Nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây Hà Nội Hà Tây cũ nhằm phát triển du lịch - 9


biểu tượng cho sự bền vững gồm Tiền tế, Đại bái, Hậu cung. Đền có quy mô lớn, hoành tráng, gồm nhiều hạng mục kiến trúc như miếu thờ Đức Ông, nhà Mẫu, nhà thờ Phật ... tất cả đã tạo thành một quần thể di tích liên quan đến sự tích Đức Thánh Tản Viên Sơn Tinh và là ngôi đền có một vị thế đẹp nhất trong các ngôi đền thờ Tản Viên ở Ba Vì.

Đáng chú ý, gần đền Trung có sự hiện diện của một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất xứ Đoài là chùa Tản Viên Sơn. Ngôi chùa cổ kính tạo ra sự hỗ trợ rất lớn cho việc khai thác phát triển du lịch tham quan thưởng ngoạn và tăng cao khả năng kéo dài thời gian khách du lịch ở lại điểm.

Đền Thượng: Tạo lạc trên đỉnh núi Tản, ở độ cao 1.227m so với mực nước điểm; đền Thượng không chỉ là nơi lý tưởng cho sức khỏe của con người mà còn là địa điểm có tầm nhìn rộng, có thể quan sát được toàn bộ khu vực núi Ba Vì, sông Đà, đời sống của người dân tộc thiểu số và khu bảo tồn nguyên sinh. Sự độc đáo của ngôi đền chính là được xây dựng dựa vào núi, một phần nằm trong núi tạo nên cảm giác vững chãi và kỳ bí.

Các cơ quan quản lý của Hà Tây (cũ) và Hà Nội mở rộng hiện nay đánh giá quần thể đền – chùa này rất cao, được đưa vào điểm đầu tư du lịch trọng điểm qua các giai đoạn khác nhau (Chương trình phát triển du lịch giai đoạn1998-2008, 2010-2020). Điểm đặc biệt của quần thể di tích là có không gian rất rộng lớn, nằm trọn trong vườn quốc gia Ba vì và khoảng cách giữa các ngôi đền khá lớn có thể phát triển du lịch tâm linh kết hợp với du lịch tham quan thắng cảnh, chiêm ngưỡng núi rừng nguyên sơ tuyệt đẹp. Có thể nói ở khu vực Sơn tây – Ba Vì nói riêng, Hà Nội nói chung, quần thể di tích thờ thánh Tản là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa rất quý giá, có nhiều đặc điểm tương đồng với quần thể di tích tâm linh rất phát triển - du lịch Yên Tử ở Quảng Ninh. Vùng đất thiêng này có những đền thờ cổ kính hòa hợp trong một không gian tự nhiên phóng khoáng, hùng vĩ; phù hợp cho những chuyến dã ngoại tâm linh.


Năm 2011, Đền Thượng – đền Hạ - đền Trung chính thức được trùng tu dựa trên cơ sở kiến trúc, vật liệu và vị trí cũ. Nguồn vốn cho hoạt động trùng tu hoàn toàn được lấy từ nguồn xã hội hóa, lên đến 150 tỷ đồng. Tổng diện tích được trùng tu là 3,2 ha trong đó khu vực khuôn viên đền Hạ là 1,5 ha, đền Trung là 1,15 ha, đền Thượng là 0,37 ha, tổng diện tích xây dựng là 3.642m2. Một con đường từ đền Hạ lên đền Trung, dài 5,5 km cũng sẽ được xây dựng để du khách từ Hà Nội có thể đi tham quan khu di tích theo đường sông Đà đến viếng đền Hạ, rồi lên đền Trung, đền Thượng.

Theo ông Hà Xuân Hưng, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, cho biết: “Trong tổng số 340 di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện Ba Vì có tới 75 di tích thờ đức thánh Tản. Trung bình, mỗi năm, hệ thống di tích thờ Tản Viên đón trên 10 vạn lượt khách đến tham quan, chiêm bái. Trong tương lai, khi các hạng mục trùng tu, xây dựng và mở rộng được hoàn thiện đưa vào khai thác; chắc chắn lượng khách du lịch biết đến và tiến hành du lịch ở quần thể này sẽ tăng cao. Cơ sở hạ tầng tại điểm di tích cũng được quy hoạch từ trước dẫn đến việc nâng cao năng lực sẵn sàng đón tiếp khách và không gây nên tình trạng quá tải trong mùa vụ chính.”

- Du lịch lễ hội: Lễ hội là một trong những sự kiện xã hội lớn, biểu lộ ước vọng của cộng đồng và thỏa mãn nhu cầu giải trí của người Việt. Lễ hội Hà Tây (cũ) được phân chia thành lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại. Về địa điểm tổ chức, Lễ hội truyền thống thường gắn với các công trình tín ngưỡng – cộng đồng ra đời từ rất lâu và tồn tại cho đến tận ngày nay; Trong khi đó lễ hội hiện đại gắn bó mật thiết với các công trình hiện đại như quảng trường, bảo tàng và các đại lộ lớn trong trung tâm thành phố. Mục đích của hai loại lễ hội này cũng tương đối khác biệt, được phân biệt bởi đối tượng và tính mục đích mà người tham gia lễ hội hướng tới. Hoạt động du lịch lễ hội trong nội dung này là lễ hội tín ngưỡng, do đó chúng thuộc vào loại hình du lịch sự kiện gắn với truyền thống. Khách du lịch đến với lễ hội truyền thống thường là khách du lịch nội địa


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

tham dự với mục đích tâm linh (gắn với tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, các vị thần khác), quan sát (thỏa mãn trí tò mò), và vui chơi giải trí (tham gia phần hội của lễ hội). Khách du lịch quốc tế chiếm một tỷ lệ thấp, có mục đích mở mang nhận thức (so sánh văn hóa người Việt với nền văn hóa của họ), nghiên cứu (tìm hiểu lối sống, phong tục tập quán cá biệt của một dân tộc có tính truyền thống). Du lịch lễ hội thường thu hút khách du lịch tìm kiếm sự thỏa mãn tinh thần, bởi nếu họ tìm kiếm sự thỏa mãn dựa trên nhu cầu vật chất (ăn ngon mặc đẹp, hòa mình vào thiên nhiên, nâng cao thể lực, phục hồi sức khỏe) họ sẽ tìm đến những điểm du lịch nặng yếu tố khai thác tài nguyên tự nhiên(bãi biển, suối khoáng…). Ở khu vực phía Tây Hà Nội, hệ thống lễ hội là hết sức đa dạng, gắn liền với di tích lịch sử - văn hóa có số lượng rất lớn (gần 2400 di tích). Hệ thống di tích văn hóa – tín ngưỡng ở khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung, phía tây Hà Nội cũ nói riêng đều là những điểm có giá trị cao trên nhiều phương diện; tuy nhiên chỉ có một số điểm có tiềm năng phát và mang nhiều yếu tố triển vọng đón tiếp khách du lịch với số lượng đủ lớn đồng thời thỏa mãn được đầy đủ nhu cầu của họ. Khả năng khai thác phục vụ du lịch thông thường được gắn với những tiêu chí cố định như được tổ chức ở một địa điểm tôn giáo – tín ngưỡng có cảnh quan đẹp, không gian rộng lớn, thuận tiện về giao thông vận tải, khả năng tải... Các vị thần, thánh, thành hoàng làng cũng phải là những đối tượng thờ tự phổ biến hoặc có vị trí quan trọng trong tâm thức của dân tộc. Một tiêu chí cũng rất quan trọng là mối tương quan của chúng với các điểm du lịch lân cận về mặt địa lý hoặc các nguồn tài nguyên du lịch khác (ví dụ làng nghề). Dưới đây là một số điểm du lịch đặc thù của khu vực địa lý Hà Tây (cũ); đã, đang và sẽ phát triển mạnh mẽ hình thành lên sản phẩm du lịch đặc thù khi so sánh với những tỉnh, thành phố khác trong khu vực đồng bằng sông Hồng:

- Hội Giá: Mức độ nổi tiếng của lễ hội được thể hiện qua câu ca dao xứ Đoài: Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy. Hội Giá được tổ chức thường niên vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch tại quán (được hiểu là Đình) Giá, xã Yên Sở, huyện

Nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây Hà Nội Hà Tây cũ nhằm phát triển du lịch - 9

65


Hoài Đức. Quán Giá thờ thành hoàng Lý Phục Man, danh tướng của Lý Nam Đế (541-547). Lễ hội được chuẩn bị rất chu đáo trước khi tổ chức, có ban bệ và phân công vai trò tùy theo lứa tuổi, thứ bậc và nghề nghiệp.

Hội Giá có điểm đặc biệt là được tổ chức liên làng và đám rước bao gồm các ngôi đình của các làng tham gia. Nghi thức rước là nghi thức đặc sắc nhất, riêng biệt của hội làng Kẻ Giá. Hai làng tổ chức rước chính là làng Yên Sở và Đắc sở, có sự tham gia của Diễn Xá, Đại Đồng và Yên Thái. Hội Giá được tổ chức theo trình tự nghiêm ngặt gồm có:

+ Nghi thức xin phép trang trí đình thực hiện lúc 10 giờ.

+ Rước văn tế đầu giờ chiều

+ Hai làng tổ chức rước vào hai ngày khác nhau, Đắc Sở ngày lẻ, Yên Sở ngày chẵn. Đám rước đông và có nhiều bộ phận thực hiện những công việc khác nhau. Đám rước Yên Sở thường dao động từ 104 – 108 người, Đắc Sở có số lượng người trong đám rước lớn hơn khoảng từ 10 cho đến 20 người.

+ Lễ tế cờ được tổ chức trang nghiêm, thiêng liêng. Thanh niên, trai tráng trong làng đông tới hàng trăm người sắp xếp đội hình theo hình trôn ốc và người tướng cầm cờ đại phá vòng vây. Lễ tế cờ là nghi lễ biểu trưng cho hoạt động luyện quân đánh giặc ngoại xâm, phần nào phản ánh tín ngưỡng thờ cúng mặt trời. Lễ tế cờ nghiêm quân được tổ chức liên tục trong 15 ngày diễn ra lễ hội, thời gian kéo dài khoảng 1 tiếng mỗi ngày.

+ Lễ tế thành hoàng làng: dâng lễ vật gồm xôi, gà, oản và bánh cuốn.

Đáng lưu ý đồ tế có thể là bò nguyên con được thui phía đông của ngôi đình.

Lễ hội làng Giá thể hiện ước nguyện của con người về một cuốc sống bình yên, thịnh vượng thể hiện qua những nghi thức thờ thần (ở đây là Lý Phục Man).

Lễ hội có những nét đặc sắc khó trộn lẫn với những lễ hội khác ở xứ Đoài và khu vực đồng bằng sông Hồng thể hiện qua quy mô, số lượng người tham gia, tính đồ sộ của trò diễn rước và lễ tế cờ đặc sắc.

66


- Lễ hội làng Tự nhiên: diễn ra tại hai làng Tự nhiên thuộc huyện thường tín phía bờ trái sông Hồng. Lễ hội gắn liền với tín ngưỡng thờ Chử Đồng Tử, một trong bốn vị tứ bất tử trong văn hóa người Việt. Làng Tự nhiên có hai ngôi đình do trước kia được chia làm hai thôn Thượng – Hạ, đều thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung và Tây Sa.

Lễ hội diễn ra vào ngày 1 tháng 4 Âm lịch, gồm có những diễn biến sau:

+ Chuẩn bị đồ tế lễ: bánh dày

+ Rước kiệu nước: gồm 7 kiệu long đình và 7 kiệu nước, bắt đầu từ thôn Thượng với 3 kiệu, sau đó đoàn rước kiệu gồm đầy đủ nghi trượng tiến đến thôn Hạ và dừng 1 khoảng thời chờ đoàn rước của thôn này. Thôn hạ gồm 3 kiệu nhập vào đoàn rước theo thứ tự Thượng trước hạ sau. Đoàn rước tiếp tục đi đến ngã ba, ở đây thôn Thủy Tộc rước 1 kiệu và nhập vào đoàn thành 1 đoàn rước lớn. Đến bến sông, 7 chiếc kiệu được rước bằng thuyền ra giữa sông lấy nước sạch làm lễ mộc dục. Đoàn rước quay trở lại quãng đường vừa đi và tách đoàn theo thứ tự ngược lại. Mỗi đám rước của từng thôn đưa kiệu trở về đình làng của minh hoàn thành lễ rước nước.

+ Tổ chức phần hội gồm các trò chơi dân gian, nổi bật là trò cờ bỏi và tổ tôm điếm.

Như vậy, cốt lõi của nghi thức trong lễ hội xã Tự Nhiên là việc rước nước. Mục đích chính của việc rước nước là lấy nước để làm lễ mộc dục cho đức Thánh cùng nhị vị phu nhân. Thực ra, chính đây là lớp tín ngưỡng còn sót lại của cư dân nông nghiệp. Biến thiên của truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung gắn bó mật thiết với văn hóa và cư dân ven sông Hồng.

- Du lịch thưởng thức các loại hình biểu diễn dân gian gắn với tín ngưỡng:

- Hát Dô: Hát dô là hình thức biểu diễn dân gian chỉ có ở Hà Tây (cũ). Tương truyền hội hát Dô được mở ra để tưởng nhớ đức thánh Tản Viên dạy dân ca hát. Đây là một loại dân ca tế thần. Do chu kỳ mở hội quá dài, trong thời kỳ hiện đại, loại hình biểu diễn này có nguy cơ cao bị mất đi do những nghệ nhân


đa phần đều lớn tuổi và lớp trẻ ít quan tâm đến chúng với tư cách là một nét văn hóa truyền thống. Đền Khánh Xuân Tuyết Nghĩa, Quốc Oai là nơi tổ chức hội Hát Dô. Hội không chỉ hạn chế đối với người dân trong làng mà còn có sự tham gia của các làng lân cận như Đại Phu, Vĩnh Phúc, Bái Nội, Bái Ngoại, Đất Đỏ, Đông Sơn, Đại Đồng... Năm 2005 với sự giúp đỡ của quỹ Ford (Mỹ) phối hợp với Hội Văn nghệ dân gian tỉnh đã thành lập câu lạc bộ Hát Dô nhằm bảo tồn và phát triển rộng rãi vào cộng động loại hình văn hóa đặc sắc này.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, Hán Nôm; hát Dô xuất hiện trong khoảng thế kỷ thứ XV và được hoàn thiện trong thời kỳ khoảng giữa thế kỷ XVIII- XIX với những dấu ấn khá rõ nét của các nhà Nho. Những văn bản ghi chép bằng chữ Hán Nôm về nội dung hát Dô được lưu giữ cho đến tận ngày nay được ghi chép vào năm 1916 (Tác giả Lê Chí Quế và Trần Bảo Hưng, Nguyễn Đăng Hòe).

- Hát chèo tầu (Tân Hội, Đan Phượng): Hát chèo tầu là hình thức biểu diễn hết sức đặc sắc và chỉ có ở Hà Tây (cũ), được tổ chức ở hai điểm di tích thuộc Tân Hội (địa danh lịch sử là Tổng Gối) là miếu Voi Phục và lăng Văn Sơn. Cũng giống như hát Dô, hát Chèo Tầu có chu kỳ lễ hội rất dài: 20 hoặc 30 năm mới được tổ chức một lần. Hát chèo Tầu là nghi lễ diễn xướng được tổ chức để tưởng nhớ thành hoàng làng Tổng gối Văn Dĩ Thành (vị tướng chống quân xâm lược nhà Minh cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV). Trong các văn bản cổ còn được lưu giữ tại Tân Hội, hát chèo tầu có nguồn gốc từ cuộc chiến chống xâm lược thời kỳ Hai Bà Trưng và sau đó được biến đổi để trở thành nghi lễ diễn xướng thờ thành hoàng. Tên gọi Chèo tầu bắt nguồn từ việc mô tả cách thức thực hiện nghi lễ trên hai chiếc thuyền có gắn bánh xe, được gọi là tầu. Trên thuyền gồm có một đội nữ phân chia thành cái tầu và con tầu. Đi song song với tầu là hai con voi có hai quản tượng là nữ đóng giả trai. Hát chèo chầu gồm 3 tập: Đệ nhất tầu tượng ca khúc, đệ nhị tầu tượng ca khúc và đệ tam tầu tượng ca khúc.


Khi đưa vào khai thác du lịch, hình thức biểu diễn dân gian này gặp nhiều khó khăn vì quãng thời gian giữa hai lần mở hội rất dài. Công tác bảo tồn cũng gặp nhiều khó khăn bởi người tổ chức, tham gia lễ hội thuộc hai thế hệ khác nhau.

- Hò cửa Đình: Hò Cửa Đình được tổ chức ở đình làng Phú Nhiêu (Phú Xuyên). Thời gian tổ chức là tiết trung thu hàng năm từ ngày 15 đến 21 tháng 8 Âm lịch để hát thờ thành hoàng làng Trung Thành Đại Vương, vị tướng đời vua Hùng thứ XVIII.

Trong ngày hội, cuộc thi bơi chải được dân làng tổ chức ở cửa đình, trong đình trai đinh tổ chức hò cạn. Hò cạn chia thành hai tốp, tốp đình ngoài và tốp đình trong.

Hò cửa đình Phú Nhiêu phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XVII. Nghi thức có xướng có xô. Theo tác giả Đặng Văn Tu: “Mỗi canh hò bắt đầu từ bài giáp đến bài khống (chúc), rồi đến bài hò đình ngoài, cuối cùng là hò đình trong” (tài liệu sở Văn hóa – Thông tin Hà Tây 1998). Nội dung cơ bản của các bài hò là chúc cho con người an khang thịnh vượng, con vật (vật nuôi trong gia đình) được sinh sôi nảy nở.

- Hát Hò Đình Bơi: được tổ chức ở đình An Cốc Hạ, lên Nôm gọi là làng Bơi thuộc xã Hồng Minh huyện Phú Xuyên. Xưa kia làng Bơi có tên tục là thôn Thọ Vực, thờ thần Cao Sơn, vị tướng tài anh em họ với Tản Viên Sơn Thần có công giúp vua Hùng đánh giặc ngoại xâm. Hội làng được tổ chức mỗi 5 năm một vào mùa thu trong 10 ngày từ ngày 10 đến 20 tháng 8 Âm lịch.

Số lượng người tham gia hát Đình bơi khá đông và đều là dân đinh nam giới. Cũng giống như hát cửa đình, hát hò đình Bơi chia thanh hai nhóm, mỗi nhóm gồm 5 người cầm mái chèo đứng dàn hàng ngang trước hương án thờ thần, gọi là hò cái. Một nhóm khác không giới hạn số người cũng cầm dầm chèo gỗ đứng thành hai hàng dọc, quay mặt vào nhau gọi là hò con. Hò cái hát từng phần


một, hát xong câu thì dừng để cất lời hò, con hát xướng theo câu đầu của phần hát đó. Câu ấy được hò con nhắc lại nhiều lần.

Làng An Cốc còn lưu giữ cuốn sách cổ chữ Nôm chép bằng tay những bài dân ca diễn xướng trong làng. Làng hò làng đình Bơi gồm các phần sau:

+ Phần phong vực: hát về cảnh vật, không gian và đặc điểm địa lý của

làng.


+ Phần nói về kẻ sỹ: phong thái nhà Nho phong kiến.

+ Phần nói về nghề nông: trông lúa nước và cây nông nghiệp khác.

+ Phần nói về công nghệ: nghề thủ công phục vụ cho sinh hoạt của làng

hoặc công việc xây dựng các công trình công cộng lớn.

+ Phần nói về thương nghiệp: chợ và hoạt động buôn bán.

Đáng chú ý trong phần biểu diễn, phần hát và hò đan xen lẫn nhau, mỗi câu hát đều luyến láy tạo nhịp điệu như đang khỏa mái chèo trên sông nước. Kết thúc mỗi phần hát đều có điệp ngữ: Hò lên hò, hò lên hập. Hò đình Bơi thể hiện mong ước mùa màng tươi tót, mọi người dân trong làng khỏe mạnh, làm ăn gặp nhiều may mắn. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa hò đình Bơi đã phát triển rất thịnh đạt trong thời vua Lê chúa Trịnh, qua nội dung câu hát và hò.

Sản phẩm du lịch đặc thù được xây dựng dựa trên cơ sở tài nguyên văn hóa đặc thù. Sản phẩm du lịch đặc thù mang trong chúng những nét đặc sắc, tiêu biểu nhất của một khu vực địa lý – văn hóa dùng để phân biệt với những khu vực địa lý – văn hóa khác. Chính vì vậy, vai trò của chúng là hết sức quan trọng trong việc xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao và hình thành lên các tuyến du lịch trọng điểm. Thực tế phát triển du lịch cho thấy các điểm hoặc đối tượng khai thác du lịch tiêu biểu trên thường được kết hợp với nhau hoặc với những điểm du lịch tự nhiên khác hình thành lên đặc trưng cơ bản của du lịch văn hóa – tâm linh – tín ngưỡng của Hà Tây (cũ). Du lịch chỉ tập trung khai thác một đối tượng văn hóa tín ngưỡng (hoặc lễ hội hoặc chỉ du lịch

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí