Mô Hình Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Htttkt


TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Trong chương 2, tác giả đã trình bày kết quả tìm hiểu, tổng quan về tài liệu nghiên cứu liên quan đến vấn đề chất lượng HTTTKT, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT và chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ thông qua thu thập tài liệu nghiên cứu nước ngoài và nghiên cứu trong nước có liên quan. Từ việc tóm tắt các phương pháp và kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan, tác giả đã xác định được mục tiêu nghiên cứu của luận án. Qua phân tích những nghiên cứu liên quan nước ngoài và ở Việt Nam, đã cung cấp cho tác giả cách nhìn nhận tổng quan trong phần nghiên cứu nhằm tìm ra khoảng trống nghiên cứu phục vụ cho nghiên cứu trong đề tài. Đồng thời, tác giả đã hệ thống cơ sở lý thuyết về HTTT và HTTTKT thông qua các quan điểm, các thành phần, vai trò của HTTTKT để người đọc có cái nhìn tổng quan về HTTTKT. Mặt khác, tác giả tổng hợp các quan điểm về chất lượng HTTTKT và tiêu chí đánh giá chất lượng HTTTKT, tác động của chất lượng HTTTKT đến HQHĐ dựa trên các nhận xét, kết luận từ các nhà nghiên cứu. Tiếp theo, tác giả nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT bao gồm: Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN, Công nghệ thông tin, Văn hóa doanh nghiệp, Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp, Sự hỗ trợ của Ban quản lý cấp cao, Kiến thức của người quản lý. Mặt khác, lý thuyết nền tảng vận dụng trong luận án bao gồm lý thuyết xử lý thông tin của Galbraith (1973), lý thuyết hành vi quản lý được phát minh bởi Simon từ 1947 (Jesper, 1994), lý thuyết khuếch tán đổi mới của Roger (1995), lý thuyết sự hỗ trợ tổ chức. Từ đó tác giả có thể xây dựng mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu cho luận án trong chương 3.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để giải quyết câu hỏi nghiên cứu như sau:

- Tác giả sẽ tổng hợp các nghiên cứu trước đây trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan, sau đó tiến hành tập hợp các nhân tố tác động thông qua các kỹ thuật suy diễn. Sau đó thông qua phỏng vấn sâu chuyên gia như kế toán trưởng, giám đốc, kế toán viên, kiểm toán. Từ đó tiếp tục hiệu chỉnh các nhân tố tác động để đảm bảo phù hợp với đặc điểm các DN XDCTGT của Việt Nam.

- Tác giả dựa trên kết quả thu thập được ở bước nghiên cứu tổng quát, luận án tiến hành kiểm tra lại mô hình đo lường, độ tin cậy của các biến trong mô hình thông qua các mô hình hồi quy tuyến tính và kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Sau đó, dựa vào kết quả nghiên cứu thu được thông qua các phiếu khảo sát đánh giá chất lượng HTTTKT tại các DNXDCTGT của Việt Nam, luận án sẽ đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng HTTTKT tại các DNXDCTGT.

Quá trình nghiên cứu của luận án được xây dựng qua các bước từ việc xác định các vấn đề nghiên cứu, đề ra các mục tiêu cụ thể, xây dựng cơ sở lý luận, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo cho luận án. Sau đó, sử dụng các công cụ thống kê để kiểm chứng mô hình từ đó kết luận vấn đề nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu được tóm tắt theo sơ đồ dưới đây:


Xác định vấn đề nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu


Xác định mô hình nghiên cứu và xây dựng thang đo nháp


Phương pháp suy diễn, phỏng vấn sâu chuyên gia nhằm hiệu chỉnh mô hình, hoàn thiện bảng hỏi, thang đo và xây dựng mô hình nghiên cứu



Thiết kế bảng hỏi Thu thập dữ liệu Thống kê mô tả

Xử lý số liệu:

- Đánh giá thang đo (Cronbach’s Alpha) nhằm loại biến quan sát không phù hợp

- Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xác định nhân tố (thang đo) chuẩn

- Phân tích nhân tố khẳng định CFA nhằm đánh giá mức độ phù hợp của thang đo và dữ liệu thu thập

- Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vấn đề nghiên cứu



Kết quả nghiên cứu


Kết luận và khuyến nghị


Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả xây dựng


3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu

Thông qua mục tiêu nghiên cứu của luận án và nhận diện khung lý thuyết chất lượng HTTTKT. Đồng thời, sau khi đưa ra những quan điểm tiếp cận các nhân tố tác động đến chất lượng HTTTKT từ các nghiên cứu trước, tác giả dự kiến lựa chọn 6 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT luận án bao gồm: (1) Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN; (2) Công nghệ thông tin; (3) Văn hóa DN; (4) Cam kết của nhân viên gắn bó với DN; (5) Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao; (6) Kiến thức của người quản lý. Đồng thời sử dụng biến điều tiết: Quy mô DN có tác động đến đồng thời hai mô hình. Mô hình nghiên cứu được đề xuất nhằm giải quyết hai mối quan hệ cơ bản: các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT; và các yếu tố cấu thành chất lượng HTTTKT tác động như thế nào đến HQHĐ của DN. Chính vì vậy, mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau (Hình 3.2), sau đó giải thích và mô tả các biến (Bảng 3.1):



+H8b

Hiệu quả hoạt động

+ Ismail và Malcolm (2005)

+ Omran (2017)

Quy mô doanh nghiệp (Ismail và Malcolm, 2007)

+H1

+H2

+H3

+H4

+H8a

+H5

+H6

Công nghệ thông tin

+ Ivana 2013

+ Meriyani và Susanto 2018

Văn hóa của doanh nghiệp

+ Rapina (2014)

Huấn luyện và đào tạo nhân viên doanh nghiệp

+ Mona và Anik (2017)

Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp

+ Syaiffullah (2014)

+ Carolina (2014)

+ Nurhayati (2014)

Sự hỗ trợ của Ban quản lý cấp cao

+ Mona và Anik (2017)

Kiến thức của người quản lý

+ Ismail và Malcom (2007)

+ Lê Mộng Huyền và Trần Quốc Bảo (2017)

Chất lượng hệ thống thông tin kế toán

+ Mona và Anik (2017)

+ Omran (2017)

+ Susanto và cộng sự (2019)

+H7


Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT

Nguồn: Đề xuất của tác giả


Bảng 3.1. Giải thích và mô tả các biến trong mô hình



STT


Tên biến

Vai trò của biến trong mô hình


Định nghĩa

Kế thừa thang đo

1

Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN

Biến độc lập

Một hình thức đầu tư chuyển giao kiến thức của HTTT, bao gồm các khái niệm HTTT, kỹ năng, các kỹ thuật, khả năng tổ chức và kiến thức về các sản phẩm hệ thống thông tin cụ thể.

Mona và Anik (2017)

2

Công nghệ thông tin

Biến độc lập

CNTT là một bộ công cụ được sử dụng để lưu trữ, xử lý dữ liệu với tốc độ cao và có thể truyền thông tin như dữ liệu, ghi âm và hình ảnh.

Ivana và Ana (2013),

Meriyani và Susanto (2018)

3

Văn hóa DN

Biến độc lập

Một trong những yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng, là tập hợp các giá trị quy tắc được các cá nhân và các nhóm trong một tổ chức chia sẻ với nhau

Rapina (2014)

4

Cam kết của nhân viên gắn bó với DN

Biến độc lập

Một nhân tố quan trọng nhằm xác định hành vi làm việc của người lao động trong các tổ chức và là ý thức về nghĩa vụ của mỗi nhân viên trong tổ chức

Syaiffullah (2014),

Carolina (2014),

Nurhayati (2014)

5

Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao

Biến độc lập

Sự hiểu biết của các nhà quản lý hàng đầu về hệ thống máy tính và mức độ quan tâm, hỗ trợ kiến thức về hệ thống thông tin hoặc tin học hóa

Mona và Anik (2017)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam - 8



STT


Tên biến

Vai trò của biến trong mô hình


Định nghĩa

Kế thừa thang đo

6

Kiến

Biến độc lập

Mức độ quen thuộc các công

+ Ismail và


thức của


việc hàng ngày của người

Malcom


người


quản lý về các mặt như xử lý

(2007)


quản lý


văn bản, bảng tính, cơ sở dữ liệu, trình xử lý dữ liệu kế toán, email, internet, kiến thức về kế toán…

+ Lê Mộng Huyền và Trần Quốc Bảo (2017)

7

Chất

Biến trung gian

Một hệ thống xuất phát từ

+ Mona và


lượng


việc kết hợp các thành phần

Anik (2017)


HTTTKT


tích hợp trong hệ thống và các thành phần này phải hoạt động hữu hiệu, có hiệu quả để đưa ra các quyết định chính xác.

+ Omran (2017)

+ Susanto và cộng sự (2019)

8

Hiệu quả hoạt động

Biến phụ thuộc

HQHĐ là những kết quả đạt được gắn mới những mục tiêu xác định với chi phí ít nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Ismail và Malcolm (2005), Omran

(2017)

9

Quy mô DN

Biến điều tiết

Quy mô doanh nghiệp là cách thức phân loại DN dựa vào một số tiêu chí như số lượng lao động, vốn chủ sở hữu, doanh số.

Ismail và Malcolm (2007)



3.3. Phương pháp nghiên cứu định tính

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Nghiên cứu định tính sẽ giúp nghiên cứu sinh đi sâu tìm hiểu vấn đề ở bối cảnh cụ thể, từ đó xây dựng những luận điểm chung. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá các vấn đề ít được biết đến, làm rõ hơn ý nghĩa, vai trò của một vấn đề để có được sự hiểu biết sâu sắc và mới mẻ hơn. Trong giai đoạn cần chuẩn


hóa mô hình nghiên cứu, kiểm tra sự phù hợp của thang đo thì nghiên cứu định tính là nghiên cứu quan trọng và hữu ích. Phương pháp này có liên quan cụ thể đến các mối quan hệ xã hội, sự đa dạng hóa của cuộc sống (Flick, 2002) và do đó phù hợp trong bối cảnh của Việt Nam – đặc biệt là nghiên cứu chất lượng HTTTKT trong các DN XDCTGT Việt Nam. Nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp chủ yếu là phương pháp suy diễn và phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia.

3.3.1. Phương pháp suy diễn

Việc phát triển thang đo lường bắt đầu với những ghi nhận về các biến quan sát được trình bày từ những nghiên cứu trước, tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT và chất lượng HTTTKT tác động đến HQHĐ. Từ đó, đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các doanh nghiệp XDCTGT của Việt Nam. Cụ thể nghiên cứu tham khảo từ các nghiên cứu trước của các tác giả trong và ngoài nước về các nội dung: chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến các chủ thể kinh tế, các nhân tố ảnh hưởng đến HTTTKT trong doanh nghiệp, kết hợp với các cơ sở lý thuyết để xây dựng được mô hình nghiên cứu cho luận án của mình. Tác giả tổng hợp các lý thuyết trước đây, từ đó, đề xuất mô hình nghiên cứu và thực hiện nghiên cứu thực tế theo mô hình thông qua việc khảo sát sử dụng bảng câu hỏi và các công cụ thống kê. Mục đích của việc khảo sát là thu thập dữ liệu để kiểm chứng các nhân tố đã nhận diện có đúng môi trường thực tế tại các DN XDCTGT ở Việt Nam hay không và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này như thế nào (Phụ lục 3.1).

3.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia

Trên cơ sở kế thừa các lý thuyết và các công trình nghiên cứu, tác giả tiến hành thiết kế bảng khảo sát, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia là các nhà quản lý DN, kế toán trưởng của các DN…có rất nhiều kinh nghiệm về kế toán, những người quản lý am hiểu về HTTTKT góp ý và hỗ trợ sắp xếp vào từng khái niệm nghiên cứu có liên quan về các vấn đề như: Tiêu chuẩn về chất lượng HTTTKT, đánh giá khái quát về thực trạng chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT của Việt Nam để khẳng định hoặc đưa ra những điều chỉnh phù hợp cho những biến quan sát trong đề tài của mình.

Nghiên cứu sinh tổng hợp và phân tích thành khung lý thuyết về chất lượng HTTTKT doanh nghiệp. Đồng thời tác giả đối chiếu thực trạng về chất lượng HTTTKT của các DNXDCTGT Việt Nam dựa vào quy trình xử lý thông tin bằng các phương pháp cụ thể như: điều tra, phỏng vấn, quan sát nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT, xây dựng, hoàn thiện thang đo chất lượng HTTTKT, thang đo các nhân tố ảnh hưởng chất lượng HTTTKT, thang đo HQHĐ.

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 24/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí