Nghiên Cứu Về Đình Làng Dưới Góc Độ Dân Tộc Học, Văn Hóa, Tín Ngưỡng


nghệ thuật nói chung, chạm khắc đình làng nói riêng ở TK.XVI - XVII mang phong cách dân gian đậm nét, bên cạnh những chủ đề tâm linh nhân thế, điêu khắc đình làng thời kỳ này còn có những hoa văn phản ánh sinh hoạt văn hóa đời thường. Khi so sánh về nghệ thuật chạm khắc đình làng TK.XVIII với những thời kỳ trước đó đã kết luận như sau: Những ngôi chùa, những đình làng được xây dựng trong giai đoạn này như đình Thạch Lỗi (Mỹ Văn, Hưng Yên), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh)… nổi tiếng thể hiện được phong cách điêu khắc TK.XVII, cảnh sinh hoạt ít dần trong hoa văn trang trí nhưng nghệ thuật trang trí thì vẫn tự nhiên, thoải mái [108].

Hà Văn Tấn, trong cuốn sách Đến với lịch sử - văn hoá Việt Nam (2005), đã đề cập tới đình Việt Nam, trong đó có nghệ thuật chạm khắc đình làng. Không chỉ nổi bật với sự đa dạng của chủ đề, những bức chạm miêu tả cảnh sinh hoạt của con người như đốn củi, cày voi, đuổi hổ, bắt rắn, chồng người làm xiếc, chèo thuyền uống rượu, nam nữ bá vai nhau.v.v.. Tác giả còn nhấn mạnh đến sự tinh xảo và điêu luyện của kỹ thuật chạm khắc. Đồng thời, ông cũng cho rằng, ở đình làng Bắc Bộ, nghệ thuật điêu khắc cũng chính là nghệ thuật trang trí, bởi lẽ bản chất của những người thợ chỉ là xây dựng ngôi đình nhưng ở đây, họ còn đảm nhiệm vai trò trang trí, tô điểm cho ngôi đình thêm đẹp. Do đó, điêu khắc gắn liền một cách hài hoà và tinh tế với kiến trúc [69].

Trong cuốn Nghiên cứu về mỹ thuật (2006), Nguyễn Đức Bình và nhóm tác giả đã đi sâu phân tích một thể loại của mỹ thuật, đó là chạm khắc. Trong rất nhiều môtip trang trí của chạm khắc thời kỳ này, ông nhận định: hình tượng con người là hình ảnh luôn đóng vai trò chủ đạo và được đề cao. Dưới góc nhìn mỹ thuật, phù điêu đình làng thời Mạc thể hiện rõ sự thay đổi về khối. Từ những mảng chạm nông chuyển dần sang chạm bong kênh. Hình khối như muốn thoát ly khỏi không gian trên mặt phẳng. Tuy phóng khoáng về nhát đục, nhát chạm về đề tài thể hiện, nhưng dường như trong một khuôn


hình thì nhân vật và không gian trang trí như muốn bật ra khỏi bố cục. Trong một không gian nhỏ, khép kín đồng hiện nhiều hoạt cảnh, nhiều nhân vật [16]. Cuốn Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ (2006), Nguyễn Văn

Cương đã miêu tả nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đình làng theo sự phân cắt các biểu tượng với những tư liệu hết sức phong phú. Theo tác giả, các yếu tố văn hoá đã chi phối các giá trị thẩm mỹ, mô thức thẩm mỹ của người Việt khi nghiên cứu mỹ thuật đình làng từ góc độ nghệ thuật học. Cụ thể hơn, đó là: Tâm thức phồn thực của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước (mà cơ sở của nó là tín ngưỡng phồn thực và triết lý âm - dương); những yếu tố địa - văn hoá; việc sáng tạo, lựa chọn và sử dụng những mô tip trang trí có tính biểu tượng. Những yếu tố văn hoá hình thành từ những hệ quả của quá trình thích nghi với môi cảnh tự nhiên (các yếu tố tự nhiên) và xã hội (lịch sử, chính trị, kinh tế, lối sống) thể hiện ở tư duy khái quát, năng lực biểu tượng hoá và mô típ thẩm mỹ…Tác giả đã nhận thấy rằng: Qua những thủ pháp tạo hình đa dạng, điêu khắc đình làng để lại những dấu ấn đặc sắc, có nhiều yếu tố thuần Việt, không có sự lặp lại ở các nền mỹ thuật khu vực. Tác giả đã đưa ra những chủ đề đa dạng trong chạm khắc đình làng từ TK.XVI đến TK.XIX, trong đó, con người với những hoạt cảnh đời sống thường nhật được tái hiện rất sinh động, giàu hình ảnh và đầy biểu cảm qua các đôi tay khéo léo, sáng tạo của các nghệ nhân. Không chỉ thế, người thợ dân gian xưa còn rất linh hoạt và tinh tế khi sử dụng các kỹ thuật chạm (chạm thủng, chạm nông, chạm kênh bong, chạm lộng) để ý tưởng của mình được chuyển tải đầy đủ nhất [22].

Trong cuốn “Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt (vùng châu thổ sông Hồng)”, Trần Lâm Biền đã cho thấy sự ra đời, hưng thịnh và chuyển đổi chức năng của ngôi đình làng trong lịch sử. Bên cạnh đó giới thiệu kiến trúc cổ


truyền cơ bản của người Việt, đặc biệt là những diễn biến kiến trúc đình làng qua các thời kỳ [13].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Cuốn Văn minh vật chất của người Việt (2011), nhà phê bình mỹ thuật

Phan Cẩm Thượng đã nêu lên nguồn gốc các chủ đề sinh hoạt thường nhật của con người trên những mảng chạm khắc trang trí kiến trúc đình làng dưới góc độ văn hoá học. Ông cho rằng, những người thợ dân gian xưa đã khéo léo, khôn ngoan đưa những đề tài dân gian vào chạm khắc đình làng dưới bức màn tôn giáo. Qua quá trình tìm hiểu thần phả của nhiều làng xã, ông cho rằng phù điêu đình làng còn có thể coi là một cuốn dã sử tái hiện lại cuộc sống của những người dân lúc bấy giờ: cái nhìn tín ngưỡng và Nho giáo dưới góc độ dân gian vẫn là hình thức bên ngoài cũng những bức phù điêu, nhưng bên trong đầy rẫy những hoạt cảnh dung tục và ngày thường như người dân đang sống và vẫn sống như thế [74].

Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm Hà Nội - Những giá trị lịch sử và văn hoá - 6

Bài viết “Từ đặc trưng và giá trị mỹ thuật của các di tích kiến trúc nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội” thuộc cuốn sách Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội (2011), Trần Lâm Biền đã thông qua việc nêu ra một số di tích kiến trúc tại Hà Nội để nhấn mạnh giá trị về văn hóa cũng như mỹ thuật của những công trình này. Theo ông, những ngôi đình làng ở Thủ đô thường có niên đại khoảng cuối TK.XVII, đầu TK.XVIII (giai đoạn phát triển rực rỡ của nghệ thuật đình làng). Các đề tài được chạm trổ sinh động và vui mắt. Đáng chú ý nhất là hình tượng nam giới mặc váy (đình Tây Đằng, Dục Tú…). Ông cho rằng: Đây là một biểu hiện có tính lịch sử về phục trang trong chạm khắc cổ của người Việt. Đây là một chi tiết rất đáng quan tâm, giúp cho chúng ta xác nhận lại về một khía cạnh của phục trang ngày trước, từ đó cũng đóng góp nhiều cho các phim lịch sử và sân khấu [14].

1.2.2.2. Nghiên cứu về đình làng dưới góc độ dân tộc học, văn hóa, tín ngưỡng

Với Lê Văn Hảo trong cuốn chuyên luận “Mở đầu việc nghiên cứu ngôi đình và phương diện dân tộc học”. Mặc dù, chủ đích của công trình Dân tộc


học này dành cho việc miêu tả các hoạt động tinh thần ở đình làng, nhưng Lê Văn Hảo đã cố gắng đưa ra một đề cương toàn diện cho việc nghiên cứu ngôi đình và ca ngợi đình làng chiếm vị trí hàng đầu trong nền kiến trúc Việt Nam [31].

Nhà triết học Kim Định đã đặt tên cho tập sách của ông là “Triết lí cái đình” và coi nó là nơi hội tụ của nguồn gốc tư tưởng Việt thuần khiết, không hề có màu sắc nhập ngoại Trung Hoa [30].

Tiếp sau đó, Chu Quang Trứ và Trịnh Cao Tưởng với bút danh Phương Anh – Thanh Hương đã giới thiệu các đình làng đẹp nhất của Hà Bắc trong hai tập sách “Hà Bắc ngàn năn văn hiến” in trong các năm 1973, 1976. Đó là các đình: Đình Bảng, Thổ Hà, Diềm, Hồi Quan, Thắng, Phù Lưu, Cao Thượng,...[40].

Trần Lâm Biền qua bài “Quanh ngôi đình làng – lịch sử” trong Tạp chí

Nghiên cứu nghệ thuật, số 4 (1983) được coi là bài viết gần như sớm nhất, có tính nghiên cứu sâu và tổng hợp bàn về lịch sử hình thành ngôi đình làng [12].

* Từ sau cách mạng tháng Tám (1945), nghiên cứu đình càng được quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt sau năm 1954 nhiều cán bộ khoa học mới đã đi sâu hơn về đình làng, song chủ yếu chỉ dừng lại ở mô tả. Tới tận những năm 60 của thế kỷ XX, lực lượng nghiên cứu mới đã phát triển mạnh. Đáng chú ý, nghiên cứu về đình làng dưới góc độ tín ngưỡng, nghệ thuật có một bước tiến lớn so với thời kỳ trước năm 1954.

1.2.2.3. Nghiên cứu về đình làng dưới góc độ khảo cổ học lịch sử

Luận án Phó tiến sĩ của Trịnh Cao Tưởng với đề tài “Đình làng Phù Lão

– Hà Bắc trong nền cảnh đình làng Bắc Bộ” (Hà Nội - 1994). Luận án nghiên cứu sâu về đình làng Phù Lão, một ngôi đình điển hình của vùng đất trung du đồng bằng Bắc Bộ, dưới các góc độ: vị trí địa lý, kiến trúc, điêu khắc đã góp phần xây dựng lý luận mới về sự phát triển của lịch sử kiến trúc, sự phát triển văn hóa trong bối cảnh của kinh tế xã hội Việt Nam thời hậu Lê. Trong luận án, tác giả cũng đã thống kê 42 ngôi đình có niên đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII ở các tỉnh Hà Tây, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hải Hưng, Nam Hàm Hải Phòng,


Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ninh so sanh với đình Phù Lão từ đó đã rút ra những đặc trưng cơ bản của đình làng Việt Nam.

Luận án Phó tiến sĩ của Nguyễn Anh Tuấn với đề tài “Cụm đình Tam Canh trong hệ thống đình làng ở Vĩnh Phú” (Hà Nội – 1996). Luận án tập trung nghiên cứu 3 ngôi đình Hương Canh, Ngọc Canh, Tiên Hường trên vùng đất văn hóa cổ truyền đại diện vùng Trung du Bắc Bộ. Qua nghiên cứu so sánh đã đưa ra những đặc trưng chung của hệ thống đình làng thế kỷ XVII – XVIII.

Luận án Tiến sĩ của Phan Xuân Thành với đề tài “Đình Võ Liệt trong bối cảnh đình làng Nghệ An” (Hà Nội – 2002). Luận án nêu những đặc trưng kiến trúc đình làng xứ Nghệ nói chung và kiến trúc đình làng thời Nguyễn nói riêng. Góp phần tìm hiểu nguồn gốc đình làng, sự phát triển cùng vai trò của đình làng trong đời sống hiện tại.

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Hồng Kiên “Những ngôi đình làng thế kỷ

XVI ở Việt Nam” năm 2003 đã góp phần đi sâu nghiên cứu về loại hình kiến trúc đình làng trong lịch sử. Đặc biệt luận án đi sâu nghiên cứu những kiến trúc đình làng có niên đại sớm ở nước ta, đặt tiền đề cho việc nghiên cứu hệ thống kiến trúc đình làng những giai đoạn sau.

* Nhìn chung các luận án nghiên cứu về đình làng nêu trên trong không gian rộng, thời gian dài từ thế kỷ XVI đến XVIII, đã bước đầu khái quát diện mạo loại hình kiến trúc đặc trưng trong kiến trúc cổ truyền dân tộc. Đặc biệt nghiên cứu đình làng ở châu thổ Bắc Bộ sẽ là những tư liệu chân xác góp phần đối chiếu về đặc điểm kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc trang trí cho các ngôi đình ở Gia Lâm.

1.2.3. Tình hình nghiên cứu về đình làng ở Gia Lâm

* Đình làng là công trình kiến trúc tiêu biểu được gìn giữ ở mỗi làng quê trên đất Gia Lâm. Nằm cận kề vùng đất trung tâm văn hóa của đất nước, cho nên những ngôi đình ở Gia Lâm được nhiều thế hệ học giả, nhiều cơ quan quan tâm chú ý. Trong những khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa Bảo tàng Trường Đại học Văn hoá Hà Nội của Nguyễn Văn Anh với đề tài “Tìm hiểu


di tích lịch sử văn hoá đình Thanh Am’’ năm 2007; Lê Thu Phương với đề tài “Tìm hiểu di tích lịch sử văn hoá đình Tình Quang’’ năm 2008; Nguyễn Thuý Hồng có đề tài “Tìm hiểu di tích lịch sử văn hoá đình Trường Lâm’’, năm 2010 và gần đây Luận văn Thạc sĩ của Lê Quốc Vụ với đề tài “Đình Tình Quang kiến trúc và điêu khắc” năm 2015. Những luận văn nêu trên nghiên cứu đơn lẻ, độc lập từng ngôi đình và mới chỉ dừng lại bước đầu tìm hiểu đưa ra một số nhận xét nhất định, chưa có tính nghiên cứu tổng thể.

* Từ năm 2006 đến nay, chính quyền cơ sở đã chỉ đạo tổ chức các hội thảo khoa học đánh giá giá trị của các di tích, những thực trạng và đưa ra nhữngc giải pháp quy hoạch, tu bổ cho từng di tích hoặc cụm di tích. Trong các hội thảo ấy có những hội thảo chuyên đề về một số di tích đình như: đình Thanh Am, đình Tình Quang, đình Hội Xá, đình Thổ Khối, đình Xuân Đỗ Hạ, đình Nha, đình Trạm, đình Tư Đình, đình Bình Minh với Hành Cung Cổ Bi... Tại các hội thảo đã có rất nhiều tham luận của một số nhà khoa học. Các tham luận tại các hội thảo cũng đã nghiên cứu về vị thế địa – văn hoá, giá trị của kiến trúc, giá trị về văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể ... đồng thời đánh giá hiện trạng của từng di tích và đưa ra giải pháp nhằm quy hoạch, tu bổ tôn tạo cho từng di tích hoặc cụm di tích. Các tham luận của các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra một số giá trị nhất định của đình làng. Tuy nhiên mục đích chủ yếu phục vụ cho công tác quy hoạch, tu bổ, tôn tạo di tích.

* Năm 2006, Nhà xuất bản Sự Thật xuất bản cuốn sách “Di tích lịch sử văn hoá và cách mạng kháng chiến quận Long Biên’’ do Uỷ ban nhân dân quận Long Biên làm chủ biên với sự tập hợp các bài viết của nhiều tác giả. Tuy nhiên cuốn sách chỉ dừng lại góc độ giới thiệu các di tích trên địa bàn quận Long Biên, trong đó có các ngôi đình tiêu biểu ở đây.

Năm 2010, Nhà xuất bản Thời Đại đã xuất bản cuốn sách “Cổ vật Long Biên’’ do UBND quận Long Biên và Bảo tàng lịch sử Việt Nam tập hợp kết quả các đợt giám định cổ vật. Cuốn sách chỉ dừng lại giới thiệu kết quả các


đợt giám định và một số hình ảnh về cổ vật tiêu biểu tại các đình, chùa, đền trên địa bàn.

Cũng năm 2010, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm đã giới thiệu cuốn sách “Di tích lịch sử văn hoá – cách mạng kháng chiến huyện Gia Lâm’’ do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp phép và cuốn sách cũng dừng lại giới thiệu các di tích trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Những ngôi đình được giới thiệu trong sách nói trên và cả trong hồ sơ xếp hạng di tích cũng chỉ mang tính chất sơ lược.

Những công trình nghiên cứu và những tài liệu trên đây cho ta thấy, tới nay những di tích đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm (Hà Nội) vẫn chưa có một chuyên khảo nào giới thiệu đầy đủ về những giá trị lịch sử và văn hoá của nó. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu ấy đã giúp cho tác giả luận án một số vấn đề sau:

- Những công trình nghiên cứu về đình làng làm căn cứ khoa học, giúp cho tác giả luận án có tính định hướng tiếp tục nghiên cứu về đình làng nói chung và làm cơ sở so sánh khi nghiên cứu về đình làng ở Gia Lâm (Hà Nội) thế kỷ XVII – XVIII với những giá trị lịch sử và văn hóa nói riêng.

- Nghiên cứu về về đình làng ở Gia Lâm (Hà Nội) thế kỷ XVII – XVIII với những giá trị lịch sử và văn hóa, tác giả luận án tiếp thu một số thành quả các học giả đi trước góp phần tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa đình làng ở Gia Lâm với những ngôi đình khác. Đặc biệt luận án là công trình đầu tiên dưới góc độ khảo cổ học, nghiên cứu sâu và mang tính chất tổng quan về đình làng ở Gia Lâm.

1.3. Khái niệm thường sử dụng trong luận án

Trong luận án này, tác giả sử dụng một số thuật ngữ, khái niệm cơ bản khi tiếp cận nghiên cứu đình làng.


Thuật ngữ sử dụng trong kiến trúc:

- Gian: là một đơn vị tổ chức không gian mặt bằng, xác định quy mô, tầm cỡ của các kiến trúc cổ truyền thống của người Việt. Kiến trúc càng có nhiều (không) gian càng được coi là to lớn. Giới hạn gian được qui định bởi khoảng cách hai bộ vì (một tổ hợp liên kết các cấu kiện theo mặt cắt ngang của một kiến trúc) liền sát nhau xác định đơn vị 01 gian. Vì vậy, số lượng vì luôn là một số chẵn và số gian bao giờ cũng là một số lẻ.

- Chái: là một gian đặc biệt, nằm ở hai đầu hồi của kiến trúc, là khoảng không gian được giới hạn bởi một có chân các cột chống xuống chân tảng của mặt nền và 1 vì lửng (các cột trốn chân, đứng trên một xà dọc chứ không chống xuống nền).

- : không gian giữa (2) cột cái và (2) cột quân ở đầu hồi, thường nằm dưới mái bên.

- Chân tảng: (hay còn gọi là đá tảng) là những khối đá lớn, kê dưới

chân các cột mặt nền.

- Cột: là những thân gỗ lớn, dài , đứng song hàng từng cặp trên chân tảng đặt trên mặt nền. Các cột là cấu kiện chính của kết cấu bộ khung chịu lực, gánh chịu phần lớn tải trọng của hệ mái, làm xương sống cho mọi liên kết và tạo nên chiều cao - tầm vóc công trình. Cột còn là cấu kiện ít biến đổi nhất, có các loại cột cơ bản như sau:

+ Cột cái: là những cây cột có tiết diện và kích thước lớn nhất, được dựng thành hàng, theo mặt cắt dọc ở trung tâm nội thất kiến trúc. Nhiều vùng gọi tên loại cột này theo vị trí cột: cột lòng/hàng nhất. Cột cái có công năng chủ yếu là nâng đỡ vì nóc, đồng thời tạo nên các điểm liên kết khung kết cấu theo chiều dọc kiến trúc .

+ Cột quân (còn gọi là cột con, cột thành, cột lòng/ hàng nhì): nhỏ và ngắn hơn cột cái. Đảm bảo chức năng đỡ vì nách và tạo thêm các điểm liên kết theo ở một cao độ thấp hơn so với cột cái .

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí