Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Và Khai Thác Loại Hình Du Lịch Văn Hóa Tín Ngưỡng Tại Các Huyện Phía Tây Hà Nội (Tỉnh Hà Tây Cũ)


cầu tín ngưỡng của người bản địa mà còn hướng tới xu hướng “mở” hơn là phục vụ khách du lịch; mang lại thu nhập, việc làm cho điểm.

Nguồn thu từ du lịch tạo điều kiện cho cơ quan chức năng, cộng đồng quan tâm nhiều đến việc bảo tồn, tôn tạo di tích, phục hồi các lễ hội truyền thống, hoàn thiện môi trường sinh thái…

2.3.2 Tồn tại, hạn chế.

Ngoài những thành tựu đã đạt được, du lịch văn hóa gắn với tín ngưỡng còn tồn tại một số hạn chế nhất định trong quá trình phát triển và định hình sản phẩm du lịch, định hướng thị trường mục tiêu và doanh thu. Có thể kể ra một số tồn tại sau:

- Điểm tín ngưỡng chưa hoàn thiện về mặt cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch: các công trình bổ trợ như nhà vệ sinh, nhà dâng hương, sắp lễ chưa được mở rộng đủ không gian phục vụ cho khách du lịch đến hành lễ. Hiện tượng này làm cho các điểm tín ngưỡng trở lên quá tải trong mùa cao điểm, tạo tâm lý không thoải mái cho khách du lịch. Hệ thống đường đến khu di tích chỉ được đầu tư ở một số điểm lớn dẫn đến khả năng khó phát triển các điểm chưa được đầu tư và mất cân bằng về mặt tổng thể.

- Tổ chức phục vụ du lịch còn bất cập: việc quản lý không gian, nhân lực chưa thực sự tốt dẫn đến hiện tượng hàng quán và các dịch vụ tâm linh khác lấn chiếm không gian di tích, ảnh hưởng xấu đến hoạt động du lịch.

- Quản lý về mặt xã hội chưa tốt : Tình trạng ăn xin, chèo kéo khách du lịch mua hàng, bán hàng kiểu tận thu diễn ra thường xuyên. Một số điểm còn xuất hiện những dịch vụ rất thế tục như trưng bày đồ mặn phản cảm, massage, hát karaoke… làm suy giảm tính linh thiêng của điểm du lịch tín ngưỡng.

- Môi trường xuống cấp: Rác thải và các công trình tư nhân làm cho môi trường tự nhiên ở điểm bị ô nhiễm.

- Các dịch vụ du lịch bổ sung chưa thực sự đa dạng: những dịch vụ cần thiết để gia tăng thời gian ở lại và chi tiêu của khách du lịch tại điểm không

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

79


Nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây Hà Nội Hà Tây cũ nhằm phát triển du lịch - 11

nhiều. Khách du lịch khó tìm được những hoạt động hoặc những điểm tham quan phụ có thể mang lại thu nhập cho điểm như bán đồ lưu niệm, dịch vụ homestay, các nhà hàng ẩm thực địa phương, những công trình kiến trúc tiêu biểu, câu cá, điền dã…

- Khách du lịch không thuộc nhóm có khả năng chi trả cao: việc phụ thuộc vào khách du lịch nội địa dẫn đến thu nhập của điểm còn thấp. Hoạt động công đức của khách hành hương chủ yếu mang lại lợi ích cho ban quản lý di tích, ít đóng góp cho cả cộng đồng. Thói quen tự tổ chức của nhóm khách du lịch nội địa không tạo ra động lực cho việc đầu từ và phát triển công ty lữ hành trong thành phố.

- Tính mùa vụ trong du lịch còn tồn tại ở một số sản phẩm du lịch và chưa có những biện pháp khắc phục cụ thể: du lịch tín ngưỡng Hà Tây (cũ) không phụ thuộc nhiều vào thời tiết, tuy nhiên lại bị ảnh hưởng nhiều bởi các sự kiện được tổ chức trong năm. Các lễ hội chủ yếu được tổ chức một năm tối đa hai lần và thói quen tiến hành du lịch tâm linh – tín ngưỡng của khách du lịch nội địa. Hiện nay các nhà quản lý du lịch chưa có những biện pháp hữu hiệu được cụ thể bằng chính sách nhằm hạn chế tính mùa vụ đặc trưng của loại hình du lịch này.

- Chưa có quy hoạch chi tiết cho từng điểm du lịch văn hóa tín ngưỡng: Quy hoạch đảm bảo phát triển có lộ trình, khai thác tài nguyên hiệu quả và định hướng đúng sản phẩm theo quy hoạch chung của thành phố và cả nước. Việc thiếu các bản quy hoạch chi tiết tại các điểm chủ chốt làm cho các điểm phát triển tự phát và khó điều chỉnh kịp thời khi có vấn đề phát sinh.

- Hoạt động tuyên truyền quảng bá chưa thực sự hiệu quả và quan tâm đúng mức: Chính quyền và ngành du lịch địa phương chưa có nhiều hành động thực tế thúc đẩy hợp tác với các đơn vị báo chí, website nhằm quảng bá hình thức du lịch văn hóa tín ngưỡng đến với du khách quốc tế. Hoạt động quảng cáo, cung cấp thông tin được các doanh nghiệp tư nhân thực hiện một cách rời rạc

80


trên những trang web riêng hoặc dưới dạng quảng cáo pixcel(điểm ảnh) trên trang web nước ngoài.

- Sự xuống cấp của các di tích: công tác bảo tồn chưa đảm bảo dẫn đến tình trạng các giá trị văn hóa vật thể bị hủy hoại, cảnh quan xuống cấp, các giá trị văn hóa phi vật thể như lễ hội truyền thống, các nghi thức…không còn mang tính bản địa. Hiện nay, trong nhóm sản phẩm du lịch tâm linh, giá trị của các điểm tôn giáo – tín ngưỡng được đánh giá là đang bị xói mòn trên phương diện văn hóa cho dù hình thức du lịch này càng ngày càng phát triển trên phương diện cơ sở vật chất như chùa, đền, đại học Phật giáo và một số điểm tín ngưỡng khác (vấn đề này được báo chí phản ánh rất nhiều). Xói mòn văn hóa thể hiện qua tình trạng xuống cấp về tiêu chuẩn con người thực hành tôn giáo – tín ngưỡng (sư, sãi và những người quản lý di tích tín ngưỡng), những tiêu chuẩn có tính nguyên tắc

– giáo lý và hiện tượng mê tín dị đoan ra đời nhằm trục lợi “lòng tin” của con người vào những đấng linh thiêng. Điều này không những đang làm mất đi những giá trị đạo đức – văn hóa tốt đẹp mà còn làm suy giảm mục đích cao đẹp vốn có của các thực hành tín ngưỡng. Việc không duy trì được những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cũng là một vấn đề lớn. Lớp trẻ ở những khu vực có di tích, tín ngưỡng không còn mong muốn được tham gia các hoạt động tín ngưỡng truyền thống, không còn coi trọng di sản do các thế hệ trước để lại. Ví dụ như việc tổ chức lễ hội truyền thống ở Làng Đơ – Hà Cầu – Hà Đông. Ban tổ chức ở đây cho biết: “mặc dù lễ hội rất cần đến sự tham gia của thanh niên trong tế lễ, rước kiệu nhưng thanh thiếu niên hay từ chối tham gia với lý do bận việc, học hành; có năm chúng tôi phải đưa những người đứng tuổi vào đội chiêng trống, rước kiệu để tổ chức theo đúng trình tự các cụ để lại” (Cụ Nguyễn Đình Thái – Làng Đơ)

- Những biểu hiện thế tục hóa tôn giáo – tín ngưỡng hoặc “buôn thần bán thánh” xuất hiện ngày càng nhiều tạo ra hiện tượng “giải thiêng” tại các điểm du lịch văn hóa tín ngưỡng. Dịch vụ khấn thuê, kinh doanh quá chú trọng đến lợi


nhuận không quan tâm đến nhu cầu của khách, viết sớ, xây dựng di tích giả để thu tiền cúng lễ, sự suy giảm đạo đức người thực hành tín ngưỡng… không những làm mất đi bản sắc văn hóa mà còn gây suy giảm mong muốn quay lại điểm của khách du lịch. Hoạt động tín ngưỡng ở nhiều nơi cũng bị biến tướng thành mê tín dị đoan, làm mất đi tính chân thiện mỹ, đi ngược lại với chính sách tôn giáo – tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước.

2.3.3 Nguyên nhân tồn tại, hạn chế.

Nguyên nhân khách quan

- Thiếu sự phối hợp hiệu quả giữa chính quyền địa phương, người dân bản địa và doanh nghiệp: doanh nghiệp du lịch phát triển theo nhu cầu thị trường mà không căn cứ hoặc tuân thủ theo chính sách hoặc quy hoạch của cơ quan quản lý du lịch - lãnh thổ dẫn đến hệ quả du lịch văn hóa tín ngưỡng phát triển tự phát và manh mún. Người dân và doanh nghiệp theo đuổi những mục tiêu riêng biệt, không gắn kết và chia sẻ lợi ích trong hoạt động du lịch.

- Quan điểm về du lịch tâm linh chủ yếu nghiêng về khía cạnh tôn giáo: Các tổ chức, doanh nghiệp nhấn mạnh quá mức đến Phật giáo và các thực hành tôn giáo (có đến 90% khách du lịch tâm linh nội địa chọn điểm đến là Chùa dưới tác động của quảng bá du lịch), trong khi đó với số lượng tài nguyên lớn, yếu tố lịch sử - tâm linh có giá trị; du lịch văn hóa tín ngưỡng cần được đánh giá phù hợp hơn nhằm tạo dựng chính sách đầu tư phát triển hiệu quả hơn.

- Khủng hoảng kinh tế thế giới và tốc độ tăng trưởng trong nước chậm lại: yếu tố này ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch toàn cầu nói chung, khách du lịch trong nước nói riêng. Khả năng chi trả của khách du lịch cũng bị cắt giảm đi đáng kể khi đến các điểm du lịch văn hóa tín ngưỡng.

- Chính sách phát triển du lịch tín ngưỡng nói riêng du lịch tâm linh nói chung chưa được hoàn thiện do đây là loại hình du lịch tương đối mới ở nước ta.

Nguyên nhân chủ quan:


- Doanh nghiệp lữ hành chưa đánh giá đúng nguồn tài nguyên du lịch, chỉ khai thác những điểm đã phát triển mà không nghiên cứu xây dựng sản phẩm mới gắn với điểm di tích tôn giáo – tín ngưỡng.

- Quan điểm của cấp chính quyền địa phương còn chưa đầy đủ khi cố gắng xây dựng những giá trị “tôn giáo – tín ngưỡng” mới thay vì khai thác và bảo tồn những giá trị truyền thống. Đối với khách du lịch, cốt lõi sức hấp dẫn của điểm du lịch tâm linh – tín ngưỡng là tính “thiêng” dựa trên cơ sở lịch sử và danh tiếng của chúng, về những phản hổi của thần thánh đối với tín đồ chứ không phải sự đồ sộ và hoành tráng về kiến trúc. Nhận thức chưa đầy đủ về nhu cầu khách du lịch dẫn đến việc tạo ra những sản phẩm không phù hợp với thị hiếu khách du lịch.

- Các điểm du lịch văn hóa tín ngưỡng có sự tương đồng lớn về đặc điểm bất chấp số lượng lớn và sự phân bố đồng đều trên toàn bộ địa bàn: ngoại trừ một số công trình tín ngưỡng đặc biệt, đa số công trình và biểu hiện tín ngưỡng tương đối giống nhau gây khó khăn cho việc đa dạng hóa sản phẩm và tạo sản phẩm có tính đặc thù cao.

- Những điểm du lịch tín ngưỡng đã phát triển trong nội thành thu hút phần lớn khách du lịch do thuận tiện về cơ sở hạ tầng, khoảng cách địa lý.

- Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên chuyên hoạt động trong lĩnh vực tâm linh. Ngoài ra vấn đề ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ hiếm cũng tạo nên rào cản cho việc phát triển loại hình du lịch này.

Tiểu kết chương 2

Trong quá trình khai thác loại hình du lịch này, trong giai đoạn 1998- 2008, du lịch tín ngưỡng được xem là một trong ba nguồn tài nguyên chủ đạo của ngành du lịch Hà Tây, hình thành lên ba cụm du lịch với sản phẩm đặc thù tương đối khác biệt theo khu vực địa lý và văn hóa. Hiện nay, trong các bản quy hoạch và thực trạng phát triển du lịch trong thực tế, du lịch gắn với tín ngưỡng đã đạt được nhiều thành tựu và tạo dựng được xu hướng lữ hành mới mẻ, phù


hợp với định hướng phát triển của Thủ đô. Tuy nhiên, qua thực trạng doanh thu, lượng khách, sản phẩm trọn gói của công ty du lịch; các điểm này vẫn còn nhiều bất cập như phát triển tự phát, lượng khách tham quan đến các điểm chưa được duy trì liên tục và vẫn còn đóng vai trò là điểm tham quan trong hệ thống sản phẩm bán cho khách du lịch. Giai đoạn 2008 đến nay, các điểm du lịch tín ngưỡng Hà Tây (cũ) phần nào bị suy giảm tốc độ phát triển do sáp nhập trên phương diện hành chính vào Hà Nội. Việc sáp nhập dẫn đến mức độ ưu tiên dành cho phát triển du lịch ở các điểm tín ngưỡng thuộc tỉnh bị suy giảm do thành phố ưu tiên nguồn vốn cho những điểm tôn giáo - tín ngưỡng nằm ở trung tâm nội đô.

Nguyên nhân của sự suy giảm này là do công tác quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch tín ngưỡng ở các điểm thuộc tỉnh Hà tây cũ vẫn chưa được chú trọng. Điều này dẫn đến việc cung cấp thông tin cho thị trường chưa tốt dẫn đến việc không giới thiệu được đầy đủ những giá trị của các điểm; cho dù chúng có đầy đủ những giá trị văn hóa, kiến trúc, tâm linh đặc sắc có khả năng hình thành lên các sản phẩm du lịch thỏa mãn nhu cầu khách du lịch. Khi đánh giá các điểm du lịch tâm linh mới phát triển như Sóc Sơn, bái Đính…và so sánh với các điểm ở Hà Tây; Các điểm này chủ yếu có giá trị nhấn mạnh vào quy mô kiến trúc, cảnh quan chứ không phải là các giá trị văn hóa, vị trí của chúng trong đời sống văn hóa người Việt cũng như những giá trị lịch sử được bảo tồn. Tuy vậy, hiện nay các điểm này có tốc độ phát triển rất cao, thường được khách du lịch nội địa lựa chọn làm điểm đến cho các tour du lịch của mình (thể hiện qua các phương tiện truyền thông và các chương trình du lịch tự tổ chức). Đây là những bất cập trong quá trình tiếp cận thị trường, xây dựng tính đặc thù của sản phẩm du lịch gắn với tín ngưỡng ở khu vực Hà Tây cũ. Sự thiếu quan tâm về chính sách dành cho các điểm tín ngưỡng có giá trị cũng biểu lộ xu hướng thị trường hóa các sản phẩm du lịch tâm linh mà không chú trọng đến chất lượng và những giá trị truyền thống của sản phẩm đặc trưng này.


Tính mùa vụ du lịch cũng ảnh hưởng đến việc duy trì lượng khách và doanh thu du lịch. Các điểm du lịch tín ngưỡng thuộc khu vực Hà Tây cũ thường chỉ hoạt động mạnh vào ba tháng đầu năm. Thời gian còn lại trong năm lượng khách đến còn ít, phụ thuộc vào các công ty lữ hành và lượng khách du lịch lân cận. Điều này dẫn đến việc lãng phí nguồn tài nguyên và làm giảm mong muốn đầu tư vào điểm.

Tình trạng môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và nhân văn xuống cấp cũng làm cho mục tiêu phát triển bền vững, mục tiêu cân bằng giữa bảo tồn và phát triển gặp nhiều khó khăn. Nếu không có những giải pháp phù hợp, các điểm tín ngưỡng ở Hà Tây không những không thể phát triển trên phương diện du lịch mà còn bị hủy hoại, làm mất đi giá trị vốn có của chúng trên phương diện văn hóa.

Những bất cập trên chính là cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp đề xuất nhằm thúc đẩy nguồn tài nguyên du lịch gắn với tín ngưỡng được khai thác hiệu quả, phù hợp với tiềm năng và giá trị của chúng.


Chương 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TẠI CÁC HUYỆN PHÍA TÂY HÀ NỘI (TỈNH HÀ TÂY CŨ)


3.1 Đặc điểm, xu hướng phát triển loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng tại Việt Nam.

3.1.1 Đặc điểm

- Du lịch văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam có thể được xem là bộ phận nhánh của du lịch tâm lịch do chúng được thiết kế, tổ chức thực hiện hướng vào thị trường mục tiêu là khách du lịch có nhu cầu “tinh thần”, thỏa mãn việc củng cố lòng tin cá nhân và có gắn với một chuyến đi (hoặc hành hương) mang yếu tố tâm linh. Tuy nhiên du lịch tín ngưỡng có một số đặc điểm riêng biệt: lấy tín ngưỡng và những biểu hiện văn hóa tín ngưỡng làm cơ sở phát triển du lịch trong khi đó du lịch tâm linh lấy cả tôn giáo và tín ngưỡng làm đối tượng khai thác. Du lịch tâm linh trong nước lấy nhân tố đạo Phật làm trung tâm, ngược lại du lịch tín ngưỡng gắn liền với những tín ngưỡng dân gian đa dạng hơn (đình, đền, miếu, phủ, lễ hội truyền thống tín ngưỡng…). Du lịch tín ngưỡng cũng có thể tồn tại dưới nhiều hình thức cụ thể như du lịch về nguồn (đền Hùng), Du lịch lễ hội tín ngưỡng (phủ Giầy, đền Trần, Đền Và), du lịch di sản văn hóa phi vật thể (hát Soan, hát chèo Tàu Tân Hội)…Đặc điểm chính của du lịch tín ngưỡng là thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người. Nhu cầu này thuộc nhóm nấc thang cao hơn trong bậc thang nhu cầu của Maslow (an toàn – sinh lý – tinh thần – nhu cầu giao tiếp – nhu cầu khẳng định cá nhân). Nhóm nhu cầu càng cao thì tính thiết yếu càng thấp, tuy nhiên nhóm khách thuộc dạng nhu cầu này thường có tâm lý sẵn sàng chi tiêu và trình độ học vấn cao.

- Du lịch tâm linh Việt Nam nói chung, du lịch văn hóa tín ngưỡng nói riêng không dựa nhiều vào hoạt động hành hương của thị trường mà dựa vào tập quán đi chùa, lễ bái… trong các dịp nghỉ lễ lớn của khách du lịch nội địa (têt Nguyên Đán, Quốc Khánh) và nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, giao lưu văn hóa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023