCKVN đã giảm. Tỷ trọng vi phạm về minh bạch hóa thông tin giảm từ 86,7% năm 2013 xuống còn



60,7% năm 2016. Năm 2018, Theo kết quả khảo sát thực hiện với 686 CTNY trên TTCKVN, có 266 công ty đạt chuẩn công bố thông tin theo các tiêu chí khảo sát đề ra, chiếm 38,78%, so năm 2017 tăng 16,96%.

Mặc dù vậy, CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại: Thứ nhất, tình trạng vi phạm hành chính về công bố thông tin vẫn tăng cao. Theo thống kê của UBCKNN, giai đoạn 2010 - 2016, đã có hơn 1.000 quyết định xử phạm vi phạm hành chính trên TTCK. Năm 2017, đã có 214 quyết định xử phạt đối với 80 cá nhân và 134 tổ chức. Năm 2018, đã có 397 trường hợp vi phạm của 129 tổ chức và 268 cá nhân. Trong năm 2018 đã có chín người bị sử phạt vì có hành vi thao túng, tạo cung cầu giả, buộc cải chính thông tin đối với ba trường hợp báo cáo không chính xác hoặc công bố thông tin sai lệch. Số lượng vi phạm về CLTT trên BCTC luôn chiếm trên 50% tổng số vi phạm bị xử phạt.

Thứ hai: Số liệu trước và sau kiểm toán BCTC của nhiều CTNY vẫn còn sự chênh lệch lớn. Theo thống kê của Vietstock, tính đến ngày 02/04/2019 đã có 451 CTNY trong số 733 CTNY đã công bố BCTC kiểm toán ghi nhận sự chênh lệch BCTC tự lập và sau kiểm toán. Theo số liệu của các CTNY trước và sau khi được kiểm toán, có 60 DN (chiếm 17% tổng số lượng CTNY đã công bố báo cáo) có lợi nhuận sau thuế tại báo cáo tài chính năm 2018 do DN tự lập chênh lệch trên 10% so lợi nhuận sau thuế tại báo cáo tài chính 2018 có kiểm toán, và 29 CTNY có tỷ lệ chênh lệch trên 50%. Đặc biệt, tám CTNY ghi nhận có lãi năm 2018 tại BCTC tự lập nhưng tại BCTC kiểm toán lại ghi nhận lỗ. Theo giải trình của các DN này, nguyên nhân chênh lệch là do điều chỉnh tăng chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hoàn nhập trích lập dự phòng hàng tồn kho, điều chỉnh trích bổ sung dự phòng, hạch toán thiếu chi phí. Nửa đầu năm 2019, số liệu cho thấy vấn đề này vẫn đang diễn ra chưa có sự thay đổi theo hướng tiệm cận giữa số liệu trước và sau kiểm toán BCTC của các CTNY, theo số liệu kết quả kinh doanh của các DN tại BCTC bán niên soát xét năm 2019, có 62 doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế sáu tháng đầu năm 2019 chênh lệch quá 10% so với số liệu tại BCTC quý 2-2019 do doanh nghiệp tự lập. Đặc biệt, có bốn doanh nghiệp có kết quả kinh doanh sau soát xét từ lãi thành lỗ, đó là LO5, BII, VC9, VE1, và có một doanh nghiệp là ATS có kết quả kinh doanh từ lỗ thành lãi. Danh sách top 20 DN giảm lãi sau kiểm toán được trình bày trong Bảng 4.4 sau:


Bảng 4.4. Top 20 CTNY giảm lãi sau kiểm toán năm 2018

Nguồn VietstockFinance 2018 Thứ ba BCTC ở một số CTNY chất lượng còn hạn chế 1

Nguồn: VietstockFinance (2018)

Thứ ba, BCTC ở một số CTNY chất lượng còn hạn chế, việc công bố BCTC còn chậm, phải xin gia hạn. Một số CTNY vẫn chưa chủ động trong việc công khai các thông tin về tình hình hoạt động, tình hình sử dụng vốn, tình hình quản trị công ty, số liệu tại BCTC còn có sai sót. Để lý giải việc chậm công bố thông tin BCTC, nhiều CTNY thường đưa lý do khách quan như công tác KT, kiểm toán cần thời gian dài.

Thứ tư, CL quản trị công ty còn thấp so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực. Trên thực tế, các CTNY trên TTCKVN mới chỉ dừng lại ở mức tuân thủ các quy định mà chưa thực sự chủ động hướng tới việc cải thiện CL quản trị công ty để nâng cao hoạt động của DN kể cả các CTNY có quy mô lớn để đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông. Nhưng về cơ bản CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN trong những năm gần đây cơ bản đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng thông tin.


4.2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin trên Báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

4.2.1. Kết quả nghiên cứu định tính

Xử lý dữ liệu định tính:

Bước 1: Dựa trên các nghiên cứu trước đây, tác giả tiến hành xây dựng bảng câu hỏi dạng bán cấu trúc theo (phụ lục 04)

Bước 2: Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp và thảo luận nhóm

Trên cở tổng quan nghiên cứu, kết quả qua thảo luận nhóm đã đề xuất thang đo CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN bao gồm 32 biến quan sát được các thành viên đều tán đồng.

Kết quả nghiên cứu định tính có 14 nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC các CTNY với tỷ lệ tán thành được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.5. Tỷ lệ tán thành các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC


Thứ tự

Tên nhân tố

Mức độ đồng ý

1

Năng lực nhân viên kế toán

100%

2

Đạo đức nghề nghiệp kế toán

91,6%

3

Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ

100%

4

Vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

66%

5

Mức độ phân tán của các cổ đông

41,6%

6

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

33,3%

7

Quy mô doanh nghiệp

83%

8

Hành vi quản trị lợi nhuận

100%

9

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

33,3%

10

Đòn bẩy tài chính

33,3%

11

Chất lượng kiểm toán độc lập

100%

12

Vai trò điều tiết của Ủy ban chứng khoán Nhà nước

75%

13

Văn hóa công ty

33,3

14

Cam kết đạo đức kinh doanh

25%

Nguồn: Nghiên cứu của luận án



Kết quả của thảo luận nhóm cho thấy các 14 nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC cũng như các nghiên cứu trước đây và cũng không có nhân tố nào phát hiện thêm ngoài các nhân tố này. Song mức độ tán đồng của các thành viên với các nhân tố trong nghiên cứu này là khác nhau, ngay khi thảo luận các thành viên và tác giả nhất quán các nhất tố được đại đa số các thành viên tán thành sẽ lựa chọn trong nghiên cứu này. Với kết quả thảo luận nhóm có các nhân tố sau có phần lớn các thành viên nhất trí: Năng lực nhân viên kế toán, Đạo đức nghề nghiệp kế toán, Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, Vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, Quy mô doanh nghiệp, Hành vi quản trị lợi nhuận, Chất lượng kiểm toán độc lập, Vai trò điều tiết của Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Riêng đối với nhân tố Quy mô DN được sự tán thành phần lớn các thành viên tham gia thảo luận nhóm 83%, mối quan hệ của nhân tố này với CLTT trên BCTC đã được khẳng định trong rất nhiều nghiên cứu. Trong nghiên cứu này của tác giả nghiên cứu ở hai góc độ các đối tượng lập và sử dụng báo cáo tài chính vì vậy việc thu thâp dữ liệu về quy mô doanh nghiệp đối với đối tượng sử dụng BCTC là khó khăn hơn nên tác giả không nghiên cứu sự ảnh hưởng của Quy mô DN đến CLTT trên BCTC, khi trình bày đối với các thành viên trong cuộc thảo luận nhóm cũng được sự nhất trí và tán đồng.

Dựa trên kết quả thảo luận nhóm tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên cứu lý thuyết gồm có bảy nhân tố tác động đến CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN. Các biến quan sát đo lường các biến độc lập và biến phụ thuộc đã trình bày ở chương 3.

Từ cơ sở đó tác giả đã hoàn thiện xây dựng bảng hỏi và bắt đầu khảo sát thu thập số liệu và tiến hành nghiên cứu định lượng.

Sau khi có kết quả nghiên cứu định lượng tác giả tiếp tục phỏng vấn sâu một nhóm chuyên gia nhằm trao đổi và luận giải kết quả nghiên cứu ở chương 5.

4.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng

Dựa trên số phiếu tổng hợp giới tính và nghề nghiệp, trình độ học vấn của các

đối tượng trả lời phiếu khảo sát như bảng sau:

Bảng 4.6. Mẫu nghiên cứu


Tiêu chí

Chỉ báo

Số lượng

Tỉ lệ %

Giới tính

Nam

74

21,1

Nữ

276

78,9

Học vấn

Cao đẳng

12

3,4

Cử nhân

161

46,0



Thạc sĩ

143

40,9

Tiến sĩ

34

9,7

Nghề nghiệp

Nhà đầu tư và các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính ra quyết định tài chính

49

14

Kiểm toán viên

12

3,4

Môi giới công ty chứng khoán

16

4,5

Giảng viên (chuyên gia trong lĩnh vực kế toán)

30

8,6

Kiểm soát nội bộ

18

5,1

Kế toán

157

44,9

Phụ trách kế toán

57

16,3


Giám đốc tài chính

11

3,1

Tổng

350

100,0

Nguồn: Nghiên cứu của luận án

Mẫu nghiên cứu được thực hiện với 350 phiếu khảo sát, trong các phiếu khảo sát có những người sử dụng BCTC cho nhiều mục đích khác nhau và có người chỉ sử dụng cho một mục đích, nếu phân loại theo mục đích sử dụng BCTC theo tổng số lượt trả lời được tổng hợp từ kết quả khảo sát tác giả trình bày trong Bảng 4.7 như sau:

Bảng 4.7. Mục đích sử dụng BCTC


Mục đích

Số lượng

Tỉ lệ %

Đầu tư, cho vay

128

36,6

Ra quyết định quản lý

132

37,7

Lập báo cáo

214

61,1

Giảng dạy, nghiên cứu

86

24,6

Khác

31

8,9

Nguồn: Nghiên cứu của luận án

Kết quả mô tả giá trị giá trị các biến quan sát của biến phụ thuộc được trình bày trong Bảng 4.8, qua đó cho thấy giá trị các biến quan sát của biến phụ thuộc có giá trị trung bình dao động từ 2,6 đến 3,8 điều đó thể hiện các ý kiến có sự khác nhau trong các mức độ đánh giá về CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN và độ lệch chuẩn của các biến quan sát < 1,2 chứng tỏ có sự tập trung của các phương án trả lời.


Bảng 4.8. Mô tả giá trị các biến quan sát của biến phụ thuộc



Ký hiệu


Biến số

Điểm trung bình


Độ lệch chuẩn

I.

CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TRÌNH BÀY TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH



R

Thích hợp (Relevance)



R1

BCTC của công ty sử dụng giá trị hợp lý phù hợp với luật KT Việt Nam

2,8771

1,14020

R2

BCTC có trình bày thông tin bổ sung để người sử dụng hiểu được tác động của các giao dịch và sự kiện cụ thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty

2,6343

1,17665

R3

Khi lập BCTC, công ty luôn xem xét đến khả năng hoạt

động liên tục trong tương lai

3,6571

1,20035

R4

Thông tin trên BCTC đủ tin cậy để dự đoán các kết quả hoạt động của công ty trong tương lai

3,3629

1,10082

R5

Phân tích hiệu quả dòng tiền của công ty được công khai trên BCTC

3,4057

1,10013

R6

Thông tin trên BCTC trình bày cấu trúc tài chính công ty

3,4000

,95155

R7

Thông tin trên BCTC đã trình bày bao gồm hoạt động của công ty con và đơn vị trực thuộc

3,3600

1,13380

R8

Thông tin trên BCTC của công ty sử dụng để đánh giá kết quả kinh doanh quá khứ

3,18

,867

F

Trình bày trung thực (Faithful representation)



F1

Báo cáo cung cấp giá trị thông tin hữu ích hỗ trợ cho việc ra quyết định

3,5086

1,07788

F2

Các phương pháp, nguyên tắc của KT đã được giải trình

đầy đủ trên BCTC

3,5143

1,10926

F3

Ý kiến của kiểm toán về BCTC được trình bày trên BCTC.

3,0314

1,11342



Ký hiệu


Biến số

Điểm trung bình


Độ lệch chuẩn

F4

Công ty cung cấp thông tin về quản trị DN trên BCTC

2,8057

1,11616

F5

Thông tin trên BCTC của công ty thường không tồn tại những sai sót trọng yếu

3,0486

1,16807

F6

Các giá trị và ước tính của kế toán phù hợp với thực tế

3,2571

,99116

F7

Thông tin trên BCTC của công ty được chi tiết các khoản dự phòng theo cả hướng tích cực và tiêu cực

3,2829

1,07724

U

Dễ hiểu (Understandability)



U1

BCTC được trình bày theo quy định của các nguyên tắc và chuẩn mực KT

3,6657

1,08900

U2

Trên thuyết minh BCTC những chỉ tiêu tài chính tổng hợp được giải thích rõ ràng

3,5629

1,05727

U3

Mức độ hiện diện của biểu đồ và bảng làm rõ thông tin

được trình bày

3,2886

1,07038

U4

Ngôn ngữ trong BCTC sử dụng dễ hiểu

3,7114

,98099

U5

Người sử dụng có thể hiểu được bản chất của thông tin KT

3,4743

1,06960


Khả năng so sánh (Comparability)



C1

Những thay đổi trong KT được công khai để thuận tiện cho so sánh

3,4629

1,00289

C2

BCTC cung cấp thông tin so sánh được qua các thời kỳ

3,5886

1,04450

C3

BCTC cung cấp thông tin của công ty so sánh với công ty của ngành

3,2686

1,06622

C4

Có rất nhiều bảng phân tích tỷ suất trong BCTC để thuận tiện cho việc so sánh

3,1257

1,00780


Verifiability (kiểm chứng)



V1

Các chứng từ KT được lập đầy đủ

3,2314

1,11032

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2024