tham quan đình làng, du lịch tìm hiểu tín ngưỡng thờ thần…) thường là du lịch chuyên đề và rất ít được khai thác tại khu vực địa lý này.
2.2.2 Đặc điểm thị trường du lịch văn hóa tín ngưỡng tại các huyện phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ).
Khách du lịch quốc tế đến Hà Tây (cũ) tương đối đa dạng về cơ cấu, bao gồm các nước đến từ ASEAN , các nước Đông Bắc Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản; châu Âu; châu Mỹ và một số nước khác. Khách du lịch nội địa chiếm tốc độ tăng trưởng cao, bao gồm các tỉnh phía Bắc chiếm đa số. Ngoài ra có một số lượng nhất định đến từ miền Nam và miền Trung. Khu vực này có một nhóm khách rất ổn định và tăng trưởng đều đặn hàng năm là khách du lịch đến từ trung tâm Thủ đô, tiến hành du lịch cuối tuần và nghỉ dưỡng ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì.
Trên phạm vi du lịch văn hóa tín ngưỡng, khách du lịch đến đây với mục đích chủ yếu tham quan, thắng cảnh, nghiên cứu và du lịch kết hợp. Lượng khách đi du lịch lễ hội, nghỉ dưỡng chiếm 63,31% tổng lượng khách; khách du lịch với mục đích nghiên cứu và một số mục đích khác chiếm 36,90% (theo số liệu của Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch thống kê năm 2007). Theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội (cơ sở dữ liệu thống kê được lưu trữ. Lấy từ Sở Du lịch Hà Tây), khách du lịch nội địa đến các điểm tín ngưỡng thường có cơ cấu nhân khẩu học như sau: khách du lịch là nữ chiếm 53,89%, nam giới là 46,11%; đối tượng khách là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ cao với 23,3% tổng số khách, giới nghiên cứu thấp nhất 5,83%. Người già, người đã nghỉ hưu chiếm tỷ lệ khiêm tốn là 13,59%.
Khách du lịch nội địa đến các điểm du lịch văn hóa tín ngưỡng có đặc điểm là tự tổ chức chương trình du lịch cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình. Việc mua các sản phẩm du lịch trọn gói từ các công ty lữ hành không phải là lựa chọn ưu tiên do vấn đề chi phí, nhu cầu muốn được tự do mua sắm và lựa chọn điểm phát sinh trong quá trình tiến hành đi du lịch. Các sản phẩm trọn gói chủ yếu
được bán cho những khách du lịch từ tỉnh khác có vị trí tương đối xa so với điểm, khách du lịch quốc tế từ thị trường trung tâm Hà Nội và một số sản phẩm du lịch đặc thù ví dụ như du lịch đường thủy dọc sông Hồng.
Chi tiêu của khách du lịch đến các điểm du lịch tín ngưỡng thường tương đối thấp so với các điểm du lịch tự nhiên. Các khoản chi thường tập trung vào mua sắm đồ lễ, hương nhang, ăn uống 01 bữa, gửi xe, mua sản vật và đồ lưu niệm địa phương… Do đặc điểm là điểm tham quan, chi phí dành cho lưu trú là rất thấp, chuyển sang các trung tâm thành phố, thị xã lân cận. Số tiền đóng góp tự nguyện vào điểm di tích tương đối lớn (công đức cho Đình, đền, nhà thờ…)
Số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến các điểm du lịch văn hóa tín ngưỡng khu vực Hà Tây (cũ) tăng đều qua các năm. Tuy nhiên có một số tồn tại về mặt cung ứng du lịch, tập trung vào các vấn đề sau:
- Cơ sở hạ tầng dành cho du lịch chưa đồng bộ. Nhiều điểm du lịch tín ngưỡng chưa được chính quyền địa phương đầu tư đường giao thông đến các điểm di tích dẫn đến việc các công ty du lịch hạn chế thiết kế tour đến các điểm này. Du khách cũng khó vượt qua được những rào cản tâm lý khi lựa chọn tour, trừ đối tượng khách du lịch tự tổ chức và tiến hành đi du lịch bụi (phượt).
- Hệ thống dịch vụ bổ sung chưa đa dạng, thiếu thốn dẫn đến việc chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu ở lại điểm.
- Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ tại các điểm tín ngưỡng hầu như chưa phát triển. Khách du lịch chỉ đến điểm trong thời gian không quá một ngày và điểm lưu trú thường được tập trung ở những khu vực trung tâm như Quận Hà Đông và Thị xã Sơn Tây.
- Công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch chưa được quan tâm đầu tư đúng đắn. Chưa có những chiến lược phát triển thị trường mạnh mẽ do đó không cung cấp được đầy đủ thông tin đến thị trường mục tiêu.
Lực lượng lao động là nguồn lực lớn ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sản phẩm du lịch. Lao động trong ngành gồm hai nhóm là lao động trực tiếp
và lao động gián tiếp. Tỷ lệ lao động trực tiếp so với lao động gián tiếp là 1/2,2 người. Năm 2001, lao động trong lĩnh vực du lịch có 2.687 người. Đến năm 2007 tăng lên 5.300 người.
Lực lượng lao động tại khu vực này nhìn chung chưa có tay nghề cao, được đào tạo chính thống. Trong tổng số lao động trực tiếp và gián tiếp chỉ có 20% người có bằng cấp chính quy đào tạo du lịch, trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ thấp (3,11%) và 57% có thể sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp với du khách. Số lượng lao động trong ngành so với nhu cầu phát triển được xem là chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng.
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh ở Hà Tây (cũ)
Đơn vị tính | Năm | |||||||
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | ||
1.Tổng lượt khách DL | 1.000 LK | 1.232.700 | 1.575.247 | 2.034.000 | 2.374.529 | 2.600.000 | 3.150.000 | 3.432.000 |
-Khách quốc tế | “ | 84.913 | 89.326 | 90.000 | 103.602 | 130.000 | 170.000 | 187.000 |
-Khách nội địa | “ | 1.147.787 | 1.485.921 | 1.944.000 | 2.270.927 | 2.470.000 | 2.980.000 | 3.245.000 |
2.Tổng DT | Tỷ đồng | 162,825 | 180,280 | 200,000 | 251,642 | 285,000 | 350,000 | 495,000 |
3.Cơ sở lưu trú du lịch | Cơ sở | 35 | 35 | 45 | 80 | 60 | 81 | 101 |
- Số phòng | Phòng | 562 | 562 | 875 | 1.429 | 1.064 | 1.085 | 1.200 |
4.Doanh nghiệpLHDL | Đơn vị | 10 | 17 | 23 | 28 | 31 | 32 | 32 |
5.LĐ trong ngành DL | Người | 2.687 | 3.182 | 3.371 | 3.968 | 4.700 | 5.130 | 5.300 |
-LĐ trực tiếp | Người | 1.287 | 1.532 | 1.671 | 1.868 | 2.200 | 2.530 | 2.600 |
-LĐ gián tiếp | Người | 1.400 | 1.650 | 1.700 | 2.100 | 2.500 | 2.600 | 2.700 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây Hà Nội Hà Tây cũ nhằm phát triển du lịch - 7
- Đường Lối, Chủ Trương. Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Về Tôn Giáo, Tín Ngưỡng.
- Nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây Hà Nội Hà Tây cũ nhằm phát triển du lịch - 9
- Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Và Khai Thác Loại Hình Du Lịch Văn Hóa Tín Ngưỡng Tại Các Huyện Phía Tây Hà Nội (Tỉnh Hà Tây Cũ)
- Định Hướng Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Văn Hóa Tín Ngưỡng Của Hà Nội Đến Năm 2020.
- Xây Dựng Và Tạo Hành Làng Pháp Lý Cho Phát Triển Loại Hình Du Lịch Văn Hóa Tín Ngưỡng.
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của ngành du lịch Hà Tây –
Viện Nghiên cứu phát triển du lịch) Hoạt động đào tạo nghiệp vụ du lịch cho lao động cũng đã được chính quyền và ngành du lịch quan tâm. Từ năm 1998 – 2008, Sở Du lịch Hà Tây hàng
năm cũng đã tổ chức những lớp đào tạo thuyết minh viên tại điểm, đào tạo nghiệp vụ khách sạn – nhà hàng tại chính cơ sở kinh doanh du lịch hoặc tuyển chọn nguồn nhân lực có chất lượng đào tạo tại trụ sở của Sở. Sau năm 2008, công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại khu vực này có điều kiện được tổ chức nhiều hơn do sáp nhập vào Hà Nội mới, được hưởng chính sách và nguồn đầu tư lớn hơn với tư cách là một bộ phận của thành phố. Tuy nhiên, Hà Tây (cũ) vẫn là khu vực tương đối xa so với khu vực trung tâm nên việc thu hút nguồn nhân lực có chất lượng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Nhìn chung nhu cầu của khách du lịch đối với các sản phẩm du lịch văn hóa nói chung, du lịch tín ngưỡng nói riêng là rất cao. Tuy nhiên, do những hạn chế về phía cung ứng, khả năng sẵn sàng đón tiếp phục vụ khách; nguồn thị trường tiềm năng này chưa được khai thác triệt để dẫn tới lãng phí nguồn tài nguyên cũng như những nguồn lực khác, chưa tận dụng được hết thế mạnh của sản phẩm du lịch (lượt khách, doanh thu) và thỏa mãn được tối đa nhu cầu của khách du lịch.
2.2.3 Các hoạt động chính của khách du lịch văn hóa tín ngưỡng tại các huyện phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ).
- Hành hương đến các điểm du lịch văn hóa tín ngưỡngthỏa mãn nhu cầu tâm linh: hành hương thường gắn với những quan điểm tín ngưỡng hoặc tôn giáo
– tín ngưỡng kết hợp. Từ những quan điểm đó, các hoạt động của du khách cũng gắn liền với những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần mang yếu tố “thiêng”; ví dụ như chiêm ngưỡng thánh tích, đền đài, miếu phủ; du lịch thiền (Zen tour), trà đạo, yoga…
Một số tập quán thường thấy ở điểm văn hóa tín ngưỡng là hoạt động xem bói, dâng hương tế lễ cầu tài lộc bình yên cho gia đình, công đức, giải hạn… Nhu cầu này dẫn đến việc xuất hiện hàng loạt dịch vụ tâm linh ở khu vực đền, đình, miếu phủ.
Các điểm thờ Mẫu chiếm khá nhiều thời gian của khách du lịch bởi họ hay xem, tham gia nghi lễ lên đồng, hát Chầu Văn. Hoạt động này được tổ chức hầu hết ở những địa điểm thờ Mẫu chính và có kết hợp thờ Mẫu.
Hành hương gắn với tín ngưỡng có sự khác biệt tương đối lớn so với hành hương gắn với tôn giáo. Các cuộc hành hương mang yếu tố tín ngưỡng thường không tuân thủ những luật lệ khắc nghiệt của một tôn giáo (ví dụ tín đồ phải đi bộ đến Mecca ), do đó các chuyến đi gắn với tín ngưỡng thường khá tự do và khách du lịch có thể thoải mái sử dụng dịch vụ ăn uống, vận chuyển ở các điểm thờ tự. Thời gian cho các chuyến đi này tập trung vào những tháng đầu năm Âm Lịch, sau và trong kỳ nghỉ lễ tết Nguyên Đán hoặc vào các ngày sóc vọng.
- Tham gia lễ hội tín ngưỡng dân gian: Lễ hội tín ngưỡng chủ yếu được tổ chức vào mùa xuân, cá biệt vào mùa thu. Khách du lịch đến các lễ hội chủ yếu với mục đích vui chơi giải trí, nghiên cứu … kết hợp với du lịch thắng cảnh và nhu cầu dâng lễ, thắp hương tại các cơ sở tín ngưỡng đình, đền, phủ. Lễ hội có thời gian tổ chức khoảng từ 3 đến 10 ngày và có nhiều hoạt động khách nhau để du khách tham gia: lễ tế, rước, mộc dục và các trò chơi dân gian.
- Thưởng ngoạn và ngắm cảnh: thăm thú các thắng cảnh gắn với di tích tôn giáo – tín ngưỡng, các di tích có giá trị nghệ thuật – thẩm mỹ cao như hệ thống tượng cổ, phù điêu trong các đình làng…
2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý và khai thác Du lịch Văn hóa tín ngưỡng tại các huyện phía Tây Hà Nội.
2.3.1 Kết quả tích cực – ưu điểm
Về mặt kinh tế - du lịch: Du lịch văn hóa tín ngưỡng ở khu vực Hà tây (cũ) đã có những thành tựu nhất định, góp phần vào mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của Thủ đô vào năm 2020. Loại hình du lịch này đem lại những lợi ích dễ thấy trên một số phương diện sau:
+ Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động địa phương: số lượng việc làm không chỉ tập trung vào lĩnh vực quan trọng của hoạt động du lịch như lưu
trú, giao thông vận tải, ăn uống mà còn mở rộng ra các dịch vụ bổ sung khác như bán hàng lưu niệm, bán sản vật địa phương, kinh doanh đồ lễ… và nhiều dịch vụ bổ trợ khác ở các điểm du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng.
+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ, thương mại: khi du lịch văn hóa tín ngưỡng phát triển kéo theo nhiều việc làm mới gắn với du lịch, người nông dân địa phương có thể tách khỏi hoạt động nông nghiệp truyền thống để sinh sống bằng công việc phục vụ khách du lịch, bán các sản phẩm liên quan đến hoạt động tâm linh.
+ Mang lại thu nhập cho chính quyền, người bản địa: Du lịch mang lại khách du lịch, những đối tượng có năng lực kinh tế cao hơn hẳn người dân ở khu di tích – thắng cảnh tín ngưỡng. Việc chi tiêu tại các điểm này mang lại hai kết quả tích cực là tăng cường thu nhập cho chính quyền, nhân dân bản địa và tạo ra một mức thu nhập công bằng tương đối giữa đô thị và nông thôn (nơi chủ yếu còn giữ được các công trình tín ngưỡng). Ở mức độ nhất định, khách du lịch quốc tế mang lại thu nhập ngoại tệ cho địa phương có tín ngưỡng.
+ Kích thích nhu cầu đầu tư, mở rộng ngành nghề: du lịch không chỉ mang lại lợi ích cho ngành mà còn sử dụng các đầu ra của các ngành sản xuất khác. Các ngành sản xuất gắn với sản vật địa phương (đặc sản ẩm thực, mỹ nghệ…), phục vụ nhu cầu sinh hoạt của du khách… cũng được quan tâm đầu tư theo sau sự gia tăng số lượng khách du lịch. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng du lịch cũng làm nâng cao mức sống của người dân.
Về mặt xã hội:
+ Giảm tỷ lệ thất nghiệp: người dân có thể tiếp nhận những cơ hội nghề nghiệp mới do ngành du lịch mang lại thay vì bỏ nông thôn đi làm thuê ở đô thị.
+ Thỏa mãn nhu cầu tâm linh, hướng thượng của một bộ phận lớn nhân dân trong thành phố và những tỉnh khác.
+ Góp phần bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa gắn với tôn giáo
– tín ngưỡng: du lịch phát triển gắn với lợi ích kinh tế. Nguồn thu có được từ du
lịch lịch khuyến khích chính quyền địa phương bảo tồn, tôn tạo di tích và người dân tích cực bảo vệ di tích, các tập quán tín ngưỡng truyền thống.
+ Thúc đẩy giao lưu văn hóa: giao lưu văn hóa tín ngưỡng giữa người dân ở khu vực này với các tỉnh thành khác, giữa người trong nước với du khách nước ngoài.
+ Góp phần xóa đói giảm nghèo: thu nhập kinh tế tăng lên theo số lượng và chi tiêu của khách du lịch.
Nhìn chung du lịch gắn với văn hóa tín ngưỡng ở khu vực Hà Tây (cũ) đã có những bước phát triển mới, phù hợp với xu hướng phát triển du lịch chung của cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng. Hệ thống sản phẩm du lịch đã có những điểm du lịch lớn, có tiếng vang và có thể phát triển trở thành trung tâm để lan tỏa ra các điểm khác nhỏ hơn. Những điểm du lịch và sản phẩm du lịch nổi tiếng như hệ thống đền thờ Tản Viên Sơn (đền Thượng, Trung, Hạ), đình Tây Đằng, Tường Phiêu, đền thờ Nguyễn Trãi, du lịch lễ hội đền Và, lễ hội Tự Nhiên, hát Dô, hát Chèo tàu Tân Hội … là những điểm du lịch đặc trưng có thể giới thiệu cho du lịch đầy đủ bản sắc văn hóa xứ Đoài và Sơn Nam Thượng xưa kia. Đây chính là yếu tố cơ bản tạo nên hệ thống sản phẩm du lịch có tính đặc thù cao so với những tỉnh đồng bằng sông Hồng khác. Sản phẩm du lịch văn hóa tín ngưỡng phù hợp với xu thế phát triển của quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng, thể hiện qua chính sách phát triển du lịch tâm linh đang rất phổ biến và được coi trọng trong thời gian qua.
Cơ sở hạ tầng dành cho du lịch cũng được hoàn thiện từng bước do tiêu chuẩn được nâng cao, nguồn vốn dồi dào và các điểm được đưa vào quy hoạch du lịch Hà Nội có số lượng nhiều hơn. Đường nội bộ vào các điểm du lịch tín ngưỡng không chỉ bị hạn chế vào nguồn vốn dành cho du lịch mà còn được mở rộng sang nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội chung của Thủ Đô. Điều này dẫn đến kết quả lam nâng cao năng lực sẵn sàng đón tiếp khách du lịch, cải thiện cảnh quan và thời gian di chuyển của những tour du lịch.
77
So với thời kỳ chưa sáp nhập tỉnh vào thành phố Hà Nội, du lịch văn hóa tín ngưỡng đã xây dựng được vị thế tương xứng khi so sánh với những sản phẩm thế mạnh khác của tỉnh Hà Tây (cũ): du lịch khai thác các yếu tố tự nhiên ở Sơn Tây – Ba Vì, du lịch làng nghề truyền thống. Trước kia, với số lượng di tích lớn, biểu hiện tín ngưỡng đa dạng, vị trí địa lý thuận tiện, các điểm du lịch tín ngưỡng vẫn chưa có tốc độ tăng trưởng hợp lý ngoài những điểm phát triển tự phát. Doanh thu từ hoạt động du lịch, số lượng khách chủ yếu tập trung vào du lịch làng nghề, du lịch tâm linh chùa Hương và du lịch sinh thái gắn với núi Ba Vì. Hiện nay, du lịch văn hóa tín ngưỡng cũng đã có những thành tựu quan trọng phù hợp chính sách phát triển du lịch văn hóa, hội nhập với các điểm du lịch tín ngưỡng của thành phố Hà Nội. Những thành tựu này tạo ra các tuyến du lịch mới, gắn với các điểm đã phát triển ở nội thành.
Có nhiều sản phẩm ra đời trong thời gian gần đây được tổ chức chuyên nghiệp, bài bản và thỏa mãn được nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch có tính đa dạng cao như việc kết hợp các điểm du lịch văn hóa tín ngưỡng với những điểm du lịch sinh thái, du lịch mua sắm trong thành phố, du lịch làng nghề truyền thống. Sản phẩm du lịch chuyên đề như du lịch đường thủy sông Hồng đã có nhiều điểm thuộc khu vực Hà Tây (cũ). Du lịch tham dự những buổi trình diễn hình thức biểu diễn dân gian gắn vơi tín ngưỡng cũng được chú trọng phát triển dẫn đến sự phục hồi và bảo tồn các hình thức này dưới dạng câu lạc bộ độc lập.
Nguồn nhân lực đã từng bước được nâng cao năng lực về mặt tri thức chuyên ngành và kỹ năng phục vụ khách du lịch. Việc sáp nhập với Hà Nội tạo điều kiện cho lao động trong ngành được đào tạo tốt hơn, được đầu tư nhiều hơn ở những cơ sở giáo dục có chất lượng như trường ĐH KHXH&NV, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Trường Đại học Mở, trường đại học Văn hóa Hà Nội…
Chính quyền và người dân địa phương quan tâm nhiều hơn đến các điểm văn hóa tín ngưỡng. Các hoạt động văn hóa không chỉ đơn thuần phục vụ nhu
78