Đường Lối, Chủ Trương. Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Về Tôn Giáo, Tín Ngưỡng.


Quân, hát chèo sân Đình, múa rối nước, hát hò đình Bơi, hò cửa đình, hát Dô… Những hình thức biểu diễn gắn với diễn xướng này thường có tính phổ biến và có cùng mẫu số với các loại hình sân khấu dân gian khác khu vực đồng bằng sông Hồng.

- Lễ hội truyền thống: Lễ hội ở Hà Tây (cũ) thường được tổ chức xuân thu nhị kỳ theo truyền thống. Ngày nay, lễ hội không còn được tổ chức nhiều như xưa kia nữa do đó thời gian mở hội chủ yếu vào mùa xuân và được giản lược khá nhiều. Theo quan niệm truyền thống, sau tết Nguyên Đán là thời điểm người dân còn có nhiều thời gian rỗi, là “tháng ăn chơi…”; tháng đi lễ Phật, Thánh, Mẫu…đễ cầu một năm an bình, thịnh vượng.

Lễ hội Hà Tây chủ yếu được diễn ra theo các bước sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị cho ngày hội

+ Bước 2: Mở hội

+ Bước 3: Tế lễ

+ Bước 4: Rước và diễn tích

+ Bước 5: Diễn xướng văn nghệ

+ Bước 6:Tổ chức tế lui

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

+ Bước 7: Rã đám, kết thúc lễ hội

Ngoài ra kể từ lúc khai hội cho đến lúc kết thúc, các trò chơi, hội thi truyền thống được tổ chức liên tục và có số lượng người tham gia đông đảo đến từ các địa phương lân cận.

Nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây Hà Nội Hà Tây cũ nhằm phát triển du lịch - 8

Lễ hội Hà Tây (cũ) được tổ chức ở những điểm tín ngưỡng – tôn giáo cụ thể trong không gian một hoặc một số làng, có sự tham gia tổ chức của người dân trong một làng hoặc nhiều hơn một làng. Xưa kia lễ hội không chỉ là dịp người dân thể hiện lòng biết ơn, sự tôn kính đối với những vị thần bảo trợ và danh nhân mà còn là thời gian vui chơi giải trí, thư giãn sau vụ mùa hoặc một năm lao động vất vả. Do đó ngoài yếu tố thiêng sẵn có trong các lễ hội, yếu tố thế tục cũng được nhấn mạnh. Tuy nhiên những trò chơi, trò diễn mang tính thế

55


tục đó thường nằm trong khuân khổ nhất định của các nghi lễ biểu lộ những ước vọng mà dân làng muốn gửi tới thánh thần trong lễ hội.

Do gắn với các điểm tín ngưỡng – tôn giáo, lễ hội truyền thống mang đậm yếu tố tín ngưỡng dân gian. Trong hoạt động du lịch, lễ hội vừa có thể trở thành một đối tượng tài nguyên độc lập, vừa là một hoạt động văn hóa có tính hỗ trợ cho hoạt động du lịch tại các điểm tín ngưỡng.

Ở Hà Tây (cũ), có nhiều lễ hội rất đặc sắc, hàm chứa nhiều nét văn hóa vùng và có sự khác biệt tương đối so với các lễ hội khác ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Đó là những lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung và Tản Viên Sơn Thánh.

2.1.2 Nhu cầu khách du lịch.

Khách du lịch đến với khu vực Hà Tây (cũ) có mục đích tham quan, mua sắm tại các làng nghề truyền thống, tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa và lễ hội. Đối với nhóm khách du lịch nội địa (đến từ các tỉnh lân cận, nội đô Hà Nội), khu vực Hà Tây (cũ) là điểm du lịch cuối tuần lý tưởng gắn với các điểm du lịch tự nhiên nổi tiếng như vườn quốc gia Ba Vì, Đồng Mô, thác Đa; hệ thống các chùa, đền được phân bổ rộng khắp địa bàn. Du lịch lễ hội tại đây cũng thu hút lượng khách du lịch nội địa đông đảo và có tỷ lệ trở lại điểm lớn do tập quán đi lễ chùa, đền vào dịp nghỉ lễ tết Nguyên Đán. Đối với du khách, các lễ hội có sức hút lớn là lễ hội chùa Hương, lễ hội chùa Thầy, hội Quán Thánh, hội Dô, hội làng Chuông, lễ hội đền Và…

Khách du lịch đến Hà Tây cũ thường có nhu cầu thực hiện chuyến du lịch ngắn ngày, thậm chí chỉ là chuyến đi gói gọi trong một ngày với một hoặc hai điểm tham quan kết hợp.

Nhu cầu đến các điểm du lịch văn hóa là rất lớn, đặc biệt là đối với các điểm du lịch gắn với tôn giáo – tín ngưỡng. Năm 2014, số lượng khách du lịch đến chùa Hương là 1,24 triệu người, tăng 286% so với năm 2002, bình quân mỗi năm tăng 23%.

56


Theo thống kê, du khách đến các điểm tín ngưỡng – tôn giáo có nhu cầu tâm linh là chủ yếu, chiếm 75% tổng số khách tiến hành chuyến du lịch; còn lại là nhóm khách tham quan du lịch thuần túy (19%) và khác (6% mua sắm, thăm thân, tìm kiếm cơ hội kinh doanh…)

Biểu 2.1 Động cơ khách du lịch đến điểm tín ngưỡng



Khác 6%

Tham quan thu

túy 19%


Tâm linh 75%


(Đơn vị: phần trăm. Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Nội, số liệu thống kê du lịch Hà Tây giai đoạn 2001 - 2007)

2.1.3 Đường lối, chủ trương. Chính sách của Đảng và Nhà Nước về tôn giáo, tín ngưỡng.

Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng năm 1991 đã khẳng định: “…Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và các tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo…”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng ghi rõ: “tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân


dân, thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”.

Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VII khóa IX về công tác tôn giáo cũng đã khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt đôn giáo bình thường theo đúng pháp luật”.

Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh đến chính sách, pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo là phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc. Quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận theo đúng quy định của pháp luật.

Nhằm cụ thể hóa đường lối của Đảng, Pháp lệnh tín ngưỡng - tôn giáo đã được soạn thảo và được Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua vào ngày 18-6-2004 và được chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 29-6-2004.

Dựa trên cơ sở thực tiễn về tình hình hoạt động tôn giáo trong nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết về biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, tạo điều kiện thuật lợi hơn cho sinh hoạt tinh thần gắn với tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân. Nghị định có hiệu lực từ tháng 1 năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, không ai được xâm phạm quyền tự do ấy”.

2.2 Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tín ngưỡng tại các huyện phía Tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ).


2.2.1 Các sản phẩm du lịch văn hóa tín ngưỡng đặc trưng.

- Du lịch tham quan thắng cảnh: Các điểm du lịch tín ngưỡng không chỉ có giá trị về mặt tinh thần mà còn mang nhiều giá trị cảnh quan như hình thể kiến trúc, các công trình nhỏ gắn liền với di tích và vị trí phong thủy vốn được đặt trên cơ sở tạo thuận tiện cho hoạt động của con người. Hơn nữa, các điểm du lịch gắn với tín ngưỡng thường mang trong chúng những tác phẩm nghệ thuật lâu đời, có tính thẩm mỹ cao. Tất cả những thứ đó tạo điều kiện cho điểm thực hành tín ngưỡng trở thành một điểm đến phục vụ cho hoạt động thưởng ngoạn của du khách.

Khu vực phía Tây Hà Nội (Hà Tây cũ) có rất nhiều điểm di tích văn hóa – tín ngưỡng đáp ứng được nhu cầu tham quan thắng cảnh của khách du lịch, được các nhà quy hoạch du lịch đánh giá cao và đưa danh sách các điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Tây (cũ) cũng như Hà Nội mới. Tuy nhiên, các điểm thực hành tín ngưỡng cần đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định để phát triển du lịch như phạm vi không gian, bố trí cảnh quan đẹp, danh tiếng, vị trí các vị thần – thánh tín ngưỡng được thờ trong tâm thức người bản địa, yếu tố lịch sử và số lượng – chất lượng các tác phẩm nghệ thuật. Cùng với đó các điểm du lịch này cần phải có khả năng thu hút khách du lịch ở mức độ nhất định để có thể mang lại lợi ích kinh tế cho ngành, người dân, chính quyền địa phương. Khu vực địa lý này có một số điểm du lịch mang tính đặc thù cao, đậm dấu ấn của cư dân đồng bằng sông Hồng nói chung, người xứ Đoài nói riêng:

Đền Và: Đền Và thuộc huyện Ba Vì, nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh (Tam vị thánh Tản: Tản Viên sơn thần, Cao Sơn, Quý Minh), vị thánh đứng đầu trong Tứ Bất Tử của Việt Nam.

Tọa lạc trên một quả đồi rộng và thấp, thâm u bóng lim cổ thụ, bao quanh là những bức tường xây bằng đá ong, đền Và có tổng diện tích khoảng trên dưới 2.0002 , nằm trong khuân viên có tổng diện tích 8000m2. Theo thuyết phong thuỷ, đồi có thế đất hình con rùa (một trong tứ linh biểu tượng cho sự bền vững)


quay mặt về hướng Đông. Nằm giữa cánh đồng Khói Nhang , đền được xây dựng ngay trên lưng rùa, đầu rùa nhìn ra đầm Vân Mộng. Khu vực bên ngoài là dinh thờ Ngũ hổ, động Sơn Trang thờ Mẫu Thượng Ngàn và giếng Cô Tiên. Tam quan của đền nằm giữa hàng đại già có đến vài trăm năm tuổi, hướng về phía núi Tản Viên. Qua Tam quan, vào khu vực Ngoại cung là một khoảng sân gạch rộng, bên trái có gác chiêng, bên phải có gác trống, được kiến trúc theo kiểu chồng diêm tám mái. Kế đến là nhà tiền tế (được gọi là đền Hạ) với hai dãy tả, hữu vu, thuộc khu vực Nội cung. Theo nội dung tấm bia Vân Già trước nhà tiền tế, năm Tự Đức thứ 36- năm tổ chức đợt trùng tu đền lớn nhất với tiền cung tiến của dân sở tại, các quan chức hàng huyện, hàng tỉnh, các nhà buôn và khách thập phương thì đền Và đã có từ thời nước ta còn bị nhà Đường đô hộ (giai đoạn lịch sử 679- 866). Hiện nay, nhà tiền tế có kiến trúc hình chữ nhất. Đó là một ngôi nhà năm gian, để trống bốn bề, treo rất nhiều hoành phi, câu đối, trong đó đáng chú ý có bức hoành phi bằng đá với bốn chữ: Sơn dữ thiên tề (núi cao ngang trời). Thông với nhà tiền tế (đền Hạ) là gian ngoài của hậu cung (đền Trung). Tại đây, có hai pho tượng: Một văn, một võ (văn võ lưỡng ban) trong tư thế ngồi, quay mặt vào nhau và bốn pho tượng Tứ trấn kích cỡ tương đương người thật, mỗi bên hai vị, đứng đối diện nhau, mặc áo bào đỏ, tay cầm vũ khí trấn ở bốn cung của Tam vị đức thánh Tản. Qua đền Trung đến gian trong của hậu cung (đền Thượng). Ngay ở vị trí trang trọng của thượng cung là bức đại tự với dòng chữ: Thượng đẳng tối linh có niên đại cùng với niên đại của tấm bia dựng ở đầu hồi nhà tiền tế, đồng thời cũng là năm đền được trùng tu với quy mô lớn nhất là năm Tự Đức - Quý Mùi (1883). Phía trong cùng của hậu cung- theo thứ tự từ trong ra- là một chiếc khám lớn sơn son thếp vàng, cao trên ba mét, trong đặt bài vị đức Quốc mẫu là bà Đinh Thị Điên (tục gọi là bà Đen), mẹ của đức thánh Tản. Phía trước bài vị đức Quốc mẫu là bài vị Tam vị đức thánh Tản: Ở bên tả và ở vị trí cao nhất là Tản Viên, kế đến Cao Sơn (còn gọi là Sùng Công) và cuối cùng là


Quý Minh (Hiển Công). Trước khám thờ là hương án, trên có ba cỗ long ngai của Tam vị đức thánh Tản.

Hiện ở đền Và còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị như: Sắc phong của các triều đại, các đồ tế tự (trong đó có hai cây đèn đá thời Lê) và đặc biệt là những tấm ván gỗ khắc văn thơ của các danh sĩ như: Nguyễn Khản, Nguyễn Thiện Kế, Trần Lê Nhân... khiến cho không gian linh thiêng và không gian văn hóa ở đây hòa quyện vào nhau, mang đậm bản sắc văn hóa xứ Đoài.

Đền Và đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1964. Với những giá trị cảnh quan và cũng là di tích lớn nhất trong số 200 di tích lịch sử - văn hóa thờ Tản Viên sơn Thánh xứ Đoài; có vị trí địa lý gần gũi với làng cổ Đường Lâm, thành cổ Sơn Tây đền Và đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khi về thăm đất Sơn Tây – trung tâm xứ Đoài xưa kia và một nét văn hóa đặc sắc của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến ngày nay.

- Đình Chu Quyến: Đình Chu Quyến nằm trong đất làng Chu Quyến, xã Chu Minh, huyện Ba Vì. Ngôi đình nằm ở ven đê sông hồng, cách huyện lỵ 2km, nằm ở rìa làng, quay về hướng Tây. Đứng ở đình có thể nhìn thấy ngọn núi Ba vì hùng vĩ. Đình được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XVII (khoảng năm 1692, Nhâm Thân), tu sửa vào năm Bảo Đại thứ X (1935).

Nền đình Chu quyến có diện tích khoảng 510m2, chia lòng đình thành ba

gian chính. Mái đình xòe rộng ra tứ phía chiếm ¾ chiều cao toàn thể, cộng với việc phù sa bồi đắp nền đình bị tôn cao tạo cho ngôi đình một tư thế vững chãi và bề thế. Cột đình Chu Quyến được coi là to nhất trong số các đình cổ. Cột cái có chu vi 2.45m, cột quân và cột hiên thu theo tỷ lệ 10-8-6. Sàn đình khá cao, phủ khắp mặt đình, chia thành ba cấp. Trong đình, trên các khối gỗ hình thành cấu trúc đỡ mái đình được các nghệ nhân dân gian chạm trổ, điêu khắc các tạo hình hoa lá, mây, rồng phượng, cảnh sinh hoạt nông thôn, cá hóa rồng, gà hóa


phượng hết sức sinh động và gần gũi. Các hình chạm trang trí trên bức phù điêu tinh tế, có nét thanh.

Đình Chu Quyến là nơi giữ được 13 đạo sắc của các chiều Lê Trung Hưng, Tây Sơn và nhà Nguyễn. Ngoài ra còn có bản thần phả và một số văn bản Hán Nôm khác.

Xung quanh khu đình có một số công trình khác là đền và lăng Chu Quyến. Các công trình kiến trúc tín ngưỡng này đều thờ thành hoàng làng Nhã Lang Vương, người con của Hậu Lý Nam Đế Phật tử thế kỷ VI.

- Quần thể đền thờ Tản Viên sơn thánh (đền Hạ - đền Trung – Đền Thượng): đây là điểm di tích có tuổi đời cao (theo truyền thuyết ngôi đền cổ nhất được xây dựng từ thời An Dương Vương) và có vị trí rất quan trọng đối với đời sống văn hóa – tinh thần của người Việt nói chung, người xứ Đoài nói riêng. Qua thời gian, chiến tranh và những biến thiên lịch sử khác, nơi đây khi được phát hiện lại vào năm 1945, chỉ còn là đống di tích hoang phế. Năm 2008, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch chính thức công nhận khu đền thờ này là di tích cấp quốc gia; sau đó tiến hành tu bổ lớn dựa theo quy hoạch, sơ đồ chi tiết nhằm phục dựng lại nét tín ngưỡng tiêu biểu của người Việt và phát triển du lịch tâm linh ở vùng đất thiêng này.

Đền Hạ: Nằm dưới chân núi Tản, ven bờ sông Đà dữ dội, thường được người dân bản địa gọi là Tây cung hay đền Năm Dân. Đền Hạ được xây dựng từ đầu thế kỷ XVIII, gắn với huyền thoại Tam vị Sơn thánh đi đốn củi và nghỉ lại qua đây, nhân dân dựng đền để tưởng nhớ. Kiến trúc của Đền Hạ gồm điện thờ chính (Tiền Bái, Hậu Cung), Tam quan, nhà thờ Mẫu, Lầu cô, Lầu cậu, nhà sắp lễ. Hiện nay tại đền còn lưu giữ một tấm bia "Tản Viên từ ký" dựng năm Tự Đức thứ nhất 1848 ghi chép về đền thờ Đức Thánh Tản.

Đền Trung: theo một số tư liệu, Đền Trung được xây dựng từ triều Lý. Đến triều Nguyễn, vua Minh Mạng cho Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai trùng tu lại. Đền có kết cấu kiến trúc hình chữ Tam phỏng theo quẻ Càn trong kinh dịch,

Ngày đăng: 08/06/2023