Đình làng ở khu vực phía Tây Hà Nội (Hà Tây cũ) tuân thủ chặt chẽ những tiêu chuẩn kiến trúc truyền thống của ngôi đình làng miền Bắc, có nhiều điểm tương đồng với những tỉnh khác ở đồng bằng sông Hồng như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương…Ngôi đình làng ở Hà Tây nằm trong khuân viên dạng hình chữ Nhất, chữ Nhị, chữ Tam, chữ Đinh, chữ Công, chữ khẩu… mô phỏng theo hình dáng ký tự Hán Việt được sử dụng trong các triều đại phong kiến. Càng về sau, kiến trúc của đình càng phức tạp với nhiều bộ phận phụ khác được thêm vào, biến đình làng trở thành một trong những công trình kiến trúc đồ sộ và phức tạp trong không gian làng Việt cổ. Nội thất của đình cũng bao gồm những chi tiết hết sức tỉ mỉ và giầu tính nghệ thuật dân gian. Không gian trong đình được phân chia thành gian tính theo các cột, gồm có cột cái lớn và cột quân. Các bộ phận chịu lực cũng được phân chia rất rành mạnh với vì kèo, câu đầu, đầu dư, đấu, con rường.... Mái ngói được lợp bằng loại đặc biệt là ngói hài, ngói âm dương… Đây là vật liệu dành riêng cho các công trình kiến trúc thờ tự. Điểm đặc biệt của đình làng miền Bắc nói chung, Hà Tây (cũ) nói riêng là bộ phận trang trí có rất nhiều phù điêu, chạm khắc thể hiện rất rõ tính dân gian. Đặc tính này được biểu lộ cụ thể ở sự thiếu chặt chẽ trong quy ước nghệ thuật, chủ đề thường gần gũi với đời sống sinh hoạt thường ngày, biểu tượng thiêng được đơn giản và thế tục hóa (Tư linh – tứ quý: Long, ly, quy, phượng; tùng, cúc, trúc, mai). Cá biệt một số đình làng được trang trí bằng những bức phù điêu mang đậm yếu tố phồn thực vốn là chủ đề cấm kỵ trong quan niệm tư tưởng xã hội chính thống - Nho giáo. Mái đình cũng là một trong những chi tiết kiến trúc độc đáo cong vút ở các góc mái được gọi là tầu đao lá mái, đây là một trong những đặc điểm độc đáo của nền kiến trúc truyền thống Việt Nam.
Như đã đề cập trên, đình làng ở khu vực phía Tây Hà Nội nằm trong mẫu số chung với đình làng khu vực đồng bằng sông Hồng nhưng với quy mô xây dựng lớn, tốn nhiều sức người sức của và có giá trị lịch sử do độ tuổi di tích;
được xây dựng, trùng tu qua nhiều triều đại khác nhau. Đình ở đây thường được đánh giá là có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ và tâm linh cao. Từ thời xa xưa, trong các bài ca dân gian đã xuất hiện câu: Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài… để khẳng định những giá trị của một loại công trình cộng đồng có giá trị lâu đời ở đây. Đình thường là nơi thờ thành hoàng làng. Đó là những vị tổ nghề, người thác vào giờ độc và một số vị thần khác. Thành hoàng được coi là vị thần bảo trợ cho làng, được các vị vua ban sắc phong qua các triều đại và có phân vị rõ ràng: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần và Hạ đẳng thần. Nhiên thần (hay còn có tên gọi Thiên thần) là những vị thần sông, thần núi, thần biển. Cá biệt ở Hà Tây có rất nhiều đình làng thờ vị thần đứng đầu tứ bất từ là Tản Viên Sơn Thánh. Vị thần gắn với truyền thuyết Hùng vương, là người bảo trợ nhân dân chống lại các lực lượng tự nhiên. Nhân thần gồm có những vị thần là người phàm, lúc sinh thành là những nhân vật lịch sử có thật, tài năng hơn người, có công với đất nước. Cá biệt, một số đình làng thờ thành hoàng khi còn sống làm những nghề bị coi là hạ đẳng như hót phân, ăn mày, ăn trộm do chết vào giờ độc, thiêng nên được nhân dân đưa vào đình thờ tự.
Theo thống kê năm 2004 của Sở Văn hóa _ thông tin tỉnh, Hà Tây (cũ) có 820 đình làng phân bố rộng khắp trên phạm vi toàn tỉnh. Trong số này có đình Tây Đằng, đình Tường Phiêu, đình Chu Quyến, đình Hoàng Xá và Đại Phùng được xếp hạng di tích đặc biệt quan trọng cần được bảo tồn và nghiên cứu cẩn thận. Đình làng Hà Tây (cũ) có nhiều lớp giá trị khác nhau. Đó là giá trị nghệ thuật thể hiện qua các bức phù điêu, trang trí, tượng ... Giá trị kiến trúc qua bố trí không gian và xây dựng công trình bằng vật liệu xây dựng bản địa của người Hà Tây xuyên suốt quá trình lịch sử. Giá trị văn hóa biểu hiện qua lễ hội truyền thống và các phong tục tập quán, quan niệm tâm linh gắn liền với đình.
Ngôi đình biểu lộ đời sống xã hội nông thôn của người Việt qua lăng kính văn hóa. Khách du lịch đến đây có thể nhập thân vào những lễ hội truyền thống, quan sát và cảm nhận những nghi lễ, nghi thức mang đậm yếu tố tâm linh. Nét
48
cổ kính và những tinh hoa nghệ thuật tồn tại trong đình làng cũng truyền tải những thông điệp quá khứ. Tất cả những yếu tố này làm cho ngôi đình trở thành địa điểm du lịch văn hóa rất có giá trị đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Kiện Hình Thành, Tồn Tại Và Phát Triển Của Văn Hóa Tín Ngưỡng.
- Điều Kiện Phát Triển Loại Hình Du Lịch Văn Hóa Tín Ngưỡng.
- Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Tín Ngưỡng Của Một Số Địa Phương Tại Việt Nam.
- Đường Lối, Chủ Trương. Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Về Tôn Giáo, Tín Ngưỡng.
- Nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây Hà Nội Hà Tây cũ nhằm phát triển du lịch - 9
- Đặc Điểm Thị Trường Du Lịch Văn Hóa Tín Ngưỡng Tại Các Huyện Phía Tây Hà Nội (Tỉnh Hà Tây Cũ).
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
- Hệ thống các đền thờ: Đền thờ ở phía Tây Hà Nội (Hà Tây cũ) thường có kiến trúc nội công ngoại quốc, được xây dựng ngay trên đất của các vị thánh, thành hoàng lúc sinh thời sinh sống. Các công trình kiến trúc trong khu đền đối xứng theo trục chính đạo. Cổng chính của đền được gọi là nghi môn. Ngôi đền khác với đình làng ở chỗ đây là địa điểm thờ thánh (hoặc thờ thành hoàng làng), thường là những nhân vật lịch sử được nhân dân kính trọng, tôn sùng và thánh hóa như Hai bà Trưng, Tô Hiến Thành, thánh Tản viên, Cao Sơn – Quý Minh…
Không giống như đình làng, đền chỉ là nơi để thờ, không gắn bó mật thiết với các sinh hoạt cộng đồng (ngoại trừ lễ hội truyền thống). Yếu tố này tạo cho ngôi đền một vai trò thuần túy là địa điểm linh thiêng, nặng vai trò tâm linh. Đền chỉ hấp dẫn đối với hình thức du lịch khảo cứu, du lịch thiền… và đóng vai trò là điểm tham quan hỗ trợ cho các điểm du lịch lớn khác. Để đưa vào khai thác phục vụ du lịch, các ngôi đền cần phải có giá trị vượt trội về kiến trúc, không gian, di sản vật thể, tầm vóc lịch sử của các vị thần trong tâm thức của nhân dân.
2.1.1.2 Tài nguyên phi vật thể
- Thờ Mẫu: (thờ mẫu ở Việt Nam) thờ Mẫu là một hình thức tín ngưỡng khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử sâu xa. Đối với người Việt, vai trò vị trí của người phụ nữ trong xã hội vốn rất được coi trọng, là phần ảnh hưởng còn lại của xã hội Mẫu hệ. Thời kỳ phong kiến từ triều đại nhà Trần, Nho giáo đã thâm nhập và phát triển nhanh chóng ở Việt Nam. Thuyết Khổng Mạnh đã duy trì sự ảnh hưởng sâu sắc cho đến tận cuối thế kỷ thứ XIX. Bất chấp những tư tưởng chính thống mang tính cốt lõi có trong hệ tư tưởng này, tâm lý coi trọng người phụ nữ vẫn còn giữ được vị trí quan trọng trong tư tưởng dân tộc Việt. Mẫu là mẹ, tượng trưng cho quyền năng sinh sôi, che chở con người. Hình tượng này
49
cũng biểu lộ tâm lý giải phóng nữ quyền của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ hà khắc của đạo Khổng.
Tâm thức coi trọng người phụ nữ sau khi có sự tiếp xúc, biến đổi văn hóa với các tôn giáo khác đã trở thành một trong những tín ngưỡng độc đáo của đất nước. Tục thờ Mẫu chịu ảnh hưởng rất lớn từ Đạo giáo qua các quan niệm về tự nhiên, sự hòa hợp của con người với tự nhiên và các vị thánh của Đạo giáo thờ tự tại các điểm di tích có thờ Mẫu. Theo giáo sư Ngô Đức Thịnh, thờ Mẫu trong nước có sự khác biệt giữa ba miền Nam Trung Bắc. Ở Miền Bắc, thờ Mẫu bắt nguồn từ tục thờ nữ thần xuất hiện lâu đời từ thời tiền sử. Tới thời phong kiến, một số nữ thần đã được cung đình hoá dẫn đến hiện tượng “Mẫu hoá” để thành các Mẫu thần tương ứng. Giai đoạn từ thế kỷ 15 trở về trước, dưới ảnh hưởng phong thần của nhà nước phong kiến, thờ Mẫu xuất hiện biểu hiện mới với các danh xưng như Quốc Mẫu, Vương mẫu, Thánh Mẫu (thường là mẹ của quan, vua) hay như hiện tượng thờ Ỷ Lan nguyên phi, Mẹ Thánh Gióng, Tứ vị Thánh nương. Đạo Mẫu miền bắc có đặc tính tiêu biểu là thờ Tam Phủ, Tứ Phủ. Một số nhà nghiên cứu văn hóa dân gian khác cho rằng, hạt nhân của tín ngưỡng thờ mẫu là ở miền Bắc và sau đó được mở rộng đến các khu vực địa lý khác trong quá trình “Nam tiến”, ở đó Mẫu mang nhiều tên gọi khác nhau nhưng về bản chất vẫn mang đặc điểm thờ Mẫu Bắc bộ. Cũng có ý kiến khác cho rằng tín ngưỡng thờ Mẫu chỉ bao gồm thờ Tam phủ, tứ phủ và việc thờ những vị nữ thần khác chỉ đơn thuần là hệ quả của hiện tượng “phong Mẫu” của tầng lớp cai trị phong kiến. Việc thờ Tam Phủ, Tứ Phủ và thờ những vị Quốc Mẫu do các chế độ phong kiến tự phong, dân gian thờ tự mẹ của những vị thần cũng chỉ là biến thể của tín ngưỡng Mẫu nguyên gốc này.
Dạng thức thờ Mẫu ở khu vực nam Trung bộ mang đặc trưng cơ bản là tín ngưỡng thờ Mẫu nhưng không có sự hiện diện của mẫu Tam phủ, Tứ phủ mà chỉ có hình thức thờ nữ thần và mẫu thần. Trong qúa trình di cư, các hình tượng nữ thần điển hình từ miền Bắc được hợp nhất với những hình tượng nữ thần mới
50
trong quá trình tiếp biến văn hóa (Văn hóa mang nặng yếu tố Đông Á với văn hóa Chăm Pa cổ). Ví dụ như nữ thần Po Nagar được thờ ở điện hòn Chén – Huế . Các Nữ thần được thờ ở miền Trung gồm Tứ vị Thánh nương, Bà Ngũ Hành và hình thức thờ Thánh Mẫu như thờ Thiên Y A Na, Po Nagar. Ở miền Nam, các vị thánh mẫu thường không có tên gọi cụ thể và được tích hợp thêm nhiều lớp văn hóa khác trong quá trình giao lưu văn hóa Việt với các nền văn hóa mới theo sát với chiều di cư Nam tiến của người Việt.
(Thờ Mẫu ở Hà Tây cũ) Ở khu vực phía Tây Hà Nội (Hà Tây cũ) tín ngưỡng thờ mẫu phát triển rất mạnh mẽ. Sự khác biệt của Đạo Mẫu ở Hà Tây so với những địa phương khác biểu hiện qua việc Đạo Mẫu ở đây thường có sự kết hợp chặt chẽ với các hình thức tôn giáo – tín ngưỡng khác cả trên phương diện điểm thờ tự và và đối tượng được thờ. Thông thường Phủ là nơi thờ tự chính của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam (Phủ Giầy, Phủ Tây Hồ, phủ Sòng Sơn…) nhưng ở Hà Tây (cũ), mẫu thường được thờ ở các Điện, ban thờ Mẫu trong các Chùa, Đền, đình, nhà thờ….do đó Mẫu được thờ chung với Phật, Thần, Thánh cũng như thành hoàng làng. Nhìn chung đạo Mẫu ở Hà Tây (cũ) mang đặc thù tôn giáo – tín ngưỡng tổng hợp trong xu hướng dân gian hóa, đại chúng hóa các tôn giáo chính. Hiện tượng này tạo ra tính tích hợp văn hóa giữa dòng văn hóa chính thống với văn hóa dân gian, văn hóa nội sinh với văn hóa tổng hợp được hình thành qua quá trình đan xen, hòa quyện giữa các nhóm tiểu văn hóa khác nhau.
Với tính chất tổng hợp và dung hòa với các tôn giáo lớn, công tác thông kê dành cho các điểm di tích có thờ Mẫu ở Hà Tây (cũ) gặp rất nhiều khó khăn và hiện nay không có con số thống kê chính thức được các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đưa ra trong các công trình khoa học, các nguồn tư liệu mang tính khảo cứu. Hiện nay, Viện Văn hóa - Nghệ thuật đang tiến hành công trình khảo cứu về thờ Mẫu ở khu vực miền Bắc. Tuy nhiên do chưa được hoàn thiện nên các số liệu tổng thể chưa được công bố chính thức. Qua các nguồn tài liệu khác
nhau, có thể nhận thấy những đặc trưng thờ Mẫu ở Hà Tây (cũ) qua các đặc điểm sau:
- Thờ mẫu ở Hà Tây chủ yếu tập trung vào thờ Tam tòa thánh mẫu, hiện diện cho ba ngôi tượng trưng cho ba người mẹ ở ba cõi. Trong hệ thống tượng thờ, Mẫu ngồi giữa mặc áo choàng đỏ là Mẫu cửu thiên huyền nữ cai quản cõi trời; mẫu áo choàng xanh là Mẫu Thượng ngàn, cai quản núi rừng; Mẫu áo choàng trắng là Mẫu Thoải – mẹ nước.
- Những nơi thờ Mẫu thường được trang trí hình rắn trắng, rắn xanh bắc võng phía trên, phía dưới thờ ngũ hỗ, con vật thiêng trấn giữ núi rừng ở 5 phương trời. Người xưa quan niệm rằng không gian là rộng lớn và sự sinh sôi nảy nở của vạn vật đều diễn ra trong đó, mặt đất là nơi đơm hoa kết trái, động vật sinh trưởng và sông suối là nơi sinh sống của các loài thủy tộc. Ba tầng vũ trụ ấy được các bà mẹ cai quản tương ứng với từng vị: Mẫu cai quản vùng trời, mẫu cai quản đất và nước.
- Các điện thờ Mẫu ánh xạ tổ tiên người Việt ở Hà Tây sống gắn bó với núi rừng. Hiện tượng đắp các hòn giả sơn, trông cây si là một biểu hiện hồi cố trong tâm thức của người Việt ở những điểm thờ Mẫu. Việc lập các đền thờ mẫu ở những địa điểm sông suối cũng là một phản ánh tâm thức này (ví dụ chùa Giải Oan ở chùa Hương, theo nhiều nhà nghiên cứu đây là phủ thờ mẫu sau này du lịch hành hương, tâm linh phát triển dân gian gọi là chùa).
- Mẫu phổ biến nhất ở Hà Tây là những nhân vật nữ giới trong lịch sử; những người có công với đất nước, hiếu thảo với cha mẹ. Trong nhóm này Mẫu Liễu Hạnh, một trong Tứ bất tử của người Việt là “mẹ” được thờ nhiều nhất trong hệ thống di tích – lịch sử. Kế đến, Mẫu có thể là mẹ của những danh tướng, danh nhân lịch sử có công chiến thắng giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước. Ví dụ như mẹ Thánh Gióng, mẹ Linh Lang, mẹ Tản Viên Sơn Thánh… Một số điểm thờ Mẫu nổi bật của Hà Tây có thể kể đến tín ngưỡng thờ Mẫu ở
Bia Bà (La Khê, Hà Đông), thờ Tứ Thánh Mẫu ở đền Lộ - Ninh Xá - Thường Tín, thờ Đức Thánh Mẫu ở đền Mẫu thôn Bồng Lai, Liên Hà (Đan Phượng)…
Tín ngưỡng thờ Sơn Tinh – Tản Viên Sơn Thánh: Với địa hình đa dạng và theo quan điểm “địa – văn hóa” của GS Trần Quốc Vượng, Hà Tây (cũ) bao gồm hai khu vực tiểu văn hóa tương đối khác biệt, phụ thuộc vào địa hình đồng bằng hay là chuyển tiếp đồi núi và các tộc người cổ sinh sống: Hà Tây có hai “dải đất nằm trải dọc dưới chân núi Tản Viên (Ba Vì ) là không gian văn hóa Việt – Mường cổ” (Giáo sư Hà Văn Tấn và GS Phạm Đức Dương) và khu vực Đông Nam tỉnh thuộc một phần của nền văn minh sông Hồng (GS Trần Quốc Vượng) (Di tích Hà Tây – Sở Văn hóa – Thông tin Hà Tây 1999). Hai khu vực này có những đền thờ tương đối khác biệt về đối tượng được thờ tự. Cá biệt ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì, Tản viên sơn thánh – Sơn Tinh là vị thần được thờ tại rất nhiều điểm di tích trong đó có các đền thờ. Tản Viên sơn thánh ban đầu chỉ bao gồm một vị - thánh Tản Viên và mang yếu tố trừu tượng như thờ các hiện tượng mây, mưa sấm chớp được tích hợp từ Phật giáo. Qua thời gian, nhân dân nơi đây đã nhân cách hóa và mở rộng thành Tam vị Sơn thánh gồm có Tản viên Sơn Thần và Cao Sơn, Quý Minh. Khu vực núi Ba Vì hiện có đến gần 100 ngôi đình, đền thờ thánh Tản Viên, trong đó có các đền như Đền Trung, Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Đá Đen, Đền Vật Lại, Đền Măng Sơn, Đền Khánh Xuân, v.v… Việc thờ vị thần đứng đầu Tứ bất tử ở Việt Nam là tương đối phổ biến trên phạm vi cả nước do Tản Viên Sơn Thánh tiêu biểu cho khát vọng chinh phục tự nhiên và gắn với truyền thuyết Hùng vương thời dựng nước, đại diện cho sức mạnh và ý chí của dân tộc Việt. Tuy nhiên, ở Hà Tây hiện tượng thờ thánh Tản Viên lại tương đối phổ biến hơn so với các địa phương khác, có một mức độ tương đồng với Vĩnh Phúc, Phú Thọ do vị trị địa – văn hóa, cũng như nguồn gốc văn hóa khu vực. Hà Tây (cũ) có một ngọn núi mang tên vị thần trị thủy – núi Tản Viên gắn bó chặt chẽ với tín ngưỡng thờ vị thần mà ngọn núi đó mang tên. Tản Viên Sơn chiếm một vị trí quan trọng, đứng sừng sững trong tâm thức người xứ Đoài
không chỉ vì hình dáng đồ sộ của nó mà còn bởi sự gắn bó mang tính biểu tượng với một vị thần là hạo khí anh linh của đất nước. “Thờ thần Tản viên gắn liền với núi tổ Ba Vì là một biểu hiện đặc sắc của tín ngưỡng dân gian ở Hà Tây." (Nguyễn Hữu Thức : Tín ngưỡng tôn giáo và lễ hội dân gian Hà Tây – Viện Văn hóa và NXB Văn Hóa – Thông tin 2008)
Những hình thức biểu diễn gắn với tín ngưỡng dân gian:
- Hát văn, hầu đồng (được biểu diễn tại các điểm di tích – lịch sử thờ Mẫu, có tích hợp thờ Mẫu…): Hát văn là một hình thức biểu diễn dân gian có quá trình hình thành, phát triển gắn bó chặt chẽ với tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ đức thánh Trần ở khu vực đồng bằng Bắc bộ nói chung, Hà Tây (cũ) nói riêng. Hát Văn có nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên có ba hình thức cơ bản là:
+ Hát thờ: được hát vào các ngày lễ tiết, những ngày tiệc thánh ( ngài thánh đản sinh, ngày thánh hóa…) và hát trước khi vào các giá văn lên đồng.
+ Hát hầu: trong hát hầu theo tín ngưỡng tứ phủ thì ba giá tam tòa Thánh Mẫu là bắt buộc và hầu tráng bóng chứ không tung khăn. Các giá tung khăn bắt đầu từ hàng Quan Lớn trở xuống. Trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, người ta có thể kết hợp hầu tứ phủ hoặc hầu riêng, nếu hầu kết hợp với tứ phủ thì thường thỉnh tam tòa Thánh Mẫu đầu tiên, còn nếu hầu riêng thì thỉnh đức Thánh Vương Trần Triều đầu tiên ( các trường hợp cá biệt hầu Vương Phụ An Sinh Vương … thì sẽ hầu trước Đức Thánh Vương Trần Triều).
+ Hát văn nơi cửa đền: thường gặp tại các đền phủ trong những ngày đầu xuân, ngày lễ hội. Các cung văn hát chầu văn phục vụ khách hành hương đi lễ.Thường thì cung văn sẽ hát văn về vị thánh thờ tại đền, và hát theo yêu cầu của khách hành hương. Nhiều khi lời ca tiếng hát được coi như một bài văn khấn nguyện cầu các mong ước của khách hành hương.
Ngoài những hình thức diễn xướng dân gian mang tính đặc thù vùng miền trên, Hà Tây (cũ) có nhiều loại biểu diễn khác có liên quan hoặc được tổ chức tại các điểm di tích tín ngưỡng như Đình làng, đền và chùa… Đó là hát Trống
54